Trang

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Những thành phố cổ vĩ đại nhất trong lịch sử


Những thành phố cổ vĩ đại nhất trong lịch sử
 
Nhiều thành phố từng đạt đến sự phát triển đỉnh cao từ kinh tế đến quân sự, văn hóa, nhưng nay chỉ còn lại dấu vết của thời kỳ hoàng kim do những biến động của lịch sử.
Jericho, thành phố lớn nhất thế giới năm 7000 TCN
Jericho, thành phố lớn nhất thế giới năm 7.000 trước Công nguyên. Nép mình giữa biển Chết và núi Nebo, thành phố Jericho có hệ thống thủy lợi tự nhiên từ sông Jordan, và một ốc đảo nổi tiếng nhất khu vực. Trong kinh Cựu ước, Jericho được ví là thành phố của những cây cọ. Những dòng suối nhỏ chảy trong thành phố khiến nó trở thành một nơi cư trú tuyệt vời cho người cổ đại. Các nhà khảo cổ đã khám phá nhiều hài cốt trong hơn 20 khu định cư ở đây, cổ nhất có niên đại khoảng 11.000 năm trước, tức năm 9.000 trước Công nguyên.
Uruk, thành phố dẫn đầu thế giới năm 3.500 trước Công nguyên. Uruk là một thành phố nổi tiếng trong sử thi Gilgamesh. Do vị trí địa lý ở gần sông Euphrates, nên cư dân Uruk cổ đại có những vụ mùa bội thu, tạo điều kiện thúc đẩy giao thương cũng như đạt được bước tiến trong lĩnh vực chữ viết và thủ công mỹ nghệ. Thành phố, từng nằm ở Iraq hiện nay, bắt đầu lụi tàn vào những năm 2.000 trước Công nguyên do các cuộc xung đột trong khu vực.
Mari, dẫn đầu thế giới năm 2.400 trước Công nguyên. Rami là thành phố thương mại sầm uất ở khu vực Lưỡng Hà, nó còn là trung tâm vận chuyển đá, gỗ, nông sản và đồ gốm trong toàn khu vực. Mari là quê hương đầu tiên của các vua Sumerite, sau đó là các vua Amorite.
Babylon, thành phố số một thế giới năm 700 trước Công nguyên. Thành phố nổi tiếng này xây dựng khoảng 2.500 trước Công Nguyên và trở thành trung tâm lớn của nền văn minh Lưỡng Hà trong 500 năm sau, khi Hammurabi - vị vua đầu tiên của đế quốc Babylon tạo dựng nên thủ đô của ông. Thành phố Babylon bị người Assyria phá hủy thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, sau đó nó lại bị phá hủy vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên sau cái chết của Alexander đại đế.
Carthage, thành phố có vị thế số 1 thế giới vòa khoảng năm 300 trước Công nguyên. Carthage duy trì vị thế thành phố vĩ đại nhất thế giới trong một thời gian ngắn trước khi trở thành tro tàn năm 146 trước Công nguyên bởi người Roman. Giống như các tiền đồn hay thành phố khác thời La Mã cổ đại, phế tích Carthage của Tunisia vùng Bắc Phi phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển để đạt đến sự thịnh vượng mà nó từng có.
Ban đầu nơi đây chỉ là một thị trấn nhỏ xây dựng trên đống đổ nát tạo ra bởi các cuộc chiến tranh và khi trở về thuộc địa của người La Mã nơi đây thật sự huy hoàng nhất. Các công trình dân sinh như đường sá, cầu cống, hệ thống dẫn nước, các tòa nhà công cộng được xây dựng lên thì cả thị trấn nhỏ bé ấy phình to ra thành một thành phố lớn.
Rome, giữ vị trí quán quân năm 200. Từ vị thế khiêm tốn của một ngôi làng nhỏ ở Italy 1.100 năm trước đó, bước sang thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên cho đến vài trăm năm sau, thành Rome trở thành thủ đô của Đế chế La Mã hùng mạnh nhất thế giới, và là trung tâm cai quản một miền đất rộng lớn kéo dài từ Bắc Âu qua Địa Trung Hải đến Ai Cập. Hai thế kỷ sau của đế quốc La Mã được coi là thời kỳ vững vàng và thịnh vượng nhất của lịch sử nhân loại từ trước đó tới lúc bấy giờ, ảnh hưởng của La Mã ăn sâu vào Tây Âu.
Damascus
Damascus là thủ đô của Syria. Nơi huyền diệu này đã được biết đến từ thời cổ đại, hiện là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới. Người ta tin rằng các khu định cư hiện nay đã có con người lần đầu tiên đến sinh sống cách đây 12.000 năm.
Jerusalem
Jerusalem. Đây là một trong những nơi có tầm quan trọng bậc nhất trên toàn thế giới, Jerusalem là thành phố quan trọng nhất đối với Kitô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Vẻ đẹp của thành phố là sự đa dạng của văn hóa và tôn giáo, đây cũng như được biết đến với lịch sử vô cùng phức tạp. Jerusalem còn là nơi tuyệt vời để khám phá, thành phố đã có 6.000 năm lịch sử.
Athens là một thành phố lừng danh với những câu chuyện đầy bí ẩn về lịch sử, văn hóa nếu có kể trong nhiều đêm cũng khó mà hết được. Thành phố tuyệt vời này được hình thành từ 3.500 năm trước đây, nhưng có thể nó còn lâu đời hơn thế. Nơi ra đời của một mô hình dân chủ đầu tiên, văn minh và kiến trúc của hiện đại. Với nhiều người, Athens là nơi không thể không đến một lần trong đời.
Theo Infonet

Ý nghĩa chữ IHS trên bánh lễ



Ý nghĩa chữ IHS trên bánh lễ

Chắc đã có lần bạn từng thắc mắc khi thấy chữ IHS trên bánh lễ, tại bàn thờ hay nhà tạm Thánh Thể. Những chữ đó là viết tắt của các từ nào và có nghĩa là gì.


Có nhiều cách giải thích tùy theo ngôn ngữ bạn chọn. Theo tiếng Việt sẽ là Jêsu Hằng Sống. Theo tiếng La tinh, sẽ là Jesus Hominum Salvator, nghĩa là Chúa Giêsu Đấng cứu độ nhân loại.

Còn có cách giải thích khác nữa, là do các chữ La tinh In Hoc Signum (Vincit) trong chuyện hoàng đế Constantin, hoặc theo chữ viết Hi lạp thì thuần túy là chữ viết tắt Danh của Chúa Giêsu.


Biểu tượng "khi và rô"


Có một biểu tượng rất thông dụng trong các vật dụng của thánh đường, như : giảng đài, bàn thờ, giếng rửa tội và cả nhà tạm.

Biểu tượng này cũng rất thường xuất hiện trên bìa sách tôn giáo, trên áo lễ hay dây vai của các linh mục, đó là hai chữ X và P.

Thoáng nhìn ta thấy giống chữ P và chữ X khiến có người nói là Pax = bình an. Cách giải thích này không chuẩn xác.

Thực ra đó là hai mẫu tự Hy Lạp : Khi (X = Kh) và Rô (P = R), là những mẫu tự đầu của Danh Đức Kitô (Khristos).

Chữ này xuất hiện ngay từ thời các tín hữu phải ẩn náu tại hang toại đạo, thời tử đạo Roma (trước năm 313), được hoàng đế Constantin vẽ trên hiệu kỳ Labarum, khi tiến chiếm thành phố Rôma và in trên đồng tiền Lamã hồi thế kỷ thứ IV.

Nguồn: 
 ducme.tv

“Người nào cho đi nhiều sẽ sống mãi”


11 thứ có thể cho đi
khi bạn nghĩ bạn chẳng còn gì ..?

“Người nào cho đi nhiều sẽ sống mãi”


Bạn có biết rằng, 

thậm chí cả khi tài khoản ngân hàng của bạn chỉ còn là con số không tròn trĩnh, 
vẫn còn rất nhiều thứ mà bạn và tôi, con người chúng ta, có thể cho đi? 


Nhiều người trì hoãn hạnh phúc trong cuộc sống bởi vì họ đang chờ đợi điều gì đó kỳ diệu rơi vào lòng, 
để tâm trí họ sẵn sàng cho đi.


Nhưng đừng do dự. 
Trên thế gian này, có một quy luật đã được định ra rất rạch ròi là: có gieo sẽ có gặt. 
Ngày hôm này là của riêng bạn, và bạn còn rất nhiều thứ để cho đi.

Hãy buông cái ví tiền của bạn xuống trong giây lát và tự suy ngẫm về những thứ tài sản khác 
– cảm xúc, thời gian, trái tim và lòng yêu thương trong tâm hồn bạn. 


Dưới đây là 11 điều để bạn bắt đầu:

1. Cho đi một nụ cười
Nở một nụ cười và trao nó đến cho mỗi người bạn gặp, và bạn sẽ nhận được những nụ cười đáp lại.

2. Cho đi những suy nghĩ tích cực
Hãy đưa ra những suy nghĩ tích cực về những người khác chung quanh bạn, 
và ngay cả về những thứ mà bạn đang làm, bạn sẽ có một cuộc sống tốt và những ý nghĩ tốt đẹp cũng sẽ được dành cho bạn.

3. Cho đi lời tử tế
Hãy nói những điều tử tế với mọi người và lời thân ái của bạn sẽ được đáp trả bằng những lời thân ái. Nhân chi sơ, tánh bản thiện mà.

