Trang

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

NGÀY HỌP MẶT LỚP TÊRÊXA 2013




NGÀY HỌP MẶT LỚP TÊRÊXA 2013


Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu là bổn mạng của lớp Têrêxa Lê Bảo Tịnh 1972 được Giáo Hội mừng kính vào ngày 1 tháng 10. Nhưng để  thuận tiện cho anh em gặp mặt, năm nay, lớp Têrêxa họp lớp vào ngày Chúa Nhật 29 tháng 9 tại giáo xứ Vinh Hương.

Việc làm đầu tiên của Anh Chị Em lớp Têrêxa khi đến giáo xứ Vinh Hương là : đến thăm ngày bạn đã khuất mặt 20 năm nay : Anh Phanxicô Xavie Ninh Văn Thể (1993). Người Anh Em này chưa nhìn thấy mặt Anh Em một lần kể từ sau ngày rời khỏi mái trường Lê Bảo Tịnh thân yêu và Anh Em chỉ nhận ra Anh ngày Anh về với Cha từ ái.

Tại nghĩa trang giáo xứ Vinh Hương, Anh Chị Em lớp Têrêxa còn đến thăm chị Têrêxa Trần thị Khanh, người bạn đường của anh Đường đã ra đi lúc tuổi xuân thì, tính đến nay vừa tròn 12 năm (2001).

Anh Chị Em lớp Têrêxa cũng không quên người anh em Linh mục Cha Phaolô Nguyễn Công Minh vừa được Chúa gọi về.

Trong tâm tình ngày họp mặt, tại gia đình Anh Thể - Chị Tiến, giờ cầu nguyện nối kết tình thân của mọi người và dâng lên Thiên Chúa, cùng với Mẹ Maria và thánh bổn mạng Têrêxa, toàn bộ cuộc đời của mọi người, hiện diện hay vắng mặt, xin ngài chúc lành cho sự họp mặt và kết tình thân luôn mãi.

Trong bữa tiệc, mọi người cũng không quên chia sẻ những tâm tình của mình : có người lòng cảm thấy nao nao (như anh Vượng), có người lòng cảm thấy bồi hồi xúc động vì anh em nghĩ tới người bạn đã xa cách mà chúng ta có bổn phận phải đồng hành và nâng đỡ (như anh Mai), rồi cũng có những giọt nước mắt khi được các bạn hữu tưởng nhớ tới người em của mình (như chị Hồng) và còn rất nhiều cảm xúc dâng trào khác ... Trong giây phút này, gia tộc anh Thể (hiện tại còn một người anh Cả và 3 chị em gái) đại diện là anh Cả Nhân xin được chọn lớp Têrêxa làm linh tộc và sẽ sinh hoạt với lớp Têrêxa như một thành viên chính thức. Và chính trong những giây phút xúc động dâng trào (có thể là tác động của Chúa Thánh Thần nhờ lời bầu cử của Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu là bổn mạng của lớp Têrêxa) anh Sơn, trưởng nam của Anh Thể - Chị Tiến, thuộc Têrêxa Lê Bảo Tịnh thế hệ thứ 2, ước mong được tổ chức ngày họp mặt của Têrêxa Lê Bảo Tịnh 1972. Cám ơn anh Sơn cùng gia tộc anh Thể đã có những ưu ái dành cho lớp Têrêxa Lê Bảo Tịnh 1972 trong ngày gặp mặt hôm nay. Xin hẹn anh và gia đình một ngày gần đây.

Phút lưu luyến nào rồi cũng chia tay. Ra đi trong bịn rịn nhớ thương, hẹn ngày gặp lại.

Trên đường về, Anh Chị Em lớp Têrêxa đến thăm ông bà cố O Lý, và nhìn thấy những hình ảnh thân yêu của chính mình, những ‘ông nội – bà nội’ trong gia đình.

Để ngày họp mặt được thêm đông đảo và cũng để thuận tiện cho những anh chị em ở xa, kể từ lần sau, gia đình Têrêxa Lê Bảo Tịnh 1972 sẽ họp mặt vào ngày thứ bảy, hoặc Chúa Nhật tuần cuối cùng của tháng chín.

Xin Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu cầu bầu cho chúng ta biết làm mọi sự vì lòng yêu mến Chúa như Ngài đã dạy. 

Hẹn gặp Anh Chị Em Têrêxa Lê Bảo Tịnh 1972 tại Ban Mê Thuột vào năm 2014.

NGUYỄN THÁI HÙNG

XIN XEM HÌNH TẠI ĐÂY   














Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Việc công bố đền tội công khai trong lịch sử sám hối

