Trang

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI : CHƯƠNG 19 (Chương kết)




MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI : CHƯƠNG 19 (Chương kết)

19
SỨ ĐIỆP
CỦA THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
VỀ LỜI CHÚA
Tháng mười năm 2008, các nghị phụ Thương Hội Đồng, kết thúc Đại Hội thường lệ lần thứ XII của Thượng Hội Đồng Giám Mục, quy tụ quanh Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI, để suy nghĩ về chủ đề Lời Chúa trong cuộc sống và trong sứ vụ của Giáo Hội, đã công bố một sứ điệp nhấn mạnh đến vị trí trung tâm của Lời này trong đời sống của mọi ki-tô hữu.
Trong bản văn rất phong phú này, Thượng Hội Đồng đã bắt bầu bằng cách nhắc lại lời kêu gọi xưa kia: “Thật vậy, lời đó ở rất gần anh (em), ngay trong miệng, trong lòng anh (em), để anh (em) đem ra thực hành” (Đnl 30, 14). “Hỡi con người, tất cả những lời Ta phán với ngươi, hãy ghi lòng tạc dạ và nghe cho tỏ” (Ed 3, 10).
Một lời từ khởi đầu tạo dựng và lịch sử nhân loại
Trong giai đoạn thứ nhất, các nghị phụ Thượng Hội Đồng, trở về hừng đông cuộc tạo dựng vũ trụ và lịch sử dân Chúa, nhắc nhớ việc Chúa đã tự mạc khải mình qua một lời sáng tạo, Người đã xé tan sự thinh lặng của hư không để làm nên vũ trụ như thế nào: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Thiên Chúa phán: "Phải có ánh sáng." Liền có ánh sáng” (St 1, 1.3); “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1, 1.3)…
Lời này của Chúa cũng là nguồn gốc của nhân loại. Từ khi người nam và người nữ xuất hiện, được dựng nên “theo hình ảnh và giống Chúa” (St 1, 27), có khả năng đi vào đối thoại với Đấng Tạo Hóa của mình hoặc tách rời xa Người, Lời Chúa đi vào dòng lịch sử … Nhờ sự hiện diện của Thánh Linh, Lời này của Chúa, hữu hiệu, sáng tạo và cứu độ, đi vào lòng người để qua các biến cố biện phân ý định tình yêu của Chúa, Đấng muốn cứu độ con người.
Một giai đoạn đã được vượt qua với Lời đã được viết ra, sự xuất hiện Kinh Thánh dưới hình thức văn tự là “chứng từ” của Lời Thiên Chúa. Kinh Thánh là ghi nhớ theo qui điển, lịch sử và văn chương đã xác nhận biến cố Mạc Khải. Như vậy Lời này của Chúa đi trước và vượt trên Kinh Thánh… Đức tin của chúng ta không chỉ dựa trên một cuốn sách nhưng trên một lịch sử cứu độ và, cuối cùng, một Con Người, Chúa Giê-su Ki-tô, Lời của Thiên Chúa làm người. Một lịch sử, nguồn mạch của Truyền Thống được linh hứng, được đọc lại, được giải thích “trong ánh sáng của Thánh Linh” và Giáo Hội là người canh giữ được linh hứng.
“Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1, 27).
Khuôn mặt của Lời: Chúa Giê-su Ki-tô
“Ngôi Lời (Logos) đã làm người”… Đó là tâm điểm của đức tin Ki-tô giáo. Lời hằng hữu và của Thiên Chúa đi vào trong không gian và trong thời gian, nhận lấy một khuôn mặt và chấp nhận căn tính nhân loại. Chúa Ki-tô là “Ngôi Lời ở với Thiên Chúa và là Thiên Chúa”. Người là “hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo” (Cl 1, 15). Nhưng Người cũng là Giê-su Na-da-rét… nói một ngôn ngữ địa phương và sống theo một phong hóa nhất định, phong hóa của người Do-thái. Như thế Lời Thiên Chúa đã trở nên một con người mỏng manh và có thể chết, trở nên lịch sử và nhân loại. Người là Đấng mạc khải vị Thiên Chúa mà chưa hề một ai thấy (x. Ga 1, 18: Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ).
Truyền thống Ki-tô giáo thường đặt song đôi Lời Chúa trở thành người và cũng chính Lời này trở thành “Sách”. Thân mình của Con là Kinh Thánh được chuyển trao cho chúng ta”. Quả thực, Kinh Thánh cũng là “thịt”, là “chữ”: được diễn đạt trong những ngôn ngữ riêng, trong những hình thức văn chương và lịch sử, trong những khái niệm có liên hệ tới một nền văn hóa: Kinh Thánh bảo tồn những biến cố thường rất đau thương, các trang Kinh Thánh ghi đầy máu và bạo lực; vang vọng tiếng cười của nhân loại, tràn đầy nước mắt, qua đó lời cầu của những người bất hạnh, niềm vui của những người yêu nhau vang lên.
Chiều kích “thân xác” này đòi cần phải có một phân tích lịch sử và văn chương qua các phương cách và cách tiếp cận của khoa chú giải Kinh Thánh. Tất cả độc giả của Sách Thánh, dù là những người đơn sơ nhất, đều phải có một kiến thức nào đó về bản văn thánh, bằng cách nhớ rằng Lời đã mặc lấy những lời cụ thể mà Lời phải lệ thuộc vào và thích ứng với những lời cụ thể đó để nhân loại có thể nghe được và hiểu được…
Đó là một công việc cần thiết: nếu gạt bỏ nó, người ta sẽ rơi vào chủ thuyết cơ yếu là chủ thuyết thực tế chối bỏ sự nhập thể của Lời Thiên Chúa trong lịch sử, và không nhận rằng Lời này được diễn tả trong Kinh Thánh theo ngôn từ nhân loại, là thứ ngôn từ cần phải được tìm tòi, học hỏi và hiểu biết; và chủ thuyết này không biết rằng sự linh hứng của Thiên Chúa không xóa bỏ căn tính lịch sử và cá tính riêng của các tác giả nhân loại. Tuy nhiên Kinh Thánh cũng là Ngôi Lời vĩnh cửu và thần thiêng và chính vì thế Kinh Thánh đòi hỏi phải hiểu cách khác do Chúa Thánh Thần ban cho để khám phá ra chiều kích siêu việt của Lời Thiên Chúa, hiện diện trong các lời con người.
Do đấy cần phải có “Truyền Thống sống động của toàn thể Giáo Hội” và đức tin để hiểu được Sách Thánh cách thống nhất và trọn vẹn. Nếu người ta chỉ dừng lại ở “nghĩa chữ”, Kinh Thánh sẽ chỉ là một tài liệu của quá khứ… Đàng khác, nếu gạt bỏ sự Nhập Thể, người ta sẽ rơi vào sự hàm hồ của chủ thuyết cơ yếu hoặc rơi vào một thứ chủ thuyết duy linh hoặc tâm lý mông lung. Do đấy sự hiểu biết về chú giải phải được lồng vào trong truyền thống thiêng liêng và thần học một cách chặt chẽ để thống nhất về thiên tính cũng như nhân tính nơi Chúa Giê-su và Sách Thánh không bị phá vỡ.
Trong sự hài hòa được tìm lại này, khuôn mặt của Chúa Ki-tô rạng ngời trọn vẹn và sẽ giúp chúng ta khám phá ra một tính thống nhất khác sâu xa và mật thiết hơn của Sách Thánh… trong chỉ một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và nhân loại, trong ý định duy nhất của ơn cứu độ. “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Ðấng thừa hưởng muôn vật muôn loài” (Hr 1, 1-2).
Theo cách đó, Chúa Ki-tô soi chiếu ánh sáng của Người trên dòng lịch sử cứu độ và mạc khải sự liên kết, ý nghĩa của lịch sử. Người là dấu ấn, “An-pha và Ô-mê-ga (Kh 1, 8), của một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và thụ tạo của Người được công nhận trong Kinh Thánh. Chính trong dấu ấn chung kết này mà “Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh” (Lc 24, 27).
Nhà của Lời: Giáo Hội
Như trong Cựu Ước, sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa đã xây dựng nhà mình trong thành trì nhân loại (x. Cn 9, 1: Đức Khôn Ngoan đã xây cất nhà mình”), cũng thế Lời Chúa có nhà của mình trong Tân Ước: đó chính là Giáo Hội có mẫu mực trong cộng đoàn mẹ tại Giê-ru-sa-lem. Giáo Hội được xây trên nền móng Phê-rô và các tông đồ và hôm nay, nhờ các giám mục hiệp thông với đấng kế vị của thánh Phê-rô, tiếp tục là người canh giữ, loan truyền và giải thích Lời. Thánh Lu-ca, trong Công Vụ Tông Đồ, đã vạch ra bốn cột trụ lý tưởng: “Họ chuyên cần nghe các Tông Ðồ giảng dạy, hiệp thông với nhau, tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện” (Cv 2, 42).
Trước hết, đó là sự rao giảng tông đồ về Lời Chúa. Từ Giáo Hội, tiếng của vị thủ lãnh đề nghị với hết mọi người, lời rao giảng đầu tiên và nền tảng của chính Chúa Giê-su lúc khởi đầu sứ vụ công khai: “Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1, 15). Các tông đồ loan báo sự khai mạc của triều đại Thiên Chúa, và như vậy, rao giảng về sự can thiệp quyết định của Chúa trong lịch sử nhân loại, rao giảng về cái chết và sự phục sinh của Chúa Ki-tô… Tiếp đến, trong Giáo Hội vang lên việc dạy giáo lý, nhằm giúp ki-tô hữu tìm hiểu sâu xa “về mầu nhiệm Chúa Ki-tô”, theo ánh sáng của Lời.
Nhưng đỉnh điểm của việc rao giảng nằm ở bài giảng, mà ngày nay đối với nhiều ki-tô hữu, vẫn còn là lúc quan trọng để gặp gỡ với Lời Chúa. Trong công việc này, thừa tác viên cũng phải biến đổi mình thành ngôn sứ. Quả vậy, nhờ một ngôn từ rõ ràng, quả quyết và chính yếu, ông phải loan báo những công việc lạ lùng của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ, qua việc đọc rõ ràng và sinh động bản văn Kinh Thánh được phụng vụ đề nghị. Ông cũng phải cập nhật những công việc này, tùy theo thời buổi và khung cảnh   sống của những người đang lắng nghe, đồng thời khơi dậy trong lòng thính giả thao thức hối cải và dấn thân đích thật: “Nghe thế, họ đau đớn trong lòng, và hỏi ông Phêrô cùng các Tông Ðồ khác: "Thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm gì?” (Cv 2, 37).