4. Cho đi một thái độ lạc quan
Luôn tỏ ra lạc quan với cuộc sống, và sự vui vẻ của bạn sẽ được hoan nghênh chứ không bị cười nhạo.

5. Cho đi sự cảm kích
Hãy biết ơn, cảm kích, cuộc sống của bạn sẽ có thêm những giá trị, và đến lượt bạn cũng sẽ được tưởng thưởng xứng đáng.

6. Cho đi sự khích lệ
Hãy khích lệ, bạn cũng tràn ngập dũng khí tươi mới để đối mặt (với thử thách) từng ngày, và hãy chuẩn bị để thu hút những người động viên cổ vũ bạn.

7. Cho đi sự kính trọng
Hãy luôn kính trọng những người, những điều xứng đáng, cho đây là điều đáng để bạn phải làm và bạn sẽ nhận được những tràng pháo tay tán thưởng.

8. Cho đi niềm hạnh phúc
Chia sẻ niềm hạnh phúc, đồng thời bạn cũng sẽ cảm thấy sung sướng, và nó cũng sẽ mang lại cho bạn niềm hạnh phúc.

9. Cho đi thời gian của bạn
Hãy dành thời gian của bạn cho những mục tiêu lớn lao hơn mục tiêu cá nhân, và bạn sẽ nhận được những phần thưởng mà bạn không ngờ tới.

10. Cho đi niềm hy vọng
Hãy luôn hy vọng và hãy xem nỗi tuyệt vọng sẽ biến mất, đức tin và niềm vui sẽ dâng lên bội phần.

11. Cho đi lời cầu nguyện
Hãy cầu nguyện cho bạn bè của mình, và cho cả những người mình xem là kẻ thù. 
Bởi trên đời này, trong cuộc sống này đã có quá nhiều hận thù, hiềm khích rồi. 
Những lời nguyện cầu sẽ vượt quãng đường dài để mang điều kỳ diệu đến những nơi u tối, xóa bỏ lòng thù hận.

Hãy cho đi, cho đi, cho đi và sống thật tốt.

                     Bạn có thể thêm điều gì đó vào danh sách này nữa không?

                                

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Lối giải thích Kinh Thánh “nguy hiểm” (16)




Lối giải thích Kinh Thánh “nguy hiểm” (16)
 