Việc công bố đền tội công khai trong lịch sử sám hối

http://vi.radiovaticana.va/global_images/x.gif
http://vi.radiovaticana.va/global_images/x.gif
Như đã biết, vào thời Giáo Hội khai sinh và các thế kỷ đầu của Giáo Hội đã không có hình thức giải tội cá nhân như ngày nay, mà chỉ có hình thức xưng thú lỗi lầm chung. Và nếu tín hữu phạm các tội trọng, thì có hình thức đền tội công khai, bằng cách mang áo của những hối nhân, không đựơc lãnh nhận các bí tích, nhất là bí tích Thánh thể. Khi tham gia các lễ nghi hay xuất hiện trong một số nơi công cộng, thì phải ngồi ở chỗ dành riêng cho các hối nhân và là thành phần của hiệp hội hối nhân. Các biện pháp đối với kẻ có tội nhằm giúp tín hữu hoán cải cuộc sống. Cho tới thời Công Đồng Chung Trento việc sám hối đền tội có tính cách pháp lý, và trở thành một hình phạt trên bình diện giáo hội và trong lãnh vực phụng vụ. Người có tội bị loại trừ khỏi một số sinh hoạt của cộng đoàn. Chẳng hạn các người phải đền tội công khai, có thể tham dự Thánh Lễ, nhưng chỉ được tham dự phần phụng vụ Lời Chúa. Sau bài giảng của vị chủ tế, họ được mời ra ngoài và không được tham dự phần cử hành bí tích Thánh Thể và rước Mình Thánh Chúa sau đó. Tuy các hình phạt này của Giáo Hội không bảo đảm các phương thế giúp sống tinh thần sám hối, nhưng nó cũng là dịp giúp hối nhân ý thức được các thiệt hại họ gây ra cho sự thánh thiện và toàn vẹn của cộng đoàn giáo hội, là thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô. Vì khi một chi thể đau yếu, toàn thân mình phải chịu ảnh hưởng. Thật ra từ thế kỷ XII nền thần học kinh viện đã tìm cách hòa hợp khía cạnh cá nhân và sự can thiệp bí tích của Giáo Hội trong việc sám hối.

Từ sau Công Đồng Chung Trento nền tu đức sám hối tìm cách diễn tả ngoài khung cảnh pháp lý của việc dứt phép thông công với cộng đoàn giáo hội. Điều này tạo thuận tiện cho thói quen xưng tội riêng như là bí tích cáo giải, hay bí tích hòa giải hối nhân với Thiên Chúa, với cộng đoàn và với chính họ.

Các người phải đền tội công khai tu tập nhau thành hiệp hội các hối nhân để nâng đỡ nhau ý thức sống chiều kích sám hối, thanh tẩy tội lỗi và tham dự vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô: từ việc sống theo xác thịt bước sang cuộc sống tinh thần phục sinh trong Chúa hiển vinh. Hiệp hội các hối nhân cũng nhắc nhớ cho biết tuy là kẻ có tội nhưng họ vẫn có thể tham dự vào mầu nhiệm lòng thương xót của Thiên Chúa, hy vọng nơi ơn cứu độ Chúa Kitô cống hiến cho họ, nhìn lên Chúa, khẩn cầu Người và tin tưởng nơi ý muốn cứu rỗi của Người. Sau cùng hiệp hội các hối nhân cững công bố cho biết những ai sống bác ái là những người được ân xá, vì thiên Chúa có trăm phương nghìn cách để cứu rỗi những người thành tâm thống hối.

Kiểu tuyên bố việc đền tội công khai trong Giáo Hội đã thay đỗi tùy theo thời điểm cứu độ. Trong cộng đoàn giáo hội thời khai sinh hiệp hội các hối nhân, một cách chủ quan, ám chỉ tình trạng của những người tội lỗi đã hối cải, và vì thế đã đươc chấp nhận vào sự thực hành việc đền tôi công khai. Trong khi trong cộng đoàn giáo hội thời nay nó bao gồm những người không có đủ sức mạnh trong việc ra khỏi một tình trạng có tội công khai. Nếu những người thuộc loại đầu tiên đã là những người hoán cải, thì những người thuộc loại thứ hai này là những người còn cần phải hoán cải. Nếu những người thuộc loai thứ nhất là những thành phần hữu hiệu của Giáo Hội, thì

những người thuộc loại thứ hai vẫn còn ở bên lề cộng đoàn giáo hội. Nếu những người thuộc loại thứ nhất đã làm chứng cho lòng thương xót nhận lãnh được từ Thiên Chúa trong Chúa Kitô, thì những người thuộc loại thứ hai khẩn nài lòng thương xót đó, để nó đươc biểu lộ nơi họ. Nếu những người thuộc loại đầu tiên chỉ cho thấy ngay từ bây giờ mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô biến đổi họ một cách sâu đậm, thì những người thuộc loại thứ hai đã tin rằng Chúa Thánh Thần sẽ ban cho họ ơn của một kinh nghiệm vượt qua trong một lúc nào đó của cuộc đời họ.

Các hối nhân công khai ngày nay không phải tưởng tượng rằng trong họ không có ơn thánh một cách tuyệt đối. Tất cả tùy thuộc nơi lòng thương xót của Thiên Chúa, trong tương quan với thái độ nội tâm của họ. Nghĩa là tùy nơi sự kiện hối nhân có thực sự chân thành thống hối tội lỗi và nỗ lực ăn năn sám hối đền tội hay không. Ngay cả nơi những người ý thức được tội lỗi của họ, có thể là Thần Khí tìm thấy trong những lúc nào đó một sự sẵn sàng nào đó trong việc bẻ gẫy liên hê với tội lỗi, cả khi sau đó tình trạng sự dữ lại cuốn hút họ vào trong lạc hướng tội lỗi. Khi ơn của đức ái, chỉ trong chốc lát, có thể đối diện với tâm hồn của người tội lỗi, thì kẻ có tôi được phép hy vọng nơi lòng thương xót của Thiên Chúa đối với họ. Hối nhân hay người đền tội công khai giống như một người bị đắm tầu, thấy mình có lúc còn trồi được lên trên mặt nước, cảm thấy có thể hy vọng nơi một sự trợ giúp có thể cứu sống họ.