Vậy việc loan báo, dạy giáo lý, rao giảng đòi hỏi phải đọc, hiểu, cắt nghĩa và giải thích: có sự ràng buộc cả tâm lẫn trí. Như vậy trong việc rao giảng đòi phải có hai tác động. Tác động thứ nhất là phải tìm về cội rễ của các bản văn thánh, những biến cố, những trình thuật làm nên lịch sử cứu độ, để hiểu đúng nghĩa và hiểu được sứ điệp của nó. Tác động thứ hai đi xuống hiện tại, cuộc sống đời thường của người nghe và đọc, luôn luôn theo ánh sáng của Chúa Ki-tô, là sợi dây sáng ngời nối kết Sách Thánh… Chính đó là điều mà phó tế Phi-líp-phê đã làm ở Ga-da trên đường về Giê-ru-sa-lem với ông quan người Ê-thi-óp:
“Ngài có hiểu điều ngài đọc không? Ông quan đáp:  Mà làm sao tôi hiểu được, nếu không có người dẫn giải?” (Cv 8, 30-31).
Điểm tới là cuộc gặp gỡ trọn vẹn với Chúa Ki-tô trong bí tích. Cột trụ thứ hai chống đỡ tòa nhà Giáo Hội, Nhà của Lời Chúa, được trình bày như thế.
Câu chuyện Em-mau (x. Lc 24, 13-35) được lập lại khi, mọi ngày trong các nhà thờ của chúng ta, trên bàn thờ, việc bẻ bánh thánh thể nối tiếp lời giảng của Chúa Giê-su về Mô-sê và các ngôn sứ. Đó là thời khắc đối thoại thân tình của Thiên Chúa với dân Người; đó là việc ký kết Giao Ước Mới trong máu Chúa Ki-tô (x. Lc 22, 20). Đó là công việc cuối cùng của Ngôi Lời hiến mình thành của ăn nhờ thân xác Người được hiến tế; đó là nguồn mạch, là chóp đỉnh của cuộc sống và sứ vụ của Giáo Hội.
Chính vì lý do này mà Công Đồng Vaticanô II, trong một đoạn văn rất xúc tích, đã tuyên bố: “Giáo Hội luôn tôn kính Thánh Kinh như chính Thân Thể Chúa, nhất là trong Phụng Vụ Thánh, Giáo Hội không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ bàn tiệc Mình Chúa Ki-tô để ban phát cho các tín hữu”   …
Cột trụ thứ ba của tòa nhà thiêng liêng của Giáo Hội, nhà của Lời, được thiết lập bởi kinh nguyện, gồm – như thánh Phao-lô đã nhắc đến – “những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng” (Cl 3, 16). Đó là vị trí ưu việt của Phụng Vụ các Giờ Kinh, kinh nguyện tuyệt vời của Giáo Hội, hòa điệu với ngày, mùa của năm phụng vụ Ki-tô giáo, đặc biệt với các thánh vịnh cống hiến cho giáo dân một thức ăn thiêng liêng hằng ngày.
Rồi Thượng Hội Đồng ca ngợi về Lectio divina. Ngoài Phụng Vụ các Giờ Kinh và cử hành Lời Chúa trong cộng đoàn, Truyền Thống đã đưa vào việc thực hành Lectio divina, đọc lời Chúa trong Chúa Thánh Thần với tư thế cầu nguyện, có thể mở ra cho tín hữu kho tàng Lời Chúa và, nhờ đó, tạo nên cuộc gặp gỡ với Chúa Ki-tô, Lời sống động của Thiên Chúa.
Tiếp đến Thượng Hội Đồng nêu lên như mẫu gương cho người đọc dùng Lời Chúa để cầu nguyện, khuôn mặt của Mẹ Ma-ri-a, Mẹ của Chúa, là người “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2, 19; x. 2, 51)… Người ta cũng có thể trình bày cho tín hữu đọc Kinh Thánh, thái độ của Ma-ri-a, em gái Mác-ta, là người ngồi bên chân Chúa để nghe Chúa nói (x. Lc 10, 38-42).
Lời, nguồn của hiệp thông huynh đệ
Cuối cùng chúng ta đang đứng trước cột trụ cuối cùng nâng đỡ Giáo Hội, ngôi nhà của Lời: sự thông hiệp huynh đệ (koinonía). Như Chúa Giê-su đã nhắc nhở, để trở thành anh chị em của Người, cần phải là “những người nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8, 21). Lắng nghe chân thực, đó chính là: tuân phục và làm nảy sinh trong cuộc sống của mình đức công bình và tình yêu; trong cuộc sống của mình và trong xã hội luôn cống hiến một chứng từ hợp theo lời mời gọi của các ngôn sứ, chứng từ này luôn kết hiệp Lời Chúa và cuộc sống, đức tin và lòng ngay thẳng, phụng tự và dấn thân hoạt động xã hội.
Đó là điều Chúa Giê-su đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần, sau lời căn dặn thời danh trong bài giảng trên núi: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu” (Mt 7, 21)! Lời trở thành cuộc sống phải thấy ngay được và đọc được trên mặt và trên đôi tay của người tin, chứng nhân của Lời Chúa. Trong ngôi nhà của Lời, chúng ta cũng gặp được các anh chị em thuộc các Giáo Hội và các cộng đoàn giáo hội khác, dù còn có những cách biệt, cũng chia sẻ với chúng ta về niềm tôn kính và yêu mến Lời Chúa, là nguyên lý và nguồn mạch của sự hiệp nhất đầu tiên và đích thật, cho dù chưa tròn đầy.
Những con đường mới của Lời: sứ vụ
Trong thành phố tân tiến, đã bị tục hóa, trong các công viên và trên các đường phố, dường như có một hơi thở ẩn kín, một hy vọng đang nảy mầm, một rên rỉ đợi chờ. Như chúng ta đọc thấy trong sách ngôn sứ A-mốt: “Ðây sắp đến những ngày - sấm ngôn của Ðức Chúa là Chúa Thượng - Ta sẽ gieo nạn đói trên xứ này, không phải đói bánh ăn, cũng không phải khát nước uống, mà là đói khát được nghe lời Ðức Chúa” (Am 8, 11). Chính sứ vụ rao giảng tin mừng của Giáo Hội muốn đáp ứng cái đói này.
Chúa Ki-tô phục sinh, kêu gọi các tông đồ, còn do dự, đi ra khỏi những hạn giới được bảo toàn trong chân trời riêng của các ông: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 19-20). Tất cả Kinh Thánh có đầy những lời kêu gọi “đừng nín lặng”, “hãy hô to”, “loan báo Lời lúc thuận tiện cũng như lúc bất tiện”, trở thành những lính canh xé tan sự thinh lặng dửng dưng.
Ngày nay, sự thông giao liên lạc, rất rộng mở, bao trùm toàn trái đất. Và lời kêu gọi của Chúa Ki-tô có một sắc thái mới: “Ðiều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng” (Mt 10, 27)… Tiếng của Lời Chúa cũng phải vang dội qua sóng truyền thanh, truyền hình, mạng lưới “internet”, qua các CD, DVD, MP3 v.v…, tiếng Chúa phải xuất hiện trên các màn ảnh TV, trong rạp chiếu bóng, trên báo chí, trong các cuộc hội thảo, các biến cố về văn hóa và xã hội…
Trong việc loan truyền về Nước Chúa, ngôn từ của Chúa Giê-su không bao giờ lướt qua trên đầu những người nghe, qua việc dùng một thứ ngôn từ mơ hồ, trừu tượng và huyền hoặc; trái lại Người thu hút cử tọa của Người, từ chính mảnh đất mà chân họ đang chôn chặt, để dẫn họ từ cuộc sống đời thường đến việc mạc khải cho họ về Nước Trời.
Chúa Ki-tô rảo bước dọc theo những con đường của phố thị chúng ta và dừng chân tại cửa nhà chúng ta: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3, 20). Gia đình là một không gian nền tảng mà Lời Chúa phải đi vào.
Vậy mỗi gia đình phải có cho được sách Kinh Thánh, giữ gìn cẩn thận, đọc Kinh Thánh và cầu nguyện; các thế hệ mới, các trẻ em và người trẻ, phải được giáo huấn hợp tầm và chuyên biệt, để say mê cảm nhận được khuôn mặt của Chúa Ki-tô, mở cửa trí khôn và con tim của họ…
Một Lời được gieo trong những mảnh đất khó
  Trong dụ ngôn người gieo giống, Chúa Giê-su nhắc nhở chúng ta rằng có những mảnh đất khô cằn, sỏi đá, và đầy gai góc bóp nghẹt (x. Mt 13, 3-7). Ai mạo hiểm lao mình trên đường đời cũng khám phá ra đầy đau khổ và nghèo khó, nhục nhã và áp bức, khai trừ và cùng khốn, bệnh tật thể xác và tinh thần, cô đơn. Nhiều người còn cảm thấy sự thinh lặng, sự vắng bóng bên ngoài và sự dửng dưng của Chúa đè nặng trên họ. “Lạy Chúa, Ngài quên con mãi tới bao giờ? Tới bao giờ vẫn còn ngoảnh mặt làm ngơ?” (Tv 13, 2). Và để kết thúc, mỗi người đều có trước mắt mầu nhiệm sự chết.
Tiếng thở than đau thương vĩ đại này bay từ đất lên thấu trời cao đã được trình bày liên tục trong Kinh Thánh, chính là điều đòi hỏi một đức tin có lịch sử và nhập thể. Tuy nhiên, trong Kinh Thánh, điều trổi vượt nhất vẫn là khuôn mặt Đức Ki-tô, Đấng đã khai mở sứ vụ công khai của mình bằng một loan báo đầy cậy trông cho những người cuối rốt trên cõi đất này: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4, 18-19)…
Ki-tô hữu có sứ vụ loan báo Lời Chúa đầy hy vọng này qua việc chia sẻ với người nghèo khổ, qua chứng từ niềm tin của mình đối với những lời của Đức Ki-tô: “Tất cả những ai đang vất vả mang gáng nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28).
Lời, đối thoại với Ít-ra-en và các truyền thống tôn giáo
Trên những nẻo đường trần thế, Lời Thiên Chúa sinh ra cho các ki-tô hữu chúng ta, một gặp gỡ nhiệt thành với dân tộc Do-thái mà chúng ta liên kết rất mật thiết với nhau, bởi có cùng nhận thức và yêu mến đối với Kinh Thánh Cựu Ước và bởi vì từ nơi Ít-ra-en “Chúa Ki-tô đã sinh ra theo xác thịt”. Kinh Thánh Hípri này cho phép chúng ta hiểu trọn vẹn khuôn mặt Chúa Ki-tô là Đấng đã nói: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn” (Mt 5, 17). Kinh Thánh tạo nên những con đường đối thoại với dân được Chúa chọn và “đã được Thiên Chúa nhận làm con, được Người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa” (Rm 9, 4), và cho phép chúng ta được làm giàu việc giải thích Kinh Thánh với những nguồn phong phú của truyền thống Do-thái.