VRNs (29.01.2013) –
Theo Dân Trí, số ra ngày 23.10.2012, Cục thống kê lao động Hoa Kỳ (BLS), cơ quan chính phủ về những nghề nguy hiểm, đã liệt kê các công việc nguy hiểm nhất thế giới. Đứng đầu danh sách là ngư dân và công việc liên quan. Tỷ lệ tử vong thường ở 141 %. Kế đó là kĩ sư máy bay và phi công chuyên nghiệp, thợ đốn gỗ, thợ gia công sắt thép. Điều bất ngờ là nông dân cũng là nghề nguy hiểm, nguyên nhân chính là do số người tử vong vì sét đánh! Tỷ lệ tử vong khoảng 27%. Trong lãnh vực “nhà đạo” thì sao? Văn kiện Việc Giải Thích Kinh Thánh Trong Hội Thánh (VGTKTTHT) đã xếp lối đọc Kinh Thánh duy văn tự (fundamentalism) vào mức độ “nguy hiểm.”[1] Chúng ta tiếp tục tìm hiểu lối đọc Kinh Thánh này.
Kinh Thánh dạy chân lý sao có những chỗ có vẻ “sai lầm” và “mâu thuẫn”?[2]
Theo văn kiện VGTKTTHT, lối giải thích văn tự nhấn mạnh quá đáng về sự vô ngộ của một số chi tiết trong các bản văn Kinh Thánh, nhất là về những gì liên quan đến những biến cố lịch sử hoặc những chân lý được giả thiết là có tính khoa học.[3] Chủ trương này thường lịch sử hóa cái chẳng có ý đòi hỏi tính cách lịch sử, bởi vì chủ trương này coi mọi điều được tường thuật hoặc kể lại với động từ ở thì quá khứ là có tính lịch sử, mà không chú ý đến khả năng có thể có một nghĩa biểu tượng hoặc nghĩa bóng.[4]
Chủ trương bảo thủ có khuynh hướng theo những quan điểm cực kỳ hẹp hòi, bởi vì phong trào coi quan niệm vũ trụ học cổ xưa, lỗi thời là phù hợp với thực tại, chỉ vì quan niệm vũ trụ học ấy được Kinh Thánh nói đến. Điều đó ngăn không cho đối thoại bất cứ cách nào với một quan niệm rộng rãi hơn về những tương quan giữa văn hóa với đức Tin.[5] Chủ trương này dựa trên một cách đọc không phê bình một số văn bản Kinh Thánh để củng cố những tư tưởng chính trị và những thái độ xã hội nặng thiên kiến, như phân biệt chủng tộc chẳng hạn, hoàn toàn trái ngược với Tin Mừng Kitô giáo.[6]
Bản chất lịch sử của quá trình hình thành Sách Thánh[7]
Chủ trương bảo thủ thường có khuynh hướng không đếm xỉa hoặc chối bỏ những vấn đề mà bản văn Kinh Thánh, trong hình thức nguyên bản Híp-ri, A-ram hoặc Hy-lạp, nêu ra. Chủ trương thường được gắn chặt một cách hẹp hòi với một lối phiên dịch cố định, cổ kính hoặc tân thời. Chủ trương này cũng bỏ không để ý đến những “việc đọc lại” (relectures) của một số bản văn trong chính Kinh Thánh.
Đối với những gì liên quan đến sách Tin Mừng, chủ trương bảo thủ không để ý đến sự tiến triển của truyền thống Tin Mừng, nhưng lại lẫn lộn một cách ngây thơ giai đoạn chung kết của truyền thống này (tức là những gì các tác giả sách Tin Mừng đã viết) với giai đoạn khởi đầu (các lời nói và việc làm của Đức Giêsu lịch sử). Đồng thời chủ trương này coi thường một dữ kiện quan trọng: đó là cách thức các cộng đoàn Kitô giáo tiên khởi đã hiểu về ảnh hưởng do Đức Giêsu Nazarét và sứ điệp của Người sản sinh ra. Thế nhưng đó lại là một chứng tá thuộc về nguồn gốc tông truyền của đức Tin Kitô giáo và cách diễn tả trực tiếp của đức Tin ấy. Như thế, chủ trương bảo thủ đã làm biến chất lời mời gọi do chính cuốn sách Tin Mừng đưa ra.
LM. JM. Mười Một, CSsR
[1] X. VGTKTTHT, 73 (“tự sát” và “nguy hiểm”); Ronald D. Witherup, Tiếp Cận Thánh Kinh Theo Chủ Nghĩa Cơ Yếu, 123 (ĐGH Bênêđictô nhận xét lối đọc Kinh Thánh duy văn tự là “nguy hiểm”).
[2] Vấn đề Kinh Thánh dạy chân lý sao lại có vẻ “sai lầm” và “mâu thuẫn” ở nhiều đoạn là vấn đề hóc búa và gây cho nhiều tín hữu bối rối, thậm chí có người mất đức Tin. Có người vô thần hoặc chủ trương tự do tư tưởng đã trưng ra những “sai lầm” và “mâu thuẫn” này rồi kết luận là Kinh Thánh không phải là Sách Thánh. Ví dụ: Sách Sáng thế có hai trình thuật khác nhau về sáng tạo, Chúa Giêsu thanh tẩy Đền thờ vào đầu hay cuối sứ vụ?, Giuđa chết thế nào? Treo cổ tự tử (x. Mt 27,5) hay ngã lộn đầu, vỡ bụng, lòi cả ruột ra (x. Cv 1,18)? Sách Isaia 2,4 viết: “Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày.” Nhưng sách Giô-en 4,10 thì viết ngược lại: “Hãy lấy cuốc lấy cày đúc thành gươm đao.” Họ lý luận: Cựu Ước và Tân Ước cũng trái ngược nhau ở nhiều chỗ. Nếu một Thiên Chúa toàn năng linh hứng Thánh Kinh, thì Người đã không để cho có những “sai lỗi” và “mâu thuẫn” đó.
Lối đọc duy văn tự thì ngược lại. Họ tuyệt đối bảo vệ tính “vô ngộ” hoặc “không sai lầm” của từng chi tiết trong Kinh Thánh, ngay cả về khoa học và lịch sử. Họ lý luận một cách đơn giản theo tam đoạn luận: Thiên Chúa không thể sai lầm, Kinh Thánh là Lời Chúa, nên Kinh Thánh không thể sai lầm, nghĩa là không có một sai lỗi nào, dù thuộc khoa học hay lịch sử. Họ cũng lý luận rằng những bản văn nào không rõ ràng đều có thể được giải thích dựa vào những bản văn rõ ràng hơn, để cho những mâu thuẫn chỉ có tính biểu kiến hơn là thực. Họ tìm cách thật gượng ép và vòng vo để dung hòa tất cả những mâu thuẫn rõ ràng trong Kinh Thánh. Xin xem thêm 12 Ðiều Mà Mọi Người Công Giáo Phải Trả Lời Ðược của Deal Hudson (Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ) và Tiếp Cận Thánh Kinh Theo Chủ Nghĩa Cơ Yếu của cha Ronald D. Witherup, 68-71, 92-104.
Còn ngành giải thích Kinh Thánh Công giáo thì sao? Cách hiểu của Hội Thánh Công giáo về “chân lý/sự thật trong Kinh Thánh” thật sâu xa và khác với lối duy văn tự. Hiến Chế Dei Verbum, số 11, (Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo/SGLCHTCG trích lại, 107) dạy như sau: “Những gì Thiên Chúa mạc khải mà Thánh Kinh chứa đựng và trình bày, đều được viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần… Vì phải xem mọi lời tác giả được linh hứng, tức các thánh sử, viết ra, là những điều Chúa Thánh Thần xác quyết, nên phải tuyên xưng rằng Thánh Kinh dạy ta cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm, chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Thánh Kinh ghi lại nhằm cứu độ chúng ta.” Như vậy, Hiến Chế đã nối Kinh Thánh, ơn linh hứng với mạc khải cứu độ. Năm điểm sau sẽ giúp các tín hữu hiểu đúng Kinh Thánh, nhất là những trang có vẻ “tăm tối,” bị cho là “sai lầm” hoặc “mâu thuẫn.” Năm điểm này dựa trên tài liệu của Jake C. Yap và Ủy Ban Kinh Thánh. Đó là:
1/ Toàn bộ sách Cựu Ước lẫn Tân Ước, với tất cả các phần đoạn, đều là sách thánh được linh hứng và được ghi vào bản thư quy Kinh Thánh, “nhằm cứu độ chúng ta”; nên không thể hiểu là chỉ có phần này đoạn kia được linh hứng (vì hay, tốt hoặc thánh thiện), còn phần này đoạn kia thì không (vì không hay, không tốt hoặc sai lầm).
2/ Hiến Chế cũng không có ý nói có hai thứ chân lý hoặc phân biệt giữa chân lý đức tin-luân lý với chân lý khoa học-lịch sử, như một vài học giả Kinh Thánh giải thích. Theo các vị này, Kinh Thánh không sai lầm chỉ trong những vấn đề thuộc đức tin-luân lý (“nhằm cứu độ”), còn trong vấn đề khoa học-lịch sử thì có thể có sai lầm. Thật ra, “chân lý trong Kinh Thánh” được bày tỏ trong Kinh Thánh xét như Kinh Thánh là một toàn thể, chứ không xét riêng lẻ từng phần hoặc quyển của từng tác giả. Điều này không có ý nói rằng Hiến Chế phủ nhận sự không sai lầm của các tác giả; Hiến Chế chỉ giới hạn vấn đề chính, phần còn lại để dành cho các thần học gia tranh luận.
3/ “Chân lý trong Kinh Thánh” thật ra bao gồm cả những sự kiện lịch sử. Giống như mạc khải, “chân lý trong Kinh Thánh” hoàn toàn do thánh ý Thiên Chúa quyết định, dù cho nội dung nó xác quyết ra sao. Mạc khải và Kinh Thánh không thể thông tri ý định cứu độ phổ quát của Thiên Chúa mà không đụng chạm đến nhiều ngành khoa học nhân văn, nhất là lịch sử. Nhưng mạc khải và Kinh Thánh làm điều này không từ nhãn quan của các ngành khoa học thuần túy mà từ cái nhìn đức Tin.
4/ Hiến Chế nói Kinh Thánh dạy ta “cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm” có nghĩa là Kinh Thánh, vì là đảm bảo muôn đời về chân lý cứu độ của Thiên Chúa cho loài người, nên là chứng tá cho lòng thành tín của Thiên Chúa trong giao ước Người đã ký kết với loài người. Chính bởi lòng thành tín giao ước này của Thiên Chúa mà các tín hữu có thể và cần đón nhận chân lý cứu độ trong Kinh Thánh một cách “không sai lầm.” Nói cách khác, sự không sai lầm của chân lý cứu độ trong Kinh Thánh chính là sự diễn tả lòng thành tín của Thiên Chúa đối với giao ước của Người.
5/ Sau cùng, để giải quyết những lập luận phủ nhận chân lý/sự thật của Kinh Thánh, các tín hữu cần nhớ tính tiệm tiến của mạc khải và tính duy nhất của toàn bộ Kinh Thánh. Nghĩa là các trang Kinh Thánh Cựu Ước còn “nhiều bất toàn và tạm bợ” và toàn bộ chân lý chỉ được hiện thực hóa nơi con người và công trình của Chúa Giêsu Kitô. Các tín hữu không nên đòi hỏi phải có những mức độ hoàn hảo như của Tin Mừng trong các trang Cựu Ước.
[3] Ví dụ, họ tin việc tạo dựng diễn ra trong sáu ngày y hệt như những gì sách Sáng thế đã thuật lại. Trái lại, ngành giải thích Công giáo nhìn nhận có những thể văn không mang tính lịch sử và những câu truyện hư cấu trong Kinh Thánh, nhất là cần ý thức các tác giả viết lịch sử theo cách thức khác với lối viết sử của chúng ta hôm nay. Nghiên cứu thể văn và chủ ý tác giả là điều rất quan trọng trong ngành giải thích Công giáo.
[4] Trái với lối đọc duy văn tự, Hội Thánh Công giáo dạy rằng có thể phân biệt hai nghĩa của Thánh Kinh: nghĩa văn tự và nghĩa thiêng liêng. Nghĩa thiêng liêng lại được chia thành nghĩa ẩn dụ, nghĩa luân lý và nghĩa dẫn đường (x. SGLCHTCG, 115). Xin lưu ý: “nghĩa văn tự” khác lối đọc duy văn tự. Các nghĩa của Kinh Thánh sẽ được bàn sau.
[5] Hoàn toàn khác với cái nhìn hạn hẹp của lối đọc Kinh Thánh duy văn tự, truyền thống Công giáo thường duy trì mối liên hệ giữa văn hóa và đức Tin đồng thời rất lạc quan về vai trò của lý trí trong việc đạt đến chân lý khách quan. Đây là sự tiếp nối một truyền thống lâu đời bao gồm những nhân vật nổi bật như linh mục Origen, thánh Augustinô và thánh Tôma Aquinô. Vì vậy, Hội Thánh nhấn mạnh việc nghiên cứu khoa học để tìm hiểu chân lý và ý nghĩa của bản văn Kinh Thánh. Lập trường về khả năng của lý trí tự nhiên của Hội Thánh rất gần gũi với nền khoa học hiện đại, mở đường cho đối thoại giữa các nhà giải thích Kinh Thánh Công giáo và các ngành khoa học, lịch sử và văn hóa hôm nay. Nhìn chung, Hội Thánh Công giáo khẳng định có một tương quan tốt giữa đức Tin và Lý trí: Cả hai cùng nhau dẫn đưa con người đến Thiên Chúa.
[6] Chủ trương duy văn tự đọc Kinh Thánh mà không có óc phê bình nên thường tách một đoạn Kinh Thánh nào đó ra khỏi bối cảnh của nó. Trái lại, ngành giải thích Công giáo nhấn mạnh việc đọc Kinh Thánh cách phê bình (nghĩa là áp dụng phương pháp khoa học để tìm ra chính xác và khách quan ý nghĩa bản văn), cụ thể là các đoạn văn Kinh Thánh phải được đọc trong bối cảnh của nó; không được dùng những đoạn văn trong Kinh Thánh như là một đoạn để làm chứng cớ cho một vấn đề hoặc biện minh cho một lập trường nào đó. Ví dụ sách Isaia 2,4 viết rằng: “Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày.” Nhưng sách Giô-en 4,10 thì viết ngược lại: “Hãy lấy cuốc lấy cày đúc thành gươm đao.” Nếu tách khỏi bối cảnh của chúng, những câu vừa trích dẫn sẽ mâu thuẫn nhau. Để hiểu đúng, chúng ta phải biết bối cảnh trong đó câu văn được viết ra và chúng có ý nghĩa gì trong thời đại đó. Ngoài ra, chúng ta cũng cần biết cách áp dụng những câu trích như thế nào và áp dụng ở đâu trong thời đại ngày nay. Thánh Phao-lô nói rằng phụ nữ nên trùm khăn trên đầu, nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong sứ điệp của ngài. Nếu xem những lời dạy dỗ của Thánh Phao-lô về khăn đội đầu quan trọng hơn những giáo huấn của ngài về đức ái và sự công chính thì thật là không công bằng đối với Thánh Phao-lô.
[7] Vì quá đề cao khía cạnh thần linh mà hạ thấp khía cạnh con người của Kinh Thánh, nên lối đọc duy văn tự không nhìn nhận tiến trình lịch sử trong việc biên soạn Sách Thánh, không có nhãn giới lịch sử trong việc giải thích Kinh Thánh, bỏ qua lịch sử của việc chú giải Kinh Thánh, phủ nhận vai trò của Hội Thánh trong việc hình thành và ấn định quy điển các Sách Thánh. Trái lại, ngành giải thích Kinh Thánh Công giáo nhìn nhận rằng, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, tất cả các yếu tố phức tạp này đã diễn ra trong dòng chảy lịch sử và đời sống con người.

