Trang

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

VUI HỌC THÁNH KINH CHÚA NHẬT 5 TN NĂM B Mc 1,29-39





VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 5 TN NĂM B
Mc 1,29-39

TIN MỪNG
29 Vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo.30 Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà.31 Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.
32 Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người.33 Cả thành xúm lại trước cửa.34 Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.
35 Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.36 Ông Si-môn và các bạn kéo nhau đi tìm.37 Khi gặp Người, các ông thưa: "Mọi người đang tìm Thầy đấy! "38 Người bảo các ông: "Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó."39 Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.
29 On leaving the synagogue he entered the house of Simon and Andrew with James and John.
30 Simon's mother-in-law lay sick with a fever. They immediately told him about her.
31 He approached, grasped her hand, and helped her up. Then the fever left her and she waited on them.
32 When it was evening, after sunset, they brought to him all who were ill or possessed by demons.
33 The whole town was gathered at the door.
34 He cured many who were sick with various diseases, and he drove out many demons, not permitting them to speak because they knew him.
35 Rising very early before dawn, he left and went off to a deserted place, where he prayed.
36 Simon and those who were with him pursued him37 and on finding him said, "Everyone is looking for you."
38 He told them, "Let us go on to the nearby villages that I may preach there also. For this purpose have I come."
39 So he went into their synagogues, preaching and driving out demons throughout the whole of Galilee.

I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề của hình này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn hãy viết câu Tin Mừng  Mc 1,31
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

II. TRẮC NGHIỆM
01. Mẹ vợ của ông Simon bị bệnh gì? (Mc 1,30)
a. Phong hủi
b. Huyết trắng
c. Câm
d. Sốt
02. Ai đã chữa cho bà nhạc mẫu ông Simon khỏi bệnh? (Mc 1,30)
a. Ông Phêrô
b. Ông Phaolô
c. Đức Giêsu
d. Ông Môsê
03. Chiều đến, rất nhiều người ốm đau và những ai bị quỷ ám của thành này được cứu chữa. (Mc 1, 29-33)
a. Thành Giêrusalem
b. Thành Nadarét
c. Thành Caphácnaum
d. Thành Bêlem
04. Sáng sớm, Đức Giêsu đi ra nơi hoang vắng, ở đó người làm gì? (Mc 1,35)
a. Nghỉ ngơi.
b. Dạy dỗ các môn đệ.
c. Xa lánh những ồn ào.
d. Cầu nguyện.
05. Đức Giêsu đi khắp miền Galilê để làm gì? (Mc 1,39)
a. Rao giảng trong các Hội Đường.
b. Trừ quỷ.
c. Làm phép rửa cho mọi người.
d. Chỉ a và b đúng

III. Ô CHỮ
Những gợi ý
01. Đức Giêsu đi khắp miền Galilê, rao giảng trong các Hội Đường của họ và làm gì? (Mc 1,39)
02. Một trong những môn đệ đi với Đức Giêsu đến nhà nhạc mẫu ông Simon? (Mc 1,29)
03. Khi Đức Giêsu và các môn đệ đến, bà mẹ vợ ông Simon đang bị gì? (Mc 1,30)
04. Ai đã chữa cho bà nhạc mẫu ông Simon khỏi bệnh? (Mc 1,30)

05. Bà mẹ vợ của ai được Đức Giêsu chữa lành? (Mc 1,30)
06. Chiều đến, rất nhiều người ốm đau và những ai bị quỷ ám của thành này được cứu chữa. (Mc 1, 29-33)


07. Đức Giêsu ra nơi đâu để cầu nguyện? (Mc 1,25)
08. Sáng sớm, Đức Giêsu đi ra nơi hoang vắng, ở đó Người làm gì? (Mc 1,35)
Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?

IV. CÂU THÁNH KINH GHI NHỚ VÀ HỌC THUỘC LÒNG
Đức Giêsu chữa
nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ.
Tin Mừng thánh Máccô 1,34a




Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 5 TN NĂM B
Mc 1,29-39
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề :
Chúa Giêsu chữa bệnh
* Câu Tin Mừng  Mc 1,31
31 Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.
II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM
01. d. Sốt (Mc 1,30)
02. c. Đức Giêsu (Mc 1,30)
03. c. Thành Caphácnaum (Mc 1, 29-33)
04. d. Cầu nguyện (Mc 1,35)
05. d. Chỉ a và b đúng (Mc 1,39
III. Lời giải đáp Ô CHỮ
01. Trừ quỷ (Mc 1,39)
02. Ông Giacôbê (Mc 1,29)
03. Lên cơn sốt  (Mc 1,30)
04. Đức Giêsu (Mc 1,30)
05. Ông Simon (Mc 1,30)06. Thành Caphácnaum (Mc 1, 29-33) 
07. Hoang vắng (Mc 1,25)
08. Cầu nguyện (Mc 1,35)
Hàng dọc: Rao Giảng
NGUYỄN THÁI HÙNG

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Hậu quả của sự thiếu ngủ




Hậu quả của sự thiếu ngủ

“Thiếu ngủ có thể gây ra sự đóng vôi vào lòng động mạch, một trong nhiều rủi ro đưa tới bệnh tim mạch”.

Đó là kết quả nghiên cứu do Tiến sĩ Diane S. Lauderdale và các cộng sự viên tại Đại học Chicago thực hiện và được Tập san của American Medical Asssociation phổ biến vào ngày 24-12-2008.

Các tác giả cho hay, họ chưa đọc được kết quả nghiên cứu nào về sự liên quan giữa thiếu ngủ với sự vôi hoá động mạch. Tuy nhiên, với nghiên cứu này, họ đã có một khám phá vững chắc và mới lạ về sự liên hệ giữa thời gian ngủ và sự vôi hoá động mạch vành. Rằng cứ 1 giờ ngủ thêm giảm được khoảng 33% rủi ro hoá vôi và huyết áp tâm thu cũng giảm từ 136 xuống mức bình thường 120.

Nghiên cứu được thực hiện trong 5 năm trên 495 tình nguyện nam nữ khoẻ mạnh tuổi từ 35-45. Họ được yêu cầu ghi lại lịch trình ngủ, mang một thiết bị để theo dõi thời gian ngủ, thức. Máy CT scan được sử dụng để ước lượng mức độ vôi hoá động mạch vào 2 thời điểm cách nhau 5 năm. Lần thứ nhất, không ai bị vôi hoá. Năm năm sau, 61 người có dấu hiệu hoá vôi.

Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu cho hay sự đóng vôi vào lòng động mạch vành (coronary artery) là dấu hiệu báo trước của bệnh tim trong tương lai. Những rủi ro đưa tới đóng vôi đã được chứng minh gồm có nam giới, tuổi cao, bất dung gluocose, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, mập phì, bất dung với đường glucose (glucose intolerance), viêm lòng động mạch và trình độ học vấn thấp. Phẩm chất và số lượng thời gian ngủ cũng đã được chứng minh là có liên quan tới các rủi ro này.

Với sự dè dặt thường lệ, các tác giả giải thích là có một yếu tố nào đó đã vừa giảm thời gian ngủ và gây ra sự hoá vôi. Hoặc huyết áp cao cũng là rủi ro của vôi hoá, mà khi ngủ thì huyết áp xuống thấp. Hoặc hormon cortisol lên cao khi thiếu ngủ và gây ra sự hoá vôi.

Họ hy vọng là sẽ có nghiên cứu khác được thực hiện để xác định điều mà họ tìm ra, nhưng cũng đưa ra đề nghị là mọi người nên ngủ ít nhất 6 giờ mỗi đêm để tránh hậu quả hoá vôi này.

Nói về hậu quả của thiếu ngủ với sức khoẻ thì đã có nhiều kinh nghiệm cá nhân cũng như nghiên cứu khoa học nêu ra.