Trong cộng đoàn giáo hội việc đền tội được sống trong các mức độ, kiểu cách, điều kiện và sự sâu đậm khác nhau. Từ tổng thể các kinh nghiệm sám hối người ta đưa ra một công thức sám hối chung của giáo hội, cho dù nó luôn luôn ít thích hợp trong tương quan với mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô. Tuy nhiên, một việc sám hối chung của Giáo Hội, nếu được nhìn trong âm giai nhiều màu sắc và đa âm thanh của lịch sử cứu rỗi, xem ra nó vẫn có giá trị rất lớn. Nền tu đức sám hối được mở ra trong tiến trình trở thành của lịch sử, bởi vì Thần Khí phục sinh của Chúa Kitô thấm nhập tất cả nội dung thực tại xã hội, văn hóa, giáo hội, bởi vì cộng đoàn giáo hội sống việc sám hối đền tội theo ơn thánh phù hợp cho mỗi thời. Một việc sám hối đền tội từ cái chết bước vào cuộc sống, trong cộng đoàn kitô là việc nhắc nhớ tới niềm vui sâu xa của lễ hội. Niền vui lễ hội ấy đã được thánh sử Luca trình bầy trong chương 15 với ba dụ ngôn giới thiệu niềm vui của ba nhân vật. Niền vui thứ nhất là của người mục tử có một trăm con chiên, lạc mất một con. Ông liền để chín mươi chín con chiên trong sa mạc, lang thang đi tìm con chiên lạc. Tìm thấy nó, ông vác chiên lên vai vui sướng ra về, đến nhà ông mời bạn bè hàng xóm lại, xin ho chia vui với ông vì đã tìm được con chiên bị mất. Và Chúa Giêsu kết luận: ”Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Kc 15,7).

Dụ ngôn thứ hai là đồng bạc bị đánh mất. Người đàn bà nọ có có mười đồng bạc, bị mất một đồng. Bà thắp đèn, quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được. Tìm được rồi, bà ấy mời chị em bạn bè hàng xóm lại, và xin họ chung vui với bà vì đã tìm được đồng bạc đã mất. Và Chúa Giêsu kết luận: ”Cũng thế, giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối” (Lc 15,10).

Nhưng sâu sắc nhất là dụ ngôn người cha nhân hậu. Khi nghe người con út đòi chia gia tài, ông tôn trọng ý muốn của nó, im lặng chia gia tai cho hai con. Anh con út thu vén mọi sự và bỏ nhà đi hoang, ăn chơi phung phí hết tiền của cha cho với đĩ điếm và bạn bè xấu, là lũ diều hâu rúc rỉa của cải của anh. Khi hết tiền của, lại gặp cơn đói trong vùng, anh bèn xin đi chăn heo. Đói qúa thèm ăn bã đậu muồng của heo cũng chẳng ai cho. Trong cơn khốn quẫn cùng cực anh mới thức tỉnh, suy nghĩ lại, và quyết định đứng lên trở về với cha. Thực ra cho tới lúc đó anh trở về vì đói, chứ không phải vì thực sự hối hận đã phạm tội xúc phạm đến tình yêu của cha và tàn phá cuộc đời mình.

Kể từ khi đứa con út bỏ nhà đi hoang, người cha già thương nhớ khôn nguôi, nên ngày ngày ra ngõ mong ngóng con trở về. Khi thấy con từ xa, tuy nó gầy gò, tiều tụy, ốm yếu, rách rưới, bẩn thỉu, hội hám đầy mùi phân heo, nhưng ông đã nhận ra nó. Ông chạy ra đón con, ngã vào người nó, ôm lấy cổ nó mà hôn lấy hôn để. Ông cũng không để cho con nói hết câu thú tội với mình, nhưng hò gia nhân đem áo đẹp mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào tay cậu, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm tiệc ăn mừng. ”Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng” (Lc 15,23-24)

Tình yêu thương vô bờ của người cha khiến cho ông vẫn nhận ra con, cho dù cuộc sống ăn chơi, trác táng hoang đàng đã khiến cho anh hoàn toàn biến dạng. Ông không trông thấy, ông không ngửi thấy mùi gì khác ngoài hình ảnh và mùi của đứa con yêu. Ông không trách mắng chủi bới đánh đập con, nhưng hồi phục chức là con cho nó, và mở tiệc ăn mừng con trở về.

Khi người anh cả ngoài đồng trở về, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi đầy tớ ra hỏi xem có chuyện gì. Khi nghe biết thằng em đi hoang trở về và cha làm thịt con bê béo mở tiệc ăn mừng vì thấy nó khỏe mạnh, anh giận dữ và từ chối vào nhà chung vui với cha. Khi người cha già ra ngoài năn nỉ, anh đã trút tất cả sự ghen tức với em, bắt đầu kể công và xỉa xói cha già: ”Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy một con dê con để con ăn mừng với bạn hè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về thì cha lại giết bê béo ăn mừng”. Nhưng người cha nói với anh ta: ”Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,29-31).

