Trang

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

VUI HỌC THÁNH KINH LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI


VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI


TIN MỪNG


26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.

28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà."29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

30 Sứ thần liền nói: "Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa.31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giê-su.32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người.33 Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."

34 Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! "

35 Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.36 Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng.37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."

38 Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.



26 In the sixth month, the angel Gabriel was sent from God to a town of Galilee called Nazareth,27 to a virgin betrothed to a man named Joseph, of the house of David, and the virgin's name was Mary.

28 And coming to her, he said, "Hail, favored one! The Lord is with you."

29 But she was greatly troubled at what was said and pondered what sort of greeting this might be.

30 Then the angel said to her, "Do not be afraid, Mary, for you have found favor with God.

31 Behold, you will conceive in your womb and bear a son, and you shall name him Jesus.

32 He will be great and will be called Son of the Most High, and the Lord God will give him the throne of David his father,33 and he will rule over the house of Jacob forever, and of his kingdom there will be no end."

34 But Mary said to the angel, "How can this be, since I have no relations with a man?" 35 And the angel said to her in reply, "The holy Spirit will come upon you, and the power of the Most High will overshadow you. Therefore the child to be born will be called holy, the Son of God.

36 And behold, Elizabeth, your relative, has also conceived a son in her old age, and this is the sixth month for her who was called barren;37 for nothing will be impossible for God."

38 Mary said, "Behold, I am the handmaid of the Lord. May it be done to me according to your word." Then the angel departed from her.

  
I. HÌNH TÔ MÀU LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI





* Chủ đề của hình ảnh này là gì?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

* Bạn viết câu Tin Mừng thánh Luca 1,28
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


II. TRẮC NGHIỆM LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

01. Sứ thần đã truyền tin cho Đức Maria tên là gì? (Lc 1, 27).
a. Sứ thần Micae.
b. Sứ thần Gáprien.
c. Sứ thần Raphaen.

02. “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà”. Đây là lời chúc tụng Đức Maria của ai? (Lc 1, 28).
a. Ông Giuse.
b. Bà Êlisabét.
c. Sứ thần Gáprien.
d. Ông Simêon.

03. Đức Chúa sẽ ban cho Hài Nhi Giêsu ngai vàng của ai? (Lc 1, 32).
a. Vua Đavít
b. Vua Salem.
c. Vua Hêrôđê.
d. Vua Pharaon.

04. Đấng thánh sắp sinh sẽ được gọi là gì? (Lc 1, 35).
a. Đấng Cứu Thế.
b. Con Thiên Chúa.
c. Đấng Mesia.
d. Con Người.

05. “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như là sứ thần nói”. Đây là lời của ai? (Lc 1,28).
a. Bà Êlisabét
b. Bà Anna
c. Bà Maria
d. Bà Êva


III.  Ô CHỮ LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI




Những gợi ý:

01. Đức Chúa sẽ ban cho Hài Nhi Giêsu ngai vàng của vua nào? (Lc 1, 32).

02. Hôn phu của Đức Maria tên là gì? (Lc 1, 27).

03. Hài nhi Giêsu sẽ trị vì nhà nào đến muôn đời? (Lc 1, 33).

04. Sứ thần Gáprien đã truyền tin cho ai tại thành Nadarét? (Lc 1, 27).

05. Ai sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà? (Lc 1, 35).

06. Sứ thần đã truyền tin cho Đức Maria tên là gì? (Lc 1, 27).

07. Người con bà Maria sinh hạ được đặt tên là gì? (Lc 1, 31).

08.Thành Nadarét, nơi sứ thần Gáprien truyền tin cho bà Maria thuộc miền nào? (Lc 1, 26).

Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?




IV. CÂU THÁNH KINH GHI NHỚ VÀ HỌC THUỘC LÒNG

“Đấng Thánh sắp sinh ra
sẽ được gọi là con Thiên Chúa”
Tin Mừng thánh Luca 1, 35


NGUYỄN THÁI HÙNG








 Kinh Mân Côi – Lời kinh kỳ diệu




(Trích trong ‘Từng Bước Một Thôi’ – ĐGM. Vũ Duy Thống)

Ngày 16 tháng 10 năm 1978, trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng sau khi đắc cử Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã ký thác sứ vụ của ngài cho Đức Mẹ Maria và giới thiệu lại Kinh Mân Côi cho toàn thế giới như là “lời kinh diệu kỳ”.

Sau hai mươi lăm năm, tức là vào dịp mừng Ngân khánh Giáo Hoàng, trong Tông thư “Kinh Mân Côi”, một lần nữa ngài ân cần nhắc lại kỷ niệm xưa mà nay đã trở thành xác tín: Kinh Mân Côi là lời kinh kỳ diệu. Đơn giản trong hình thức, đơn sơ trong nội dung, nhưng không đơn thuần là một kinh dành cho giới bình dân như có thời người ta nghĩ, nhất là sau Vatican II khi Phụng Vụ tìm lại được vị thế đỉnh cao và trung tâm.

Vâng, Kinh Mân Côi là kinh phổ quát cho hết mọi người, phổ cập cho mọi trình độ và phổ biến trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhưng đâu là nét kỳ diệu của Kinh Mân Côi?

1) Kinh Mân Côi hệ tại việc gặp gỡ Đức Maria trong tình mẫu tử.

Đành rằng lời kinh nào dâng lên Đức Maria cũng là dâng lên trong tình mẫu tử, như được thể hiện qua truyền thống cầu nguyện Việt Nam, nhất là trong lãnh vực ca nguyện. Cứ thử làm một bảng liệt kê những ca khúc hát dâng Đức Mẹ ắt sẽ rõ. Nhiều lắm. Chỉ những ca khúc bắt đầu bằng chữ “Mẹ ơi” từ nốt bậc năm về nốt bậc một không phân biệt trưởng thứ cũng có thể làm thành một cuốn sưu tập không mỏng. Nhưng vượt lên tất cả, riêng Kinh Mân Côi đã đẩy tình mẫu tử ấy lên một cung bậc diệu kỳ.

Phần đầu Kinh Kính Mừng dựa trên Phúc Âm là lời chào của sứ thần Gabriel phối hợp với lời mừng của bà Êlisabet làm thành lời xưng tụng Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Đấng từ trời cao xuống thế làm người. Phần sau Kinh Kính Mừng là lời xin ơn trợ giúp qua đó tín hữu xưng hô Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Và tổng hợp cả hai phần ngắn ngủi đọc lên chỉ trong mười lăm giây đồng hồ là cả một lời kinh kỳ diệu nối kết tâm tình con thảo vào với mầu nhiệm Đức Maria trên đỉnh vị thế là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ con người; Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ của mỗi người chúng ta.

Nếu “nải chuối buồng cau, đường mía lau xôi nếp một” là ca dao tình mẹ ngọt ngào trong văn học dân gian Việt Nam, thì Kinh Kính Mừng quả là lời kinh tuyệt diệu ngọt ngào tình mẫu tử thiêng liêng giúp ta gặp được Đức Maria cao xa là Mẹ Chúa Trời nhưng vẫn cứ luôn gần gũi với người dương thế cho dẫu phận người hôm nay không đẹp đẽ gì, vì xét cho cùng chỉ là kẻ có tội “khi nay và trong giờ lâm tử”. Chính vì thế Kinh Kính Mừng đã trở thành lời nguyện tắt mọi lúc mọi nơi.

2) Kinh Mân Côi: Qua Mẹ để tới Chúa Kitô.

Thật vậy, hình thức lời kinh trực tiếp dâng lên Đức Mẹ, nhưng nội dung chiêm niệm lại là mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giêsu trải ra theo mười lăm ngắm truyền thống Vui Thương Mừng và năm mầu nhiệm sự Sáng do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đề nghị. Chả thế mà Đức Phaolô VI trong Tông huấn Marialis Cultus đã gọi Kinh Mân Côi là “cuốn Phúc Âm rút gọn”, rất gọn không còn cách nào gọn hơn được nữa, để có thể ghi vào trong bộ nhớ sống, sẵn sàng bung ra làm việc trên màn hình máy tính cuộc đời. Từ việc Chúa Giêsu sinh ra trong Máng cỏ đến việc Người biến hình trên Núi Tabor, rồi qua việc Người như bị Chúa Cha ruồng bỏ, để hiện hình sáng tỏ trong mùa Phục Sinh.

Tất nhiên người ta có thể đến với Chúa Giêsu bằng nhiều cách khác nhau như đọc Phúc Âm, rước Thánh Thể, thương giúp người…, nhưng đến với Chúa Giêsu bằng cung cách của Kinh Mân Côi thì quả là độc đáo; không phải là bí tích nhưng hiệu quả dọn đường cho bí tích; không phải là Phụng Vụ nhưng tâm tình rất cận kề Phụng Vụ; và nhất là được cùng với Đức Mẹ trên từng cây số cuộc đời Chúa Giêsu và theo phong cách của Đức Mẹ là “lưu giữ và suy niệm trong lòng”, tức là “khẩu tụng” đều đều lời kinh Đức Mẹ và “tâm suy” dài dài cuộc đời Đấng Cứu Thế.

“Ad Jesum per Mariam” chính là đây, bằng phương thức tụng niệm tức là vừa đọc vừa suy niệm của Kinh Mân Côi. Đó là kết cấu tinh thần. Ngay trong kết cấu vật thể của tràng hạt Mân Côi, người ta cũng thấy rõ dụng ý này: năm mươi Kinh Kính Mừng kết thành tràng hạt, nhưng cả tràng hạt chỉ được kết thúc bằng tượng Chúa Giêsu chịu chết treo trên Thánh Giá. Thật diệu kỳ được Đức Mẹ dẫn tới Chúa Giêsu.