Gỉai thích Kinh Thánh kiểu “tự sát” tt (15)


Gỉai thích Kinh Thánh kiểu “tự sát” tt (15)


VRNs (22.01.2013) –  - Xin thêm một số định nghĩa vui về chữ “Tử”: Nhiều tiền quá mà chết gọi là… Lượng tử. Giỏi quá mà chết gọi là… Tài tử. Bị giết mà không chết gọi là… Bất tử. Khỏe quá mà lăn ra chết gọi là… Mạnh tử. Tinh nghịch quá bị chết gọi là… Nghịch tử. Chết ở ngoài ruộng gọi là… Đồng tử. Ngồi trên yên xe bị cây đổ đè chết gọi là… Yên tử. Chết toàn thây gọi là… Nguyên tử. Quân lính chết gọi là… Quân tử. Và xin thưa lại: Đọc Kinh Thánh lối duy văn Tự gọi là… “Tự tử.”
Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu lối đọc Kinh Thánh duy văn tự (fundamentalism) như được trình bày trong văn kiện Việc Giải Thích Kinh Thánh Trong Hội Thánh (VGTKTTHT). Theo đó, chủ trương này “có ý ngay lành” là muốn trung thành với Kinh Thánh, nhưng nó lại nguy hiểm và tự sát về tri thức.[1] Chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm trong bài này.
Kinh Thánh với mầu nhiệm Nhập Thể, lịch sử và văn chương
Vấn đề căn bản đặt ra cho lối giải thích Kinh Thánh duy văn tự này là: khi từ chối không đếm xỉa gì đến tính chất lịch sử của mạc khải Kinh Thánh,[2] nó làm cho mình không có khả năng chấp nhận trọn vẹn chân lý của chính mầu nhiệm Nhập Thể.[3] Lối giải thích này tìm cách trốn tránh bất cứ sự gần gũi nào giữa cái thiêng thánh và cái phàm nhân trong những mối tương giao với Thiên Chúa. Nó không chấp nhận rằng Lời Thiên Chúa, được linh hứng,[4] đã được diễn tả bằng ngôn ngữ nhân loại, mà khả năng và nguồn mạch giới hạn,[5] biên soạn dưới tác động của ơn linh hứng. Vì lý do đó, chủ trương này có khuynh hướng giải thích bản văn Kinh Thánh như thể bản văn đã được Chúa Thánh Thần đọc chính tả từng chữ.[6] Lối giải thích này không thể nhận rằng Lời Thiên Chúa đã được công thức hóa trong một ngôn ngữ và cách diễn tả chịu ảnh hưởng của thời đại này thời đại kia.[7] Chủ trương này không hề chú ý đến các hình thức văn chương cũng như những cách suy nghĩ của con người trong các bản văn Kinh Thánh.[8] Nhiều hình thức văn chương và cách suy nghĩ đó là kết quả của một quá trình soạn thảo kéo dài qua những thời gian dài và mang dấu vết của những hoàn cảnh lịch sử rất khác nhau.[9]
LM. JM. Mười Một, CSsR
[1] Văn kiện VGTKTTHT, vì tính ngắn gọn, chỉ trình bày những nét chính yếu, không thể trình bày hết mọi khía cạnh phức tạp của vấn đề. Để dễ hiểu, chúng tôi cố gắng thêm những diễn giải, nhất là phần nào so sánh với lối giải thích Kinh Thánh Công giáo. Để có một cái nhìn đầy đủ, xin đọc quyển Tiếp Cận Thánh Kinh Theo Chủ Nghĩa Cơ Yếu của cha Ronald D. Witherup, SS. (LM. Lê Công Đức dịch). Quyển sách gồm năm chương: 1) Các nguồn gốc của chủ nghĩa cơ yếu (CNCY) Thánh Kinh, 2) CNCY tiếp cận Thánh Kinh như thế nào?, 3) Công giáo tiếp cận các Sách Thánh như thế nào?, 4) Thử đánh giá CNCY Thánh Kinh, 5) Thái độ của người Công giáo đối với CNCY Thánh Kinh. Chúng tôi có tham khảo quyển sách này.
[2] Trái lại, đức Tin Công giáo đâm rễ sâu vào lịch sử mạc khải. Vì vậy, nhãn giới lịch sử là điều thiết yếu trong ngành giải thích Kinh Thánh Công giáo. Xin xem bài Các Yếu Tố Khiến Cho Tiến Trình Giải Thích Phức Tạp.
[3] Do đó, lối giải thích duy văn tự đề cao khía cạnh thần linh đến độ phủ nhận khía cạnh loài người (điều kiện văn hóa, xã hội, lịch sử, văn thể,…) của bản văn Kinh Thánh, từ đó dẫn đến hệ quả là bác bỏ các phương pháp giải thích khoa học. ĐGH Gioan Phaolô II nói đây là khiếm khuyết căn bản của lối đọc Kinh Thánh này. Trái lại, Hội Thánh Công giáo nhìn nhận có một loại suy giữa mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời và bản văn Kinh Thánh. Để hiểu Kinh Thánh, các tín hữu cần tôn trọng cả hai khía cạnh nơi bản văn Kinh Thánh, khác biệt nhưng không tách biệt, đó là thần linh và loài người. Các tín hữu cần cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần soi sáng, hiểu Kinh Thánh theo truyền thống Hội Thánh và trong bối cảnh quy điển,… vừa áp dụng các phương pháp phê bình lịch sử văn chương.
[4] Giáo thuyết về linh hứng là một phần thiết yếu của tất cả các giáo phái Kitô giáo. Mỗi giáo phái có cách hiểu khác nhau. Duy văn tự hiểu sự linh hứng cách chật hẹp, gọi là “linh hứng hoàn toàn sát từng chữ – “plenary verbal inspiration.” Công giáo hiểu sự linh hứng cách rộng thoáng, nhưng không bám chặt vào bất cứ giả thuyết nào về sự linh hứng (xin xem thêm chú thích 6). Theo chủ trương duy văn tự, có 3 nguyên tắc đối với thuyết linh hứng: 1) Kinh Thánh được linh hứng từng chữ, nghĩa là không chỉ các sứ điệp được linh hứng mà chính các từ cũng được linh hứng, 2) Kinh Thánh được linh hứng trọn vẹn, nghĩa là Kinh Thánh chứa đầy đủ sứ điệp mà Thiên Chúa muốn nói, 3) Kinh Thánh hoàn toàn không sai lầm, nghĩa là dứt khoát không có sai lầm nào trong đó.
[5] Những giới hạn này không bị Tác Giả Siêu Việt là Thiên Chúa xóa bỏ khi các tác giả con người biên soạn Sách Thánh. Những giới hạn đó có thể được nhận ra qua trí nhớ lầm lẫn, ví dụ: Mc 2,26 (thánh Máccô nhắc lại sự kiện vua Đa-vít và thuộc hạ ăn bánh dâng tiến trong Đền thờ dưới thời thượng tế A-bi-a-tha. Nhưng theo 1Sm 21, 2-10, vị thượng tế lúc bấy giờ là A-khi-me-léc, cha của A-bi-a-tha), những cái nhìn không chính xác về vấn đề khoa học vốn phản ánh thời đại tác giả sống hoặc những thiếu chính xác lịch sử trong những nguồn họ sử dụng. Xin xem thêm phần sau nói về những giới hạn của tác giả con người.
[6] Giống chủ trương duy văn tự, Hội Thánh Công giáo cũng tin rằng bộ Kinh Thánh được Chúa Thánh Thần linh hứng, vì vậy là Lời Chúa, nhưng khác ở chỗ Hội Thánh còn tin rằng dù được Chúa Thánh Thần linh hứng, Kinh Thánh do con người viết ra hoặc biên tập, tác giả nhân loại vẫn sử dụng tài năng và sức lực của họ, hoàn toàn tự do và tự phát (với lỗi lầm của họ), đến độ cả Thiên Chúa và con người đều là tác giả của Sách Thánh (x. Dei Verbum, 11); tác giả con người không phải là dụng cụ thụ động; Chúa cũng không đọc cho chép lời Người. Tranh ảnh thời Trung Cổ thường trình bày một tác giả Phúc Âm đang soạn thảo tác phẩm của mình với giá gỗ nhỏ trên có một trang giấy bằng da, tay cầm bút, đầu hơi nghiêng để lắng nghe một chim câu (hoặc một thiên thần) đang ở kề bên tai. Chim câu này (hoặc thiên thần) tượng trưng cho Thánh Thần của Chúa đang đọc những điều tác giả phải viết. Hình ảnh này diễn tả một niềm tin của Hội Thánh Công giáo: Kinh Thánh là một bộ sách có tính linh hứng, nghĩa là Thiên Chúa là tác giả, Kinh Thánh hoàn toàn là Lời Chúa. Tuy nhiên, chỉ có Hiến Chế Dei Verbum diễn tả thích đáng về tương quan giữa Thiên Chúa và tác giả con người như vừa nói ở trên và về sự linh hứng như sau: “Vì phải xem mọi lời tác giả được linh hứng, tức các thánh sử, viết ra, là những điều Chúa Thánh Thần xác quyết, nên phải tuyên xưng rằng Kinh Thánh dạy ta cách chắn chắn, trung thành và không sai lầm, chân lý mà Thiên Chúa đã muốn Kinh Thánh ghi lại nhằm cứu độ chúng ta” (11).  
[7] ĐGH Bênêđictô XVI đã giải thích điều này trong huấn từ Thế Giới và Thời Đại của Thánh Phaolô (2.7.2008). Trong bất cứ trường hợp nào, ngoài đức tin vào Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh, có hai yếu tố có lợi cho sứ mạng của thánh Phaolô. Trước hết là nền văn hóa Hy Lạp (Hellenistic). Yếu tố thứ nhì là cơ cấu chính trị-hành chánh của Đế Quốc Rôma. Một nhà văn thời ấy đã nói rằng Alexander Đại Đế “ra lệnh cho tất cả mọi người phải giữ toàn thể “ecumene” [đất cư ngụ] như là quê cha đất tổ… và rằng không còn phân biệt giữa người Hy Lạp và dân Man Di.” Thánh Tông Đồ nói tương tự: “Không còn Do-thái hay Hy Lạp, không còn nô lệ hay tự do, không còn nam hay nữ; vì tất cả anh em chỉ là một trong Ðức Kitô Giêsu” (Gl 3,28). Hoàn cảnh lịch sử văn hóa của thời đại thánh Phaolô cũng ảnh hưởng đến những chọn lựa và quyết tâm của ngài. Thánh Phaolô đã được diễn tả như một “người của ba nền văn hóa,” kể cả nguồn gốc Do-thái của ngài, ngôn ngữ Hy Lạp, và đặc quyền “civis romanus” [công dân Rôma], cũng như tên gọi gốc La-tinh của ngài làm chứng. Chúng ta đặc biệt nhắc lại triết thuyết Khắc Kỷ, là triết lý nổi bật trong thời thánh Phaolô và cũng ảnh hưởng Kitô giáo dù chỉ một phần nào. Chúng ta tìm thấy nơi Zênô, Cleanthes, Sênêca, Musôniô những giá trị cao quý về đề tài nhân loại và sự khôn ngoan, là những điều được Kitô giáo đón nhận một cách tự nhiên. Thật là đủ để cho chúng ta nghĩ đến chẳng hạn những học thuyết hiểu vũ trụ như là một vật thể hòa hợp vĩ đại, và từ đó là học thuyết bình đẳng giữa mọi người không phân biệt về xã hội, rồi đến ý tưởng cần kiệm, về đo lường công bằng và tự chủ để tránh tất cả mọi thái quá. Khi thánh Phaolô viết cho tín hữu Philipphê: “Những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực, tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại tiếng tốt, nếu có gì là nhân đức, đáng khen, thì anh em hãy để ý” (Pl 4,8), thì ngài không làm gì khác hơn là đưa ra một quan niệm thuần túy nhân bản thích hợp với sự khôn ngoan của triết lý trên (Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ).
[8] Do đó, để hiểu đúng Kinh Thánh, các tín hữu phải tìm hiểu những mẫu tư tưởng và hoàn cảnh thời đại tác giả và người biên tập sống để nắm bắt sứ điệp của họ. Ví dụ: để hiểu mối tương quan giao ước giữa Thiên Chúa với dân Israel trong sách Đệ Nhị Luật và các ngôn sứ, chúng ta cần tìm hiểu kỹ loại tương quan đó tại vùng Cận Đông cổ. Tương tự, các tín hữu cần biết lối diễn tả của người Sêmít cổ để hiểu đoạn Chúa Giêsu dạy phải “ghét” cha mẹ (x. Lc 14,26). Đó là do tiếng Híp-ri không có thể so sánh như hôm nay: tốt, tốt hơn, tốt nhất. 
[9] Yếu tố này thật rõ ràng trong Kinh Thánh, đặc biệt trong Cựu Ước. Chúng ta không thể chỉ ra ai là tác giả cụ thể của các tài liệu trong Cựu Ước. Hầu hết các tác phẩm đã phát triển trong một thời gian dài và có lẽ nhiều người đã góp phẩn vào sự hình thành các tác phẩm đó. Nếu muốn hiểu đúng Kinh Thánh thì cần nhận ra và tìm hiểu từng giai đoạn cụ thể đó. Các bài trước đã tìm hiểu 2 sách Amos và Isaia như những tác phẩm tiêu biểu cho vấn đề này. Isaia chẳng hạn, đó là một quyển sách lắp ghép từ ba vị ngôn sứ sống vào các thời kỳ lịch sử khác nhau. Để hiểu đúng sứ điệp của mỗi vị cần hiểu đúng bối cảnh lịch sử các ngài sống.