Thế là người anh cả đã để rơi chiếc mặt nạ vâng phục hiếu đễ của mình, và cho thấy tâm hồn và con tim bần tiện của anh. Cha đã chia gia tài cho cả hai, tức anh ta cũng đã có phần riêng của mình, nhưng anh lại không đám tự mua lấy một con dê con để ăn nhậu với bạn bè, mà phải chờ cha cho. Và tất cả những gì anh làm cho cha chỉ là để có một con dê con. Giá anh xin cha, thì một con, chứ mười đê con cha cũng cho để anh sống tươi vui, hăng say, quảng đại, thoải mái, hạnh phúc cuộc sống làm con. Đàng này thì không. Thế là nổi tiếng là ”luôn ở với cha, bên cha và phục vu cha”, nhưng thật ra anh phục vụ chính mình, sống rất xa cha, không hiểu và không có được một chút tâm tình nào của cha, và điều đáng tiếc hơn là anh cũng không biết rằng ”tất cả những gì của cha là của anh”. Vì thế giờ đây anh đứng ngoài sân, còn thằng em đi hoang lại ở trong nhà cha.

Thiên Chúa vui sướng biết bao nhiêu, mỗi khi có người tội lối sám hối ăn năn trở về với Người. Cả thiên đàng đều vui mừng, khi kẻ có tội chân thành hoán cải trở về với Chúa. Vì thế bí tích giải tội là bí tích của lễ hội tươi vui của sự hòa giải và tình yêu thương giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau và từng người với chính mình.

Thần học kinh thánh 1168

Linh Tiến Khải 
www.vi.radiovaticana.va

Đức Thánh Cha gặp gỡ 2.000 giáo lý viên quốc tế

Đức Thánh Cha gặp gỡ 2.000 giáo lý viên quốc tế
VATICAN - ĐTC Phanxicô mời gọi các giáo lý viên tái khởi hành từ Chúa Kitô, sống như giáo lý viên, để dẫn đưa tha nhân về với Chúa Kitô.
Ngài đưa ra lời mời gọi trên đây trong bài huấn dụ khi gặp gỡ 2.000 giáo lý viên từ các nước trên thế giới tham dự Đại hội Quốc tế về Giáo lý do Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc Âm hoá tổ chức tại Vatican từ 26 đến 28-9 nhân dịp Năm Đức Tin.

Tham dự Hội nghị cũng có hơn 30 giám mục chủ tịch các uỷ ban huấn giáo của các HĐGM trên thế giới, các vị giám đốc các văn phòng huấn giáo toàn quốc và giáo phận.

ĐTC đã đến Đại Thính đường Phaolô VI lúc 5 giờ chiều ngày 27-9-2013 và đã được mọi người tiếp đón nồng nhiệt. Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc Âm hoá, ĐTC đề cao tầm quan trọng của các giáo lý viên và cám ơn họ vì sự phục vụ cho Giáo Hội và trong Giáo Hội.

ĐTC nói:

Các giáo lý viên thân mến,

Tôi vui mừng vì trong Năm Đức Tin có cuộc gặp gỡ này dành cho anh chị em: huấn giáo là một cột trụ để giáo dục đức tin và cần có những giáo lý viên tốt! Cám ơn anh chị em vì việc phục vụ dành cho Giáo Hội và trong Giáo Hội. Tuy nhiều khi việc phục vụ này thật là khó khăn, ta làm việc rất nhiều, dấn thân tận tình nhưng không thấy kết quả mong muốn; giáo dục về đức tin thật là điều tốt đẹp! Giúp các trẻ em, thiếu niên, người trẻ, người lớn ngày càng hiểu biết và yêu mến Chúa hơn, đó thực là một cuộc phiêu liêu giáo dục đẹp đẽ nhất, ta xây dựng Giáo Hội qua việc làm đó! Sống như giáo lý viên! ('Essere' catechisti!) Xin anh chị em chú ý, tôi không nói "làm" giáo lý viên, nhưng là "sống như giáo lý viên" vì đây là điều bao gồm cuộc sống. Ta hướng dẫn tới cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu bằng lời nói và bằng cuộc sống, bằng chứng tá. Và "sống như giáo lý viên" đòi phải có lòng yêu mến ngày càng nồng nhiệt hơn đối với Chúa Kitô, yêu mến Dân thánh của Chúa. Và tình yêu này nhất thiết phải khởi hành từ Chúa Kitô.

Tái khởi hành từ Chúa Kitô như thế có nghĩa là gì đối với một giáo lý viên, đối với anh chị em, đối với tôi, vì tôi cũng là một giáo lý viên!

1. Trước tiên, tái khởi hành từ Chúa Kitô có nghĩa là "sống thân mật với Chúa". Chúa Giêsu nồng nhiệt khuyến khích các môn đệ của Ngài về điều này trong Bữa Tiệc Ly, khi Ngài bắt đầu sống sự dâng hiến cao cả nhất của tình yêu, hy tế Thập Giá. Chúa Giêsu dùng hình ảnh cây nho và các cành, và Ngài nói: Các con hãy ở lại trong tình yêu của Thầy, hãy gắn bó với thầy, như cành nho gắn liền với thân cây nho. Nếu chúng ta kết hiệp với Chúa, chúng ta có thể sinh hoa trái, và đây chính là cuộc sống thân mật với Chúa Kitô.