Các cụ ta vẫn thường nói: “Ăn được ngủ được là tiên”. Với các cụ, đời sống của các vị Tiên trên Trời đều thoải mái, khoẻ mạnh, nhờ ăn ngủ bình thường.

Dân gian nhiều nơi cũng vẫn nói, giấc ngủ ngon là liều thuốc bổ tốt, ngủ được giúp xương cốt mạnh mẽ, trí óc minh mẫn, da dẻ mịn màng…

Vì ngủ là thời gian tạm ngưng tự nhiên, theo định kỳ của con người trong đó ý thức ngoại cảnh giảm thiểu và sức mạnh được phục hồi. Trong khoảnh khắc này, có biết bao những diễn tiến sinh hoá âm thầm xảy ra trong cơ thể để tồn trữ nhiên liệu, bảo trì tế bào hư hao, thay thế mô bào già nua.

Nhu cầu ngủ nhiều hay ít thay đổi tuỳ theo với tuổi tác.

Trẻ sơ sinh ngủ tới 17 giờ một ngày, nếu bé sanh non lại ngủ nhiều hơn. Tới 6 tháng tuổi, ngủ 14 giờ, 16 tháng ngủ 10 giờ. Kể từ khi bước chân vào đại học tới tuổi trưởng thành thì cần từ 7-8 tiếng mỗi ngày.

Như vậy thì nếu thọ tới tuổi 75, con người đã dành cho sự ngủ một khoảng thời gian khá dài: 1 phần 4 thế kỷ, vị chi là 25 năm.

Cho nên thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, nhiều lần thức giấc nửa đêm, ngủ với ác mộng, trằn trọc, suy tư… đều có tác dụng không tốt cho sức khoẻ.

Sau đây là kết quả của một số nghiên cứu về sự việc này.

1. Với trẻ em

Thiếu ngủ khiến cho nhiều em có những rối loạn về hành vi, khả năng nhận thức, học hỏi, tập trung trong lớp học. Đó là kết quả nghiên cứu của Bác sĩ Jacques Montplaisir, Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ, Bệnh viện Sacre-Coeur, Montreal-Canada.

Theo vị bác sĩ này, thiếu ngủ dù chỉ 1 giờ mỗi đêm nhưng liên tục đều ảnh hưởng lên sự học hỏi của các em. Ông cũng cho biết không có sự bù trừ qua lại, bổ sung cho thiếu ngủ trong tuần với ngủ thêm vào cuối tuần, như nhiều người tin tưởng. Kết quả nghiên cứu này được phổ biến trong tạp san SLEEP, ngày 1-9-2007.

Một nghiên cứu khác phổ biến trên Archives of Pediatric and Adolescent Medicine vào tháng 4-2008 cho hay, trẻ em dễ dàng bị chứng quá năng động, kém tập trung (Attention Deficit Hyperactive Disorder) nếu bị mất ngủ, ngủ ít giờ hoặc gặp khó khăn hô hấp trong khi ngủ, như là quá mập phì.

2. Với sự mập phì

Theo một báo cáo của Institute of Medicine vào năm 2006, những người ngủ dưới 7 giờ mỗi đêm đều có rủi ro trở nên mập phì.

Lý do được nêu ra là, thiếu ngủ kích thích một số hormon liên quan tới sự ăn ngon miệng: hormon giảm khẩu vị leptin bớt đi trong khi đó hormon kích thích khẩu vị ghrelin lại tăng lên. Hậu quả là con người ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể và đưa tới quá nhiều dự trữ năng lượng, phì mập.

3. Với huyết áp

Báo cáo năm 2006 của Office of Internal Medicine gợi ý rằng, thiếu ngủ vì chứng ngưng-thở-tạm-thời khi-ngủ (sleep apnea) có thể đưa tới tình trạng cao huyết áp mãn tính vào ban ngày cũng như bệnh cao huyết áp.

Bác sĩ Alexandros Vgontzas và các đồng nghiệp tại Đại học Y khoa Penn State,  Hershey- Pennsylvania cũng có nhận xét là sự kết hợp giữa mất ngủ, ngủ thiếu giờ đều có liên hệ chặt chẽ với bệnh cao huyết áp. Theo họ, những người chỉ ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm đều tăng rủi ro bị cao huyết áp tới 5 lần, trong khi người ngủ đầy đủ, không bị bệnh này. Kết quả nghiên cứu được phổ biến trên tạp san SLEEP ngày 21-6-2008.

4. Với bệnh tim

Chuyên gia về giấc ngủ, Bác sĩ David White, Đại học Y khoa Harvard cho hay, người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm sẽ tăng rủi ro bị cơn suy tim (heart attack) tới 40% so với người ngủ 8 giờ. Theo ông, có 2 lý do để giải thích: khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm (sympathetic nervous system) hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Ngoài ra, khi thiếu ngủ, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim.

Sau nhiều nghiên cứu, Bác sĩ Kazuo Eguchi và đồng nghiệp tại Đại học Jichi, Nhật Bản, kết luận là ngủ ít thời gian có liên hệ mật thiết với rủi ro bệnh tim mạch (Arch Intern Med. 2008; 168(20): 2225-2231).

Bác sĩ S. Schwatz và đồng nghiệp tại Đại học Y tế Công cộng Nam Florida cũng nêu ra giả thuyết là thiếu ngủ đưa tới rủi ro bệnh tật cho trái tim.

Một nghiên cứu riêng của Schwartz cho hay thiếu ngủ cũng có thể gây ra nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi (Annals of Epidemiology, Volume 8, Issue 6, trang 384-392 S).

5. Với bệnh trầm cảm

Mất ngủ thường là một dấu hiệu của trầm cảm, nhưng trong nhiều trường hợp mất ngủ cũng có thể đưa tới bệnh trầm buồn này. Đó là kết luận của các nhà chuyên môn về giấc ngủ tại National Sleep Foundation (NSF).

Mất ngủ ảnh hưởng tới đời sống, tới sự sản xuất, sự an toàn của con người. Người mất ngủ sẽ vắng mặt nhiều lần tại sở, ít được thăng thưởng, cảm thấy vô dụng rồi trở nên tiêu cực, buông xuôi, buồn chán.

Theo Tiến sĩ Joyce Walsleben, giáo sư tại Đại học Y khoa New York, giấc ngủ và tâm trạng được hoá chất serotonin trong não bộ điều khiển. Khi hoá chất này mất thăng bằng, trầm cảm và mất ngủ xuất hiện. Serotonin giúp giấc ngủ bình yên. Nếu serotonin thấp, giấc ngủ sẽ bị gián đoạn.

Vì trầm cảm và mất ngủ thường đi đôi, một cơn mất ngủ có thể là chỉ dấu của trầm cảm sẽ xảy ra.

6. Với bệnh tiểu đường

Nghiên cứu công bố trong Archives of Internal Medicine năm 2005 cho hay, người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm tăng rủi ro tiểu đường tới 2,5 lần, so với người ngủ 6 giờ, với rủi ro 1,7 lần.

Kết quả nghiên cứu do Tiến sĩ James Gangwisch, Đại học Columbia, New York, vào năm 2007 có cùng kết luận.

Cũng năm 2007, Bác sĩ Esra Tasali, Đại học Chicago, và đồng nghiệp đã thực hiện một thử nghiệm “lạ đời”. Trong 3 đêm liên tiếp, họ không cho 9 thanh niên rơi vào giấc ngủ sâu đậm nhất bằng cách gõ mạnh vào cánh cửa hoặc lay mình các thanh niên. Kết quả là những thanh niên này giảm 25% khả năng đáp ứng với insulin, một dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2. Có giải thích cho là, mất ngủ kinh niên dễ dàng đưa tới viêm cứng lòng mạch máu vì gia tăng hormon gây stress và tăng glucose huyết.