ĐỨC GIÊSU THẤT BẠI TẠI NADARÉT (Luca 4,21-30 – CN IV TN - C)




ĐỨC GIÊSU THẤT BẠI TẠI NADARÉT (Luca 4,21-30 – CN IV TN - C)
Với việc dân Nadarét từ khước Đức Giêsu, bắt đầu tiến trình kết án sẽ đưa Người đến thập giá. Nhưng chính lập trường của Đức Giêsu củng cố niềm tin của chúng ta.
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
1.- Ngữ cảnh
Đoạn văn chúng ta đọc hôm nay nằm trong bối cảnh là “Hoạt động rao giảng của Đức Giêsu tại Galilê” (Lc 3,1–9,50), và thuộc về phân đoạn 4,16-30, “Đức Giêsu tại Nadarét”. Chúng ta có thể xác định cầu trúc của bản văn 4,16-30 như sau:
+ Mở: Đức Giêsu đến Nadarét (c. 16a); Người vào hội đường (c. 16b).
I. Đọc sách Isaia
a) Dẫn nhập (c. 16c)
b) Chuẩn bị đọc (c. 17)
c) Bản văn Isaia (cc. 18-19)
b’) Kết thúc việc đọc (c. 20ab)
a’) Kết luận (c. 20c)
- Chuyển tiếp: Mọi người trong hội đường chăm chú nhìn Người (c. 20d)
II.Các lời nói của Đức Giêsu
A- Can thiệp thứ nhất của Đức Giêsu
a) lời nói về hoàn tất (c. 21)
b) các hậu quả đầu tiên nơi các thính giả (c. 22)
B- Can thiệp thứ hai của Đức Giêsu
a) lời nói về thầy thuốc (c. 23)
b) lời nói về ngôn sứ (c. 24)
C- Can thiệp thứ ba của Đức Giêsu
a) dân Israel trước Êlia (cc. 25-26)
b) dân Israel trước Êlisa (c. 27)
+ Kết: Dân Nadarét đuổi Đức Giêsu khỏi hội đường (cc. 28-29)
            Người rời Nadarét (c. 30)
2.- Bố cục
Bản văn có thể chia thành bốn phần:
1) Phản ứng tích cực của cử tọa đối với các lời Đức Giêsu nói (4,21-22);
2) Đức Giêsu xác định chiều hướng của sứ vụ của Người (4,23-24);
3) Đức Giêsu chứng minh bằng các lối xử sự của các ngôn sứ (4,25-27);
4) Dân chúng loại trừ Đức Giêsu (4,28-30).
3.- Vài điểm chú giải
- Hôm nay (21): Trạng từ sêmeron hiếm khi được hiểu theo nghĩa tổng quát là “vào ngày hôm nay, nowadays”. Do vị trí nhấn mạnh ở đầu câu, trạng từ này đánh dấu một điểm quan trọng trong các nhìn lịch sử của tác giả Lc (x. 4,21; 5,26; 19,5.9; 23,43): những điểm này, những lời nói này của Đức Giêsu vẫn còn giá trị cho cuộc sống của người Kitô hữu hôm nay.
- đều tán thành (22): dịch sát là “đều làm chứng cho (emartyroun) cho điều này? / cho ngài?”. Đa số các nhà chú giải hiều là đại từ autô ở tặng cách (dative) nam-tính và có nghĩa là “cho Người”, tức là ca ngợi Người. Chúng tôi nghĩ rằng giáo sư Fitzmyer có lý khi cho rằng đại từ autô ở tặng cách (dative) trung-tính (neuter) và có nghĩa là “về điều này”.
- thán phục (22): Động từ thaumazein có thể diễn tả sự kinh ngạc (đi đôi với chỉ trích, nghi ngờ, phê phán; x. Lc 11,38) hoặc sự thán phục (đi đôi với sự thích thú bất ngờ; x. Lc 1,63; 2,18; 2,33; 7,9.8.25; 9,43;11,14; 20,26 …). Theo ngữ cảnh (đến sau “tán thành” và được nối với động từ bằng “và”), chỉ có thể chọn nghĩa “thán phục”.  
- không phải là con ông Giuse đó sao? (22): Câu này có thể diễn tả sự khó chịu, bực bội, khinh bỉ hoặc một sự ngạc nhiên đầy thích thú, sự thán phục. Theo ngữ cảnh, có thể hiểu là sự thán phục.
- Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình (23): Đức Giêsu dùng câu tục ngữ này để diễn tả ra nguyện vọng thầm kín của người Do Thái: Vì họ đã nghe biết nhiều về hoạt động của Đức Giêsu tại Caphácnaum, họ ước muốn Người cũng làm như thế cho quê hương. Câu nói tiếp theo câu tục ngữ đã giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ. Người dân Nadarét đang tính toán vụ lợi.
- không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương (24): Khi dịch tính từ dektos bằng “được chấp nhận”, Bản Dịch CGKPV đã coi dektos có ý nghĩa tương tự như atimos trong Mc 6,4 và Mt 13,57, mà thật ra đây cũng là cách dịch của các Bản dịch nổi tiếng thế giới là BJ, TOB và NAB, và là ý kiến của một giáo sư chuyên về truyền thống Luca, J.A. Fitzmyer (x. The Gospel according to Luke I-IX, The Anchor Bible, Doubleday NY 1970, 537). Tuy nhiên, lúc ấy ta thấy là phản ứng mạnh của Đức Giêsu như thế không phù hợp với thái độ của cử tọa. Hơn nữa, các lời Đức Giêsu nói lại không thống nhất: người ta xin Người làm phép lạ (điều này giả thiết là người ta có tin, dù chút ít), Người lại than trách là bị tiếp đón tệ bạc (c. 24). Đã thế, các ví dụ Người nêu ra ở cc. 25-27 lại không phù hợp với hoàn cảnh: không phải là các ngôn sứ bị tiếp đón tệ bạc (như Người), nhưng lại là các ngôn sứ mới từ chối làm những phép lạ để giúp đỡ người đồng hương. Như vậy, phải kết luận là bản văn Lc thiếu mạch lạc?
Vấn đề là các học giả đã hiểu bản văn Lc theo hướng của các bản văn song song Mc và Mt, thế mà bản văn Lc lại khác: thay vì dùng từ atimos (“bị khinh bỉ”), tác giả dùng dektos. Dektos là một tính từ phái sinh từ động từ dechomai (“đón nhận, đón tiếp, chấp nhận”) và thường có nghĩa bị động (passive); trong trường hợp này, dektos tương đương với atimos. Tuy nhiên, tính từ này cũng có một nghĩa chủ động (active) (x. M. Zerwick, Biblical Greek, Rome 1963, số 142), “đón nhận, ân cần, thuận thảo, thuận lợi”. Và trong thực tế, cách đó năm câu, từ dektos có ý nghĩa chủ động (“Năm hồng ân = năm thuận lợi; năm đón nhận”). Nếu như thế, câu nói của Đức Giêsu hẳn sẽ có nghĩa là: không một ngôn sứ nào dành ưu tiên / thiên vị cho / với quê hương; và hiểu cụm từ “không một ngôn sứ nào” là một cụm từ nói “ngoa”, chứ không theo nghĩa chữ và nghĩa xấu (= một ngôn sứ luôn luôn tỏ ra bất thuận lợi với quê hương mình), bởi vì trong thực tế Mt 13,58 và Mc 6,5 cho thấy là Đức Giêsu cũng có làm một vài phép lạ tại Nadarét. Cuối cùng, câu nói của Đức Giêsu có ý nghĩa là: Một ngôn sứ không tỏ ra thuận thảo với quê hương mình hơn là với người ngoại quốc; tất cả là vấn đề đức tin và tình trạng tâm hồn sẵn sàng. Hiểu như thế, bản văn rất mạch lạc.     
Có người bẻ lại: bản văn nói “en tê patridi”: patri, “quê hương”; giới từ en, “tại, trong”; vậy en tê patridi có nghĩa là “tại quê hương”, mà như thế, nghĩa bị động của dektos được biện minh. Thật ra, trong hy-ngữ phổ thông [koinê] (hy-ngữ Tân Ước là hy-ngữ này), en không chỉ có nghĩa nơi chốn, mà còn có nghĩa thời gian, dụng cụ, nguyên nhân, v.v. Trong nhiều cách sử dụng ấy, en thường được dùng với các động từ nói về tình cảm để diễn tả “điều mà tâm tình hướng về” (W. Bauer, A Greek-English Lexicon of the New Testament and Other Early Christian Literature, The University of Chicago Press, Chicago 1957, tr 160: III,3b).
- nhưng quả thật, tôi nói cho các ông hay (25): De, “nhưng”, tiêu từ ở đầu c. 25 này rất quan trọng, diễn tả một ý đối lập.  
- hạn hán ba năm sáu tháng (25): 1 V 18,1 nói rằng  có mưa “vào năm thứ ba”. Ở đây, tác giả Lc kế thừa một truyền thống khác, có được nhắc đến trong Gc 5,17. Theo truyền thống này, thời gian hạn hán kéo dài bằng thời gian khốn quẫn trong văn chương khải huyền (thời gian này được rút ra từ thời gian cuộc bách hại dưới triều Antiôkhô IV Êpiphanê: Đn 7,25; 12,7; x. Kh 11,2; 12,6.14. Tác giả Lc không quan tâm đến ý nghĩa khải huyền. Trời hạn hán”: dịch sát là “trời bị đóng [cửa] lại”: thái bị động thay tên Thiên Chúa.