Đối với một môn đệ, điều đầu tiên là ở với Thầy Chí Thánh, lắng nghe, học hỏi với Chúa. Và điều này luôn luôn có giá trị, là một hành trình kéo dài trọn cuộc sống! Ví dụ, đối với tôi, điều rất quan trọng là ở lại trước Nhà Tạm; ở trước mặt Chúa, để cho Chúa nhìn ngắm. Điều này sưởi ấm tâm hồn, giữ cho ngọn lửa tình bạn được luôn nồng cháy, làm cho ta cảm thấy thực sự được Chúa nhìn đến, gần gũi và yêu thương. Tôi hiểu rằng đối với anh chị em sự việc không đơn giản như vậy, nhất là đối với những người có gia đình và con cái, thật là khó tìm được thời giờ yên hàn lâu dài. Nhưng cám ơn Chúa, không phải tất cả mọi người đều phải làm như nhau, trong Giáo Hội có nhiều ơn gọi và hình thái thiêng liêng khác nhau; điều quan trọng là tìm được cách thức thích hợp để ở với Chúa; và mỗi người, trong bậc sống của mình có thể thực hiện được điều đó. Trong lúc này đây, mỗi người có thể tự hỏi: Làm thế nào tôi có thể "ở với Chúa Giêsu?" Tôi có những lúc ở lại trước sự hiện diện của Chúa, trong thinh lặng, để cho Chúa nhìn tôi hay không? Tôi có để cho ngọn lửa tái sưởi ấm tâm hồn tôi hay không? Nếu trong tâm hồn tôi không có sức nóng của Thiên Chúa, của tình yêu Chúa, sự dịu dàng của Ngài, làm sao chúng ta là những người tội lỗi nghèo hèn có thể sưởi ấm tâm hồn người khác?

2. Yếu tố thứ hai, tái khởi hành từ Chúa Kitô có nghĩa là noi gương Chúa ra khỏi bản thân mình và đi gặp gỡ tha nhân. Đây là một kinh nghiệm đẹp và hơi nghịch lý. Tại sao? Tại vì ai đặt Chúa Kitô ở trung tâm cuộc sống của mình, thì cũng tản ra ngoài! Hễ bạn càng kết hiệp với Chúa Giêsu, thì Chúa càng trở nên trung tâm cuộc sống của bạn, và Chúa càng làm cho bạn ra khỏi chính mình, làm cho bạn không co cụm vào mình, nhưng cởi mở đối với người khác. Đó thật là một năng động thực sự của tình yêu, là sự chuyển động của chính Thiên Chúa! Thiên Chúa là trung tâm, nhưng Ngài luôn luôn là sự hiến thân, là tương quan, là sự sống thông ban. Cả chúng ta cũng trở nên như vậy, cả chúng ta cũng kết hiệp với Chúa Kitô, Ngài làm cho chúng ta đi vào năng động như thế của tình yêu. Nơi nào có sự sống đích thực trong Chúa Kitô, nơi đó có sự cởi mở đối với tha nhân, có sự ra khỏi chính mình để đi gặp gỡ tha nhân nhân danh Chúa Kitô.

Tâm hồn của giáo lý viên luôn sống sự chuyển động "sistole - diastole", bóp vào - giãn ra: kết hiệp với Chúa Giêsu - gặp gỡ tha nhân. Nếu một trong hai chuyển động này thiếu thì con tim ngừng đập và ta không còn sống nữa. Lãnh nhận hồng ân Tin Vui (kerigma), và trao ban hồng ân ấy. Đó là điều ở trong chính bản chất của kerygma: đó là một hồng ân tạo ra sứ mạng, luôn thúc đẩy đi xa hơn bản thân. Thánh Phaolô đã nói: "Tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta", nhưng "sự thúc đẩy chúng ta" cũng có thể được dịch là "sự chiếm hữu chúng ta". Và thế là: tình yêu lôi kéo bạn và sai bạn đi, chiếm lấy bạn và trao bạn cho tha nhân. Trong động thái ấy, con tim của Kitô hữu cử động, đặc biệt là con tim của giáo lý viên. Tất cả chúng ta hãy tự hỏi: Phải chăng con tim giáo lý viên của tôi cũng đập như thế: kết hiệp với Chúa Giêsu và gặp gỡ tha nhân? Nó được nuôi dưỡng trong tương quan với Chúa, nhưng có phải để dẫn tương quan ấy tới tha nhân hay không? Tôi nói với anh chị em một điều: Tôi không hiểu làm sao một giáo lý viên có thể đứng im, không có sự chuyển động như thế.