Theo Bác sĩ Ronald Kramer, Giám đốc Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ tại Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ, thành phố Englewood, tiểu bang Colorado, mất ngủ cũng gây ra cao huyết áp và mập phì, hai rủi ro đưa tới bệnh tiểu đường.

7. Với sự mất thăng bằng cơ thể

Quý vị cao niên thiếu ngủ, thức dậy giữa khuya hoặc cảm thấy ngất ngây vào ban ngày, có thể tăng rủi ro té ngã từ 2 tới 4,5 lần. Đó là kết quả nghiên cứu do Tập san Gerontology công bố năm 2007.

8. Với tai nạn xe cộ

Hằng năm, tại Hoa Kỳ có tới 200.000 tai nạn xe cộ trong đó có 1.500 tử vong gây ra do sự ngái ngủ. Quan sát cho thấy, sự ngây ngất trong khi lái xe cũng nguy hiểm như lái xe mà say rượu.

Nghiên cứu công bố trong New England Journal of Medicine năm 2007 cho hay, 20% các tai nạn xe cộ trầm trọng đều do người lái xe buồn ngủ gây ra.

9. Với nữ giới

Bác sĩ Thần kinh Tâm trí  Edward Suarez, Đại học Duke, North Carolina, đã say mê với các nghiên cứu về hậu quả của thiếu ngủ từ nhiều thập niên. Theo ông, kém ngủ có nhiều hình thức. Có người than phiền khó đi vào giấc ngủ, ngủ không đầy giấc, thức giấc vào giữa đêm, không ngủ trở lại được hoặc ngây ngất buồn ngủ ban ngày.

Kết quả nghiên cứu của ông cho hay người thiếu ngủ thường có nhiều vấn đề khó khăn về sức khoẻ, đặc biệt là ở nữ giới, nhất là khi quý bà quý cô than phiền “nằm mãi mới ngủ được”. Ở các vị này, đường huyết lên cao, chất đạm nhiều, chất fibrinogen gây đóng cục máu liên hệ tới đột quỵ stroke cũng cao. Họ cũng hay rơi vào tình trạng trầm cảm, dễ giận hờn, khó tính. Bác sĩ Suarez nói là các hiện tượng này chỉ thấy ở nữ giới mà thôi. Ông giải thích sự khác biệt giới tính là do một số hoá chất hiện diện tự nhiên trong cơ thể, như là amino acid tryptophan, chất dẫn truyền thần kinh serotonin and và hormon melatonin. Bản thân ông ta cũng cảm thấy ngạc nhiên với kết quả nghiên cứu này. Kết quả được công bố trong Tập san Brain, Behavior and Immunity.
Làm sao biết mình thiếu ngủ?

Theo các nhà chuyên môn, sau đây là một số dấu hiệu thường thấy khi thiếu ngủ:

- Cảm thấy ngây ngất, buồn ngủ vào ban ngày.

- Mới ngả lưng dăm ba phút mà đã ngáy như sấm.

- Ngủ gà ngủ vịt ban ngày.

Để ngủ ngon, tự nhiên:

Ngày xưa, còn bé, học lớp bốn, lớp năm, có môn học Vệ sinh Thường thức. Ta phải học thuộc lòng những bài học như đừng để móng tay dài, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày. Đây là môn học mà tự điển giải nghĩa là những nguyên tắc phải giữ để có sức khoẻ.

Các cụ ta xưa chắc áp dụng điều mình học tới nơi tới chốn lắm, nên bệnh tật cũng ít, ngủ nghê chẳng cần Dalmane, Xanax. Đèn điện chưa có, mà TV, phim bộ cũng không, cho nên tối đến, khi gà lên chuồng là các cụ cũng rủ nhau lên giường. Sáng mới hừng đông, gà gáy giấc đầu, là các cụ đã thức dậy, pha trà uống, làm bát cơm nguội hay củ khoai luộc, rồi ra đồng làm việc, rất đều đặn mỗi ngày.

Nay bài học Vệ sinh không có, nhưng có những tài liệu về y tế công cộng, y khoa phòng ngừa, ta cũng lấy được những lời chỉ dẫn về giữ gìn sức khoẻ tự nhiên, không thuốc men.

Sau đây, xin cùng quý vị sắp xếp một bài học Vệ sinh về giấc ngủ.

1. Đi ngủ có giờ giấc. Ngủ cùng giờ và thức dậy cũng cùng giờ, tạo thành một thói quen để cái đồng hồ sinh học và nhịp sinh học trong người không bị rối loạn.  Nếu cần du di thì thay đổi giờ đi ngủ, nhưng đừng lên giường trễ quá nửa đêm. Ngủ nướng cuối tuần coi bộ hấp dẫn và nghe được đó, nhưng không lành mạnh vì nhịp sinh học lại phải điều chỉnh lại giờ giấc mồi tuần.

2. Tập luyện cơ thể quá sức trước khi đi ngủ làm tâm thần bị kích thích và ta khó đi vào giấc ngủ. Có người khuyên nên tập nhẹ 3 giờ trước khi đi ngủ.

3. Tránh ăn quá no trước giờ ngủ. Ăn no, nặng bụng rồi vào giường ngủ ngay, thức ăn nó cứ nhấp nhỏm trong bao tử hàng giờ, đòi được tiêu hoá, thì làm sao mà ngủ yên cho được. Nhất là lại ăn nhiều gia vị chua, cay. Một chút trái cây, một ly sữa ấm thì tốt hơn cho giấc ngủ ngon. Sữa có chất giúp ngủ tryptophan.

4. Tránh những chất kích thích thần kinh như cà phê, thuốc lá, rượu mạnh. Cà phê có tính cách gây phấn khởi khiến khó ngủ. Rượu uống trước khi đi ngủ có thể làm ta ngủ đấy, nhưng kinh nghiệm cho hay, rượu làm ta hay đái đêm, khó thở lại tạo ra những cơn ác mộng.

5. Phòng ngủ phải yên tĩnh, thoáng khí, nhiệt độ vừa phải, nệm không cứng quá hoặc mềm quá. Một điểm quan trọng là: chỉ dùng phòng ngủ để ngủ và ngủ với nhau. Không coi TV nhất là những phim về tội ác, hoặc quá mủi lòng, gây vấn vương tâm trí; không ăn vặt trong phòng ngủ; không thảo luận chuyện làm ăn, chuyện khó khăn trong ngày, để tránh sáo trộn giấc ngủ.

6. Đừng mang suy tư, buồn bực vào giường. Nếu có những việc phải làm cho ngày hôm sau hoặc có những ưu tư, thì ra bàn làm việc, ngồi viết hết những điều đó ra, đặt ưu tiên giải quyết cho ngày hôm sau rồi đi ngủ.

7. Thức giấc nửa đêm, không ngủ lại được rồi nằm trằn trọc. Hãy dậy, đi làm bất cứ một việc nhỏ nào đó, tới khi thấy mệt và buồn ngủ thì đi ngủ. Đừng nằm trên giường, ngó đồng đồng hồ và đếm thời gian đi qua.

8. Kết quả cuả nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trong lúc ái ân, cơ thể tiết ra một vài kích thích tố khiến nhiều người ngủ ngon hơn. Cho nên đã có lời khuyên: nếu không ngủ được thì thử kiếm một bạn đồng sàng.

Kết luận

Nói về giấc ngủ, khoa học gia kiêm nhà ngoại giao Hoa Kỳ Benjamin Franklin (1706-1790), có nhận xét: “Ngủ sớm, dậy sớm làm con người khoẻ mạnh, giàu có và khôn ngoan”.

Trong khi đó, bác sĩ phân tâm học Georg Groddeck của Đức (1886-1934) lại nói: “Nên nhớ là sự hồi phục không phải do bác sĩ tạo ra mà từ chính bệnh nhân. Bệnh nhân tự chữa lành bằng sức mạnh của họ, chẳng khác chi khi họ đi lại, ăn uống, suy nghĩ, hít thở không khí hoặc ngủ”.

Ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ và đứng hàng thứ nhì trong tứ khoái. Vậy thì cũng nên thêm tiết mục “duy trì giấc ngủ lành mạnh “vào danh sách các điều quyết tâm Đầu Năm (New Year Resolutions) cho năm 2012 và các năm kế tiếp. Cho tới khi trái tim giã từ cuộc đời một cách thoải mái, bình an trong “Giấc Ngủ Ngàn Thu”.


Bác sĩ Nguyễn Ý Đức


Nguồn: truyenthongconggiao

ĐỨC TIN VÀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI




ĐỨC TIN VÀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
Trần Mỹ Duyệt
Mới đây trong một buổi hội thảo, một tham dự viên đã đưa ra một trường hợp, theo đó, hơn 40 năm làm con Chúa, bà vẫn đi nhà thờ với chồng, nhưng bà không bao giờ xưng tội. Không thấy bà nhắc đến việc rước Thánh Thể. Bà còn thêm rằng, trong nhà ngoài việc đi nhà thờ, lâu lâu bà cũng ghé qua xin xâm, cúng quả ở vài ngôi chùa quanh vùng. Về phần sống đạo, bà cho rằng bà là người vợ tốt, người mẹ tử tế biết hy sinh cho chồng, cho con. Bà không gian lận và cư xử bất công với ai. Bà không giống như một số người mà bà biết, những người tuy xưng mình là người có đạo, những vẫn gian lận trợ cấp xã hội, vẫn bê bối, vô trách nhiệm. Tóm lại, bà không quan niệm đạo hay không đạo, niễm là ăn ngay ở lành là được! 
Lập luận của nữ thính giả này cũng là lập luận mà nhiều lần chúng ta đã nghe và đã trao đổi. Người đồng ý, người không đồng ý nhưng phần đông dựa vào cảm tính và những lý luận cá nhân, đại khái: “Đạo nào cũng là đạo. Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành!” Quan niệm này hoàn toàn không phù hợp nếu như đem ứng dụng vào niềm tin và đời sống đạo của người Công Giáo, cũng như đem liên kết hành vi đạo đức có tính cách luân lý và xã hội với đức tin Công Giáo.
Ngày gia nhập đạo, vị linh mục hay người ban bí tích Thánh Tẩy đã hỏi người gia nhập đạo: “Ông, bà, anh, chị, em, con muốn xin gì cùng Hội Thánh?”. Và người tân tòng hay người đỡ đầu thưa:
-          Con xin đức tin.
-          Đức tin làm gì cho con? Vị linh mục hay người ban bí tích Thánh Tẩy hỏi lại.
-          Đức tin ban cho con sự sống đời đời.
Cái cốt lõi của đạo Công Giáo là ở chỗ đó. Nếu không tin thì không thể trở thành một Kitô hữu được. Không tin thì không thể thực hành những gì mà đạo Công Giáo đòi hỏi được.   
Đi sâu hơn vào đời sống của người Công Giáo thì đức tin ấy là gì? Người Công Giáo phải tin nhận những gì? Những điều cần phải tin căn bản ấy gồm trong cái mà Giáo Hội Công Giáo gọi là Kinh Tin Kính. Sau đây là những gì mà người Công Giáo phải tin:
“Tôi tin kính một Thiên Chúa, là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.
Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh sáng bởi Ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật. Được sinh ra mà không phải tạo thành, đồng bản tính với Đức Chúa Cha, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng tôi, và để cứu rỗi chúng tôi, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng tôi, chịu khổ hình và mai táng thời Phongxiô Philatô. Ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh Kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Và Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, nước Người sẽ không bao giờ cùng.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống. Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Người cùng được phụng thờ, và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.
Tôi tin có Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.
Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.
Tôi trông đợi kẻ chết sống lại, và sự sống đời sau.”
Đối với những Kitô hữu lơ là, không hiểu và sống đạo tử tế, hoặc đối với những người không có niềm tin, không tôn giáo thì những điều mà người Công Giáo tin hay tuyên xưng ở trên rất mơ hồ, vớ vẩn, và điên rồ. Đó là những tư tưởng không khoa học, hoang đường, không kiểm chứng được. Nhưng ngược lại, nó đã trở thành một lẽ sống, một thách đố rất lớn lao cho những ai xưng mình là người theo Kitô Giáo, là người đạo Công Giáo.
Nguyên từ ngữ “Đức Tin” cũng đã là một điều rất khó giải thích. Vì tin khác với “đức tin”. Đặc biệt khi chúng ta phải dùng đến nhân đức để mà “tin” những gì con mắt tự nhiên, lý trí tự nhiên không giải thích được. Do đó, khi đề cập đến đức tin, nhất là đức tin làm nên một người Công Giáo chân chính là một việc mà tự nhiên con người không làm được, nhưng cần phải có ơn Chúa trợ giúp.
Nhưng cũng chính do chìa khóa đức tin mà con người có thể mở ra được cánh cửa đời đời. Mở ra được con đường dẫn tới vĩnh hằng. Mở ra con đường giải cứu và được giải cứu. Ơn cứu độ đến từ Thiên Chúa, nhưng cũng cần con người tin nhận và đáp trả. Thánh Augustine đã nói: “Khi Thiên Chúa dựng nên ban, Ngài không cần hỏi ý kiến bạn. Nhưng để cứu rỗi bạn, Ngài cần sự cộng tác của bạn.” Và đó là điều mà đức tin có thể tác động trong đời sống người Kitô hữu, cũng như người Kitô hữu sống với tác động ấy.     
Để bảo vệ, để chứng tỏ cho mọi người khác biết thế nào là Đức Tin sống động, Đức Tin thực hành, đạo Công Giáo đã có cả một kho tàng triết học, thần học, tu đức, Thánh Kinh, và Giáo Luật. Ngoài ra, đức tin ấy còn được làm cho phong phú nhờ kho tàng thánh nhạc, và nghi lễ, phụng vụ. Đặc biệt, nó đã được chứng minh hùng hồn bằng hằng triệu triệu các chứng nhân anh dũng trải qua các thời đại. Họ là những người đã dám chấp nhận cái chết để minh chứng niềm tin. Lịch sử 300 năm cấm đạo ở Việt Nam với hàng trăm ngàn tín hữu đã phải chịu bao khốn khó, và đổ máu mình ra cho niềm tin của mình, trong đó có 117 vị đã được tôn phong hiển thánh và 1 vị được tôn phong Chân Phước là một thí dụ. Trong thế giới hôm nay, có đến hằng triệu, hàng trăm ngàn các nhà thừa sai, những tu sĩ nam nữ và các giáo dân nhiệt thành ngày đêm hăng say trên con đường phụ vụ tha nhân. Sống với những người nghèo, người cùi hủi, bệnh truyền nhiễm, tù tội, và những người lỡ bước lầm đường. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy, nhìn thấy, và đọc thấy qua sách vở, truyền thông…
Cũng trong thời đại của chúng ta, nhờ đức tin ấy mà Mẹ Têrêsa Calcutta đã ôm lấy những người cùi, đã tự tay lau sạch các vết thương cho họ, và đã đem lại cho họ những nụ cười cuối đời trong đau khổ và nước mắt.
Nhờ đức tin ấy mà Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tha cho người ám sát mình. Đã vào tù bắt tay và nói chuyện với kẻ chủ mưu giết hại mình.
Nhờ đức tin ấy mà Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã chinh phục được các cai tù đầy mặc cảm, thù hận được chỉ định cai tù của Ngài trong suốt 13 năm trong lao tù Cộng Sản…
Đức tin như vậy vượt qua tầm hiểu biết của lý trí và của những nhận định thông thường. Đức tin làm nền cho một đời sống vươn cao, thanh thoát và thánh thiện hơn cả những truyền thống và phong tục về lễ giáo. Nhờ đức tin, nó đưa con người vào chiều sâu tâm linh để nhận ra sự hy sinh, đóng góp, và đời sống thánh thiện của mình mang ý nghĩa cứu độ và là những tác động đem lại sự sống, mà theo như Thánh Augustine là sự cộng tác của con người. Điều này vượt hẳn những suy nghĩ dù là triết lý, tâm lý hay đạo đức xã hội. Và cũng vì thế, những hành động đạo đức xã hội nếu không vì niềm tin và xây dựng trên đức tin, thì đó cũng chỉ mang ý nghĩa luân lý rất bình thường.
Tóm lại, những hành động luân lý, đạo đức xã hội là những hành động đáng quí, đáng làm, nhưng mang nó lồng vào ý nghĩa so sánh với đức tin Công Giáo thì không tìm được ý nghĩa tương xứng. Bởi vì cái mà người Công Giáo gọi là đạo nó được xây dựng trên nền tảng đức tin. Mà đức tin là một cái gì mà trí khôn tự nhiên không giải thích được, cũng như những hành động đạo tức tự nhiên không vươn tới được.    
Mời vào thăm trang nhà www.giadinhnazareth.org để tham khảo những bài vở giá trị khác.
Nguồn: thanhlinh.net