Chúa “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tm 2,3-4). Là ki-tô hữu, xuyên suốt những nẻo đường trần thế, chúng ta cũng được mời gọi tôn trọng, đối thoại, với tất cả mọi người, nam cũng như nữ, thuộc các tôn giáo khác, là những người trung tín lắng nghe và thực hành những hướng dẫn trong các sách thánh của họ, khởi đi từ Hồi giáo là tôn giáo cho chúng ta chứng tá về một niềm tin chân thành nơi một Thiên Chúa Duy Nhất, “biết cảm thương và nhân hậu”
Vả lại, ki-tô hữu còn thấy liên hệ với những truyền thống tôn giáo lớn của Đông Phương, qua các văn bản thánh thiêng của họ, đã dạy chúng ta biết tôn trọng sự sống, việc chiêm niệm, thinh lặng, đơn sơ, từ bỏ, như thấy trong Phật giáo. Hoặc, như trong Ấn giáo, ca tụng cảm thức về sự thánh, hy sinh, hành hương, chay tịnh, là những biểu tượng linh thánh. Hoặc như trong Khổng giáo, dạy về sự khôn ngoan và những giá trị thuộc gia đình, xã hội. Đồng thời chúng ta cũng muốn chú tâm đến các tôn giáo truyền thống, với các giá trị thiêng liêng được diễn tả trong các nghi thức và trong văn hóa truyền khẩu, chúng ta cũng muốn nối kết với họ một cuộc đối thoại nghiêm chỉnh.
Ta cũng phải hoạt động với những người không tin nơi Chúa, nhưng cố gắng “thực thi công bình, quý yêu nhân nghĩa và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa của bạn” (Mk 6, 8) nhằm tạo lập một thế giới công bình và an hòa hơn; và chúng ta cũng phải làm chứng, qua đối thoại, để Lời Chúa có thể mạc khải cho họ những chân trời mới và cao cả của chân lý và tình yêu.
Thượng Hội Đồng cũng nhắc nhở Lời Chúa hôm nay vẫn còn là nguồn linh hứng cho nghệ thuật như thế nào. Lời Chúa có thể thanh luyện và làm cho phong phú các nền văn hóa khác, như lời Đức Gioan-Phaolô II đã tuyên bố với Hội Đồng Giám Mục Kenya trong chuyến tông du tại Châu Phi năm 1980: “Sự hội nhập văn hóa quả thực là một phản ánh của việc Ngôi Lời nhập thể khi một nền văn hóa, được biến đổi và tái sinh nhờ Phúc Âm, sẽ sản sinh ra trong chính truyền thống của họ những biểu hiện chân chính về sự sống, việc cử hành và suy tư mang tính chất Ki-tô giáo”.
KẾT LUẬN
“Rồi tiếng tôi đã nghe từ trời, lại nói với tôi và bảo: "Hãy đi lấy cuốn sách mở sẵn trong tay thiên thần đang đứng trên biển và đất". Tôi đến gặp thiên thần và xin người cho tôi cuốn sách nhỏ. Người bảo tôi: "Cầm lấy mà nuốt đi! Nó sẽ làm cho bụng dạ ông phải cay đắng, nhưng trong miệng ông, nó sẽ ngọt ngào như mật ong". Tôi cầm lấy cuốn sách nhỏ từ tay thiên thần và nuốt đi. trong miệng tôi nó ngọt ngào như mật ong, nhưng khi tôi nuốt rồi, thì bụng dạ tôi cay đắng” (Kh 10, 8-10).
Để kết luận, Thượng Hội Đồng mời gọi chúng ta, tất cả và mỗi người, tiến đến gần bàn tiệc Lời Chúa, để chúng ta được nuôi dưỡng bằng bàn tiệc này, vì Lời Chúa “ngọt ngào hơn mật ong, hơn mật ong nguyên chất” (Tv 19, 11)., và “là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119, 105), tuy nhiên Lời Chúa cũng như “lửa” (Gr 23, 29). Lời Chúa như mưa sa tắm gội đất đai và làm cho đất được phì nhiêu, làm sinh hoa kết trái, như thế cũng sẽ làm cho hoang mạc thiêng liêng khô cằn của chúng ta được nở hoa (x. Is 55, 10-11).
“Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tủy; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người” (Hr 4, 12).
Giờ đây chúng ta hãy giữ thinh lặng để lắng nghe, cho Lời Chúa có hiệu quả, và hãy tiếp tục giữ thinh lặng sau khi đã lắng nghe, để Lời này có thể tiếp tục ở lại, sống và nói với chúng ta. Chúng ta hãy làm cho Lời vang vọng ngay từ đầu ngày sống của chúng ta để Thiên Chúa có lời đầu tiên. Và hãy giữ Lời đó ở lại trong chúng ta cho đến chiều, để lời cuối cùng của ngày cũng là Lời của Chúa.
Nguồn: kinhthanh.org

MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI : CHƯƠNG 18


MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI : CHƯƠNG 18


MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI : CHƯƠNG 18


HIẾN CHẾ TÍN LÝ
VỀ MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA
Hiến Chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa (Dei Verbum), được Công Đồng Va-ti-ca-nô ban hành ngày 18 tháng 11 năm 1965, đã không gây chú ý cho các tín hữu công giáo bằng Hiến Chế về “Giáo Hội trong thế giới ngày nay” (Gaudium et Spes). Tuy nhiên theo các nhà phân tích, Hiến Chế này lại được coi như là linh hồn của Công Đồng, qua việc trở về nguồn mạch của đức tin: sự mạc khải của Thiên Chúa.
Và nếu bản văn này vẫn chưa thực sự trả lời cho những vấn nạn mà Luther nêu lên vào thế kỷ XVI về Mạc Khải và việc thông truyền mạc khải, thì cũng đã có một khúc quanh nhất định. Và sự trở về với nguồn mạch của Mạc Khải này sẽ làm sống động tất cả các chiều kích khác của đời sống dân Chúa: mục vụ, chú giải, thần học, phụng vụ, sứ vụ và ngay cả vấn đề đại kết.
Mạc Khải là một cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa
và con người hơn là một bài thuyết trình về tín lý
Ngay từ vào đề, Hiến Chế viết:
“Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mạc khải chính mình và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ý Ngài (…). Trong việc mạc khải này, với tình thương chan chứa của Ngài, Thiên Chúa vô hình ngỏ lời với loài người như với bạn hữu. Ngài đối thoại với họ để mời gọi và đón nhận họ chia sẻ cuộc sống của chính Ngài (…). Công cuộc mạc khải này được thực hiện bằng các hành động và lời nói liên kết mật thiết với nhau” (số 2).
Như vậy, trong Hiến Chế tín lý này Công Đồng rời bỏ một loại ngôn từ khép kín và quá chuyên về ý niệm, để quyết tâm tiếp nhận một thứ ngôn ngữ năng động. Mạc Khải được xét như Lời sinh động của Chúa hằng sống, nói với Giáo Hội sống động, gồm các phần tử sống động. Mạc Khải không là một toàn bộ những chân lý trừu tượng cần tiếp nhận bằng lý trí, nhưng bằng một đối thoại liên quan tới trái tim con người hơn là trí tuệ, một cuộc đàm thoại giữa một người Cha và con cái mà Người yêu thương, cho tham dự vào sự sống vĩnh cửu của mình.
Nếu cho rằng Mạc Khải là hoạt động giải phóng của Chúa, được thực hiện trong lịch sử bởi Lời của Người, chúng ta sẽ dễ phân biệt giữa điều là “chân lý mạc khải”, và điều được Giáo Hội soạn thành tín điều.
Chúa Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời nhập thể,
là hoàn thành lịch sử của Mạc Khải
Thiên Chúa không tự mạc khải mình qua một bài  thuyết trình triết lý về Hữu Thể tối cao, nhưng Người đi vào trong thông hiệp với chúng ta, trải qua lịch sử của dân Kinh Thánh, và nhất là qua biến cố Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời nhập thể của Người.
“Sau khi phán dạy nhiều lần, nhiều cách qua các Tiên Tri, nay là thời cuối cùng, Thiên Chúa đã nói với chúng ta qua Chúa Con" (Hr 1,1-2). Thực vậy, Ngài đã sai Con Ngài là Ngôi Lời vĩnh cửu, Ðấng sáng soi mọi người, đến sống giữa loài người và nói cho họ nghe những điều kín nhiệm nơi Thiên Chúa (x. Ga 1,1-18)” (số 4).
“Nhờ mạc khải này, chân lý thâm sâu về Thiên Chúa cũng như về phần rỗi con người, được sáng tỏ nơi Chúa Ki-tô, Ðấng trung gian, đồng thời là sự viên mãn của toàn thể mạc khải” (số 2).
Lịch sử theo Kinh Thánh đã cho thấy Thiên Chúa tự mạc khải mình như thế nào, Người đi vào đối thoại với dân của Người ra sao, trải qua các biến cố lịch sử của dân, đã được đọc và giải thích bởi những con người được Thánh Linh linh hứng: Áp-ra-ham, Mô-sê, các ngôn sứ.
Hiến Chế nhấn mạnh tính đồng nhất của Giao Ước Thứ Nhất và Tân Ước nơi Chúa Giê-su Ki-tô. Trong Giao Ước Thứ Nhất, Thiên Chúa tự mạc khải mình cách tiệm tiến, nhất là qua các ngôn sứ:
“Thiên Chúa đã dùng lời nói, việc làm mạc khải cho dân Ngài đã chọn để họ biết Ngài là Thiên Chúa độc nhất, chân thật và hằng sống, để Ít-ra-en nghiệm thấy đâu là đường lối Thiên Chúa đối xử với loài người, và để nhờ chính Ngài phán dạy qua miệng các Tiên Tri, ngày qua ngày, họ thấu hiểu các đường lối ấy cách sâu đậm và rõ ràng hơn. Vì vậy chương trình cứu độ được các thánh sử tiên báo, thuật lại và giải thích trong các sách Cựu Ước như là lời nói chân thật của Chúa. Bởi vậy các sách được Thiên Chúa linh ứng này luôn có một giá trị vĩnh viễn (…). Lý do sự hiện hữu của chương trình cứu rỗi thời Cựu Ước, là để chuẩn bị và tiên báo ngày xuất hiện của Chúa Ki-tô, Ðấng Cứu Chuộc muôn loài và ngày khai nguyên nước Thiên Sai (…) trình bày cho mọi người biết Thiên Chúa là ai và con người là ai. “Tuy có nhiều khuyết điểm và tạm bợ, nhưng các sách ấy minh chứng khoa sư phạm đích thực của Thiên Chúa” (số 14 và 15)
Trong Chúa Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời của Thiên Chúa, Giao Ước hóa thân làm người, Lời có một khuôn mặt. Hơn bao giờ, sự mạc khải của Thiên Chúa trước hết không là một diễn văn nhưng là một biến cố lịch sử. Chúa Giê-su Ki-tô mạc khải Thiên Chúa qua cách thế Người sinh ra, sống và chết không khác gì qua các lời Người nói. Sự Mạc Khải vừa là các sự kiện, cử chỉ, các hành động và vừa là những lời soi sáng lẫn cho nhau.
Mạc Khải trước hết không phải được coi như một sự dạy bảo về các học thuyết được huấn quyền chuyển trao, nhưng như một cuộc gặp gỡ cá nhân của Thiên Chúa Cha qua trung gian sự sống của Chúa Ki-tô và sự sống của Thánh Linh. Đó là một thay đổi quan trọng về viễn tượng để đối thoại đại kết. Bởi vì, theo sự trình bày truyền thống của thần học công giáo, người ta lẽ ra có thể chờ đợi tìm thấy (trong Hiến Chế này), trước tiên, một mục về Giáo Hội nhận và chuyển trao Mạc Khải, và chỉ sau đó mới đến một mục về niềm tin cá nhân tiếp nhận Mạc Khải.