3) Kinh Mân Côi là phương thế giúp người người vững bước trên đường nên thánh

Khi nêu lên hiệu quả thánh hóa của Kinh Mân Côi trong nhịp sống Giáo Hội, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã không quên gợi lại những chứng tích lịch sử, những khuôn mặt tiền nhiệm, những lời kêu gọi của Đức Mẹ trong những lần hiện ra tại Lộ Đức và Fatima, và nhất là chính kinh nghiệm bản thân gắn bó với chuỗi Mân Côi, ngày xưa còn bé cũng như trong sứ vụ hiện nay và cách riêng qua biến cố ngài bị ám sát hụt ngày 13 tháng 05 năm 1981 kỷ niệm dịp Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên tại Fatima. Kinh Mân Côi, như kiểu nói bình dân, chính là vũ khí giúp ta chống lại ba thù “ma quỷ, thế gian, xác thịt”, và là sinh tố tăng cường ba việc “nên thánh, mến Chúa, yêu người”.

Nếu nhân đức là việc tốt lành được tập tành lặp đi lặp lại thành thói quen phản xạ tự nhiên, thì Kinh Mân Côi chính là một bửu bối không thể thiếu được cho người tu thân luyện đức theo gương Đức Mẹ và theo chân Chúa Giêsu từ Máng Cỏ ấp ủ qua Thập Giá trui rèn tới Nhà Tạm chiêm ngưỡng. Mỗi một mầu nhiệm xướng lên là một nhân đức khơi gợi để theo lời kinh nhả nhẹ và dưới tác động của ơn thánh, lòng người được bớt bất xứng hơn, tạo điều kiện thuận lợi dần dần cho việc nên thánh.

Những nhà thông thái có sách vở chữ nghĩa, những nhà cai trị có sức mạnh quyền hành, những nhà tu trì có bầu khí ổn định làm phương tiện, còn hầu hết chúng ta là những nhà “tu hành” nghĩa là tu thân bằng việc hành đạo như người giáo dân, hay đi tu mà vẫn phải đi tới đi lui đi xuôi đi ngược ở giữa cuộc đời như các giáo sĩ triều, thì Kinh Mân Côi chính là một hành trang và phương tiện “bỏ túi” (hoặc đeo tay đeo cổ) gọn nhẹ giúp thánh hóa bản thân, gia đình và xã hội. Theo định nghĩa này, Kinh Mân Côi không khác gì điện thoại di động hòa đời ta vào mạng sự sống thiêng liêng.

Tóm lại, Kinh Mân Côi, đúng như kiểu nói của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chính là lời kinh diệu kỳ dâng qua Đức Mẹ tới Chúa Giêsu để người đọc được vững bước đi trên đường thánh hóa. Đối với cộng đoàn hôm nay kết thúc ba ngày tĩnh tâm khởi đầu cho năm học mới, ta quyết tâm đọc Kinh Mân Côi với nhiều xác tín hơn, để năm học mới tâm hồn được bình an hơn, việc tuân thủ kỷ luật cá nhân và cộng đoàn được nghiêm minh hơn và nhất là từng người được nỗ lực sống thánh đức hơn.




Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

I. HÌNH TÔ MÀU LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

* Chủ đề :
Truyền tin

* Bạn viết câu Tin Mừng thánh Luca 1,28

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói:
"Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng,
Đức Chúa ở cùng bà."

II. TRẮC NGHIỆM LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

01. b. Sứ thần Gáprien (Lc 1,27).
02. c. Sứ thần Gáprien (Lc 1,28).
03. a. Vua Đavít (Lc 1,32).
04. b. Con Thiên Chúa (Lc 1,35).
05. c. Bà Maria (Lc 1,28).


III.  Lời giải đáp Ô CHỮ LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

01. Vua Đavít (Lc 1,32).
02. Ông Giuse (Lc 1,27).
03. Giacóp (Lc 1,33).
04.Maria (Lc 1,27).
05. Thánh Thần(Lc 1,35).
06. Sứ thần Gáprien (Lc 1,27).
07. Giêsu (Lc 1,31).
08. Galilê (Lc 1,26).

Hàng dọc: Đức Maria


NGUYỄN THÁI HÙNG

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

MƯỜI LĂM ĐIỀU MẸ HỨA CHO NHỮNG AI ĐỌC KINH MÂN CÔI



MƯỜI LĂM ĐIỀU MẸ HỨA CHO NHỮNG AI ĐỌC KINH MÂN CÔI

Mẹ Maria phán dạy Chân phước Alanô: "Bất cứ ai trung thành đọc kinh Mân côi và suy ngắm những mầu nhiệm sẽ được ân thưởng.Mẹ sẽ xin cho họ được tha mọi hình phạt và mọi tội lỗi trong giờ họ chết. Điều đó rất dễ đối với Mẹ, vì Mẹ là Mẹ Vua Trời và Người gọi Mẹ là Đấng đầy ơn. Và vì đầy ơn, Mẹ có thể ban phát ơn phúc cho các con cái dấu yêu của Mẹ".

Đức Mẹ hứa với Chân phước Alanô Đức Mẹ sẽ ban 15 ơn trọng sau đây, nhất là ơn cứu rỗi số 5 và 15:

1.                 Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách đọc kinh Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả.
2.                 Mẹ hứa sẽ phù trợ đặc biệt và ban nhiều đặc ân cho những ai đọc Kinh Mân Côi.
3.                 Kinh Mân Côi sẽ là áo mã giáp để chống lại hoả ngục. Kinh Mân Côi tiêu diệt thói xấu, giảm thiểu tội lỗi, và phá tan các ngụy thuyết.
4.                 Kinh Mân Côi giúp nhân đức và các việc lành triển nở. Kinh Mân Côi kéo nhiều tình thương của Chúa xuống trên các linh hồn. Giúp người ta khinh chê thế tục cùng những giả trá của nó, và nâng tâm hồn họ khao khát những của trên trời. Thực vậy, kinh Mân Côi chính là phương thức giúp thánh hoá các linh hồn.
5.                 Linh hồn đến với Mẹ bằng Kinh Mân Côi sẽ không hư nát.
6.                 Những ai đọc Kinh Mân Côi sốt sắng và áp dụng Mầu Nhiệm của kinh Mân Côi vào đời sống mình sẽ không bị rủi ro. Chúa sẽ nhân từ với họ và họ không phải chết bất tử. Nếu đã sống công chính, họ sẽ được bền vững mãi trong ơn Chúa và xứng đáng hưởng Quê Trời.
7.                 Những ai thực lòng tôn sùng Mầu Nhiệm Mân Côi sẽ được ơn chịu các phép Bí Tích trước giờ chết.
8.                 Những ai trung thành lần hạt Mân Côi, khi sống và nhất là trong giờ chết sẽ được Ánh Sáng Chúa soi dẫn với đầy dẫy ân huệ của Ngài. Khi lâm tử, họ sẽ được chia huấn nghiệp cùng các Thánh trên Thiên Đàng.
9.                 Mẹ sẽ cứu khỏi Luyện tội những ai tôn sùng Phép Lần Hạt Mân Côi.
10.             Những con cái trung thành với Phép Lần Hạt Mân Côi sẽ được thừa hưởng vinh quang lớn lao trên trời.
11.             Nhờ lần Hạt Mân Côi, các con sẽ được hết những điều gì mình xin.
12.             Những ai truyền bá Phép Lần Hạt Mân Côi sẽ được Mẹ giúp đỡ trong lúc gian truân, khốn khó.
13.             Mẹ đã xin Con Chí Thánh Mẹ ơn này cho những ai truyền bá Phép Lần Hạt Mân Côi là họ sẽ được cả Triều Đình Thiên Quốc cầu bầu cho khi sống và trong giờ lâm tử
14.             Những ai đọc Kinh Mân Côi đều là con cái Mẹ và là anh em với Con Một Mẹ là Chúa Giêsu Kitô.
15.             Tôn sùng Phép Lần Hạt Mân Côi là dấu chắc chắn được ơn tiền định cứu rỗi.