- không được sai đến  (26): Đây là thái bị động thay tên Thiên Chúa. Xem cả c. 27, “được sạch”. 
- bà góa thành Sarépta (26): xem 1 V 17,9 (LXX).
- ông Naaman (27): xem 2 V 5,1-19
- thành này được xây trên cao (29): Nadarét hiện đại được xây trên một triền đồi, xung quanh có các đồi khác vây bọc. Nhưng ta không thể xác định được nơi nào đã xảy ra sự cố kể đây; với lại, thật ra cũng khó tìm được một chỗ nào ở đây có dốc núi để có thể xô người ta xuống cho chết, hoặc để ném đá. Vào thế kỷ ix, có một truyền thống đã coi địa điểm này là một chỗ cách Nadarét khoảng ba cây số về phía đông nam, nhưng nay người ta không chấp nhận giả thuyết này nữa. Đây rất có thể là dấu chứng tỏ Lc không biết rõ địa lý Paléttina và cũng có thể cho hiểu là tác giả đã ép các dữ kiện để báo trước việc Israel giết Đức Giêsu.  
- Người băng qua giữa họ mà đi (30): Không nhất thiết đây là một phép lạ. Điều chính yếu đối với Lc là cho thấy Đức Giêsu còn phải tiếp tục con đường của Người để loan báo Tin Mừng, và con đường này chỉ kết thúc tại Giêrusalem (x. 13,33).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Phản ứng tích cực của cử tọa đối với các lời Đức Giêsu nói (21-22)
Người dân Nadarét đang ca ngợi và thán phục Đức Giêsu. Do đó, họ bắt đầu tính toán: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?” (c. 22). Nếu đây đúng là con ông Giuse, nay đã thành ngôn sứ và thầy chuyên làm phép lạ, sao ta lại không tận dụng cơ hội để có lợi cho làng ta? Câu trả lời sau đó của Đức Giêsu cho hiểu là quả thật dân chúng đang tính toán như thế. 
* Đức Giêsu xác định chiều hướng của sứ vụ của Người (23-24)
Đức Giêsu đã dùng một tục ngữ để lật tẩy lối giải thích của những người đồng hương về sứ mạng của Người: “Thầy lang ơi, hãy chữa lấy chính mình” (c. 23); “chính mình” đây là dân làng của Người. Người lập luận: Đơn giản chỉ vì các ông là người đồng hương với tôi, mà các ông đòi hỏi tôi phải làm ở đây những phép lạ giống như tôi đã làm ở Caphácnaum! Họ muốn Nadarét cũng được hưởng nhờ quyền lực của Người là “thầy thuốc-thầy làm phép lạ”. Nhưng một ngôn sứ không hề chiếu cố riêng đến quê hương mình (c. 24). Người phải làm việc theo kế hoạch của Thiên Chúa.
* Đức Giêsu chứng minh bằng các lối xử sự của các ngôn sứ (25-27)
Các ông cứ nghĩ đến trường hợp ngôn sứ Êlia và Êlisa. Có biết bao bà góa Israel phải đói, khi trời hạn hán ba năm sáu tháng; thế mà Êlia lại chỉ nuôi bà góa Sarépta mà thôi (1 V 17,9-16). Vào thời Êlisa, tại Israel đâu có thiếu người phong hủi; thế mà Êlisa chỉ chữa lành một người ngoại quốc mà thôi (2 V 5,1-19). Đức Giêsu từ chối liên kết các ân huệ thiên sai với những quan hệ thân tộc hoặc tình làng nghĩa xóm. Người là ngôn sứ; Người phải chu toàn một sứ mạng Thiên Chúa giao; chẳng phải là những yêu cầu của dân Nadarét có thể xác định hướng hoạt động cho Người. Đứng trước Thiên Chúa, phải bỏ đi mọi yêu sách, mọi đòi hỏi: Thiên Chúa hòan toàn tự do trong việc ban tặng các ân huệ; chỉ có một đức tin khiêm nhường và tín thác mới có thể trông chờ (chứ không đòi hỏi) một phép lạ.
* Dân chúng loại trừ Đức Giêsu (28-30)
Bởi vì Đức Giêsu không chiều theo ý họ, họ đã nổi giận và loại trừ Người. Nhưng Người còn phải tiếp tục ra đi để loan báo Tin Mừng và tiến về Giêrusalem (9,51; 13,22.33; 17,11; 19,28), tiến đến thập giá và vinh quang. Lúc này người ta chưa chặn được sứ vụ của Người. Người sẽ tiếp tục phục vụ những người nghèo ở Israel và cả các dân nước.
+ Kết luận
Con người không có quyền gì để được hưởng các ân huệ của Thiên Chúa. Không một  tư cách nào cho phép con người được quyền hưởng ơn cứu độ thiên sai. Ơn cứu độ được ban cho nhân loại, nơi bản thân Đức Giêsu, hoàn toàn là ân huệ. Đó là điều mà dân Nadarét đã không muốn hiểu. Chính thái độ này, khi đã phổ biến khắp Israel, đã khiến Đức Giêsu đi ngỏ lời với mọi người ngoài Do Thái.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Vì thấy Đức Giêsu là đồng hương, dân Nadarét nghĩ Người có bổn phận chiếu cố đến họ trước. Đức Giêsu đã thẳng thắn đánh tan ngộ nhận này. Sự sai lầm của người Nadarét, người tín hữu vẫn có thể mắc phải, khi nại ra tư cách đã được rửa tội, đã sống đạo lâu năm (là người “đạo dòng, đạo gốc”, là tu sĩ, là linh mục …), đã đóng góp nhiều cho Giáo Hội bằng công sức và của cải… Thiên Chúa hoàn toàn tự do ban phát các ân huệ cho bất cứ ai, như và khi Ngài muốn. Trước mặt Thiên Chúa, chúng ta mãi mãi là những con người nghèo hèn, bất xứng, luôn luôn cần được Ngài chiếu cố đến. Đức Giêsu không cứu chúng ta bằng cách làm phép lạ, nhưng bách cách loan báo Tin Mừng của Người và hy sinh mạng sống cho chúng ta. Phép lạ chính là Lời của Người; chính Lời này làm ra các phép lạ và biến đổi dân chúng và sẽ tạo ra một thế giới mới. 
2. Bằng cách nêu bật sứ mạng của hai ngôn sứ Êlia và Êlisa, Đức Giêsu cho hiểu rằng hoạt động của Người cũng nhằm chiếu cố đặc biệt đến Dân ngoại. Đấy là điều Đức Giêsu còn chứng tỏ khi đến sống tại Capha1cnaum, một thành đầy người ngoại giáo. Ở đây sứ mạng của người Kitô hữu được phác họa ra. Họ cũng được sai đi để chuyển trao ân phúc của Thiên Chúa cho Dân ngoại, như Đức Giêsu ngày trước, và như thế, chương trình sống của Đức Giêsu được công bố tại Nadarét (Is 61,1-2; 58,6) cũng phải là chương trình sống của mỗi Kitô hữu.
3. Với việc dân Nadarét từ khước Đức Giêsu, bắt đầu tiến trình kết án sẽ đưa Người đến thập giá. Nhưng chính lập trường của Đức Giêsu củng cố niềm tin của chúng ta. Người chính là Đấng Mêsia đích thực của Thiên Chúa, một Đấng Mêsia không vận dụng quyền lực mình để thực hiện một hoàn cảnh cứu độ trần thế, nhưng đặt tại trung tâm sứ điệp về Thiên Chúa. Nhu thế, khi sống trong một hoàn cảnh khó khăn, cùng quẫn, ta có thể đặt trọn niềm tin nơi Ngài, bởi vì chính Ngài sẽ ban cho chúng ta ơn cứu độ trọn vẹn.
4. Trong tư cách là Con Thiên Chúa, với uy quyền lớn lao nhất, Đức Giêsu loan báo Tin Mừng cho người nghèo. Là Đấng sống một cuộc sống nghèo, Đức Giêsu chính là lời chuẩn nhận rằng Thiên Chúa dủ thương chiếu cố đến những người nghèo. Đức Giêsu quy hướng niềm hy vọng của loài người không vào của cải trần thế, nhưng vào lòng nhân lành của Thiên Chúa.
5. Đức Giêsu nói năng tự do bởi vì Người không lo lắng tìm kiếm thành công riêng tư hay lợi lộc hoặc tránh né tiếng xấu có thể lan tỏa đi các làng phụ cận, hoặc mất sự tín nhiệm nơi các thính giả. Người chứng tỏ là một nhà rao giảng có tinh thần hoàn toàn tự do. Người cho thấy có một tầm nhìn bao trùm thế giới, nhìn tới các chân trời của chính Thiên Chúa.