Và thực tế, thì chính sự tiếp nhận của niềm tin cá nhân đã được bàn đến trước nhất trong Hiến Chế này. Nỗi lo, được biện minh hay không, về tính chủ quan và nghiên cứu tự     do đã trở thành quen đối với Giáo Hội Công Giáo khi nói  đến tiếp nhận Mạc Khải bằng hạn từ lụy phục quyền bính hơn là bằng hạn từ niềm tin cá nhân. Công Đồng, thoát khỏi tinh thần luận chiến đối với Tin Lành, đầu tiên trình bày ngay về niềm tin cá nhân tiếp nhận mạc khải của Thiên Chúa như thế nào:
“Phải bày tỏ "sự vâng phục của đức tin" (x. Rm 16,26; Rm 1,5; 2 Cor 10,5-6) đối với Thiên Chúa mạc khải. (…). Ðể được niềm tin này, cần có ân sủng Thiên Chúa đi trước giúp đỡ và sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần: Ngài thúc đẩy và quy hướng con tim về cùng Thiên Chúa, mở mắt lý trí và làm cho "mọi người cảm thấy dịu ngọt khi đón nhận và tin theo chân lý". Và để việc hiểu biết mạc khải được sâu rộng thêm mãi, cũng chính Chúa Thánh Thần không ngừng kiện toàn đức tin qua các ơn của Ngài” (số 5).
Không còn là vấn đề tiếp nhận Mạc Khải như một toàn bộ những chân lý cần chấp nhận, nhưng như một tiếp nhận tự do và cá nhân của con người của Chúa. Bởi đức tin, con người không mù quáng khuất phục một quyền bính áp đặt mình, nhưng bởi yêu mến, với lý trí và lòng muốn, tự do tán thành, chấp nhận mạc khải này của Chúa. Tán thành chấp nhận do ơn thánh hỗ trợ trước và do Thánh Linh, Đấng duy nhất có thể giúp đỡ tôi tiếp nhận sự mạc khải này của Chúa.
Các anh em Tin Lành thường nhạy cảm về vai trò của ơn sủng và về Thánh Linh, trong việc sinh trưởng của đời sống đức tin, hoán cải con tim, cởi mở của tâm linh và việc đào sâu sự hiểu biết về Mạc Khải.
Do đấy bản tính của Mạc Khải chính yếu là cá nhân và lịch sử. Và bản văn Hiến Chế nhấn mạnh đến tính cách năng động của Lời Chúa, là Lời công bố sự sống, sự sống vĩnh cửu của Chúa Ki-tô. Chính Công Đồng cũng đặt mình trong trạng thái lắng nghe và công bố Lời Chúa. Ở đây Công Đồng cắt đứt với cách bàn đến vấn đề này của Giáo Hội Rô-ma đôi khi chỉ thuần nhất nhắm vào tín lý.
Mục tiêu của Mạc Khải chính là kết hợp con người với Thiên Chúa trong một cuộc sống thông hiệp giữa những người sống. Đó có nghĩa là nói rõ đức tin Ki-tô giáo chủ yếu đặt trên sự tiếp nhận Lời mạc khải này như thế nào. Nói như thế, ngược lại với một số ý tưởng cho rằng, Giáo Hội tông đồ và các Giáo Phụ đã không cấm giáo dân Ki-tô giáo đọc Sách Thánh. Tuy nhiên, ít ra cho tới khi việc in ấn can thiệp vào, vẫn đã có ít là hai rào cản quan trọng làm cho các ki-tô hữu khó tiếp cận Kinh Thánh: giá cả của Sách (mỗi thủ bản Phúc Âm chép tay bằng giá một con ngựa) và ngôn ngữ. Đại đa số giáo dân đều không biết đọc, và tất cả văn chương, dù là thế tục, đều được truyền thông bằng tiếng la-tinh. Do đấy chỉ có một số người được ưu tuyển và giàu có, mới đủ khả năng tiếp cận Sách Thánh được viết bằng tiếng la-tinh. Từ sự kiện này, việc học hỏi và chú thích về bản văn từ khá lâu đã chỉ  là công việc dành riêng cho hàng giáo sĩ và các đan sĩ. Chỉ  từ thế kỷ XII người ta mới bắt đầu tìm thấy ở Pháp những bản dịch các sách Phúc Âm, sách Thánh Vịnh, sách Khải Huyền và vài sách lịch sử của Giao Ước Thứ Nhất bằng tiếng phổ thông.
Chính sau cuộc cải cách của Luther và với câu nói thời danh của ông: “Sola Scriptura” (“Chỉ duy Kinh Thánh”) mà Giáo Hội la-tinh Rô-ma mới căng thẳng, khép mình lại. Và Công Đồng Tri-đen-ti-nô, đứng trước nỗi nguy giải thích Kinh Thánh cách quá tự tiện cá nhân, mới nhắc rằng Kinh Thánh không là tư sản của một nhóm, mà Kinh Thánh chỉ có thể được đọc trong Giáo Hội. Giáo quyền (giáo hoàng và các giám mục kế vị các tông đồ) là đảm bảo của việc giải thích của Giáo Hội.
Trong thực tế, bởi nỗi lo đi trệch đường và giải thích quá chủ quan, người ta đi đến việc tạo đặc quyền về Mạc Khải, và hạn chế tối đa các cá nhân ki-tô hữu tiếp cận với Kinh Thánh. Kết quả đã gây nên sự nghèo nàn và kém hiểu biết về Lời Chúa giữa lòng dân Chúa. Ông bà chúng ta trước đây chỉ nghe Lời Chúa vào ngày Chúa Nhật, và lại còn nghe cách gián tiếp và qua những chú giải, thường nghiêng về luân lý, của các linh mục trong giáo xứ, bởi vì Kinh Thánh được đọc bằng tiếng la-tinh mà tuyệt đại đa số giáo dân không thể hiểu.
Từ trước Công Đồng, nhiều cố gắng thử nghiệm đây đó trên toàn nước Pháp: đọc bản văn bằng tiếng Pháp trong thánh lễ, thích nghi phụng vụ, các nhóm học hỏi Kinh Thánh… Tuy nhiên chính Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã là động cơ quyết định cho việc canh tân thực sự trong Giáo Hội la-tinh Rôma: “Phải mở rộng lối vào Thánh Kinh cho các Ki-tô hữu” (MK số 22). Nếu số 22 của Hiến Chế có nhắc đến bản Septante (Bản LXX) và bản Vulgate (Phổ Thông), cũng đã thêm: “Giáo Hội như một người mẹ ân cần lo liệu cho các Sách Thánh được dịch ra các thứ tiếng cách thích hợp và đúng đắn, đặc biệt dịch từ nguyên bản”. (Thôi, từ nay không phải chỉ được đọc bản Phổ Thông của thánh Giê-rô-ni-mô nữa).
Công Đồng còn cầu mong “mọi Ki-tô hữu có thể sử dụng những bản dịch được thực hiện chung với cả những anh em ly khai” (số 22). Chính điều này cho phép ấn bản tuyệt vời của “bản dịch đại kết của Kinh Thánh” (tiếng pháp viết tắt là TOB: Traduction OEcuménique de la Bible).
Đó sẽ là khởi động của việc gia tăng học hỏi chú giải, của phụng vụ bằng tiếng Pháp (và các ngôn ngữ khác cũng thế), trong đó Lời Chúa được công bố, được hiểu và được chú giải trở thành chính yếu. Mỗi giáo phận thành lập một trường huấn luyện Kinh Thánh cho giáo dân và nhiều giáo xứ rộ lên những nhóm Kinh Thánh, đôi khi là đại kết.
Lời Chúa, nguồn mạch đời sống Giáo Hội và sứ vụ
Lời Chúa được ủy thác cho Giáo Hội phải vang dội trong khắp hoàn cầu, theo lời thánh Au-gus-ti-nô được trích dẫn ngay ở Phần Mở của Hiến Chế: “để khi nghe công bố ơn cứu độ, toàn thể nhân loại tin theo, để nhờ tin mà hy vọng, và nhờ hy vọng mà yêu mến”. Mạc khải của Lời Chúa, là sự sống và thông hiệp trong Chúa Ki-tô và Thánh Linh, không phải chỉ dành riêng cho các ki-tô hữu nhưng cho mọi người.
Trải qua các thế kỷ, thần học công giáo đã có khuynh hướng, nhất là sau thời Kinh Viện, khép kín trong một học thuyết tín lý đầy khái niệm. Hiến Chế mời gọi các thần học gia trước hết và nhất là lắng nghe Lời. Hơn nữa đó lại là một con đường bảo đảm nhất để đối thoại đại kết. “Nghiên cứu Thánh Kinh phải là linh hồn của Khoa Thần Học Thánh” (số 24).
Hiến Chế tha thiết mời gọi các mục tử quy chiếu vào Lời được tiếp nhận như lời mời gọi của Cha đi vào đối thoại với từng tín hữu.
“Bởi vậy, mọi lời giảng dạy trong Giáo Hội cũng như chính đạo thánh Chúa Ki-tô phải được Thánh Kinh nuôi dưỡng và hướng dẫn. Thực thế, trong các Sách Thánh, Chúa Cha trên trời bằng tất cả lòng trìu mến đến gặp gỡ con cái mình và ngỏ lời với họ” (số 21).
“Lời Chúa còn có một sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Giáo Hội, ban sức mạnh đức tin cho con cái Giáo Hội, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Giáo Hội (…). Lời Thiên Chúa sống động và linh nghiệm” (số 21).
Hiện giờ Thiên Chúa đang hoạt động nhờ Lời trong Kinh Thánh. Hướng dẫn mục vụ mới này chắc hẳn đã canh tân cuộc sống của cộng đồng ki-tô hữu.
“Bởi vậy, mọi lời giảng dạy trong Giáo Hội cũng như chính đạo thánh Chúa Ki-tô phải được Thánh Kinh nuôi dưỡng và hướng dẫn” (số 21).
Nhận thức rõ nét này về chỗ ưu việt của Lời Kinh Thánh là rất quan trọng bởi vì, trong các bản văn chính thức, các thông điệp của các vị Giáo Hoàng mới đây luôn có nhiều trích dẫn Kinh Thánh, như thấy rõ trong những ngày chính Công Đồng nhóm họp, qua các chú thích của nhiều lược đồ được đề nghị cho các nghị phụ tranh luận.
Thông truyền mạc khải của Thiên Chúa
Rõ ràng rằng sự chống Cải Cách, đặc biệt công đồng Tri-đen-ti-nô, thay vì suy nghĩ về những vấn đề Luther đã nêu ra liên quan đến việc thông truyền Mạc Khải, đã phản kháng và lại còn nhấn mạnh hơn đến vai trò của Huấn quyền trong việc thông truyền mạc khải của Thiên Chúa.