3. Và yếu tố thứ ba vẫn luôn ở trong đường hướng ấy: tái khởi hành từ Chúa Kitô có nghĩa là không sợ ra đi với Chúa tới các khu ngoại ô. Ở đây tôi nghĩ đến chuyện ông Giona, một nhân vật thật là hay, nhất là trong thời đại chúng ta có những thay đổi và bất định. Giona là một người đạo đức, có đời sống yên hàn, ổn định, và điều này khiến ông có những khuôn mẫu rõ ràng và phán đoán mọi sự, mọi người theo những khuôn mẫu ấy một cách cứng nhắc. Vì thế, khi Chúa gọi ông và bảo ông đi giảng ở thành Nivivê, là thành phố lớn của dân ngoại, Giona không đồng ý. Thành Nivivê vượt ra ngoài những khuôn mẫu của ông, ở ngoại ô thế giới của ông. Và thế là ông trốn chạy. Ông xuống tàu để đi xa. Anh chị em hãy đọc lại sách Giona! Sách này ngắn nhưng là một dụ ngôn có ý nghĩa rất súc tích, nhất là đối với chúng ta là những người ở trong Giáo Hội. Sách này dạy chúng ta điều gì? Sách dạy chúng ta đừng sợ ra khỏi những khuôn mẫu của mình để theo Chúa, vì Chúa luôn đi ra ngoài, Thiên Chúa không sợ những vùng ngoại biên. Thiên Chúa luôn trung tín, có tinh thần sáng tạo, không khép kín, và vì thế Ngài không bao giờ cứng nhắc, Ngài tiếp đón, gặp gỡ, cảm thông chúng ta. Để trung tín, để có tinh thần sáng tạo, cần biết thay đổi. Để ở lại với Thiên Chúa cần biết ra ngoài, không sợ ra ngoài. Nếu một giáo lý viên để cho sự sợ hãi chiếm đoạt, thì họ là một người nhát sợ; nếu một giáo lý viên ở yên hàn, thì rốt cục sẽ trở thành một pho tượng trong viện bảo tàng; nếu một giáo lý viên cứng nhắc thì họ trở nhăn nheo và không mang lại lợi ích nào. Tôi hỏi anh chị em: có ai trong anh chị em muốn trở thành nhát sợ, một tượng trong viện bảo tàng hoặc son sẻ hay không?

Nhưng cần lưu ý! Chúa Giêsu không nói: hãy đi và tự xoay sở lấy! Không, Chúa nói: Các con hãy đi, Thầy ở với các con! Đây là vẻ đẹp và là sức mạnh của chúng ta; nếu chúng ta đi, nếu chúng ta ra ngoài để mang Tin Mừng của Chúa với tình yêu thương, với tinh thần tông đồ đích thực, với parresia (nói thẳng thắn), thì Chúa đồng hành với chúng ta, Ngài luôn đi trước chúng ta.

Nay anh chị em đã học ý nghĩa của lời ấy. Đây là điều cơ bản đối với chúng ta: Thiên Chúa luôn đi trước chúng ta! Khi chúng ta nghĩ mình đi xa, tới tận bờ cõi xa xăm, có lẽ chúng ta hơi sợ hãi, nhưng tron gthực tế Chúa đã có mặt tại đó: Chúa Giêsu đang chờ đợi chúng ta trong tâm hồn người anh em, trong thân thể Ngài bị thương tích, trong cuộc sống bị áp bức, trong tâm hồn không có niềm tin. Chúa Giêsu có mặt tại đó, trong người anh em ấy. Ngài luôn đi trước chúng ta.

Các giáo lý viên thân mến, tôi cám ơn anh chị em vì những gì anh chị em đang làm, nhưng nhất là vì anh chị em ở trong Giáo Hội, trong Dân Chúa đang lữ hành. Chúng ta hãy ở lại với Chúa Kitô, cố gắng ngày càng trở nên một với Chúa. Chúng ta hãy theo Chúa, noi gương Chúa trong chuyển động yêu thương của Ngài, trong việc ra đi gặp gỡ con người; và chúng ta ra ngoài, mở cửa, chúng ta bạo dạn vạch ra những con đường mới để loan báo Tin Mừng.

Xin Chúa chúc lành cho anh chị em và xin Mẹ Maria tháp tùng anh chị em.
G. Trần Đức Anh, OP, chuyển ý
Nguồn: RV

GIÁO LÝ PHÚC ÂM CHÚA NHẬT XXVI QUANH NĂM, NĂM C



GIÁO LÝ PHÚC ÂM
CHÚA NHẬT XXVI QUANH NĂM, NĂM C
Sách Tiên Tri Amos 6, 1a.4-7; Thư Thứ Nhất Thánh Phaolô gửi Timôtê 6.11-16
và Phúc Âm Thánh Luca 16.19-31

I.                 Giáo Huấn P.Â.:   

Chúa là chủ tối cao của của cải vật chất, chúng ta chỉ là quản lý.

Chúa ban của cải cho chúng ta không phải để chúng ta tự do xử dụng tùy theo sở thích của mình, nhưng để ban phát và chia sẻ cho người nghèo đói. Chúng ta là người quản lý trung thành được mô tả trong Phúc Âm Luca 12.42  "Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần lúa thóc đúng giờ đúng lúc?”

Ladarô có nghĩa “Thiên Chúa giúp đỡ!” Chúng ta nên trông cậy vào Chúa. Chúa tồn tại vĩnh cửu, tình yêu thương Ngài vô tận. Không nên như người phú hộ trông cậy vào của cải tạm bợ, chóng qua ở đời nầy.

II.     Vấn nạn P.Â.    

Tại sao Ông phú hộ bị phạt trong hỏa ngục đời đời và tại sao Ladarô nghèo đói được hưởng hạnh phúc thiên đàng vĩnh cửu.

Đây là một dụ ngôn, tức câu chuyện không có thật được xử dụng làm thí dụ để giáo huấn dân chúng. Bách Khoa tự điển Công Giáo liệt kê 24 dụ ngôn trong Phúc Âm Luca, 18 dụ ngôn trong Phúc Âm Matthêô và có 23 dụ ngôn trong Phúc Âm Thánh Matcô. Không có dụ ngôn trong Phúc Âm Thánh Gioan.