Nguồn: giadinhphatta

TƯ LIỆU THÁNH KINH (4): VIỆC GIẢI THÍCH THÁNH KINH





Tư Liệu Thánh Kinh (4) : Việc Giải Thích Thánh Kinh



Một số câu truyện trong Phúc Âm rõ nghĩa đến độ ai cũng có thể hiểu được. Nhưng đối với các phần khác trong Thánh Kinh, hiểu được nghĩa không phải là việc dễ dàng. Thánh Kinh là một sách cổ xưa gồm nhiều phần khác nhau, do nhiều người khác nhau viết, và nói với nhiều thứ cử tọa khác nhau, dưới nhiều văn phong và ngôn ngữ khác nhau. Khi đọc một đoạn Thánh Kinh, ta nên đặt ba câu hỏi sau đây: Đoạn này thực sự nói gì ? Đoạn này lúc ấy có nghĩa gì? Đoạn này ngày nay có nghĩa gì?
1. Đoạn này thực sự nói gì? Để hiểu đoạn văn thực sự nói gì, ta cần đặt thêm những câu hỏi khác, tỉ mỉ hơn một chút, như sách này, hay đoạn này được viết khi nào và tại đâu: trước hay sau Chúa Giê-su? trước hay sau Xuất Hành? khi Ít-ra-en do các vua cai trị hay dưới quyền thống trị của Rô-ma? trong lưu đầy tại Ba-by-lon hay trong nhà tù Rô-ma? được viết trong triều như một tài liệu chính thức hay không? Muốn tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi ấy, ta phải khám phá ra khung cảnh lịch sử của đoạn văn. Khung cảnh ấy giúp ta hiểu chủ đích của tác giả.
Một câu hỏi khác nên hỏi là tại sao đoạn văn này đã được viết ra. Khám phá được chủ đích của người viết là bắt đầu hiểu hơn những điều ông nói. Thí dụ một số thư của Thánh Phao-lô đã được viết ra để sửa lại các sai lầm nơi các nhóm Ki-tô hữu. Ngài vạch ra các sai lạc, chỉ ra các phương cách cho tương lai. Cũng thế, tác giả sách Khải Huyền muốn khích lệ các độc giả của mình là những người đang chịu bách hại vì đức tin.
Cũng hữu ích khi đặt những câu hỏi đại cương như sách này nói về điều gì ? Câu trả lời sẽ giúp ta đọc sách ấy cách đúng đắn. Nó có phải là một trình thuật về các biến cố trong cuộc sống và cái chết của Chúa Giê-su hay không? Nó có phải là bảng liệt kê các bổn phận tôn giáo của dân Do Thái hay không? Hay nó là hợp tuyển các vần thơ tôn giáo? Đôi khi cần phải hỏi xem một từ ngữ đặc thù nào đó có nghĩa là gì. Có những nghĩa hết sức đặc trưng trong Thánh Kinh. Chữ ‘đoái công đền tội’ [atonement] là một thí dụ, chữ ‘tội’ là một thí dụ khác. Cần phải hiểu nghĩa đặc biệt của chúng nếu ta muốn hiểu sứ điệp của tác giả. Đặc biệt hơn nữa, ta cần đặt câu hỏi: đoạn văn này được viết dưới hình thức nào? lịch sử? thi ca? hay thư tín? Rồi hỏi thêm các câu hỏi khác thích ứng với loại văn này.
Nếu đọc sách lịch sử, ta có thể hỏi: chuyện gì thực sự đã xẩy ra? Biến cố gì quan trọng khác cũng đã xẩy ra cùng trong giai đoạn này? Tại sao tác giả chọn biến cố này để kể lại? Và tại sao ông lại kể lại các biến cố ấy theo cung cách này mà không theo cung cách khác? Còn nếu đọc sách thi ca, ta nên nhìn đến lối tác giả sử dụng ngôn ngữ ảnh tượng. Tại sao lại sử dụng hình ảnh này? Các vần thơ hay ca khúc đã được sử dụng trong phụng vụ ra sao? Nhìn một cách chi tiết hơn vào một số lối viết của Thánh Kinh cũng rất hữu ích.
Lịch Sử và Địa Lý: Cựu Ước có nhiều sách lịch sử, như Sa-mu-en và các Vua. Lịch sử Tân Ước cũng thế, có thể tìm thấy trong các Phúc Âm và Tông Đồ Công Vụ. Khi đọc những sách như thế, ta nên tìm hiểu bối cảnh đàng sau các biến cố. Chuyện gì xẩy ra trên thế giới vào lúc đó? Những sự việc quan yếu nào đang diễn ra? Rồi phải đọc lại các đoạn văn một cách cẩn thận xem chuyện gì đang xẩy ra, đâu là những nhân vật chính và những chuyện này xẩy ra tại đâu?
Đôi khi sách lịch sử được viết ra để chứng minh hay để nêu ra một quan điểm nào đó. Nên cần phải hỏi xem tác giả muốn chứng tỏ cái gì?
Luật: Sách luật chính trong Cựu Ước là Xuất Hành, Lê Vi, Đệ Nhị Luật và Dân Số. Những sách này chứa nhiều đoạn rất dài liệt kê các luật lệ điều hành nhiều phương diện trong cuộc sống con người. Do đó khi đọc chúng, ta nên hỏi xem luật đặc thù này áp dụng cho phương diện nào trong cuộc sống. Luật này đề cập đến vấn đề tác phong hay luân lý? Chúng là luật quốc gia hay quy định xã hội? Luật vệ sinh hay luật sống gia đình? Hay luật tôn giáo - về thờ phượng, nghi thức, hy lễ? Hay chỉ là những công thức chúc lành hay chúc dữ long trọng liên quan đến tôn giáo Do Thái mà thôi?
Khi đọc những đoạn về luật như thế, ta cần liên hệ chúng với những thời kỳ đặc thù trong lịch sử Do Thái mà các luật đó áp dụng. Đối với Tân Ước, ta cần biết giáo huấn của Chúa Giê-su vượt trên luật cũ đến đâu. Hai thư Ga-lát và Do Thái chẳng hạn cho thấy các tín hữu đầu tiên tin các luật cũ đã được thay đổi ra sao.
Thi Ca: Một số sách Cựu Ước phần lớn gồm những bài thơ. Gióp, Thánh Vịnh và Diễm Ca là những thí dụ rõ rệt. Ta cũng gặp một số bài thơ trong các sách Tiên Tri và những bài ngắn hơn trong Tân Ước, như bài Ca Tụng của Đức Ma-ri-a, kinh Magnificat. Ta cần đọc những đoạn ấy như là các bài thơ, chứ không phải văn xuôi. Phải chăng đúng ra sách phải được coi như một vở kịch với các nhân vật? [Sách Gióp có thể thuộc loại này]. Hay đó là những cảm nghiệm bản thân của soạn giả mà đôi khi ta có thể chia sẻ? Thí dụ một số Thánh Vịnh. Hay bài thơ này chỉ là những ngôn ngữ ảnh tượng?
Một số bài thơ trong Cựu Ước được soạn cho việc thờ phượng chính thức nơi đền thờ. Thánh vịnh chẳng hạn có thể kể lại những biến cố lớn trong lịch sử Ít-ra-en. Đôi khi cần phải biết lịch sử đàng sau một bài thơ đặc thù nào đó. Thí dụ bài than khóc của Đa-vít trước cái chết của bạn mình là Giô-na-than. Trong thi ca Do Thái, ta thấy có nhiều cách tạo hiệu quả đặc biệt. Những cách ta năng gặp nhất là kiểu soạn giả muốn nhấn mạnh cùng một điểm nào đó nhưng theo hai cách hơi khác nhau một chút trong hai hàng liên tiếp nhau.
Những câu nói khôn ngoan: Một số sách Cựu Ước như Châm Ngôn và Giảng Viên chứa những câu dạy khôn ngoan. Một số câu tự đứng một mình. Một số câu khác được gom lại thành những câu có chủ đề chung. Có những câu chỉ là những nhận định theo lương tri về cuộc sống hàng ngày, với đôi chút hài hước. Lại có những câu nhằm rút ra những nguyên tắc tổng quát về đời người. Có những câu nói về lối sống không có Thiên Chúa; và có những câu nói về nguồn gốc chân thực tạo ra hạnh phúc.
Tiên Tri: Phần khá lớn của Cựu Ước là những ‘sách tiên tri’. Điều ấy không hẳn có nghĩa là chúng đoán định những chuyện tương lai. Các tiên tri viết các sách này thường quan tâm đến việc lên tiếng chống lại sự ác, hay việc không đếm xỉa tới Thiên Chúa và luật lệ của Ngài mà họ thấy trong xã hội quanh họ. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng hướng tới những điều Thiên Chúa dự phóng cho tương lai.
Khi đọc các tiên tri, ta cần tìm ra bối cảnh lịch sử bằng cách đặt những câu hỏi như: Soạn giả có sử dụng ngôn ngữ ảnh tượng hay không? Ông có viết dưới dạng thi ca không? Những từ ngữ ảnh tượng của ông có nghĩa gì? Đâu là mục tiêu của soạn giả khi nói như thế? Liệu lời tiên tri có được đặc biệt hiểu nơi các soạn giả Tân Ước không?
Dụ Ngôn: Trong Phúc Âm, ta thấy nhiều dụ ngôn của Chúa Giê-su. Ta cũng thấy nhiều dụ ngôn trong các sách lịch sử và tiên tri của Cựu Ước. Trước nhất ta cần tìm ra điểm chính của dụ ngôn. Liệu những chi tiết của dụ ngôn có nghĩa gì đặc biệt hay không, hay chúng chỉ lên khuôn cho câu chuyện. Nhiều dụ ngôn của Chúa Giê-su được kể ra để giúp những người tầm thường hiểu Nước Thiên Chúa là gì và cách Ngài xử trí với người ta.
Thư Tín: Nhiều sách sau này của Tân Ước là các thư các Tông Đồ và các Ki-tô hữu khác thuộc nhiều giáo đoàn viết ra. Khi đọc các thư này, ta cần hỏi xem ai viết các thư ấy, viết cho ai, mục đích gì, chủ đề chính của thư.
2. Đoạn này có nghĩa gì đối với các Ki-tô hữu tiên khởi? Nếu đã trả lời được các câu hỏi trên đây và biết được điều đoạn văn muốn nói, thì việc hiểu đoạn văn ấy đã được các Ki-tô hữu tiên khởi hiểu ra sao chẳng có chi khó khăn. Ta có thể ráng hiểu xem điểm cốt chính của sứ điệp là đâu, nó dạy điều gì. Nếu sứ điệp được viết ra để đáp ứng một nhu cầu hay một hoàn cảnh đặc thù, ta có thể hỏi xem liệu có một nguyên tắc tổng quát nào phía sau các biến cố này chăng?
Khi ta thấy mình đã biết đọan văn thực sự có nghĩa gì và nó muốn nhắn nhe gì với các tín hữu tiên khởi, ta có thể an tâm hỏi câu hỏi sau cùng.
3. Đoạn văn này ngày nay có nghĩa gì? Liệu có hay không một hoàn cảnh hiện đại tương tự như hoàn cảnh độc giả đầu tiên? Liệu soạn giả có muốn nói gì với hoàn cảnh ấy hay không? Nếu không, liệu có một nguyên tắc gì vẫn có thể áp dụng được chăng? Có giáo huấn đặc thù nào trong đoạn văn này không? [Đôi khi rất hữu ích nếu ta so sánh đoạn văn này với đoạn văn khác cùng thể tài trong Thánh Kinh. Rất có thể đoạn văn này đoạn văn kia trình bầy vấn đề rõ ràng hơn hoặc thêm nghĩa cho đoạn văn ta đang đọc]. Có điều gì ta có thể học hỏi được chăng? Về Chúa? Về con người? Về thế giới? Về Giáo Hội và về một thể tài đặc biệt nào đó?
Liệu ta có tìm được mẫu gương nào để theo không? Có lời cảnh giới nào chăng? Nó có chứa lời hứa nào áp dụng cho chúng ta không? Liệu ta có phải đưa ra hành động nào dưới ánh sáng đoạn văn này không? Nó có khiến ta muốn cầu nguyện, ca ngợi không? Ta có thể dùng ngôn từ của soạn giả để nói lên các cảm nghĩ của ta về Chúa không? Đoạn này và ý nghĩa của nó có nhất trí với những đoạn văn khác mà ta biết có cùng chủ đề không.
Vụ Văn An