Hiến Chế trở lại lý thuyết thời danh về “hai nguồn”, theo đó Mạc Khải được thông truyền, song đôi và đồng hạng, trong Kinh Thánh và trong Thánh Truyền, với sự hỗ trợ của Chúa Thánh Thần.
Truyền Thống này đến từ các tông đồ và tiếp nối trong Giáo Hội, nhờ Chúa Thánh Thần trợ giúp:
“Bởi vậy Thánh Truyền và Thánh Kinh liên kết, phối hiệp mật thiết với nhau vì cả hai phát xuất từ một nguồn mạch là Thiên Chúa, có thể nói kết hợp làm một duy nhất (...). Thực vậy, Thánh Kinh là lời Chúa nói, vì được ghi chép lại dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần; còn lời Chúa, mà Chúa Ki-tô và Chúa Thánh Thần đã ủy thác cho các Tông Ðồ, thì Thánh Truyền lưu lại toàn vẹn cho những kẻ kế vị các ngài (…). để nhờ Thần Chân Lý soi sáng, họ trung thành gìn giữ, trình bày và phổ biến qua lời rao giảng. Do đó, Giáo Hội không chỉ nhờ Thánh Kinh mà biết cách xác thực những điều mạc khải” (số 8 và 9).
Tuy nhiên kết luận chương này về việc thông truyền, Hiến Chế đã nói rằng:
“Nhiệm vụ chú giải chính thức lời Chúa đã được viết ra hay lưu truyền chỉ được ủy thác cho Quyền Giáo Huấn sống động của Giáo Hội, và Giáo Hội thi hành quyền đó nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô. Tuy nhiên Quyền Giáo Huấn này không vượt trên Lời Chúa, nhưng để phục vụ Lời Chúa (…) với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội thành tâm lắng nghe, gìn giữ cách thánh thiện và trung thành trình bày Lời Chúa (số 10).
Và trong bản văn này sự kiện không ấn định mối liên hệ “Kinh Thánh – Truyền Thống” mở ra viễn tượng mới rất tích cực cho đối thoại đại kết. Giáo Hội Rô-ma và các Giáo Hội Cải Cách hôm nay có thể lại cùng bàn đến vấn đề tế nhị này của Truyền Thống.
Người ta có thể tiếc rằng bản văn đã không xác định rằng huấn quyền sống động của Giáo Hội không chỉ có Giáo Hoàng nhưng còn là tập đoàn các Giám Mục. Tuy nhiên khái niệm về một Giáo Hội có công đồng tính mới vừa chớm nở. Và nếu Kinh Thánh từ nay được coi là nền tảng chung của các Giáo Hội, Hiến Chế vẫn còn quá luẩn quẩn với “Truyền Thống của Giáo Hội sơ khai” và những “truyền thống riêng của Giáo Hội Rô-ma và của giáo quyền Rô-ma. Chứng từ lịch sử của các tông đồ và của cộng đoàn tiên khởi chưa được nêu rõ lên như là “qui luật phán đoán” đối với việc thực hành và đối với cuộc sống của Giáo Hội Rô-ma hôm nay.
Vị trí trung tâm của Chúa Thánh Thần
Bản văn của Công Đồng – và đó là điều rất quan trọng – tìm lại vị trí và vai trò chính yếu của Chúa Thánh Thần là ký ức luôn tỉnh thức của dân Chúa. Tất cả các Sách Thánh đều đã được soạn thảo dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần bởi “những người Thiên Chúa đã chọn và sử dụng khả năng cũng như các phương tiện của họ”. Thánh Linh linh hứng con người nhưng không chiếm vị trí của con người. “Thánh Linh kết hợp với thần trí chúng ta”, thánh Phao-lô nói như thế.
Hiến Chế nhấn mạnh đến việc chuyên cần tìm kiếm điều mà tác giả Kinh Thánh đã thực sự muốn nói “bởi vì Thiên Chúa, trong Kinh Thánh, đã nhờ loài người và dùng cách nói của loài người mà phán dạy, nên để thấy rõ điều chính Ngài muốn truyền đạt cho chúng ta, nhà chú giải Thánh Kinh phải cẩn thận tìm hiểu điều các thánh tác giả thực sự có ý trình bày và điều Thiên Chúa muốn diễn tả qua lời lẽ của họ (số 12).
Điều đó bảo đảm công việc chú giải trước đây và gạt bỏ cách đọc các bản văn theo chủ nghĩa cơ yếu. Hiến Chế mời gọi chúng ta giải thích Kinh Thánh với lưu ý đến những thể văn chương khác nhau của các tác giả được linh hứng, đến những hoàn cảnh và nền văn hóa của họ.
Chính Chúa Thánh Thần là Đấng đã linh hứng các tác giả này và là Đấng linh hứng các người tin tiếp nhận các bản văn của họ hôm nay. Do vậy chính Người, Thánh Linh, đã làm nên tính đồng nhất và liên kết của Mạc Khải. Và cuối cùng, chính Giáo Hội, trong đặc tính tập đoàn, là người bảo toàn tất cả sự giải thích về Lời Chúa.
Hiến Chế thán phục Đấng Khôn Ngoan vĩnh hằng đã thích ứng với ngôn ngữ loài người. Công Đồng đã không ngần ngại so sánh việc thông truyền Mạc Khải trong ngôn ngữ nhân loại với việc tự hạ của Chúa Ki-tô trong sự nhập thể của Người. “Vì lời nói của Chúa diễn tả qua ngôn ngữ nhân loại, được đồng hóa với tiếng nói loài người, cũng như xưa lời nói của Chúa Cha Hằng Hữu đã trở nên giống loài người, sau khi nhận lấy sự yếu đuối của xác thịt” (số 13).
Nguồn: kinhthanh.org

MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI : CHƯƠNG 17




MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI : CHƯƠNG 17
CẦU NGUYỆN VÀ LỜI CHÚA
Theo mạc khải do thái-kitô giáo, chính Thiên Chúa đã khởi xướng việc thông giao với con người bằng lời của loài người “được linh hứng” để con người có thể đáp trả ý định yêu thương của Người và đi vào đối thoại với Người. Sự khởi xướng này của Thiên Chúa đã thể hiện hoàn tất trong việc nhập thể của Đức Ki-tô, Lời của Người hóa thành nhục thể (làm người) và ơn ban của Thánh Thần. Do vậy, một cách nào đó, chính Chúa là Đấng đã sáng tạo ra “cầu nguyện” bằng cách yêu thương chúng ta trước, bằng cách lấp đầy khoảng cách vô tận giữa Người và chúng ta, bởi ơn ban Thánh Linh là ơn ban làm cho chúng ta có thể tiếp nhận Lời của Người và đi vào trong giao tiếp với Người.
Sự lắng nghe của đức tin – và như vậy cầu nguyện là một hình thức diễn tả ưu tiên – là sự đáp lời của con người đối với sự khởi xướng này của Chúa. Chắc hẳn, Thiên Chúa có thể đụng chạm tới trái tim của con người bằng nhiều cách, tuy nhiên từ nay, Lời này của Chúa, được tiếp nhận và chuyển trao qua Thánh Truyền, là con đường ưu tuyển mà Chúa cho chúng ta để gặp gỡ Người, để đi vào đối thoại với Người, để cầu nguyện. “Xin thực hiện nơi tôi theo Lời của Ngài”, Mẹ Ma-ri-a đã nói như thế! Người ta không thể tưởng tượng ra được một lời kinh đẹp hơn! “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14, 23), chính Chúa Giêsu đã nói như thế.
Như vậy có một sự liên kết rất chặt chẽ giữa cầu nguyện và Lời Chúa là nguồn mạch chính yếu của cầu nguyện. Chúng ta đã thấy rằng, nếu Thiên Chúa “nói”, nếu Thiên Chúa tự mạc khải, không phải là để đáp lại sự tò mò về kiến thức của chúng ta nhưng để tỏ lộ ý định yêu thương của Người đối với chúng ta, cho chúng ta sống. Do vậy, cầu nguyện không bao giờ là một tự kỷ quay về mình nhưng là một sự đi ra khỏi mình để tiếp nhận Lời của Người. Cầu nguyện sẽ không bao giờ là một “thao tác đạo đức”, nhưng là sự tiếp nhận Lời sự Sống, tiếp nhận một lời của Tình yêu là Lời đã dựng nên chúng ta và làm cho chúng ta lớn lên bằng cách yêu thương chúng ta.
Cầu nguyện là một nơi đặc biệt ở đó tôi học biết chuyển đổi các “ý nghĩ” của tôi về Thiên Chúa sang lắng nghe Chúa “nói” với tôi. Cầu nguyện, trước hết đó là “lắng nghe bằng con tim”, để cho Lời Chúa đào luyện mình.
Chúng ta hãy nhớ rằng hạn từ “lời” bao gồm ba bình diện:
- Lời là một tác động: tôi nói, tôi làm một điều gì đó, tôi hành động;
- Lời là một sứ điệp: nội dung của lời tôi nói, tôi nói một điều gì đó;
- Lời là một dấu chỉ: để diễn tả ý tưởng của tôi cho ai đó, tôi phải sử dụng những môi giới, những từ ngữ, những cử điệu, những dấu chỉ của việc liên lạc.
Ba bình diện này của lời, tác động, sứ điệp, dấu chỉ của liên lạc, không luôn luôn phối hợp trọn hảo nơi con người. Nhưng nơi Thiên Chúa, ba bình diện này hoàn toàn thống nhất. Nơi Người không có sự chênh lệch gián đoạn, giữa điều Người là, cuộc Sống của Người, ý định yêu thương của Người và hành động của Người. Người nói điều Người là và Người làm điều Người nói. “Thiên Chúa phán, và điều đó được thực hiện”. Lời của Người là một tác động tạo dựng. Và, trong điều Người nói và điều Người là, chính Người được tỏ hiện, được trao ban. Thiên Chúa luôn trao ban trong điều Người nói. Để hiểu được mầu nhiệm này của Lời Chúa, Lời hữu hiệu, sáng tạo sự sống, chúng ta có thể làm một so sánh với lời của con người.
Chúng ta hãy lấy một bài văn của Saint-Exupéry, một bài thơ của Marie Noël, một bản nhạc của Bach hay của Mozart, một ô kiếng mầu của nhà thờ chính tòa, một họa phẩm của Raphaël... Tất cả những “lời” này, theo nghĩa rộng, đều là sáng tạo trong mức độ chúng khơi dậy trong chúng ta những giá trị, những tình cảm, những ước vọng mới. Những “lời con người” này cũng có thể khơi dậy trong chúng ta  một hướng thượng nào đó: một đoản khúc của Mozart hoặc một cảnh mặt trời mọc có thể mở lòng chúng ta hướng tới Thiên Chúa.