 Nói như thế không có nghĩa Phúc Âm có đến 65 dụ ngôn khác nhau. Thực ra chỉ có chừng 33 dụ ngôn được Chúa dùng. Tuy nhiên, trong Phúc Âm Nhất Lãm, Phúc Âm Matcô có trước tiên, làm nền cho hai Phúc Âm còn lại. Nên một số khá lớn dụ ngôn trong Phúc Âm Matthêô và Luca được lập lại từ Phúc Âm Matcô.

Dụ ngôn bày ra hai cảnh sống trái ngược:

Ông Phú hộ giàu có, ăn uống linh đình thừa mứa, vui chơi hưởng thụ suốt ngày đêm.

Anh nghèo Ladarô ngồi ăn xin ngay trước cửa nhà ông phú hộ, anh không có được cả miếng bánh thừa từ bàn rơi xuống.

Họ sống thật gần nhau. Nhưng hoàn cảnh thật đối nghịch và thành xa lạ.

Cả hai cùng chết và tiếp tục cảnh sống trái ngược:

Ông phú hộ bị phạt trầm luân trong hỏa ngục, đau khổ triền miên.

Ladarô ngồi trong lòng Abraham hưởng hạnh phúc vĩnh cửu.

Ông phú hộ bị phạt trong hỏa ngục, vì ông tưởng rằng: Ông là chủ của những của cải vật chất ông có, ông muốn xử dụng sao tùy ý. Ông quên vai trò quản lý của ông là phân phát những gì Chúa ban cho người khác, đó là người nghèo Ladarô đói khổ ngay trước nhà ông. Chia sẻ cho người nghèo đói không là một “tùy hỉ” hay tùy hứng nhưng là luật buộc của Chúa, là Ông chủ tối cao. Như vậy chúng ta không nên kết luận là: người giàu sẽ xuống hỏa ngục và không nên giàu có. Không! Chúng ta nên làm giàu hay cầu xin Chúa cho mình có đời sống sung túc, không vì cho bản thân nhưng để có phương tiện mà phân phát cho người nghèo.

Ladarô nghèo khổ được thưởng không vì nghèo, nhưng vì “Thiên Chúa giúp đỡ!” Ladarô chấp nhận cảnh lầm than đói khổ, không than thân trách phận, không hận đời chửi bới, nhưng tin rằng Chúa là chủ tối cao sẽ phân xử công bằng. Chúng ta cũng không nên chủ trương sống nghèo khổ thiếu thốn để xin Chúa giúp. Tuy nhiên, nếu chúng ta đã cố gắng làm lụng vất vả, nhưng kiếp nghèo vẫn đeo đuổi, chúng ta vui lòng chấp nhận và sống bình an trong sự cậy trông vào Chúa như Ladarô.

Tại sao tổ phụ Ábraham có mặt trong dụ ngôn và tại sao tổ phụ không chấp thuận chuyện cho phép Ladarô từ cõi chết trở về cảnh cáo 5 anh em của Ông phú hộ còn sống?

Sách Sáng Thế Ký chương 15.1-6; 17.3-5, 15-16 và 21.1-7 thuật rằng: Abraham rời bỏ quê hương ở Ur xứ sở của người Chaldee, phía bắc vùng Mesopotamia – nay là đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Abraham đi đến Harran, rồi cùng vợ là Sara và người cháu tên Lot, cùng các tôi tớ tiếp tục cuộc di cư đến xứ CanaanThiên Chúa kêu gọi Abraham đi đến "xứ mà ta sẽ chỉ cho", và hứa ban phước cho ông và làm cho dòng dõi ông trở nên một dân tộc vĩ đại : “đông như sao trời cát biển” . Tin tưởng vào lời hứa của Thiên Chúa, Abram đi xuống Shechem, tại cây dẻ ông nhận lãnh lời hứa mới "Ta sẽ ban cho dòng dõi ngươi đất này". Sau khi "lập một bàn thờ cho Chúa, là Đấng đã hiện đến cùng người", Abram đi đến một địa điểm ở giữa Bethel và Ai, tại đây ông lập một bàn thờ cho Thiên Chúa và cầu khẩn danh Ngài.

Nhưng rồi thực tế là tuổi đời đã cao mà con nói dõi vẫn không có. Ông trù tính theo cách thức của mình: Ăn ở với nàng hầu Hagar và có con trai Ismael. Nhưng vẫn không là con của lời hứa. Sau cùng ông được toại nguyễn, Chúa ban cho ông con trai Isaac. Nhưng ước mơ chưa tròn, ông phải vâng lệnh Chúa hiến tế con mình. Chúa chấp nhận lòng tin vâng phục của ông, tha chết cho Isaac và cho ông đất đai và dòng dõi đông đức như lời hứa.

Hình ảnh tổ phụ Abraham được trưng dẫn trong Phúc Âm người phú hộ và Ladarô hôm nay, vì Abraham có nghĩa là “Father of Multitudes” Cha của số đông hay Cha của nhân loại. Người Do Thái nào cũng thuộc nằm lòng câu chuyện Abraham. “Ladarô trong lòng tổ phụ” có nghĩa là Ladaro đã sống theo gương của tổ phụ Abraham. Dù đời gặp nhiều gian nan thử thách, có lúc gần như khó hiểu hay mất đức tin, nhưng vẫn trung thành và sống đúng tên gọi “Thiên Chúa giúp đỡ!” Ông phú hộ bị phạt cũng nhận ra Abraham là tổ phụ mình và ông biết lý do tại sao ông không ở trong lòng Abrhaam. Ông sinh ra từ dòng dõi Abraham, nhưng nếp sống giàu có và tin tưởng vào của cải vật chất đã tạo một vực thẩm giữa ông và tổ phụ.