 
Nguồn: 
 VietCatholic News

Hans Urs Von Balthasar




Vũ Văn An
                                                           
Nhân Lễ Mình Thánh Chúa: Thánh Thể và Sai Đi, Trong Thần Học Hans Urs Von Balthasar

Hans Urs Von Balthasar, thần học gia Thụy Sĩ, qua đời năm 1988, vài ngày trước khi nhận mũ hồng y từ tay đức Gioan Phaolô 2, từng được Henry de Lubac S.J. ca tụng là “người có kiến văn bậc nhất thời ông”. Ngày 23 tháng 6 năm 1984, khi trao giải thưởng Quốc Tế Phaolô 6 cho ông, đức Gioan Phaolô 2 tuyên bố “ông là thần học gia ưu tú Công giáo duy nhất thời nay dám tự mình đảm nhiệm công trình vĩ đại về một Tổng luận thần học, một tổng luận mà sự thống nhất về quan niệm và phạm vi đồ sộ mang lại cho nó quyền được đặt ngang hàng với những tổng hợp vĩ đại khác từng đánh dấu nhịp bước của thần học Phương Tây”. Ở đây, chúng tôi không có tham vọng nói đến công trình vĩ đại của nhà thần học này, mà chỉ đưa ra một số nét rút ra từ nền thần học của ông liên quan đến Phép Thánh Thể, là chủ đề của năm Phụng Vụ 2005. Bài này dựa theo bài tham luận của linh mục Roch Kereszty, O.Cit. đọc trong cuộc Hội Thảo Về Hans Urs Von Balthasar, được tổ chức từ 14 đến 17 tháng 4 năm 2005 tại Trung Tâm Hội Thảo Lansdown, Virginia để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, do tạp chí Communio tổ chức, một tạp chí do chính Balthasar và thần học gia Joseph Ratzinger (Đức Bênêdictô 16 hiện nay) sáng lập.

Trong cố gắng cải tổ Giáo hội thời hậu công đồng, sau giai đoạn nhìn vào bên trong và tự phân tích, sau nhiều tranh luận và hàm hồ, một thế hệ mới gồm các giáo dân và giáo sĩ Công giáo đang xuất hiện với một cái nhìn và những ưu tiên mới mẻ. Thế hệ này từ khước cái thứ cập nhật hóa (aggiornamento) thiếu trở về nguồn (1) và họ tỏ ra lo ngại trước việc “cởi mở đối với thế gian” nhưng thiếu trung trinh đối với Chân lý Tin Mừng. Họ hiểu ra rằng hai cách thế thời thượng trong việc trình bày Tin Mừng trong các thập niên 70 và 80 hoặc như một mớ chân lý (phương thức của các người Công giáo bảo thủ) hoặc như một cảm nghiệm về Thiên Chúa xuyên qua một cộng đoàn yêu thương (phương thức của những người mệnh danh là Công giáo cấp tiến) đều đã không nắm được điều mới mẻ và trung tâm vô chừng trong Kitô giáo. Giờ đây, nhờ bản năng hay nhờ suy tư thần học, họ bắt đầu khám phá ra “cõi lòng của Giáo hội”, tức cái nguồn và cái tâm sứ vụ sai đi của Giáo hội, ở ngay bên trong mầu nhiệm Thánh Thể. Càng ngày họ càng thấy rõ sứ vụ sai đi của Giáo hội không phải chỉ là chuyển giao một sứ điệp hay một cảm nghiệm, nhưng quan trọng hơn còn là lôi kéo toàn bộ nhân loại tham dự đầy đủ vào mầu nhiệm Thánh Thể.

Diễn trình tự phát từ gốc vươn lên này đã được Huấn quyền “thêm sức”, lên khuôn hình và điều hướng: tông thư cuối cùng của đức Gioan Phaolô 2, Ecclesia de Eucharistia, và việc công bố Năm Thánh Thể của ngài đã đem ra ánh sáng tính trung tâm của Thánh Thể. Đối với cái hiểu mới về sứ vụ sai đi của Hội thánh, một cái hiểu lấy Thánh Thể làm trung tâm, thần học của Balthasar đã cung cấp nhiều cái nhìn thông sáng mới và một thúc đẩy mạnh mẽ.

Trong bộ Lebenswerk đồ sộ của Balthasar, phần minh nhiên nói về Thánh Thể chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tuy nhiên, tổng luận thần học của ông có tính Thánh Thể một cách sâu sắc, bởi nó cho thấy các mầu nhiệm Ba Ngôi, Sáng Thế, Mạc Khải, Nhập Thể và Cứu Chuộc thẩy đều đã trở nên hiện thực đối với chúng ta trong Phép Thánh Thể một cách hết sức cụ thể như thế nào. Nhìn mầu nhiệm dưới ba góc cạnh khác nhau (thần mỹ, thần kịch và thần lý: theological aesthetics, theo-drama and theo-logic), trước nhất, ta sẽ xem xét Thánh Thể như một khuôn hình (form), sau đó là việc tham dự của chúng ta vào vở kịch nhân thần xuyên qua Thánh Thể, và cuối cùng ta sẽ ráng nói ra cái luận lý học của tình yêu Thiên Chúa tự mạc khải mình ra trong mầu nhiệm này.

I.Theo Viễn tượng Thẩm mỹ Thần học

Đối với Balthasar, thẩm mỹ thần học (theological aesthetics) rất khác với thần học thẩm mỹ (aesthetical theology). Đối với ông, thần học thẩm mỹ là một tiếp cận có tính chủ quan của một người bàng quan không can dự, một tiếp cận vốn tách cái đẹp ra khỏi cái chân và cái thiện. Nhưng đối với Balthasar, ông đã đưa ra một loại suy hữu ích giữa điều nhà thẩm mỹ coi như cái đẹp và cái đẹp của mạc khải. Cái đẹp trần gian là sự tỏa sáng, là vẻ huy hoàng hay ánh sáng của khuôn hình nơi bất cứ hữu thể đặc thù nào vốn có hai đặc tính vừa thiện vừa chân. Nó mời gọi người nhìn không những chỉ thụ động thưởng ngoạn mà còm ôm lấy cái đẹp và tìm kiếm sự phong phú của hữu thể và sự tốt lành mà khuôn hình tươi đẹp kia phát lộ ra. Mặt khác, cái đẹp thần học bộc lộ cho ta cái địa sở tối hậu của cái đẹp trần thế này, nó là vẻ huy hoàng tỏa ra từ khuôn hình của mạc khải Thiên Chúa là mạc khải đem lại cho mọi tạo vật ý nghĩa và giá trị nhưng là một mạc khải đặt trung tâm ở khuôn hình Giêsu Kitô. Cái đẹp này còn lôi kéo con người mạnh mẽ hơn, quá bên kia việc ngắm nhìn thụ động, so với cái đẹp trần thế. Kết hợp với sự thèm khát (eros) do ơn thánh thúc đẩy trong ta, khuôn hình trông thấy và nhận thấy nơi con người Giêsu lôi kéo chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng (conformed) với Ngài bằng cách tham dự vào cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Ngài. Cái khuôn hình là chính Giêsu Kitô này đã được ban cho Giáo hội dưới hình thức Thánh Thể dọc dài suốt thời gian Lịch Sử Cứu Độ nghĩa là từ lúc chấm dứt cuộc sống trần thế của đức Giêsu cho đến lúc Ngài Lại Đến (Parousia). Ta cần khảo sát “khuôn hình” này một cách chi tiết hơn.