Ma quỷ thời đại mới – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt




 Ma quỷ thời đại mới – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Từ ngàn xưa, ma quỷ luôn luôn là một mối bất hạnh cho con người. Ma quỷ luôn tìm cách làm hại con người không những bằng xúi giục con người làm điều tội lỗi mà còn hành hạ, khống chế, trói buộc, bắt con người làm nô lệ cho chúng. Trong cuộc chiến với ma quỷ, con người không phải là địch thủ ngang tài đồng sức, nên thường thua cuộc. Ngay trong trận chiến đầu tiên, hai ông bà nguyên tổ đã thua mưu chước ma quỷ. Từ đó, con người chẳng thể nào tự mình thoát được nanh vuốt ma quỷ giam hãm.
Đức Giêsu đến mở đầu một kỷ nguyên mới: Nước Thiên Chúa đến chiến thắng nước ma quỷ. Ngay khi Đức Giêsu xuất hiện, ma quỷ mở lại bài cũ cám dỗ Đức Giêsu đi vào con đường kiêu ngạo, phô trương, cậy sức mình, ham hố danh, lợi, thú. Nhưng ngay trong lần đầu tiên giáp chiến, ma quỷ thất bại nặng nề. Đức Giêsu đã toàn thắng vì Người cương quyết đi theo con đường vâng phục thánh ý Chúa Cha, sống khiêm tốn, đơn sơ, khiêm nhường, phó thác. Từ đó, Đức Giêsu đi đến đâu là khuất phục ma quỷ, giải thoát con người đến đấy.
Đọc trong Tin Mừng, ta thấy Đức Giêsu giải thoát con người ở các khía cạnh sau đây.
Người trực tiếp giải thoát con người khỏi bàn tay hung ác của satan. Hôm nay, Người xua đuổi thần ô uế công khai trước mặt mọi người trong hội đường. Lần khác, Người xua đuổi cả một đạo quân quỷ dữ. Chúng đã xin nhập vào đàn heo đang ăn bên bờ biển, và cả đàn heo lăn xuống biển chết hết.
Người gián tiếp giải thoát con người khỏi ách thống trị của satan qua việc chữa bệnh. Theo quan niệm của người Do Thái, bệnh tật là dấu chỉ của tội lỗi. Vì thế, người bệnh là người sống dưới ách satan. Đức Giêsu đã chữa lành rất nhiều người bệnh. Nhiều lần Người nói với người bệnh: “Tội con đã được tha”.
Người tha thiết với việc cứu con người khỏi ách nô lệ tội lỗi, nên Người thường lui tới với những người thu thuế. Người không chỉ nói lời tha thứ bên ngoài, nhưng thực sự hoán cải họ từ bên trong. Nhất là Người giải thoát họ khỏi những mặc cảm và giúp họ tái hội nhập vào đời sống cộng đoàn.
Qua những việc làm của Đức Giêsu, ta thấy Người không chỉ giải thoát con người khỏi bàn tay hung ác của ma quỷ mà còn quan tâm cứu chữa con người khỏi những thế lực đen tối của chúng.
Cuộc chiến giữa con cái Thiên Chúa và ma quỷ vẫn tiếp tục, nên Đức Giêsu khi sai các Tông đồ đi rao giảng, vẫn luôn kèm theo mệnh lệnh xua đuổi ma quỷ. Hôm nay, Người sai chúng ta tiếp bước các Tông đồ, đi chiến đấu chống lại ma quỷ. Ma quỷ không hiện hình cho ta thấy, nhưng chúng ẩn nấp trong các sự dữ, sự ác còn tồn tại trên thế giới.
Có thứ quỷ nghèo đang trói buộc con người, không cho họ sống một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm con người. Có thứ quỷ đói đang giết chết nhân loại dần mòn. Có thứ quỷ dốt giam cầm những người thất học trong tù ngục tối tăm. Có thứ quỷ bệnh không ngừng hành hạ và đẩy con người vào hố sâu tuyệt vọng.
Ngày nay, ma quỷ rất tinh khôn nên thường xuất hiện dưới những hình dáng bên ngoài xinh đẹp, hấp dẫn. Chúng xuất hiện dưới những đồng tiền bất chính và hứa hẹn cho ta một cuộc sống thoải mái. Chúng xuất hiện dưới chiêu bài tự do hưởng thụ để xúi giục ta lao mình vào những nơi ăn chơi độc hại. Chúng kích thích sự tò mò của thanh niên muốn thử sức với ma túy.
Với bàn tay nham hiểm, ma quỷ âm thầm len lỏi vào tận đáy tâm hồn, khơi lên những làn sóng chia rẽ, ganh ghét, thù hận, bất hòa. Chúng kích thích lòng tham lam vô đáy, đưa ta đến chỗ trộm cắp, kiện cáo và tranh giành. Chúng khơi dậy thói kiêu căng, lòng tự ái để ta ham hố vinh danh và quyền lực. Chúng vuốt ve thói ích kỷ để xui giục ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, làm ngơ trước những nhu cầu của người khác. Chúng lừa gạt ta để ta coi thường tội lỗi, mất ý thức về tội.
Hôm nay, Chúa muốn ta tiếp tục công việc của Chúa, xua trừ ma quỷ ra khỏi đời sống chúng ta. Hãy cùng nhau xua đuổi quỷ đói, quỷ nghèo ra khỏi thế giới. Hãy góp phần tích cực diệt trừ quỷ dốt, quỷ bệnh ra khỏi xã hội con người.
Hãy tỉnh táo nhận ra ma quỷ dưới những khuôn mặt đẹp đẽ của vật chất, tiền bạc, hưởng thụ, cám dỗ.
Nhất là, hãy trục xuất khỏi tâm hồn ta những con quỷ gây chia rẽ, bất hòa, tham lam, kiêu căng, tự mãn, gian trá, giả hình, hám danh, ích kỷ, dửng dưng.
Tự sức riêng, ta khó mà chiến thắng được ma quỷ. Muốn chiến thắng ma quỷ, ta phải nhờ ơn Chúa giúp. Ta múc lấy sức mạnh nơi Chúa bằng ăn chay và cầu nguyện. Ta rèn luyện tinh thần bằng khiêm nhường từ bỏ ý riêng để hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin thương xót con, xin cứu con khỏi mọi sự dữ. Amen.
Nguồn: hdgmvn