http://www.kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=6705

Suy Niệm Chúa Nhật IV Thường Niên C (2013)




Suy Niệm Chúa Nhật IV Thường Niên C (2013)
Bài đọc I và Tin Mừng minh chứng rằng ở nơi con người của Ngài, Đức Giê-su thể hiện một trong những niềm mong đợi của dân Ít-ra-en, đó là một vị Ngôn Sứ tuyệt hảo xuất thân từ họ và ở giữa họ.
Lm Inhaxiô Hồ Thông
Đnl 18: 15-20
Theo sách Đệ Nhị Luật, ông Mô-sê cảnh giác dân Ít-ra-en coi chừng những “ngôn sứ mạo danh”, nhưng đồng thời ông cũng loan báo rằng Thiên Chúa sẽ ban cho dân Ngài một vị ngôn sứ đích thật. Vị Ngôn Sứ này sẽ là “Phát Ngôn Viên của Thiên Chúa” bên cạnh dân Ngài.
Mc 1: 21-28
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh Mác-cô giới thiệu Đức Giê-su, Đấng có quyền năng trong lời nói cũng như việc làm, vừa là phát ngôn viên của Thiên Chúa bên cạnh dân Ngài, đồng thời vừa là phát ngôn viên của dân Ngài bên cạnh Thiên Chúa.
1Cr 7: 32-35
Trong đoạn trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi các tín hữu Cô-rin-tô này, thánh nhân đề cập đến đời sống hôn nhân và đời sống độc thân.
BÀI ĐỌC I (Đnl 18: 15-20)
Sách Đệ Nhị Luật là cuốn sách cuối cùng của bộ Ngũ Thư mà dân Do thái gọi sách “To-ra”, nghĩa là sách “Luật”.
1. Bối cảnh:
Nhan đề “Đệ Nhị Luật” có nghĩa “luật thứ hai”. Quả thật, sách nầy được đặt vào trong bối cảnh ông Mô-sê nhắc lại những lời dạy của Đức Chúa cho dân Ít-ra-en như những lời căn dặn sau cùng, bản di chúc của ông, trước khi qua đời. Sách được soạn thảo vào thế kỷ thứ bảy trước Công Nguyên; chủ yếu gồm có ba bài diễn từ của ông Mô-sê, theo thể loại văn chương hư cấu và với một hậu ý thần học. Như vậy, việc khai triển Luật được định vị vào trong việc nối dài giáo huấn của ông Mô-sê. Điều nầy muốn nói rằng có một sự liên tục và trung thành với Luật; uy quyền của Luật luôn luôn được đặt dưới sự bảo lãnh của người khởi xướng.
Quả thật, Ít-ra-en định cư lập nghiệp ở xứ Ca-na-an hơn năm thế kỷ rồi. Vì thế, bầu khí hăng say nhiệt thành thuở ban đầu đã lắng xuống. Tuy nhiên, nhờ độ nhạy bén của những sấm ngôn, tâm tình tôn giáo lại được hâm nóng trở lại.
2. Định chế ngôn sứ.
Đoạn văn nầy được trích từ một diễn từ dài của ông Mô-sê trong đó ông tiên báo định chế quân chủ và định chế ngôn sứ. Đoạn trích hôm nay nêu lên vấn đề định chế ngôn sứ.
Theo văn mạch, trong một đoạn văn trước đó, ông Mô-sê vừa mới căn dặn rằng nếu dân chúng muốn tôn một người lên làm vua, thì người đó không phải là một người ngoại quốc, nhưng phải là một người trong số họ, được Thiên Chúa chọn (Đnl 17: 14-15).
Trong đoạn trích hôm nay, cũng một cách đề phòng như vậy đối với một ngôn sứ. Dân chúng không được đi tìm kiếm một nhân vật ngoại quốc nào khác thực hành ma thuật, bùa chú, bói toán, hay gieo quẻ xem xăm, vân vân. Chính “từ giữa đồng bào của anh em” mà Thiên Chúa sẽ cho xuất hiện ngôn sứ của Ngài, người ấy sẽ là phát ngôn viên của Ngài bên cạnh dân Ngài: “Ta sẽ đặt lời Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy”.
Đây không phải là một ngôn sứ độc nhất, nhưng là một vị ngôn sứ mà mỗi lần dân chúng cần đến một người trung gian như ông Mô-sê. Vì thế, ông Mô-sê đã tiên báo trào lưu ngôn sứ một cách khái quát, như câu trích sau cùng nói lên cách rõ ràng hơn: “Ngôn sứ nào cả gan nhân danh Ta mà nói lời Ta đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết”.
Sau nầy, khi trào lưu ngôn sứ đã biến mất từ lâu, người ta sẽ đọc lại bản văn này theo một cách khác và người ta sẽ hiểu lời tiên báo nầy về một vị ngôn sứ vĩ đại vào thời đại Thiên Sai, một Mô-sê mới. Đó là lý do tại sao những người được Giáo Quyền Giê-ru-sa-lem cử đến hỏi ông Gioan: “Ông có phải là vị ngôn sứ chăng?” (Ga 1: 21).
3. Thấy Thiên Chúa mà vẫn sống.
Lời tiên báo nầy đáp lại nguyện ước của dân chúng, vì tại núi Khô-rép trong ngọn lửa sáng rực chỉ một mình Mô-sê mới có thể tiến gần đến Thiên Chúa và đàm đạo với Ngài diện đối diện mà không phải chết: “Xin chính ông nói với chúng tôi, chúng tôi mới dám nghe; nhưng xin Thiên Chúa đừng nói với chúng tôi, kẻo chúng tôi chết mất” (Xh 20: 19).
Đây là sự sợ hãi linh thánh rất phổ quát vì người ta tin rằng không ai thấy Thần Linh mà có thể sống được. Giữa Thần Linh và phàm nhân có một khoảng cách vô tận đến mức con người như bị tan biến vào trong cõi hư vô. Vì thế, khi đặt của dâng cúng trên bàn thờ, tín đồ không được nhìn ngoái lại đằng sau kẻo chẳng may nhìn thấy Thần đến nhận của lễ mà mình phải chết chăng. Có rất nhiều giai thoại cấm nhìn lại đằng sau như bà vợ của ông Lót vì “ngoái lại đằng sau mà hóa thành cột muối” (St 19: 26) hay ngôn sứ Ê-li-a lấy áo choàng che mặt khi gió hiu hiu thổi qua báo hiệu sự hiện diện của Đức Chúa; vì thế ông chỉ nghe tiếng chứ không nhìn thấy hình (1V 19: 12-13).
Được đọc trong ánh sáng Tân Ước, bản văn Đệ Nhật Luật nầy mặc lấy tất cả mọi chiều kích của nó. Đức Giê-su là vị Ngôn Sứ đã được ông Mô-sê tiên báo. Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa, Phát Ngôn Viên trung thành của Chúa Cha, Đấng Trung Gian tuyệt hảo giữa Thiên Chúa và con người. Ngoài ra, Đức Giê-su chính là Thiên Chúa hữu hình ở giữa loài người mà con người có thể tiến lại gần, chẳng những không phải chết nhưng trái lại được đón nhận “ân nầy đến ân khác” của Ngài nữa.
BÀI ĐỌC II (1Cr 7: 32-36)
Chúng ta tiếp tục đọc thư thứ nhất của thánh Phao-lô gởi các tín hữu Cô-rin-tô. Trong đoạn trích hôm nay, thánh nhân ca ngợi đời sống độc thân trổi vượt trên đời sống hôn nhân, vì người sống đời độc thân mới có thể tận tâm tận lực “chuyên lo việc Chúa”. Có hai cách giải thích thái độ của thánh nhân trong việc đề cao đời sống độc thân và giảm nhẹ đời sống hôn nhân.
1. Kinh nghiệm bản thân.
Cách giải thích thứ nhất là chính từ kinh nghiệm bản thân của thánh nhân. Thánh nhân là người lữ hành của Thiên Chúa, ngài rong ruỗi trên khắp mọi nẽo đường, tận tâm tận lực chu toàn “sứ mạng loan báo Tin Mừng cho muôn dân”. Vì thế, trong một đoạn văn trước đó một chút, thánh nhân không ngần ngại viện dẫn đời sống độc thân của mình ra làm gương: “Tôi ước muốn mọi người đều như tôi” (1Cr 7: 7).