Bối cảnh thánh kinh để ta hiểu mối liên kết giữa Ba Ngôi, Nhập Thể và Thánh Thể chính là tổng hợp của Balthasar về nền thần học Gioan và Phaolô. Trong Gioan, sứ vụ Chúa Con đạt tới hoàn tất (consummation) trên thánh giá lúc máu và nước chẩy ra từ cạnh sườn bị đâm thủng của Ngài và với hơi thở cuối cùng, Ngài phó mình cho Thánh Linh. Máu và nước chẩy ra từ thân xác bị đâm thủng, bị hiến tế của đức Giêsu chính là suối nguồn sự sống bí tích của Giáo hội, đặc biệt là bí tích Rửa tội và Thánh thể, qua đó, biến cố hy lễ Vượt Qua, một biến cố xẩy ra một lần và vĩnh viễn, trở thành hy lễ của Giáo hội. Còn trong Phaolô, lễ hy sinh của đức Giêsu hệ ở việc Ngài tự đổ mình ra (selfemptying) hoàn toàn, tự hiến mình hoàn toàn cho Chúa Cha dưới hình thức tự hiến mình cho chúng ta.

Balthasar khởi sự bằng cách cho rằng Ba Ngôi hành động (economic Trinity) đã mạc khải Ba Ngôi tự tại (immanent Trinity). Việc Chúa Cha tự đổ mình qua đức Giêsu lúc Nhập Thể đã phản ảnh một cách loại suy việc Ngài tự đổ mình qua Chúa Con từ thuở đời đời. Việc tự đổ mình ra này có nghĩa là Chúa Cha tự hiến hoàn toàn cho Chúa Con. Việc Chúa Con đáp trả mình hoàn toàn cho Chúa Cha cũng xẩy ra từ thuở đời đời trong Chúa Thánh Thần, Thánh Thần của cả Chúa Cha và Chúa Con. Tuy nhiên, trong nhiệm cục cứu độ, việc Chúa Con đáp trả mình cho Chúa Cha xẩy ra trong lịch sử, từng chút một, qua nhập thể, qua cuộc sống trần thế, qua cuộc khổ nạn, qua cái chết, qua việc xuống âm ty (hell) và qua cuộc phục sinh. Ở mỗi bước như thế, việc đáp trả này đều xẩy ra trong Chúa Thánh Thần: Thánh Thần chuẩn bị cung lòng đức Trinh Nữ cho việc Nhập Thể, Ngài hướng dẫn đức Giêsu vâng lời Chúa Cha từng bước qua cuộc sống trần thế, khổ nạn và tử hình cho đến lúc tự đổ mình hoàn toàn trên thánh giá, bằng cách luôn nhắc cho đức Giêsu nhớ đến quyết định chung mà Ba Ngôi Vị cùng đạt tới từ thuở đời đời. Đức Giêsu đi qua diễn trình này để thi hành sứ mệnh cứu chuộc phổ quát của mình. Dưới khuôn hình tôi tớ hèn hạ, chính Thánh Thần giúp Ngài thi hành được sứ mệnh gánh lấy tội lỗi chúng ta và bước xuống vực thẳm sau cùng của chết chóc và âm ty trong khi đáp trả tình yêu cho Chúa Cha trong trạng thái hoàn toàn bị Chúa Cha rơi bỏ. Ngài đã sống trọn tình Con Thảo Thần Thiêng như thế nơi trần thế sa ngã này.

Cho đến lúc tận cùng việc Ngài thực thi trong vâng lời sứ mệnh đáp trả Chúa Cha mà Ngài hằng lắng nghe qua Chúa Thánh Thần, Chúa Thánh Thần đã hoàn toàn thấm nhập thân xác đức Giêsu đến nỗi trong thân xác sung mãn thần khí (pneumatic body) ấy, đức Giêsu đã trở thành vừa là người gửi Chúa Thánh Thần đi vừa là người ban thân xác và máu mình theo một cách khiến cả ba thứ ấy tạo nên chỉ một thực tại (xem 1Ga 5:6-7); việc Ngài tự hiến mình trong Chúa Thánh Thần trên thánh giá đã được đời đời hóa trong việc Phục Sinh và qua Thánh Thần đã thấm nhập vào từng giây phút trong lịch sử chúng ta theo cả chiều quá khứ lẫn tương lai. Và dấu chỉ hữu hiệu của việc hiến mình cho Chúa Cha dưới hình thức trở nên của ăn và của uống cho chúng ta chính là bánh và rượu đã hóa thể (transubstantiated): chúng diễn tả và thông truyền việc hiến mình của đức Giêsu cho Giáo hội.

Hiểu theo nghĩa trên, Thánh Thể chính là khuôn hình, là Gestalt Thiên Chúa Tự Thông Truyền trong giai đoạn Lịch sử Cứu độ của chúng ta, là vinh quang và vẻ sáng của tình yêu Chúa Ba Ngôi trong nhân tính bị đóng đinh và được hiển vinh của đức Giêsu Kitô dưới các biểu hiệu khiêm tốn của bánh và rượu. Việc chiêm ngắm khuôn hình này, nếu được đi kèm với ơn thánh Chúa trong tâm hồn ta, sẽ khơi lên lòng “thèm muốn” (eros) của ta, lòng thèm muốn được hoà nhập trong đó. Trong lịch sử Giáo hội, đã có nhiều cuộc trở lại minh nhiên do Thánh Thể. Ta có thể nói được rằng chính “khuôn hình” Thánh Thể đã phá tan bức tường kình chống ơn thánh nơi họ và dẫn họ vào Giáo hội Công giáo. Simone Weil, một nhà bất khả tri nhưng chịu tìm kiếm, đã được đức Kitô dẫn vào một nhà thờ Công giáo và bảo phải qùy gối trước nhà tạm vì “đây chính là Sự Thật”. Sau này cô viết lại rằng đối với cô, sự đơn giản trong hình thức hiện diện của đức Kitô là dấu chỉ hiển nhiên cho thấy sự hiện diện ấy là chân thực. André Frossard, một nhà trí thức Công giáo nổi tiếng, theo chính lời ông nói, lúc còn là người hoài nghi, lần kia bước vào một nhà thờ, thấy người ta thờ lạy Thánh Thể, khi bước ra trở thành người Công giáo tin đạo.

II.Theo Viễn tượng Thần kịch

Tuy nhiên, khuôn hình này không đơn giản chỉ là con người của đức Kitô chịu đóng đinh và sống lại, nhưng còn bao gồm trọn vẹn thảm kịch cuộc đời, cái chết và việc phục sinh của Ngài. Như thế, trọn cuộc đời Ngài (hiểu như việc ngài tự hiến dần dần cho Thiên Chúa dưới hình thức phục vụ chúng ta) cũng trở nên cùng thời với chúng ta trong cử hành Thánh Thể. Bởi vậy, việc chiêm ngắm khuôn hình này chỉ là bước đầu; phụng vụ Thánh Thể bao gồm chính việc đức Giêsu trao ban cho Giáo hội lễ hy sinh của Ngài và ngược lại, lễ hy sinh của Giáo hội, sự tự hiến của Giáo hội, được thấm nhập vào lễ hy sinh của đức Kitô. Sự trao đổi kỳ diệu, cuộc admirabile commercium này đã xẩy ra như thế nào? Làm thế nào các môn đệ yếu hèn và tội lỗi đã có thể biến lễ hy sinh của đức Giêsu thành lễ hy sinh của chính họ được, những môn đệ hết sức đần độn và luôn kình chống lại không muốn nhận ra, chứ đừng mong bước vào mầu nhiệm Cuộc Khổ Nạn của Ngài? Câu trả lời của Balthasar đã khai triển được cái móc nối từng bị nhiều người quên lãng giữa đức Maria và Thánh Thể, một móc nối vốn có cơ sở chặt chẽ trong các dữ kiện Thánh Kinh và trong thần học giáo phụ: Đức Kitô đã được ủy thác trong tay đức Maria lúc sinh và lúc chết. Điều này có tính trung tâm hơn việc Ngài được phó ban trong tay Giáo hội, xét theo khía cạnh chính thức và công khai. Việc trước là điều kiện có trước của điều sau… Một mình đức Maria đã thốt ra lời Xin Vâng cần thiết để việc Nhập Thể của Ngôi Lời xẩy ra. Chính trong lời Xin Vâng nguyên hình này, đức tin của mọi thành phần khác trong Giáo hội, dù yếu dù mạnh, đã được nuôi dưỡng.

Rất xa trước khi các môn đệ (tức Giáo hội phẩm trật) tiếp nhận lệnh truyền cử hành hành vi Thánh Thể để tưởng nhớ đức Giêsu, đức Maria vốn đã thốt ra tiếng Xin Vâng của Người. Tuy mặc nhiên nhưng Người hết lòng chấp nhận trong đức tin mọi điều Chúa phán với Người khi Người tiếp nhận Ngôi Lời trở thành nhục thân trong dạ mình; hơn nữa, việc chấp nhận nguyên khởi lễ hy sinh của Con mình này sẽ trở thành minh nhiên dưới chân thánh giá. Việc Người thuận tình với Chúa Cha theo nghĩa Người đồng ý với việc Con mình tự hiến cho Chúa Cha thay thế cho chúng ta và vì chúng ta quả là đầy đủ và trọn lòng vì Người là Đấng Vô Nhiễm, Đấng Immaculata, Đấng chịu thai không vướng nguyên tội và đầy ơn phúc. Bởi thế, tiếng Xin Vâng của Người, việc chấp nhận của Người, không bị yếu đi hay bị chia đi bởi bất cứ khuynh hướng tội lỗi nào. Qua cách đó, đức Maria, Đấng đã trở nên Immaculata nhờ được cứu chuộc trọn vẹn ngay từ trước nhờ lễ hy sinh của Con mình, đã có thể biến lễ hy sinh đó thành lễ hy sinh của mình một cách trọn vẹn. Và vì đức Maria là nguyên mẫu (archtype) và khởi đầu của Giáo hội, nên nơi Người, lễ hy sinh của đức Kitô đã trở thành lễ hy sinh của Giáo hội.