Qua trải nghiệm, chúng ta biết rằng trong những giao tiếp giữa con người với nhau, một lời càng chất chứa tình yêu, diễn đạt sự trao ban mình, càng thông truyền sự sống, nó càng trở thành sáng tạo. Một người mẹ giúp con mình lớn lên bằng chính những lời yêu thương dịu hiền của mình giống như bằng sữa bà cho con bú. Bởi vì bà yêu con, lời của bà, dù chỉ là tiếng thủ thỉ, cũng làm cho con lớn lên, khơi động, ban sức sống cho con bà. Hai người yêu nhau, trao ban cho nhau qua câu nói “anh yêu em, em yêu anh” sáng tạo lẫn nhau. Thánh Phao-lô đã không ngại viết: “Trong Ðức Ki-tô Giê-su, nhờ Tin Mừng, chính tôi đã sinh ra anh em” (1 Cr 4, 15).
Nếu đó là hiệu quả của lời con người khi nó diễn tả tình yêu và trao ban chính mình, thì phải nói gì hơn nữa về Lời Chúa! Lời Người là diễn đạt tình yêu của Người có sức sáng tạo qua yêu thương. Khi Thiên Chúa nói với con tim loài người, Người yêu thương, Người hành động, Người ban mình, Người thông ban chính sự sống của Người. Điều gì là thật đối với những lời được linh hứng của Kinh Thánh lại càng thật hơn đối với Giê-su Ki-tô, Lời nhập thể của Cha. Lời của Người hữu hiệu, chữa lành, giải thoát, tác tạo con người mới, thông ban sự sống của Người. Thầy Giê-su đã không nói: “Tôi là một diễn văn”, Người cũng không nói: “Tôi là thần học”, nhưng Người nói: “Tôi là Sự Sống”. “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).
Trong thinh lặng của cầu nguyện, khi tôi nguyện gẫm, nghiền ngẫm (suy niệm) Phúc Âm, tôi tiếp nhận Lời sáng tạo của Chúa Ki-tô, hôm nay đang sống, Lời là “Thần Khí và Sự Sống”. Trong Lời Chúa mà tôi tiếp nhận và suy niệm trong cầu nguyện, luôn có sức mạnh sự sống, một sức mạnh nội tại riêng của Lời thực hiện trong tôi điều Lời nói. Và hiệu quả này không hề tùy thuộc điều tôi nghĩ hoặc điều tôi cảm nhận, nhưng tùy thuộc ở sự sẵn sàng của nội tâm tôi.


Lời Chúa, một “bí tích”
của sự Hiện Diện thực sự của Chúa Ki-tô
Tất cả Kinh Thánh, và đặc biệt các bản văn Tân Ước đều là một “bí tích” của Chúa Ki-tô hằng sống, của sự Hiện Diện thực sự, hôm nay, làm sinh động, tác động của Người. Đối với con người, sự Hiện Diện của Chúa Ki-tô là nguồn mạch sự sống vĩnh hằng. Chính vì thế Kinh Thánh, được tiếp nhận và suy niệm trong cầu nguyện, là mạc khải và giải phóng. Mạc khải, bởi vì Kinh Thánh tỏ bày con tim của  Chúa và căn tính của tôi. Giải phóng bởi vì Kinh Thánh cứu thoát tôi.
Lời Chúa và Thánh Thể, đối với Ki-tô giáo, thuộc diện hợp lý của việc Nhập Thể mà Thiên Chúa đã muốn để có thể tới được với con người ở mọi thời. Thật hợp lý khi Thánh Truyền khai triển chủ đề “hai Bàn Tiệc” của Chúa: bàn tiệc Bánh Thánh Thể và bàn tiệc Lời. Các Giáo Phụ luôn đặt cả hai trên cùng một bình diện: Thân Thể của Chúa Ki-tô” và “Lời Chúa”. Thánh Ignace d’Antioche viết: “Nơi trú ẩn của tôi là trong Phúc Âm mà đối với tôi Phúc Âm là xác thịt của Chúa Giê-su”. Và thánh Giê-rô-ni-mô: “Chúng ta ăn thịt của Người và uống máu của Người trong Thánh Thể thần thiêng nhưng cũng trong việc đọc Kinh Thánh”.
Tính “bí tích” này của Lời Chúa cho chúng ta thấy việc nghiền ngẫm (đọc và suy niệm) Lời trong cầu nguyện quan trọng như thế nào. Lắng nghe và cầu nguyện Lời Chúa không phải là tra cứu một quyển sách trong thư viện nhưng là tiếp nhận sự Sống. “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tủy; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người” (Hr 4, 12).
Cầu nguyện, Lời Chúa và Thánh Linh
Chính Thánh Linh đã linh hứng cho các tác giả Kinh Thánh, cư ngụ trọn vẹn trong Lời của Chúa Ki-tô. Chính Thánh Linh mở lòng những người nghe Thầy Giê-su nói, linh hứng các tác giả Phúc Âm. Và cũng chính Thánh Linh làm cho chúng ta nghe và hiểu, thưởng thức và sống Lời của Chúa Ki-tô hôm nay. Chính Người làm nên tính nhất quán (thống nhất) của mầu nhiệm này. Không có Thánh Linh, Chúa Giê-su chỉ là một con người của quá khứ. Chính Thánh Linh lấp đầy khoảng cách giữa Giê-su Na-da-rét của lịch sử và làm cho Người hiện diện với kẻ tiếp nhận Lời của Người. Vì thế, trong đối thoại nhiệm lạ của cầu nguyện lắng nghe, không bao giờ được tách rời hoạt động chung của Lời và Thánh Linh. Chúng ta hãy nhớ rằng, đối với thánh Gio-an, vai trò của Thánh Linh gồm ba:
- Người là thầy nội tâm: Người dạy dỗ;
- Người là trí nhớ nội tâm của ta: Người nhắc nhở;
- Người là vị hướng dẫn nội tâm: Người dẫn đường.
“Lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Cha, Ðấng đã sai Thầy. Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em, Nhưng khi Ðấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Ðấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14, 24-26).
“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn, Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng nghe gì, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ đến” (Ga 16, 12-13)
Hoạt động không tách biệt này của Lời và của Thánh Linh đã tỏ hiện ngay từ đầu cuộc tạo dựng: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Ðất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa phán: "Phải có ánh sáng". Liền có ánh sáng” (St 1, 1-3).
Và cho tới khởi đầu của Tân Ước, chúng ta lại thấy hoạt động song đôi này của Lời và của Thánh Linh. Chính như thế mà Mẹ Ma-ri-a lắng nghe Lời Chúa và Mẹ để cho Lời thụ thai bởi quyền năng sáng tạo của Thánh Linh. Trong cuộc sống cầu nguyện của chúng ta cũng thế, Thánh Linh hiện tại hóa, nhập thể Lời trong chúng ta và làm cho Lời sinh hoa trái. “Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống” (Ga 6, 63). Tất cả cầu nguyện là thời gian đặc biệt trong đó chúng ta để cho mình được yêu thương, được uốn nắn bởi Lời Chúa tùy theo mức độ tình yêu của Người.
Đức tin không là thành quả của tranh cãi hay lý luận phức tạp, nhưng là của thinh lặng để Thánh Linh ngự trị, của thinh lặng lắng nghe. Chính Người, Thánh Linh của Thiên Chúa, mở lòng chúng ta lắng nghe Lời của Thầy Giê-su, Đấng Cha sai đến, và mở lòng chúng ta đón nhận mạc khải của Người: “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha, là Ðấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy… Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi” (Ga 6, 44-45).
Chúng ta đừng bao giờ mở Sách Kinh Thánh mà không xin Thánh Linh làm cho Kinh Thánh trở thành sống động cho chúng ta. Chỉ mình Người mới có thể mở lòng chúng ta, làm cho lòng chúng ta sẵn sàng tiếp nhận Lời và giúp chúng ta sống Lời trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Lời và Thánh Linh không bao giờ tách biệt. Lời mà không có Thánh Linh sẽ có nguy cơ chỉ là “bên ngoài”. Thánh Linh mà không có Lời có nguy cơ bị nhầm lẫn với tâm thần của con người. Trong chính ngày Hiện Xuống, Phê-rô phải “nói” để giải thích hoạt động của Chúa Thánh Thần. Thánh Linh chỉ thông giao qua Lời. Lời không sống động nếu không có Thánh Linh. Thiên Chúa uốn nắn chúng ta bằng “hai bàn tay”, các Giáo Phụ đã từng nói như thế.
Không có sự thinh lặng của cầu nguyện tiếp nhận Thánh Linh, chúng ta sẽ có nguy cơ chỉ đọc trong các bản văn những dự phóng của tư tưởng của chính chúng ta, sử dụng Lời Chúa đơn thuần chỉ như một hệ thống để quy chiếu. Hơn chăng, Lời Chúa chỉ còn như một phân tích xã hội. Cầu nguyện mở lòng chúng ta cho một sự Hiện Diện nội tâm làm cho đời thường được thăng hoa. Câu trả lời cho những vấn nạn của chúng ta không tự động tìm thấy trong Kinh Thánh, nhưng nó cũng hé dạng trong lịch sử, từ các biến cố được Lời Kinh Thánh soi sáng. Đó là cách thế “đọc sách thiêng liêng” về các biến cố của dân tộc Kinh Thánh đã biết phân định hoạt động của Thiên Chúa trong hiện tại khi đọc lại lịch sử.

Cầu nguyện, thinh lặng và Lời
Thinh lặng không phải là sự thiếu vắng lời, nhưng trái lại, là tiếp nhận một lời ở bên trong, nội tâm. Nếu không có thinh lặng đi trước hoặc tiếp theo, lời của con người hoặc ca nhạc cũng không hơn gì một thác đổ những ngôn từ hay âm thanh ồn ào bất tận! Sự thinh lặng cho mỗi lời và mỗi nốt nhạc cái ý nghĩa và mầu sắc riêng.
Không phải không có lý mà trong truyền thống kinh thánh những cảnh “hiển dung” (sự tỏ hiện của Chúa) thường được bao phủ bởi một sự thinh lặng kính cẩn lớn lao: “Còn Ðức Chúa, Người ngự trong thánh điện, toàn thể cõi đất, hãy thinh lặng trước nhan Người” (Ha 2, 20)!
Và sự thông báo về việc Người can thiệp giúp dân Người, thường được chuẩn bị bằng lời mời gọi dân thinh lặng đợi chờ: “Ông Mô-sê cùng với các tư tế Lê-vi nói với toàn thể Ít-ra-en rằng: Hỡi Ít-ra-en, anh em hãy thinh lặng và nghe tiếng Ðức Chúa, Thiên Chúa của anh em, và đem ra thực hành những mệnh lệnh và thánh chỉ của Người mà tôi truyền cho anh em hôm nay” (Đnl 27, 9-10).
Như thánh Gioan viết cách tuyệt vời trong chương mở đầu: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời…và Ngôi Lời là Thiên Chúa” (Ga 1, 1). Và theo các tác giả được linh hứng, Lời này đã được bao bọc bởi một sự thinh lặng tròn đầy . “Khi vạn vật chìm sâu trong thinh lặng, lúc đêm trường chừng như điểm canh ba, thì từ trời cao thẳm, lời toàn năng của Ngài đã rời bỏ ngôi báu” (Kn 18, 14-15).