Ý NGHĨA CỦA MỘT LẦN TRỪ QUỶ (Máccô 1,21-28 – CN IV TN - B)




Ý NGHĨA CỦA MỘT LẦN TRỪ QUỶ (Máccô 1,21-28 – CN IV TN - B)
Trong “một ngày ở Caphácnaum” được coi như một ngày “mẫu”, Đức Giêsu giảng dạy và trừ quỷ: Thiên Chúa đang biểu lộ quyền năng để giải phóng con người.
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
1.- Ngữ cảnh
Tìm xem với những đoạn văn nào, các tác giả Tin Mừng đã bắt đầu phần tường thuật đời sống công khai của Đức Giêsu, là việc quan trọng. Mt bắt đầu với bài diễn từ thứ nhất và dài nhất trong năm bài diễn từ, đó là Bài Giảng trên núi (Mt 5,1–7,2). Mối quan tâm chính của tác giả TM I là diễn tả giáo huấn của Đức Giêsu. Lc thì nói tới việc Đức Giêsu xuất hiện tại hội đường Nadarét (Lc 4,16-30); tại đó, liên kết bản thân với Cựu Ước (Is 61,1t), Đức Giêsu trình bày uy quyền và mục tiêu của sứ mạng của Người như nằm trong một chương trình đã được thiết lập. Trong Mc, điều đầu tiên chúng ta thấy là sự xuất hiện của Đức Giêsu tại hội đường Caphácnaum.
Caphácnaum ở trên bờ phía tây bắc hồ Ghennêxarét, cách cửa sông Giođan vài cây số. Kết quả các cuộc khai quật khảo cổ cho ta gặp lại những di tích của thế kỷ iv kỷ nguyên chúng ta, nhưng vẫn ở ngay tại nơi có hội đường vào thời Đức Giêsu. Điều lạ lùng là Mc không kể gì về giáo huấn của Đức Giêsu, mà chỉ nêu sự kiện là Người đã giảng dạy và ấn tượng mà các lời Người nói gây nên nơi dân chúng. Quả vậy, tác giả đặt ở hàng đầu không phải là giáo lý của Đức Giêsu, mà là con người của vị Tôn sư.   
 
Mc đã đặt câu truyện này ngay sau khi Đức Giêsu gọi bốn ngư phủ, mà coi như là hoạt động công khai đầu tiên Đức Giêsu hoàn tất với sự hiện diện của các môn đệ kể từ nay sẽ “ở với Người” (3,14). Thế mà Đức Giêsu đến để loan báo Tin Mừng, loan báo rằng Nước Thiên Chúa đã có đó, quyền năng cứu độ đã đi vào hoạt động, một thế giới mới đã được mạc khải. Trong Lời mang sức giải thoát mà Đức Giêsu nói ra, chính Thiên Chúa hành động; Đức Giêsu, vị ngôn sứ đầy quyền năng trong lời nói và việc làm, chính là Tin Mừng đang tiến hành.
Đoạn này thuộc về một toàn bộ gọi là “ngày ở Caphácnaum” (1,21-34). Trong một đơn vị thống nhất về thời gian và không gian như thế (một ngày sa-bát tại Caphácnaum), Mc đã quy tụ nhiều câu truyện: việc giảng dạy, trừ quỷ, chữa mẹ vợ Simôn, rồi, đến chiều, có một bức họa tổng quát. Các truyện này xảy ra tại một hội đường, tại nhà, tại cửa thành. Nhưng chuỗi hoạt động này lại thuộc về toàn bộ rộng lớn hơn (1,14-39), trong đó Đức Giêsu tỏ mình ra tại miền Galilê, đến bờ Biển Hồ, vào thành Caphácnaum, đi đến hội đường, ra khỏi đó, đến chiều thì ra cổng thành, sáng hôm sau thì rời thành để rảo khắp miền Galilê, và cứ thế, “rao giảng trong các hội đường và trừ quỷ” (1,39). Nói cách khác, Người làm khắp nơi những gì Người đã làm tại hội đường Caphácnaum: giảng dạy và trừ quỷ. Bản văn đang khảo sát là cốt lõi của một chuyển động vừa tập trung vừa lan toả, nên trở thành bản văn tiêu biểu, tóm tắt hoạt động của Đức Giêsu. Điều được biểu lộ ra (sự giải phóng do Đức Giêsu mang lại) tại địa điểm chính thức của Do-thái giáo, trong nhà Lề Luật, là để được phổ biến trong khắp miền Galilê. Và sau Phục Sinh, miền này sẽ trở thành địa điểm xuất phát của các môn đệ để các ông đi khắp thế giới mà thi hành sứ vụ. Vì thế, có kết luận: “Danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Galilê” (c. 28). Tuy nhiên, không nên quên lệnh cấm nói: danh tiếng này chỉ có được nền tảng đích thực khi cuộc Khổ nạn đã được hoàn tất.
2.- Bố cục
Bản văn này có thể chia thành ba phần:
1) Đức Giêsu giảng dạy (1,21-22):
a) nơi chốn và thời gian: Caphácnaum; ngày sa-bát,
b) dân chúng kinh ngạc về lời giảng và uy quyền;
2) Ca người bị quỷ ám (1,23-26):
a) phản ứng của quỷ,
b) lời nói uy quyền của Đức Giêsu,
c) kết quả;
3) Về việc giảng dạy của Đức Giêsu (1,27-28):
a) dân chúng kinh ngạc: giáo lý và uy quyền,
b) danh tiếng được đồn đi: mọi nơi, khắp vùng lân cận miền Galilê.
Câu truyện trừ quỷ này lại được đóng khung bằng câu nói về “lời giảng dạy có uy quyền”, khiến các nhà chú giải nghĩ đến nhiều đợt làm việc trên câu truyện này.
3.- Vài điểm chú giải
- sửng sốt (22): dịch sát là “bị đánh ngã”, “bị quẳng ra ngoài”. 