Thuật ngữ giáo phụ “personam Ecclesiae gerens” (hành động nhân danh Giáo hội), “in persona Ecclesiae” (nhân danh Giáo hội) nói lên một thứ đại diện chỉ thực sự đúng khi vai trò được thủ diễn (persona) vẽ ra được chính chủ quan tính của Cô Dâu Giáo Hội. Nhưng làm thế nào kẻ tội lỗi có thể thủ diễn được vai trò kia, một vai trò đòi phải có một tình yêu không tì vết. Cái phẩm tính (disposition) anh ta muốn vẽ ra nhất thiết luôn luôn là một cái gì cao hơn anh ta, một lý tưởng xưa nay chưa thể hiện được, đến nỗi không ở chỗ nào Giáo hội có thể thủ diễn được vai trò đã ủy thác cho mình trong lễ Hy sinh của đức Kitô bằng cách thực hiện được điều đã ủy thác. Đây chính là lý do tại sao tín điều Vô Nhiễm Thai là một định đề bắt buộc của giáo hội học…Việc thuận tình của Ekklesia, của Giáo hội, đối với hy lễ của Chúa Con cần khởi sự cho đến lúc đạt tới tình trạng hoàn toàn bất vị kỷ (selflessness) của đức Maria, để sự thuận tình này không còn một vết vị kỷ nào cho đức Giêsu, Con Chiên Vượt Qua, có thể được sát tế để cứu chuộc ta và làm ta nên hoàn thiện.

Mặt khác, trong cùng một hành vi dâng hiến Con mình lên Chúa Cha, đức Maria cũng dâng chính Người nữa. Như thế, đây cũng chính là sự Trao Đổi Kỳ Diệu, admirabile commercium, trong đó, Người chấp nhận trong lòng lễ hy sinh của Con mình và cùng một lúc với sự thuận tình này, Người phó mình hoàn toàn cho thánh ý Chúa Cha. Sự trao đổi “đời thực” này, tức sự hiệp nhất giữa lễ hy sinh của đức Giêsu và lễ hy sinh của đức Maria chính là nguyên mẫu và là điều kiện cho phụng vụ Thánh Thể của Giáo hội. Trong phụng vụ này, qua hành động của vị linh mục thừa tác, vốn đại diện đức Kitô, Đầu Giáo hội, cộng đoàn phụng vụ tham dự vào sự chấp nhận của đức Maria đối với lễ hy sinh của Con mình, và cùng với đức Maria, cộng đoàn hiệp nhất hiến tế chính mình vào hiến tế của Chúa Con. Trong cái nhìn này, ta mới thấy rõ khẩu hiệu triều đại đức Gioan Phaolô 2, Totus Tuus (Tất Cả Của Mẹ) đã diễn tả trọn vẹn chính cái cốt lõi trong nền linh đạo về đức Maria và về Thánh Thể của Balthasar. Mục tiêu của chúng ta là mỗi ngày một thuộc về Mẹ Maria hơn bằng cách tự đổ mình ra và bước vào tâm khảm của Người. Bao lâu ta ráng làm được điều đó, là ta đã biến hy lễ của đức Maria thành hy lễ của ta: bằng cách rước Mình và Máu đức Kitô vào lòng, ta đã biến đức vâng lời đầy yêu thương của đức Kitô đối với Chúa Cha thành của ta và nhờ đó dâng chính chúng ta lên Chúa Cha trong niềm hiệp nhất với Chúa Con. Ta sẽ không bao giờ thực hiện được trọn vẹn sự đồng-nhất-trong-khác-biệt (identity-in-difference) vốn đã được thực hiện giữa hành vi của đức Giêsu và việc đức Maria chấp nhận hành vi của đức Giêsu trong đức tin; đó chính là lý do khiến Giáo hội phải hàng ngày hay đúng hơn không ngừng làm mới lại Hy Lễ Thánh Thể và, theo thuật ngữ Thánh Augustinô, học cách tự dâng mình lên trong bí tích lễ hy sinh của Chúa Con.

Trong bối cảnh này, ta hiểu rõ hơn tại sao Thánh Thể lại lên thịt xương (embodies) một cách sáng chói sứ vụ của Giáo hội. Vì khi được lôi cuốn vào chiều sâu khôn dò của tình yêu đức Kitô, ta trở nên đồng hình đồng dạng với Người đến mức sẵn sàng đổ hết con người mình ra, hết cái hiện sinh qui ngã của mình ra, và học hỏi yêu thương con người đồng loại với chính cái tình yêu đức Kitô ấy. Bằng cách ấy, ta tham dự vào sứ mệnh ban sự sống và nuôi dưỡng sự sống của Ngôi Lời Nhập Thể. Sứ mệnh chung của Nhiệm Thể Đức Kitô bao gồm sứ mệnh hết sức cá biệt của mỗi chi thể, một sứ mệnh dự phần vào sứ mệnh cứu chuộc phổ quát của Chúa Con. Sứ mệnh này của chúng ta không phải là cái gì tùy thể (accidental) và nằm bên ngoài chúng ta, nhưng tùy theo mức độ ta chấp nhận nó, nó biến chúng ta thành những ngôi vị theo nghĩa thần học đầy đủ nhất; nó biến những ai, trước khi chấp nhận sứ mệnh của họ trong đức Kitô vốn chỉ là những chủ thể thuần lý cá biệt (Geistessubjekte), thành những ngôi vị. Hơn nữa, ta cần ghi nhớ điều này: sứ mệnh của đức Kitô đơn thuần chỉ là khía cạnh “quoad nos”, việc vươn dài đi vào lịch sử của việc Chúa Cha sinh ra Chúa Con trong yêu thương từ thuở đời đời. Tương tự như thế, sứ mệnh của Giáo hội và của mỗi chi thể trong Giáo hội không phải chỉ là một lệnh truyền theo pháp lý. Nó phát sinh từ tình yêu đức Kitô, một tình yêu vốn sản sinh chúng ta, trong quyền năng Chúa Thánh Thần, để trở thành những ngôi vị độc đáo trong một ngôi vị Maria hiệp đoàn, một ngôi vị vừa là Nhiệm Thể đức Kitô vừa là Cô Dâu của Người. Thánh Thể xây đắp nên và củng cố chính Nhiệm Thể và Cô Dâu này.

Tuy nhiên, việc được Thánh Thể xây đắp thành Nhiệm Thể và Cô Dâu của đức Kitô này không phải là một diễn trình tự động nhưng là một phần của vở Thần-Kịch (Theo-Drama). Chính trong Thánh Thể, chúng ta bước một cách trọn vẹn hơn bao giờ hết vào việc đức Maria và Giáo hội tiếp nhận trong đức tin lễ hy sinh của Chúa Con, và dâng chúng ta lên cho Chúa Cha qua đức Kitô bằng cách tự trở nên tặng phẩm cho người khác. Như thế, sứ mệnh sai đi của chúng ta bao gồm các công tác công bằng xã hội, nhưng không chỉ thu gọn trong các công tác ấy. Tình yêu nẩy sinh từ Thánh Thể tôn trọng tính tự chủ của trật tự tạo dựng và do đó cũng kính trọng các đòi buộc luân lý từ cái nhân tính chung kia phát sinh ra. Nó đòi ta phải hành động làm cho xã hội ta văn minh hơn và nhân đạo hơn; nó hợp tác với mọi người có thiện chí trong việc xây dựng một nền “văn minh tình thương”; nhưng nó không ngưng ở đấy. Tình yêu Thánh Thể biến đổi các động lực của ta nhưng nó cũng vượt quá các giới hạn cuả bất cứ sinh hoạt tốt lành nào. Nó bao gồm việc chuyển cầu trong đức Kitô cho người khác, kể cả các chi thể của Giáo hội lẫn toàn bộ thế giới; nó cũng có nghĩa phải chia sẻ gánh nặng của họ, đứng vào chỗ của họ, đau đớn và chuộc lỗi (atoning) cho họ, và tất cả những điều đó được thực hiện qua việc tham dự vào tình yêu vô tận của đức Kitô. Nói cách khác, sự sống cho người khác của ta bao gồm cả hành động lẫn chịu đau đớn vì tình yêu cứu chuộc của đức Kitô trong đó chúng ta dự phần với nhau, thực sự, chỉ trở nên hữu hiệu nhất sau khi Ngài bước quá hành động tự ý tiến vào việc phó mình hoàn toàn cho khổ nhục và tử hình vì người khác.

Sau cùng, ta cần thăm dò chiều kích vũ trụ trong thần học Thánh Thể của Balthasar. Ông suy tư dài rộng về vai trò Chúa Con trong sáng thế, như đã được giảng trong các thư Côlôsê và Ephêsô của thánh Phaolô. Vũ trụ đã được tạo dựng trong đức Kitô và cho đức Kitô. Thiên Chúa “dựng phòng” cho thế giới trong tính tự lập tương đối của nó gồm các hữu thể không thần linh, được tạo dựng, nhưng đã làm trọn thế giới bằng cách thu tóm nó lại dưới một đầu duy nhất là đức Kitô, làm món quà thế giới tặng cho Chúa Con. Món quà thế giới tặng Chúa Con này bắt đầu trong Nhập Thể, hoàn tất dự phóng cách dấu ẩn trong Thánh Thể. Thế giới vật chất và nhân loại đã được Chúa Cha ban cho đức Kitô để đức Kitô dâng trả trong tạ ơn, sau khi đã cứu chuộc và biến cải, cho Chúa Cha qua Thánh Thể.