Và về sự Nhập Thể của Chúa Ki-tô, của Lời Chúa, thánh Phao-lô nói về một “mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Theo lệnh của Thiên Chúa, Ðấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa” (Rm 16, 25).
Thinh lặng đi trước, bao bọc Lời được mạc khải. Hôm qua cũng như hôm nay, Lời chỉ có thể “sinh ra” trong lòng tôi trong sự thinh lặng chú tâm như hạt giống nảy mầm trong thinh lặng, như nhựa sống lưu chuyển trong thinh lặng, như hoa nở ra trước ánh dương trong thinh lặng.
Trong giờ cầu nguyện, việc nhâm nhi nghiền ngẫm Lời, đôi khi chỉ cần một lời duy nhất cũng đủ chạm tới chúng ta và trở thành một cuộc gặp gỡ đích thật với Chúa. Và khởi đi từ chính cùng một bản văn, mỗi người có thể tiếp nhận một lời khác nhau. Thường phải để cho Lời này nảy sinh, bén rễ trong lòng ta và chiếm hữu trọn vẹn con người ta. Đôi khi trong ngày sống, chỉ cần hiện diện với lời sống mà Thánh Linh đã đặt để trong tôi vào buổi sáng khi tôi cầu nguyện: “Xin cho con được uống”; “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban”; “Tôi là ánh sáng thế gian”… thì cũng đủ để thay đổi kiểu cách sống của tôi trong ngày.
Thiên Chúa là một nhà giáo dục đầy tâm lý, một người thợ làm vườn kiên nhẫn gieo vào lòng chúng ta những lời mà mỗi người chúng ta cần để mình lớn lên. Chúa Ki-tô tiếp tục sứ vụ Lời của Cha trong tôi, nhập thể Lời của Người trong lòng tôi. Sự Nhập Thể là một mầu nhiệm vượt trên cuộc sống trần thế của Thầy Giê-su.
“Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó” (Is 55, 10-11).
Lời kinh nguyện thoát lên từ một Lời Chúa được đặt để trong cõi lòng của tôi, thinh lặng, sẵn sàng. Lời cầu nguyện này là Lời quay trở về với Thiên Chúa khi trở thành một biểu hiện tình yêu của chính cá nhân tôi.
Nguồn: kinhthanh.org

Phêrô và Giuđa: Giống nhau và Khác nhau




Phêrô và Giuđa: Giống nhau và Khác nhau
Phêrô và Giuđa giống nhau và khác nhau như thế nào?
Lm. Nguyễn Trung Tây
Phêrô và Giuđa thật sự ra có một điểm giống nhau, và một điểm khác nhau. Điểm khác nhau giữa Simon Phêrô và Giuđa Iscariốt, liên quan đến Khái Niệm Chấp Nhận, đã dẫn cuộc đời của hai người sang hai nhánh rẽ hoàn toàn khác nhau.
Phêrô và Giuđa là hai nhân vật nổi bật nhất trong nhóm Mười Hai Tông Đồ của Đức Giêsu. Một người là thuyền chài, ngư phủ của Biển Hồ, Bắc Do Thái. Một người làm thủ quỹ, quản lý về tài chánh cho Đức Giêsu. Trong danh sách của nhóm Mười Hai Tông Đồ, Phêrô luôn luôn đứng đầu, và Giuđa luôn luôn đứng sau cùng. Đức Giêsu nói, “Những kẻ đứng đầu sẽ bị đưa xuống trở thành người sau chót, và người sau chót sẽ được đưa lên thành người đầu tiên” (Mátthêu 19:30). Nhưng rất tiếc, trong trường hợp của Phêrô và Giuđa thì lại khác. Trong danh sách của nhóm Mười Hai Tông Đồ được trình bày trong Phúc Âm Nhất Lãm, Phêrô luôn luôn đứng đầu bảng vàng, và Giuđa luôn luôn đứng cuối cùng trong danh sách của nhóm Mười Hai. Nhưng Phêrô đã trở thành Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội. Người ngư phủ của Biển Hồ năm xưa đã trở thành trụ cột chính và nền nhà vững chắc đỡ nâng ngôi nhà Giáo Hội đời đời bền vững. Giuđa thì ngược lại, hai ngàn năm đã trôi qua, nhưng “bia miệng hãy còn trơ trơ” về cuộc đời của người tông đồ đứng cuối bảng vàng.
Phêrô và Giuđa thật sự ra có một điểm giống nhau, và một điểm khác nhau. Điểm khác nhau giữa Simon Phêrô và Giuđa Iscariốt, liên quan đến Khái Niệm Chấp Nhận, đã dẫn cuộc đời của hai người sang hai nhánh rẽ hoàn toàn khác nhau.
I. Simon Phêrô
Phêrô hay Đá là tên của Đức Giêsu đặt cho Simon (Gioan 1:42). Nguyên thủy Phêrô tên thật là Simon, anh của Anrê. Hai anh em là con của ông Gioan (Gioan 1:42) hay Jonah (Mátthêu 16:17). Hai người làm nghề đánh cá (Máccô 1:16-20, Luca 5:1-11). Phêrô có lẽ sinh ra và lớn lên tại Galilê, do đó, Simon Phêrô nói tiếng Do Thái (Aramaic) giọng Bắc (Máccô 14:70; Mátthêu 26:73). Ông có nhà ở thành phố Capernaum, thành phố lớn của xứ Galilê (Máccô 1:29).
Trong nhóm Mười Hai người môn đệ của Đức Giêsu, không ai có thể từ chối được một sự thật là Phêrô là nhân vật nổi bật sáng chói. Người Kitô hữu ai cũng biết ít nhiều những câu chuyện liên quan đến Simon Phêrô. Thí dụ, chuyện Đức Giêsu truyền ông thả lưới chỗ nước sâu, và ông nói, “Vâng lời Thầy con xin thả lưới” (Luca 5:5). Chuyện ông muốn dựng ba căn lều trên núi Hermon, một cho Đức Giêsu, một cho Môisen, một cho tiên tri Êlia (Matt 17:4). Chuyện ông được trao chìa khóa Nước Trời bởi vì trong khi các người môn đệ khác còn đang lúng túng với câu hỏi về nguồn gốc của Đức Giêsu, Phêrô nhanh miệng trả lời, “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Matt 16:16). Chuyện ông ba lần khẳng định với Đức Giêsu Phục Sinh về lòng mến yêu sắt son của ông đối với Ngài vào một buổi sáng bên bờ biển Tiberius (Gioan 21:15-18). Nhưng có lẽ Phêrô nổi tiếng nhất với câu chuyện chối Chúa, bởi thế “Chối như Phêrô chối Chúa” đã trở thành một câu thành ngữ phổ thông của người Công Giáo Việt Nam, thường được dùng để ám chỉ một người nói dối, khăng khăng chối từ, không chấp nhận những hành động mình đã từng làm trong quá khứ.
Qua bốn bản Tin Mừng, Phêrô xuất hiện với một cá tính mạnh. Yêu rất nhiều, nhưng cũng khá nóng tính. Sau Bữa Tiệc Ly, Đức Giêsu đã báo trước với Phêrô,
— [Phêrô] đêm nay trước khi gà gáy hai lần, con sẽ chối ta ba lần (Máccô 14:30).
Với một người có lòng mến Thầy sắt son nhưng nóng tính như Phêrô, chuyện chối Chúa là một câu chuyện hoang đường, không thể nào xảy ra được. Bởi thế Phêrô phản ứng ngay,
— Dù có phải chết với Thầy, con cũng sẽ không chối Thầy (Máccô 14:31).
Nhưng cuối cùng ngay trong Vườn Cây Dầu, tất cả các môn đệ kể cả Phêrô đều bỏ chạy khi Đức Giêsu bị bắt. Nhưng Phêrô không bỏ chạy luôn. Trong khi Đức Giêsu đang bị luận án trước Tòa Công Nghị của người Do Thái, Phêrô quay lại (Máccô 14:54) (1). Theo như thánh sử Máccô, một người đầy tớ của thầy Thượng Phẩm thấy Phêrô đang sưởi ấm trong sân của tòa án. Cô ta nhìn ông chòng chọc mà nói,
— Cả ông nữa, ông cũng [đã từng] ở với Giêsu thành Nazareth.
Phêrô chối ngay,
— Tôi không biết, tôi không hiểu cô đang nói điều gì.
Biết tình thế nguy hiểm, Phêrô nhanh chân bỏ ra ngoài. Ngay lúc đó gà gáy lần thứ nhất. Một lần nữa, thấy Phêrô lảng vảng bên ngoài sân tòa án, người đầy tớ gái cất giọng tố Phêrô, tố cạn láng. Cô oang oang nói với những người đang hiện diện,
— Tên này cũng thuộc về bọn chúng.
Một lần nữa Phêrô lại chối. Một khoảng thời gian nặng nề chậm chạp trôi qua, một người khác trong đám đông lại cất tiếng,
— Đúng là ông thuộc về bọn chúng rồi, bởi vì ông là người xứ Galilê.
Lần này, Phêrô thề khá độc địa,
— Tôi thề là tôi không biết chi về người mà các ông đang nói (Máccô 14:71).
Ngay lúc đó gà gáy lần thứ hai. Phêrô òa lên khóc, khóc nức nở!
II. Phêrô, Giuđa, và Mô Hình Chấp Nhận
Phêrô và Giuđa có một điểm rất giống nhau, và một điểm rất khác nhau. Điểm giống nhau là cả hai đã bán đứng Thầy của mình. Giuđa bán Thầy với giá ba mươi đồng tiền bằng bạc cho các thầy Thượng Tế. Phêrô không ngượng miệng chối Thầy mình trước mặt những kẻ xa lạ, chẳng có quyền thế gì trong xã hội. Điểm khác nhau giữa hai người liên quan đến Khái Niệm Chấp Nhận. Mô hình của Khái Niệm CHẤP NHẬN này gồm bốn giai đoạn khác nhau.
(1). CHẤP NHẬN mình đã lầm lỗi,
(2). CHẤP NHẬN tha thứ/hòa giải với chính mình,
(3). CHẤP NHẬN Thiên Chúa đã tha thứ cho những lỗi lầm, và Ngài cũng đã hòa giải với mình,
(4). CHẤP NHẬN đóng lại một trang sách cũ, mở ra một trang sách mới. (2)
A. Giuđa
Theo như Mátthêu 25:14-16, vào một ngày kia, người môn đệ đứng cuối cùng trong danh sách của nhóm Mười Hai (3) đến gặp các thầy Thượng Tế thương lượng về giá bán thầy của mình, là Đức Giêsu. Giuđa được trao cho ba mươi đồng tiền bằng bạc. Cuối cùng trong Vườn Cây Dầu, Đức Giêsu bị bắt. Ngài bị mang ra trước Tòa Công Nghị của người Do Thái luận tội. Sáng sớm hôm sau họ mang Ngài ra gặp Quan Tổng Trấn Philatô.
Biết Thầy của mình sẽ bị kết án, Giuđa hối hận (Mátthêu 27:3-10). Anh ta quay lại gặp các thầy Thượng Tế và Kỳ Mục, trả lại ba mươi đồng tiền bạc. Người tông đồ thứ mười hai thú nhận,
— Tôi đã phạm tội nộp người vô tội.