- Có một người bị thần ô uế nhập (c.23): Tác giả giới thiệu “ca” bệnh. Nhưng rồi, thay vì nói đến một sáng kiến, một thái độ của người bệnh hoặc của những người có mặt nhằm bày tỏ lòng tin, tác giả cho thấy không có ai can thiệp vào cả, Đức Giêsu cũng không làm gì cả; thế mà đã xảy ra như một cú “bùng nổ”.
- la lên rằng: “… chuyện chúng tôi can gì đến ông…” (23-24): Dường như chỉ nguyên việc đứng trước mặt Đức Giêsu đã khiến ma quỷ phải hét lên (x. một phản ứng tương tự: 9,20). Rõ ràng, khi gặp Người, ma quỷ bị một cú sốc, nó không thể thản nhiên như không được. Nó hét lên: “Giêsu Nadarét, chúng tôi với Ngài nào có việc gì?” (NTT). Trong Cựu Ước, câu nói này nhằm thiết lập một khoảng cách giữa hai người: hoặc một sự bất hoà giữa hai cá nhân trước đây hoà hợp (x. Tl 11,12; 2 Sb 35,21; 2 Sm 16,10; 19,23; 1 V 17,18 với ý nghĩa: “tôi đã làm gì cho bạn, đã xảy ra chuyện gì khiến bạn làm như thế, bạn xử với tôi như thế ?”), hoặc là từ chối mọi quan hệ hoặc mọi thoả hiệp giữa hai bên thù nghịch (x. Gs 22,24; 2 V 3,13; Hs 14,9: “Giữa chúng ta còn có thể quan hệ gì nữa? Ông lo việc của ông đi!”). Bản văn Mc theo nghĩa  thứ hai: đây là một lời tuyên chiến, hoặc đúng hơn, một lời tuyên bố tình trạng thù nghịch và một lời từ chối giao đấu vì bên liên hệ quá biết kết quả rồi (x. 5,7).
- Đấng Thánh của Thiên Chúa (x. 5,7 “Con Thiên Chúa Tối Cao”): Cho dù đa số các nhà chú giải coi đây là một danh hiệu của Đấng Mêsia, cha Lagrange lưu ý là trong nền văn chương Do-thái giáo, Đấng Mêsia không được gọi như thế. Hẳn là câu này muốn nói Đức Giêsu là một con người thuộc về thế giới của Thiên Chúa thánh thiện. Người ở trong quan hệ đặc biệt với Thiên Chúa, và do đó, câu này diễn tả tình trạng không thể hòa hợp giữa Đức Giêsu và tà thần (Hl. pneuma akatharton: đối nghịch lại với linh thánh, với Thiên Chúa). Nhưng chắc chắn là trong Mc, công thức này đã có ý nghĩa Kitô giáo, nghĩa là được dành cho Đấng Mêsia.
Ma quỷ cảm nhận sự hiện diện của Đức Giêsu như một sự gây hấn, nên nó đã “bùng nổ”.
- Đức Giêsu quát mắng (quát bảo, NTT) (25): Theo nghĩa chữ, động từ Hy-lạp epetimêsen (x. 3,12; 4,39; 8,30.32.33; 9,25; 10,13-48) này có nghĩa là “đặt một timê (giá cả, giá trị) trên”, và từ nguyên thuỷ, nó có nghĩa tích cực. Trong Mc, động từ này có nghĩa là “nói một cách nghiêm túc, lưu ý nhằm ngăn cản một hành vi hoặc để chấm dứt hành vi nào đó” (Arndt & Gringrich). Đây là một lệnh truyền hơn là một lời la mắng, một lệnh cấm. Đức Giêsu đã truyền hai lệnh “Câm đi” và “Xuất khỏi người này”.
- Câm đi (phimôthêti): Nguyên nghĩa của động từ Hl phimoô là “khoá mõm; muzzle”: Ma quỷ bị coi như là một con thú dữ cần phải chế ngự để làm cho nó ra vô hại. Tác giả dùng lại động từ này trong truyện Dẹp yên bão táp (x. 4,39).
- Xuất khỏi: Đứng trước quỷ, Đức Giêsu thường truyền lệnh này (x. 5,8; 9,25), và quỷ vâng theo tức khắc.
- Thần ô uế lay…, thét… (26): Những hiện tượng này cho thấy kết quả đã đạt được (như trong 9,26), nhưng không có giao tranh; như thế là khác với câu truyện Ghêrasa (5,1) và người động kinh (9,14), vì ở chỗ đó dường như Đức Giêsu có gặp một sự kháng cự nào đó. Còn ở đây, chiến thắng đạt được tức khắc. Đó là điều những người chứng kiến thấy là bất thường, và họ thán phục: các thần ô uế tuân theo lời nói của Đức Giêsu ngay. Tiếng hét ở c. 24 và tiếng hét ở c. 26 như tiếng hét của kẻ sắp chết, cho thấy rằng đây không phải là một việc trừ quỷ như dân chúng đã quen nghe biết, vì một quỷ bị đuổi đi hôm nay sẽ có thể trở lại vào một ngày khác. Cuộc trừ quỷ do Đức Giêsu thực hiện là một sự kiện “mới” trong lịch sử cứu độ. Một thời đại mới đã khởi sự, thế giới đã sang tay người chủ khác; quyền lực của tà thần đã chấm dứt: một “cá nhân” quỷ  mới, nhưng nhận định cho số phận của “tập thể” quỷ (“chúng tôi”), (x. 5,10). Vậy Đức Giêsu Nadarét không phải là một người trừ quỷ bình thường, nhưng là Sứ giả của Thiên Chúa, Đấng Thánh. Với sự hiện diện và hoạt động của Người, Thiên Chúa thiết lập Triều Đại của Ngài (x. 3,22-30).
- So sánh với 4,37-41: Nếu so sánh đoạn văn này với hai cảnh của ch. 5 và 9 (Ghêrasa và người động kinh), ta thấy hai truyện ấy thật là sống động, còn bản văn 1,23-27 quá đơn giản. Dường như truyện này là một bài mẫu tổng quát. Ta nhận thấy bài này được xây dựng theo cùng một kiểu như bài tường thuật về cơn bão bị dẹp yên (4,37-41), hoặc đúng hơn, “cơn bão bị dẹp yên” được nhìn như một cuộc trừ quỷ:
          