Nếu sứ mệnh sai đi của Chúa Con Nhập Thể bao gồm việc tiếp nhận toàn thể tạo dựng như món quà từ Chúa Cha, mục đích chỉ để hoàn trả cái toàn thể ấy lại cho Chúa Cha, sau khi đã mua lại bằng cái chết của mình, thì Chúa Con chỉ có thể thực hiện và hoàn tất được sứ mệnh ấy qua Chúa Thánh Thần và Giáo hội bằng cách trao ban cho Giáo hội sứ mệnh, qua Chúa Thánh Thần, tiếp tục biến đổi thế giới bằng việc cử hành Thánh Thể của mình.

Sau khi duyệt lại viễn tượng thần kịch về Thánh Thể, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến 4 cái nhìn thông sáng mang lại rất nhiều hoa trái nhưng phần lớn đã bị quên lãng xưa nay rút ra từ tư tưởng của Balthasar:

1.Balthasar muốn chứng tỏ rằng việc tiếp nhận tích cực hy lễ của đức Giêsu kiểu Maria Giáo hội (Marian Church), qua tiếng Xin Vâng của đức Maria, đã đi trước việc Giáo hội chính thức cử hành Thánh Thể. Phụng vụ Thánh Thể, được chủ tọa bởi giám mục hay linh mục là người đại diện đức Kitô đòi trước đó phải có tiếng Xin Vâng của đức Maria lúc Truyền Tin và dưới chân thánh giá. Chính nhờ có đức tin này của đức Maria mà giáo hội phẩm trật đã làm cho hy lễ của đức Kitô thành hiện thực (present).

2. Thời ta, ngay những đại biểu sáng giá nhất của thần học Thánh Thể, ở một mức độ nào đó, cũng vẫn loay hoay ở chỗ nhấn mạnh đến khía cạnh chủ quan, nhân học của nó. Hiển nhiên, bên trong hành động Thánh Thể, chúng ta có quyền chú tâm tới việc dâng hiến chúng ta như của lễ hiệp nhất với của lễ của đức Kitô. Tuy thế, ta thường hay quên cái mầu nhiệm đáng kính sợ trong lễ hy sinh của đức Kitô mà ta muốn hiệp nhất với chính việc dâng mình của ta. Nếu thực sự ta có ý “làm việc này để nhớ” đến Ngài, ta không nên e dè tham dự vào cái vực thẳm khôn dò của nỗi thống khổ và tình yêu của đức Giêsu, vào việc Ngài vác lấy gánh nặng tội lỗi của ta và vào tình yêu của Ngài dành cho Chúa Cha dù bị Chúa Cha bỏ rơi. Trong tình yêu của Ngài, đức Giêsu cảm tạ Chúa Cha đã cho phép Ngài đổ mình ra đến cái cực điểm chết cho chúng ta trên thánh giá. Ta được mời gọi tham dự vào của lễ “cho chúng tôi” (“pro nobis”) đầy kinh hãi và đáng sợ của đức Giêsu. Tóm lại, Balthasar mời gọi ta đi quá cái nhìn thường tình của ta về Thánh Thể, đừng nhìn nó chủ yếu như việc diễn lại một cách bí tích việc chúng ta dâng hiến ta trong hiệp nhất với đức Kitô để tham dự tích cực vào chính hy lễ của Ngài.

3. Cái nhìn phác họa trên đây về cách Thánh Lễ Mi-Sa trở nên hy lễ của Giáo hội như thế nào đã có những hệ quả đại kết quan trọng. Balthasar muốn chứng minh rằng cộng đoàn phụng vụ không thêm gì có gía trị cứu chuộc vào hy lễ của đức Kitô. Họ tham dự vào hy lễ ấy một cách tiếp nhận linh hoạt (active receptivity), qua việc tham dự vào lời Xin Vâng của đức Maria, vào việc Ngài thuận tình với hy lễ của Con mình. Người Công giáo không nên coi Thánh Lễ như “việc thánh thiện” (good work) về phía Giáo hội, nhưng phải như một hành vi đức tin tinh ròng mà linh hoạt. Đồng thời, người Thệ Phản cũng được mời gọi tái thẩm định vai trò của đức Maria để họ có thể thấy ra trong đấng Immaculata (Vô Nhiễm Thai), cái mẫu mực và sự tròn trịa trong đức tin của Giáo hội.

Ngay cả khi Balthasar không minh nhiên nói ra ý nghĩa đại kết, ông cũng cho thấy mối liên kết nội tại giữa Thánh Thể hiểu như lễ tạ ơn, và Thánh Thể hiểu như lễ hy sinh chuộc tội. Người Thệ Phản không phản đối việc gọi lễ Mi-Sa là hy lễ chúc tụng và tạ ơn, nhưng cho đến nay, khá nhiều thần học gia Thệ Phản vẫn coi việc người Công Giáo hiểu đặc tính chuộc tội của thánh lễ đó như một thứ xúc phạm đến ý nghĩa hy sinh vĩnh viễn của thánh giá. Balthasar muốn chứng minh rằng hai khía cạnh ấy không tách biệt được: đức Giêsu cảm tạ Chúa Cha đã cho Ngài được hiến mình dưới hình thức của ăn thức uống cho chúng ta làm lễ hy sinh phổ quát chuộc tội và đền tội thay. Việc chúc tụng và tạ ơn của Ngài gói ghém và định nghĩa ra việc tự hiến để tha tội của Ngài. Như thế, Thánh Thể không thể tham dự vào một khía cạnh của hy lễ này mà lại không đồng thời bao hàm khía cạnh kia.

Cũng thế, sứ mệnh sai đi của các Kitô hữu muốn mô phỏng cuộc đời trên dương thế này theo Thánh Thể cũng buộc phải bao gồm một cách không phân chia cả việc tạ ơn và chúc tụng lẫn đền tội thay và cứu chuộc. Họ tạ ơn Thiên Chúa không những vì những điều thiện hảo của sáng tạo và vì ơn phúc được tham dự vào chính sự sống Ba Ngôi của Thiên Chúa, nhưng họ cũng kết hiệp nỗi thống khổ của họ vào nỗi thống khổ của đức Kitô để lễ hy sinh đền tội thay và cứu chuộc của đức Kitô trở nên hữu hiệu cho chính họ và cho những ai ủy thác cho họ chăm sóc cũng như cho toàn thế giới.

4. Tư tưởng của Balthasar về khía cạnh vũ trụ (cosmic) của Thánh Thể (hiểu như việc Chúa Con Nhập Thể, Đầu và Chi Thể, hoàn lại Chúa Cha trong tạ ơn toàn bộ sáng thế đã được dựng nên trong Ngài) có khá nhiều hạt mầm thông sáng quan trọng nhưng chưa được ông khai triển. Chúng tôi cố gắng đưa ra vài điểm để chúng ta cùng suy tư.

Trong những tiếp cận thông thường thời hậu công đồng Triđentinô về Thánh Thể, việc hoàn lại toàn bộ sáng thế cho Chúa Cha gồm luôn vũ trụ vật chất là điều khó mà quan niệm được, nếu không muốn nói là không thể quan niệm được. Vì nền thần học ấy khước từ bất cứ bình diện thực tại nào cho loại hình vật chất của bánh và rượu được truyền phép; nền thần học ấy nghĩ rằng điều xem ra là bánh và rượu thực sự không phải là bánh và rượu nữa. Cái dáng vật chất đánh lừa (false appearances) kia không thể biểu tượng cho việc hoàn trả vũ trụ vật chất cho Chúa Cha được. Tuy nhiên, siêu hình học của Balthasar, nếu được khai triển thêm, có thể đưa lại những biểu thức rõ hơn về khía cạnh vũ trụ của Thánh Thể. Nếu hữu thể, tương tự nhau ở mọi bình diện, kéo theo cả sự phong phú lẫn sự nghèo nàn hay đúng hơn một sự phong phú hệ ở sự nghèo nàn của nó theo nghĩa, ở những bình diện khác nhau và theo những cách khác nhau, hữu thể ấy tự làm rỗng (self-emties) mình vì một hữu thể mới, và chính trong việc tự làm rỗng mình này mà hữu thể ấy đạt tới sự hoàn thiện của mình, thì việc truyền phép Thánh Thể và viêc dâng lễ sau đó thực sự có thể tượng trưng cho việc hoàn trả tạo vật vật chất trên một bình diện siêu việt cho Chúa Cha. Lúc ấy, sự “nghèo nàn” hữu thể của bánh và rượu là điều kiện siêu hình cho phép lạ hóa thể (transubstantiation) xẩy ra. Nói cách khác, qua ngôn từ sáng tạo của đức Kitô và trong quyền lực Chúa Thánh Thần, bánh và rượu trên bàn thờ không còn hiện diện trong chính chúng nữa, nhưng chúng đã trở thành các dấu chỉ thông truyền thực sự của thân xác chịu đóng đinh và sống lại của đức Giêsu Kitô. Trong hành động hóa thể vừa do Chúa vừa do Giáo hội (divine-ecclesial), bánh và rượu không bị vô hư hóa hay mất hết mọi thực tại tính; trái lại, chúng được nâng lên trên chính chúng để trở thành “bánh sự sống” và “chén cứu độ muôn đời”. Trong tư cách Mình và Máu Chúa chịu đóng đinh và sống lại, giờ đây chúng là của “ăn đích thực” và của “uống đích thực”. Sự kiện các phẩm tính thực nghiệm của bánh và rượu vẫn còn đó không phải là cách đánh lừa đầy đạo hạnh của Thiên Chúa nhưng có nghĩa là đức Giêsu Kitô hiện diện với chúng ta như của ăn và của uống. Chính trong nghĩa này, Thánh Thể tượng trưng và dự phóng trước việc hóa dung (transfiguration) toàn bộ vũ trụ vật chất và việc hoàn trả vũ trụ ấy cho Chúa Cha trong đức Kitô.