Nhưng chuyện mua bán đã xong, Đức Giêsu đã bị bắt, các thầy Thượng Tế và Kỳ Mục quyết định không nhận lại số tiền. Giuđa quẳng trả lại ba mươi đồng tiền bạc vào Đền Thờ, rồi bỏ đi. (4)
Qua câu nói, “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội”, Giuđa nói lên được một điều, đó là anh ta chấp nhận mình đã lỗi lầm. Trong Mô Hình Chấp Nhận, Giuđa đã vượt qua được giai đoạn thứ nhất, chấp nhận lỗi lầm của mình. Nhưng rất tiếc, anh ta lại không vượt qua được giai đoạn thứ hai cũng là giai đoạn quan trọng nhất của Mô Hình Chấp Nhận, đó là tha thứ cho chính mình. Nói một cách khác, người tông đồ thứ mười hai của Ðức Kitô không hòa giải nổi với chính mình. Bởi không tha thứ được cho mình, bởi không hòa giải được với chính mình, anh ta thất vọng. Cuối cùng anh ta tuyệt vọng. Cành cây bên lề đường là nơi người tuyệt vọng tìm tới. Một sợi dây treo lên. Một mạng người rớt xuống.
B. Phêrô
Phêrô thì ngược lại. Theo như thánh sử Máccô sau ba lần chối Thầy, Phêrô vỡ òa ra trong tiếng khóc. (5) Những giọt nước mắt thống hối của Phêrô cũng chính là những giọt nước mắt của hòa giải của tha thứ cho lỗi lầm của mình. Mặc dầu trong cả bốn bản Tin Mừng, chúng ta không nghe thấy những lời nói xin lỗi của Phêrô với Thầy của mình, nhưng câu chuyện Phục Sinh là một bằng chứng cụ thể về tâm tình hòa giải của Phêrô với Ðức Kitô.
Theo như Luca 24:1-12, (6) sáng hôm đó sau khi những người phụ nữ chạy về báo cho nhóm Mười Một và các môn đệ của Đức Giêsu biết tin về ngôi mộ trống, xác Ngài đã biến mất, mọi người không ai tin tưởng vào bản tin bất ngờ họ vừa được thông báo ngoại trừ Phêrô. Lập tức Phêrô chạy tới ngôi mộ. Nhưng rất tiếc Phêrô cũng không thấy gì khác hơn ngoài khăn tẩm liệm xác của Đức Giêsu. Một trong những lý do để giải thích tại sao Phêrô lại can đảm, một mình chạy ra ngoài ngôi mộ trống vào một buổi sáng sớm tinh sương của ngày hôm đó là vì Phêrô muốn gặp Đức Giêsu để xin lỗi. Trước bản tin bất ngờ được thông báo bởi những người phụ nữ, Phêrô tự dưng trở nên can đảm. Không sợ ai, không ngại phải đụng độ với quân lính La Mã đang canh gác ngôi mộ, Phêrô một mình chạy thẳng tới ngôi mộ, bởi Phêrô hy vọng sẽ gặp lại được Thầy của mình để mở miệng nói lời xin lỗi.
Theo như Gioan 21:1-14 vào một buổi sáng bên bờ biển Tiberius của Biển Hồ Galilê, trong khi các môn đệ của Đức Kitô Phục Sinh đang lênh đênh thả trôi thuyền đánh cá. Sau một đêm vất vả, một lần nữa họ lại không bắt được chú cá nào. Thật là bất ngờ Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra bên bờ biển, nhưng không ai trong nhóm các môn đệ nhận ra Ngài. Ðức Kitô truyền các ông thả lưới bên mạn phải của thuyền đánh cá. Và thế là cá lại ngập tràn tung tăng lưới. Cá ngập khoang thuyền. Cá vươn vẩy bạc óng ánh tia nắng mặt trời bình minh. Khắp nơi là cá. Mọi nơi là cá. Thấy vậy, người môn đệ Đức Giêsu yêu mến nói với Phêrô,
— Thầy đó (Gioan 21:7).
Nghe chữ “Thầy đó”, Phêrô khoác vội vào người mảnh áo, nhảy xuống biển bơi vào bờ để gặp Đức Kitô Phục Sinh. Tương tự như câu chuyện được trình bày trong Luca 24:1-12, Phêrô lại có những hành động rất là vội vàng khi nghe người khác nói với ông về sự xuất hiện của Đức Giêsu Phục Sinh. Lần trước trong Luca 24:1-12 ông vội vàng chạy ra ngôi mộ trống một mình. Lần này ông vội vàng bơi vào bờ để gặp Đức Kitô Phục Sinh, trong khi đó các người môn đệ khác từ từ chèo thuyền vào bờ vì các ông không xa bờ biển lắm. Một trong những lý do để giải thích hiện tượng vội vàng này là bởi vì Phêrô muốn gặp Thầy để xin lỗi Ngài.
Sau khi gà gáy lần thứ hai, vào đêm hôm đó, trên sân Tòa Công Nghị của người Do Thái, Phêrô đã khóc. Đây là một trong những hành động chứng tỏ cho chúng ta biết người ngư phủ của thành phố Capernaum chấp nhận mình đã có những hành động lỗi lầm. Những hạt nước mắt đã rớt xuống ngay trên sân của tòa án, có lẽ, trước mặt người đầy tớ gái của Thầy Thượng Tế và người khách qua đường vừa mới chỉ mặt tố cáo Phêrô. Phêrô bỏ đi, có lẽ vẫn còn khóc. Nhưng Phêrô không bắt chước Giuđa. Người ngư phủ của Biển Hồ không đi kiếm một cành cây bên vệ đường, bởi ông tha thứ được cho chính mình; nói một cách khác, bởi vì người ngư phủ hòa giải được với mình. Bởi hòa giải được với mình, Phêrô quay về lại căn nhà, nơi các môn đệ của Đức Giêsu đang tụ họp trong lo sợ, và ông kiên nhẫn hy vọng đợi chờ ngày được gặp lại Đức Giêsu. Cuối cùng đúng như ông hy vọng, ông gặp, và ông nói ba lần với Đức Kitô Phục Sinh,
— Thầy biết con yêu mến Thầy (Gioan 21:15-18).
III. Giống Nhau và Khác Nhau
Phêrô đã nhẹ nhàng vượt qua cả bốn giai đoạn của khái niệm chấp nhận. Ông chấp nhận mình lỗi lầm, bởi ông khóc. Ông hòa giải được với mình, bởi ông không đi tìm một sợi dây. Ông chấp nhận hòa giải với Đức Kitô Phục Sinh. Làm được ba điều trên, ông đã chấp nhận đóng lại một trang sách cũ, mở ra một trang sách mới. Trong những trang sách mới này, ông biến thành vị Giáo Hoàng đầu tiên của giáo hội.
Giuđa thì ngược lại. Tên của nhân vật này được người đời nhắc nhở tới với hàm ý mỉa mai. Trong những giáo xứ Việt Nam, sau thánh lễ Rửa Chân của ngày thứ Năm Tuần Thánh, bất hạnh cho người giáo dân nào trong số mười hai người đóng vai mười hai tông đồ bị chụp mũ Giuđa. Giuđa sẽ trở thành tên đệm của nhân vật này mỗi khi tên ông ta được người trong giáo xứ nhắc tới. Trong tất cả các nhân vật xuất hiện trong Kinh Thánh, tên của Giuđa được nhiều người nhắc nhở, nhưng rất tiếc không phải với hàm ý đẹp mà là chê bai, khinh rẻ, và coi thường. Ông bà chúng ta có câu,
Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Trong trường hợp của Giuđa, câu ca dao này hoàn toàn đúng, bởi vì
Trăm năm bia đá thì mòn,
“Hai ngàn năm” bia miệng vẫn còn trơ trơ
_____________________________________________________
Chú Thích:
(1). Theo như bản Phúc Âm thứ Tư, đi cùng với Phêrô là người môn đệ được Đức Giêsu yêu mến. Người môn đệ này quen biết Thầy Thượng Cả Caiaphas, người lãnh tụ của Tòa Công Nghị năm đó. Bởi quen biết với Caiaphas, cả hai cùng được vào phía bên trong của Tòa Công Nghị (Gioan 18:15-16).
(2). Mô hình của khái niệm CHẤP NHẬN này được diễn giải với đầy đủ chi tiết trong cuốn sách Con Người Mới Trong Mùa Chay: Chấp Nhận và Hy Vọng cùng một tác giả. Để biết thêm về Mô Hình Chấp Nhận này, xin lắng nghe audio file: Con Người Mới Trong Mùa Chay: Chấp Nhận và Hy Vọng, www.nguyentrungtay.com/cnmoi.html
(3). Theo như Mátthêu 10:1-4, danh sách của nhóm Mười Hai gồm có: (1) Simon, được gọi là Phêrô, (2) Anrê, em của Phêrô, (3) Giacôbê (4) Gioan, em của Giacôbê, con của ông Zêbêđê, (5) Philip, (6) Barthôlômêô, (7) Tôma, (8) Mátthêu, người thu thuế, (9) Giacôbê, con ông Alphếus, (10) Tha-đệ hay Giuđa, (11) Simon, người Cana thuộc đảng Zealot, và (12) Giuđa Iscariốt.
(4). Kinh Thánh trình bày hai câu chuyện về ngày cuối đời của Giuđa. Câu chuyện thứ nhất xuất hiện trong bản Tin Mừng theo thánh sử Mátthêu 27:3-10. Câu chuyện thứ hai, xuất hiện trong Tông Đồ Công Vụ 1:16-20, có một số chi tiết hơi khác với câu chuyện thứ nhất. Thí dụ, theo như Tông Đồ Công Vụ 1:16-20, Giuđa không treo cổ tự sát, nhưng đã dùng số tiền bán Thầy mua một thửa ruộng. Sau cùng anh chàng té ngã, vỡ bụng mà chết ngay trên thửa ruộng của mình.
(5). Khi nhận ra lầm lỗi của mình, Phêrô, người cựu ngư phủ Biển Hồ, bật khóc! Khi nhận ra lầm lỗi của mình, Giuđa, người thủ quỹ không khóc, nhưng bỏ đi tìm kiếm một sợi dây và một cành cây!
(6). Theo như Gioan 20:1-10, đi ra ngôi mộ trống của Chúa Nhật Phục Sinh đầu tiên với Phêrô là người môn đệ được Đức Giêsu yêu mến. Người môn đệ này tới ngôi mộ trống trước. Dừng lại ngay cửa mộ, người môn đệ nghiêng người nhìn thấy khăn tẩm liệm bên trong, nhưng không bước vào. Chắc có lẽ người này còn trẻ cho nên chạy nhanh hơn Phêrô (Gioan 20:4). Nhưng cũng tại còn trẻ, có lẽ người này sợ… Phêrô ngược lại chạy tới sau. Nhưng Phêrô không dừng lại ngay cửa mộ, mà đi thẳng vào phía bên trong của ngôi mộ trống (Gioan 20:6).

Nguồn: kinhthanh.org