Trừ quỷ          
23 Có một người bị thần ô uế nhập la lên rằng
 
24 “Ông Giêsu Nadarét,chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi”
(= chúng tôi chết mất)
25 Đức Giêsuquát mắngnó (đe doạ) nó:
  “Câm đi và xuất khỏi người này!”      
26 Thần ô uế hét lên một tiếng và xuất
 
27 Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau:      
  “Thế nghĩa là gì?
  Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền
  Ông ấy ra lệnh cho tất cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!

Bão yên (4,37-41)
37 Và một trận cuồng phong nổi lên,
sóng ập vào thuyền
38 các môn đệ đánh thức Người dậy và nói:
  “Thầy chẳng lo gì sao
chúng ta chết đến nơi rồi”
(= chúng ta/tôi chết mất)
39 Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển
  “Im đi! Câm đi!”
  Gió liền tắt và biển lặng như tờ
40 Rồi Người bảo các ông: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”
41 Các ônghoảng sợ(kinh ngạc) và nói với nhau:
  “Vậy người này là ai?
  mà cả đến gió và biển
cũng phảituân lệnh?

                                                                                                                     
          
Bảng đối chiếu này cho thấy hai bài có một lược đồ chung:
1. Sự hiện diện của Đức Giêsu gây ra một cuộc bùng nổ các sức mạnh tà thần (quỷ hoặc biển); thế trận.
2. Đức Giêsu như bị khiêu khích, hoặc bởi ma quỷ là hãy rút lui đi, hoặc bởi các môn đệ là hãy hành động đi, cả hai bên đều dùng động từ  “chết” (apollymi)
3. Chiến thắng toàn diện của Đức Giêsu được diễn tả bằng hai động từ “đe doạ” và “khoá mõm”,  “câm”.
4. Cuối cùng là sự kinh ngạc và câu hỏi về Đức Giêsu, Đấng đã buộc được tà thần phải tuân lệnh.
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Đức Giêsu giảng dạy (21-22)
Tác giả ghi nhận ấn tượng Đức Giêsu tạo ra nơi dân chúng: họ bị đánh động sâu xa, họ bị rúng động, họ hết sức kinh ngạc. Đức Giêsu không trình bày các ý kiến cũng không cống hiến những đóng góp vào cuộc tranh luận, nhưng giảng dạy với uy quyền, với lời nói có sức mạnh, có hiệu lực tuyệt đối; đàng sau những điều này, Người nói rằng Người có Thiên Chúa với uy quyền của Ngài. Dân chúng ghi nhận điều này và biết mình bị thách thức bởi giáo huấn của Người. Uy quyền của giáo huấn này được phản ánh, như trong một tấm gương, nơi hiệu quả gây ra trên dân chúng. Giáo huấn này không nhắm mở đường cho các cuộc tranh luận, nhưng muốn nắm lấy, lay chuyển, đưa đến một định hướng đời sống cụ thể mới mẻ (= hoán cải).  
Đức Giêsu đến để loan báo Thiên Chúa như là vị Chúa tể đích thực và về sự hiện diện chan hòa ân huệ của Ngài. Chính là với sứ điệp này mà Người đến hội đường Caphácnaum. Đây là nơi dân chúng một làng tụ họp lại để cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa. Đức Giêsu không đến làm việc trong hoang địa như Gioan Tẩy Giả, nhưng đến hội đường. Người tháp hoạt động của Người vào trong nền phụng tự của Israel, như sứ giả của vị Thiên Chúa mà dân Israel thưa gửi với trong hội đường.
* Ca người bị quỷ ám (23-26)
Các cuộc trừ quỷ, và nói tổng quát, cuộc chiến đấu chống Satan, chiếm một vị trí quan trọng trong tác phẩm Mc, vừa về lượng vừa về phẩm: trong bốn bài tường thuật trong đó có hai bài với nhiều chi tiết của riêng Mc (1,21-28; 5,1-20; 8,4-30; 9,14-29), trong nhiều bản tóm tắt của riêng Mc về hoạt động của Đức Giêsu (1,34-39; 3,11-12) và cả trong đối tượng thuộc hoạt động truyền giáo của các môn đệ (3,15; 6,7.13).
So với Mc, Mt và Lc có những khác biệt đáng kể: Lc có giữ lại bài tường thuật ta đang khảo sát (Lc 4,31-37), và có một bản tóm tắt gần giống Mc (Lc 4,41 // Mc 1,39); Mt không có câu chuyện trừ quỷ tại Caphácnaum. Nhưng cả hai vị, đặc biệt Mt, có khuynh hướng giảm thiểu hay loại bỏ “phương diện ma quỷ” của nhiều bài tường thuật (x. truyện Bà Canaan, Sứ mạng của Nhóm Mười Hai và nhất là truyện Chữa người động kinh). Thường truyện được chuyển từ tình trạng quỷ ám sang tình trạng đau ốm, từ việc trừ quỷ sang việc chữa bệnh. Dù sao, những con người bị hành hạ như thế vẫn liên tục xuất hiện trong phạm vi hoạt động của Đức Giêsu. Chúng ta thật khó mà hiểu được những sức mạnh khống chế con người và biến họ thành nô lệ. Các sức mạnh này được giới thiệu như là siêu nhân, phản ứng như thể chúng là con người, có một sự hiểu biết đặc biệt, ở thế đối lập với Thiên Chúa, thống trị và làm hại con người. Có những người nói rằng chúng ở trong biển; có những khác lại cho rằng chúng ở trên không trung, nhưng chẳng ai biết rõ chúng. Điều duy nhất chắc chắn, đó là người ta hoàn toàn bất lực khi đứng trước chúng.
Kẻ bị quỷ ám ở ngay trong hội đường là “nơi thánh”, mà vẫn yên hàn như sống trong nhà nó; và chỉ khi gặp “Đấng Thánh”, quỷ mới phải hét lên và đi ra. Nó ở đấy và dường như không gây vấn đề gì. Cũng không có ai gây phiền hà gì cho nó. Nhưng Đức Giêsu thấy người ấy đang ở trong quyền lực của tà thần. Đức Giêsu và tà thần giống như hai kẻ thù gặp nhau: hai bên rất ghét nhau, tìm cách lờ nhau đi, nhưng rồi lại không thể nào tránh khỏi gặp nhau.
Quỷ tỏ thái độ thù nghịch trước, vì nó cảm thấy nó yếu hơn. Nó thấy rằng “Đấng Thánh” (“Đấng mạnh / quyền thế hơn”: Mc 1,7; “người mạnh”: Mt 12,29) có khả năng tiêu diệt nó và vương quốc của nó: “Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi?” (c. 24). Đức Giêsu không dùng phù chú ma thuật. Người chỉ ra lệnh: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” (c. 25). Thần ô uế vâng lời. Với lời nói hữu hiệu của Người, Người chứng tỏ quyền lực đích thực của Triều Đại Thiên Chúa mà Người loan báo; Người cho thấy rằng Thiên Chúa mới có tiếng nói cuối cùng và Thiên Chúa đang dùng quyền lực của Người để giải thoát loài người và trả lại cho họ khả năng xác định mình như là những con người tự do. Đức Giêsu đưa tự do và bình an đến không phải nhờ một thỏa hiệp với sự dữ, nhưng chỉ nhờ cách thắng vượt sự dữ. Qua cuộc chiến đấu và chiến thắng này, ta cũng thoáng thấy Đức Giêsu là ai.
* Về việc giảng dạy của Đức Giêsu (27-28)
Dân chúng sững sờ kinh ngạc. Họ nhận ra rằng có một vị ngôn sứ đang ở giữa họ với “giáo huấn mới, một cách có uy quyền” (c. 27 - NTT). Đó là vì lời nói của Đức Giêsu thực hiện được điều Đức Giêsu diễn tả. Tác giả nhắc lại “lời giảng dạy – uy quyền” (c. 22 // c. 27) để “đóng khung” truyện trừ quỷ. Bằng cách đó, ngài vừa nói lên được hai nét chính trong sứ vụ của Đức Giêsu (giảng dạy – trừ quỷ) vừa minh họa được quyền lực giải phóng của lời Người nói. Ngoài ra, ngài cũng chuẩn bị cho sứ vụ của Đức Giêsu bằng cách ghi nhận rằng sự cố xảy ra tại Caphácnaum đã được đồn ra “khắp cả vùng lân cận miền Galilê”.
+ Kết luận
Vậy ít ra, đến đây, chúng ta phải nhìn nhận sử tính của những bài tường thuật về trừ quỷ: chắc chắn Đức Giêsu đã xua trừ ma quỷ. Những người đương thời đã coi Người là một vị Thầy chữa bệnh và trừ quỷ. Các câu truyện Ghêrasa và người động kinh cho thấy ấn tượng này rõ hơn. Và nhất là chính những luật sĩ đã kết án Đức Giêsu là “bắt tay” với quỷ vương… Nhưng, dường như Mc có một ý hướng sâu hơn khi trình câu truyện trừ quỷ ở đây.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Trong “một ngày ở Caphácnaum” được coi như một ngày “mẫu”, Đức Giêsu giảng dạy và trừ quỷ: Thiên Chúa đang biểu lộ quyền năng để giải phóng con người. Các tông đồ cũng có mặt: những môn đệ tương lai sẽ nối tiếp Đức Giêsu giảng dạy và trừ quỷ.
2. Phong thái và các hành vi của chúng ta có cho thấy rằng chúng ta đang được hướng dẫn bên trong bởi uy quyền của Đức Giêsu chăng? Phải chăng chúng ta chỉ rút từ giáo huấn của Người ra những gì chúng ta thích, hay là quả thạt, chúng ta đang liên kết với Người bằng cách trung thành bước theo Người?
3. Chúng ta biết là có ma quỷ. Tuy nhiên, không nên nghĩ nó giống như một con quái vật. Đúng hơn nó là sức mạnh làm cho con người chúng ta hành động không đúng với nhân tính chúng ta nữa. Ta chỉ thắng được tà thần không phải bằng một thỏa hiệp và nhượng bộ, nhưng nhờ thẳng thắn chiến đấu chống lại nó nhân danh Triều Đại Thiên Chúa: nó đã và sẽ phản ứng thô bạo, nó kháng cự, la hét. Chúng ta có tin tưởng mạnh mẽ và sống động vào Đức Giêsu chăng? Chúng ta có xác tín rằng Người vượt lên trên tất cả các sức mạnh đối kháng, và nếu kết hợp với Người, chúng ta có thể đánh bại sự dữ và các sức mạnh thù nghịch?
4. Cuộc chiến đấu được kể lại đây tượng trưng cho cuộc nổi loạn của các sức mạnh xấu xa trong chúng ta, vì chúng không muốn bị trục xuất; đây là biểu tượng của các khó khăn chúng ta gặp khi chúng ta muốn gỡ mình khỏi các tật xấu. Chúng không muốn bỏ đi. Chúng ta chịu thua hay là chúng ta biết tin tưởng vào lời của Đức Giêsu, lời vẫn vang lên mỗi ngày trong lòng các cộng đoàn của chúng ta?


Nguồn : hdgmvn