Khía cạnh vũ trụ này của Thánh Thể soi sáng một khía cạnh khác trong sứ vụ sai đi của Kitô hữu nơi trần thế này, một khía cạnh đầu tiên được phát biểu rõ trong Gaudium et Spes (Vui Mừng và Hy Vọng), và sau đó được đức Gioan Phaolô 2 trích dẫn trong thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Lo Lắng Công Tác Xã Hội): Cùng với mọi người thiện chí, chúng ta, người Kitô hữu, phải hành động cho tiến bộ nhân bản (cải thiện các điều kiện nhân bản của nghèo đói, bệnh tật, tranh chấp vũ trang và các hình thức sự ác khác). Nhưng ngay những cố gắng vĩ đại nhất của chúng ta cũng chỉ đưa lại chất thể cho trời mới và đất mới mà Thiên Chúa sẽ tạo ra lúc tận cùng của lịch sử, hệt như trong Thánh Thể, sự đóng góp của chúng ta chỉ có thể bao gồm việc chuẩn bị của lễ bánh và rượu cho việc truyền phép của Thiên Chúa mà thôi.

III.Theo Viễn Tượng Thần Luận Lý

Theo chúng tôi biết, Balthasar không khai triển một khảo luận minh nhiên nào về thần luận lý của Thánh Thể nhưng vốn xem sét thần luận lý của Thánh Thể bên trong diễn trình toàn bộ của Nhập Thể và Cứu Chuộc. Tuy thế, điều ta cần làm ở đây chỉ là minh giải điều đã ẩn tàng trong tư tưởng của Balthasar mà thôi. Tình yêu Thiên Chúa từng tỏ mình ra trong Thánh Thể vượt quá giới hạn bất cứ hiểu biết nào của con người. Thế nhưng, đối với những ai phó mình cho Chúa Thánh Thần làm việc bên trong trái tim họ, thì Ngài sẽ soi sáng cho họ thấy cái chiều sâu tối hậu của tình yêu sáng thế và cứu thế cũng như ý nghĩa của mọi thực tại. Bắt đầu với phản ứng của các môn đệ đối với bài nói về Thánh Thể của đức Giêsu tại Ca-pa-na-um qua suốt nhiều thế kỷ đến tận thời ta, Thánh Thể vẫn luôn là “đường cách phân lục địa”: đối với người này, nó là trở ngại lớn chống lại đức tin, nhưng đối với người kia, nó lại là chứng cớ hùng hồn nhất của thực tại tình yêu Thiên Chúa. Là trở ngại, vì nó cho thấy cái vực thẳm tối hậu của lòng khiêm nhường nơi Thiên Chúa: Ngài che dấu không những sự uy nghi thần thánh của Ngài như Ngài đã làm lúc sống trên dương gian và lúc chịu đóng đinh, mà còn che dấu cả nhân tính của Ngài nữa. Ngài trở nên như một “đồ vật”, một mẩu bánh hay một vài giọt rượu, không còn sự hạ nhân phẩm nào tệ hơn thế! Trong trạng huống Thánh Thể, Ngài hoàn toàn yếu đuối và hoàn toàn lệ thuộc chúng ta. Ngài từng trao mình cho những Giuđa và những Phêrô của Giáo hội Ngài, Ngài có thể bị chà đạp hay phạm thượng hoặc yêu mến và thờ lạy. Ta hãy cân nhắc nhận xét của Calvin: “Nếu ta đặt Ngài dưới những yếu tố dễ hư nát của dương gian… ta sẽ hủy diệt tận cùng niềm vinh quang của Lên Trời” (Tiểu Luận về Bữa Tiệc Ly của Chúa).

1. Tuy nhiên, nếu ta chấp nhận luận lý học trong tình yêu Thiên Chúa, một luận lý học vốn vượt quá các giới hạn của luận lý học con người nhưng cùng một lúc thỏa mãn khát vọng thâm sâu nhất trong tình yêu con người, ta sẽ nhìn ra, trong Thánh Thể, chính cái ánh sáng dấu ẩn của tình yêu Thiên Chúa, niềm vinh quang của Lên Trời, một vinh quang chỉ được mạc khải cho những con mắt đức tin. Chính sự Phục sinh và Lên trời của đức Giêsu, sự biến hóa nhục thân Ngài bởi Chúa Thánh Thần, đã giúp Ngài ở với chúng ta một cách vừa vượt quá các giới hạn không gian và thời gian vừa đảm bảo với chúng ta Ngài sẽ hiện diện tại bất cứ thời điểm nào và nơi chốn nào, mỗi khi ta cử hành Thánh Thể. Ngài hiện diện không những với chúng ta mà còn vào trong chúng ta trong thực tại nhân thần của Ngài, trong trạng thái hiến tế cho Chúa Cha, để, như lời thánh Inhaxiô thành Antôkia, sự hiệp nhất của ta với Ngài có thể trở nên vừa nhục thân vừa thiêng liêng.

Luận lý học con người không thể giải thích được điều trên. Thế nhưng nó có thể cho ta thấy sự hiện diện vô cùng đơn giản và vô cùng thân mật kia của toàn diện con người đức Kitô trong ta là điều tình yêu của con người, trong giây phút cao thượng nhất, từng khát mong nhưng không thể đạt được. Các cặp tình nhân cố gắng hoài công hiến tặng người yêu không phải chỉ là cái biểu trưng cho mình mà là chính cái chân thân tâm sinh lý (psychosomatic) của mình. Chỉ một mình Thiên-Chúa-làm-người mới thực sự có thể hiến trọn con người Ngài cho từng chi thể một của Cô Dâu Ngài là Giáo hội.

2. Chân lý cho rằng các yếu tố vật chất của bánh và rượu đã biến thành nhân tính bị đóng đinh và được hiển vinh của Chúa chúng ta có liên quan đặc biệt với bầu khí trí thức hôm nay, một bầu khí trong đó, vũ trụ vật chất (mà thân xác chúng ta là một thành phần), đối với người không tin, có thể là một đe dọa sống chết cho cuộc hiện sinh của họ. Việc hoàn cầu nóng lên, các cơn bão trên mặt trời, các sao chổi trên đường có thể đâm vào hành tinh trái đất chúng ta, cái già nua ngày một rõ của vũ trụ, là cái, ở một điểm nào đó, kết cục sẽ đem lại cái chết rực lửa cho mọi sinh vật, thẩy đều là những viễn tượng ta không thích đối diện, nhưng dù cho có cố gắng dập tắt, chúng vẫn lẩn quẩn trong tiềm thức ta. Hơn nữa, mọi yếu tố từ bên ngoài đi vào cơ thể ta đều có thể mang theo nó cái nguy cơ của một cơn bệnh chết người. Như thế, thế giới vật chất xem ra hoàn toàn nhửng nhưng, nếu không muốn nói là thù địch, đối với số mệnh bản thân ta. Nếu chỉ dựa vào các dữ kiện của khoa học tự nhiên, một triết gia chỉ có thể xác nhận sự hiện hữu của một lý trí sáng tạo đầy quyền năng, nhưng không thể xác nhận được gì về sự hiện diện của một Thiên Chúa yêu thương, đấng hướng dẫn cuộc sống bản thân của ta đến chung cuộc hạnh phúc. Trong bối cảnh cái “lo lắng” (“angst”) hiện sinh ấy, khía cạnh vũ trụ luận của Thánh Thể quả có một ánh sáng mới. Không phải chỉ cuộc phục sinh trong thân xác đức Kitô, nhưng cả sự hiện diện của Ngài, tỏa sáng qua các yếu tố được truyền phép, đã mạc khải và bảo đảm với chúng ta rằng vũ trụ vật chất của chúng ta và chính thân xác chúng ta không bị loại ra ngoài chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Trái lại, theo những cách thế khác nhau, cả thân xác sống lại, được thiêng liêng hóa, nhưng vẫn còn là vật chất của đức Kitô lẫn các yếu tố đã được truyền phép của bánh và rượu đều mạc khải và thông truyền cho ta sự hiện diện đầy chữa lành, đầy bản thân của Thiên Chúa Ngôi Con. Qua Ngài, thân xác ta sẽ được biến đổi và được đặt trong một thế giới vật chất cũng đã biến đổi, một tạo dựng mới có tính cánh chung, nơi đức Kitô sẽ là tất cả trong tất cả (Col 3:11).

(1)   Thuật ngữ “về nguồn” (ressourcement=trở về nguồn đức tin và đời sống Kitô giáo) do thần học gia Y. Congar O.P. tạo ra. Thuật ngữ này đã trở thành khẩu hiệu của phong trào canh tân thánh kinh học, giáo phụ học và phụng vụ học trong Giáo hội trước thời Công đồng Vaticanô 2. Tuy nhiên, trong thập niên đầu sau Công đồng, nó đã bị lãng quên, nhường chỗ cho việc mở cửa một chiều đối với thế gian.


Nguồn: VietCatholic