2. Quan niệm văn hóa và xã hội.
Cách giải thích thứ hai thuộc quan niệm văn hóa vào thời đó, đặc biệt vị thế của người phụ nữ trong xã hội xưa. Thánh nhân vừa mới nói một cách tế nhị về đời sống hôn nhân và những bổn phận hỗ tương giữa chồng và vợ, cũng như nhắc nhở họ mối giây ràng buộc bất khả phân ly của hôn nhân. Từ đó suy ra rằng đời sống độc thân giải phóng chúng ta khỏi những mối dây ràng buộc trong đời sống vợ chồng và con cái, vì thế, chúng ta được hoàn toàn tự do trong việc “chuyên lo phục vụ Chúa”.
Chuyện vợ chồng giúp nhau thăng tiến đời sống tâm linh trong việc chuyên lo phụng sự Chúa không thể không nẩy sinh trong tâm trí thánh nhân. Tuy nhiên, quan niệm văn hóa và xã hội vào thời thánh nhân: chủ nghĩa thượng tôn nam giới tạo nên rào chắn cho một sự phát triển về quyền bình đẳng giữa chồng và vợ trong đời sống gia đình Ki-tô giáo. Thật ra, môi trường Cô-rin-tô thấm đẳm văn hóa Hy lạp, vì thế, những người phụ nữ hưởng được một sự tự do khiến thánh nhân kinh ngạc. Chính trong bức thư nầy, ngài nhắc nhở các người phụ nữ phải trùm khăn che đầu và không được lên tiếng trong các buổi hội họp cộng đồng, vì người nữ phải giữ thái độ im lặng và phục tòng, vân vân. Về quan điểm nầy, thánh nhân vẫn bị ảnh hưởng rất sâu đậm bởi những quan niệm Do thái giáo kém tiến bộ. Tuy nhiên, ngài biết công bố quyền bình đẳng của tất cả con cái Thiên Chúa: “Trong Chúa, không nam thì chẳng có nữ, và không nữ thì chẳng có nam” (1Cr 11: 11).
TIN MỪNG (Mc 1: 21-28)
Sau khi kêu gọi các môn đệ đầu tiên và được họ đáp trả một cách quảng đại và mau mắn (Chúa Nhật vừa qua), Đức Giê-su tiếp tục con đường của mình. Ngài đi dọc theo bờ hồ cho đến tận thành Ca-phác-na-um.
1. Thành Ca-phác-na-um.
Thành Ca-phác-na-um hưởng được một vị thế địa lý đặc biệt: giáp ranh giới với ba nước: Sy-ri, Phê-nê-xi, Pa-lét-tin, và có một đại lộ chạy từ Giê-ru-sa-lem đến Đa-mát. Vì thế, thành phố được mệnh danh là “Ngã Tư Quốc Tế”. Chính thành này Đức Giê-su sẽ thiết lập cứ điểm truyền giáo của Ngài, dấu chỉ cho thấy một cách kín đáo chiều kích phổ quát sứ điệp của Ngài. Tuy nhiên, Đức Giê-su bắt đầu giảng dạy trong các hội đường như sau nầy các Tông Đồ và cả thánh Phao-lô cũng sẽ theo gương Ngài.
Hội đường chỉ là nơi các tín hữu tụ họp và cầu nguyện. Chỉ ở Giê-ru-sa-lem mới có đền thờ và hàng giáo sĩ, ở đó các tín hữu mới có thể dâng hy lễ lên Đức Chúa, Thiên Chúa của dân Ít-ra-en. Vào ngày Sa-bát, các tín hữu tụ họp ở hội đường, luôn luôn vào buổi sáng, để công bố Lời Chúa (các bản văn Luật và các sách ngôn sứ), hát thánh thi chúc tụng, ngâm thánh vịnh và cầu nguyện. Mọi tín hữu, hoặc tự nguyện hay được chỉ định, có thể công bố và diễn giải những bản văn Kinh Thánh. Chính như vậy mà Đức Giê-su được mời công bố và giải thích Kinh Thánh vào một buổi phụng vụ sa-bát ở hội đường Na-da-rét, nơi Ngài sinh  trưởng.
Thánh Mác-cô tường thuật cho chúng ta hai hoạt cảnh diễn ra trong hội đường Ca-phác-na-um. Một mặt, thánh ký bận tâm phác thảo diện mạo của Đức Giê-su, nêu bật uy quyền đặc biệt mà người ta nhận ra ở nơi Ngài. Đức Giê-su xuất hiện không chỉ với uy quyền của Ngôi Lời Thiên Chúa, chủ tể của Kinh Thánh, nhưng cũng với uy quyền của một con người thanh sạch và hoàn hảo đến nổi không bất kỳ sự thâm hiểm gian ác nào có thể chịu đựng nổi sự hiện diện của Ngài. Mặt khác, ngay từ đầu, thánh Mác-cô cũng nêu bật hai phương cách tiến hành thường hằng mà Đức Giê-su sẽ thực hiện trong suốt sứ vụ của Ngài: giảng dạy và dấu chỉ kèm theo, qua đó người ta nhận ra mầu nhiệm của Ngài: Đấng có uy quyền trong lời nói và việc làm.
2. Cách thức Đức Giê-su giảng dạy:
“Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư”. Các kinh sư thường nhất là những người có bằng cấp học vị, được đào tạo trường lớp về những cách thức giải thích Kinh Thánh một cách tinh tế và uyên bác. Vì thế, những giáo huấn của họ dựa trên những truyền thống của các bậc tôn sư danh tiếng của họ. Riêng một mình Đức Giê-su, Ngài không xuất thân từ bất cứ trường lớp nào và cũng không quy chiếu đến bất kỳ “kinh sư” hay “bậc tôn sư” nào. Ngài giải thích và khai triển Kinh Thánh từ uy quyền của riêng Ngài và loan báo rằng mọi điều Kinh Thánh loan báo đều được ứng nghiệm ở nơi Ngài.
3. Dấu chỉ kèm theo:
Không ai có thể buộc tội Ngài về bất cứ điều gì, đây là một sự mới lạ khiến Xa-tan phải tò mò muốn biết. Rồi, trong hoang địa, nó đã thử thấu hiểu mầu nhiệm của con người nầy; ở Ca-pha-na-um, nó bày tỏ qua một người bị quỷ ám khốn khổ. Đối mặt với Đức Giê-su, tên hiểm ác phải công khai nói lên sự thật và sự thật khiến nó phải nao lòng chột dạ: “Ông đến để tiêu diệt chúng tôi. Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Tuy nhiên, Đức Giê-su buộc nó phải câm.
Hoạt cảnh Ca-pha-na-um không là duy nhất, nhưng còn xảy ra nhiều lần ở những nơi khác nữa. Chính thánh ký nói với chúng ta: “Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai” (Mc 1: 34).
4. Mầu nhiệm của Đức Giê-su.
Đức Giê-su vẫn còn muốn giữ riêng bí mật về con người Ngài, vì sợ người ta hiểu lầm sứ mạng của Ngài. Thánh Mác-cô nhấn mạnh nhiều lần Đức Giê-su muốn bảo vệ mầu nhiệm của Ngài. Đó là điều mà các nhà chú giải gọi “bí mật Thiên Sai” của Tin Mừng Mác-cô. Quả thật, trong suốt Tin Mừng nầy, Đức Giê-su kiên quyết bắt ma quỷ không được vén mở chân tính của Ngài, cũng như Ngài cấm những người được chữa lành và ngay cả các môn đệ của Ngài không được tuyên xưng phẩm tính Thiên Sai của Ngài.
Thật không khó để hiểu được thái độ nầy của Đức Giê-su. Đấng Thiên Sai mà dân chúng mong đợi biết bao khác với hình ảnh mà Ngài sắp thực hiện: hình ảnh của một Đấng Thiên Sai “nhân hậu và khiêm hạ tận mức”, hình ảnh của một Người Tôi Trung chịu đau khổ. Mầu nhiệm nầy chỉ có thể bày tỏ một cách rực rỡ ở nơi biến cố Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài.

http://www.kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=6706