Tổ phụ Abraham không đồng ý cho Ladarô từ cõi chết trở về cảnh cáo 5 anh em của ông phú hộ vì “Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó!” Môsê là thủ lãnh được Chúa sai đến hướng dẫn dân chúng. Ngôn Sứ là những tiên tri, những người lãnh vai trò giáo huấn, ban truyền chỉ thị của Chúa. Nên anh em của Ông phú hộ có những gì cần để sống đời sống tốt, biết những gì phải giữ và phải làm, không cần phải có người từ cõi chết hiện về răn bảo.

Nói cụ thể: Như chúng ta là người Công Giáo, chúng ta có giáo lý, có Lời Chúa, có linh mục hướng dẫn, có bí tích thánh hóa đời sống… nếu chúng ta không biết tận dụng là do lỗi chúng ta. Nếu chúng ta bị phạt như ông phú hộ thì đừng đổ thừa là không có nhận được một cảnh cáo nhãn tiền nào cả.

“Lạy tổ phụ Abraham, xin thương xót con và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát, vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!” Tại sao yêu cầu đơn giản nầy bị từ chối?

Phúc âm Thánh Luca cho chúng ta một so sánh về hai yêu cầu rất đơn giản mà không được đáp trả: “Lại có một người nghèo khó tên Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no” cũng không có được.

Khi còn tại thế, sống trong giàu sang dư dật, một nhu cầu rất đơn giản của người nghèo đói là mụn bánh thừa mà ông cũng không màng ban phát, thì giờ đây một giọt nước nhỏ xuống ông thèm khát cũng không có. Rất đơn giản và dễ dàng, nhưng ông đã không ban phát thì chuyện đời sau, rất đơn giản và dễ dàng nhưng ông cũng không nhận được. Đã không cho thì làm sao có mà nhận.

Người ta nhiều khi phải khốn khổ vì những cái nhỏ nhặt và đơn giản. Chỉ cần cho một quan tâm và giúp đỡ nhỏ cho người nghèo, làm dịu bớt không biết bao nhiêu đau khổ mà nhiều người đã từ chối thì phải nhận chịu sự đau khổ cùng cực và lớn lao vì những từ chối đơn giản và nhỏ nhặt trong đời sống.

Thí dụ cho dễ hiểu: Nhiều người chìu con mình quá đáng, mua thừa mứa những thức ăn nhiều khi không cần thiết. Chúng ăn phí phạm ăn một phần nhỏ, phần còn lại vất sọt rác. Đang khi đó chỉ cần một đồng một ngày thôi cũng có thể giúp cho một trẻ em nghèo đi học. Chuyện nhỏ! Mang tương lai cho một em học sinh nghèo, nhưng đã không làm… thì hậu quả có thể là: vì sự nuông chìu thái quá, con cái mình thành hư đốn và thành bất hạnh cho đời mình. Tất cả bắt đấu bằng chuyện nhỏ và đơn giản. 

III.       Thực hành P.Â.:

1.     Cho một quan tâm

Một hiền nhân hỏi các đồ đệ. Tại sao khi người ta giận nhau hay bất bình với nhau thì người to tiếng, nhiều người hét to lên dù người kia đang ở bên mình?

Đệ từ trả lời: Vì họ nóng nảy nên mất bình tĩnh.

Bậc hiền nhân trả lời: Không phải đâu! Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa. Từ trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật  to. Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.”

Bậc hiền nhân tiếp: Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào?  Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, tại sao?  Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau.  Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…” Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm, họ đã đến rất gần nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng ngay cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối phương nghĩ gì, muốn gì ..” Hiền nhân kết luận: Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề.  Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau… Nếu không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ không còn tìm ra được đường quay trở về !”

Ông phú hộ giàu có trong Phúc Âm hôm nay đã không nói nhỏ mà cũng không hét to với anh Ladarô nghèo đói. Tâm tình hay thì thầm thì là gần gũi. Hét to dù không hay cũng có chút quan tâm. Đàng này: Không hét, không nói, không thì thầm… tức vô tâm. “Mày chả là cái thá gì cả!”

Xin hãy cho một quan tâm đơn giản cho người cận thân: Một câu chào hỏi, một lời khen hay một ân cần chăm sóc như có cần gì không? Tôi có thể giúp gì được không?

Một quan tâm! Thật cần thiết biết bao? Nhiều người đàn ông bỏ vợ nhà đi chung chạ với một phụ nữ khác. Không vì cô ấy đẹp hay làm có nhiều tiền hơn vợ mình. Nhưng vì cô ấy biết quan tâm chăm sóc đến mình. Chỉ cần câu hỏi bình thường: Sao anh trông mệt vậy? Anh có gì buồn khó nói… anh có thích chiếc áo em đang mặc không…. Thật đơn giản, nhưng tỏ một quan tâm… Đang khi đó, cô vợ ở nhà thì “dường như không thấy tôi hiện diện!”

2.     Đừng tạo nên quãng cách xa.

Nhân dịp dâng lễ ở thành phố Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi linh mục tu sĩ chỉ nên xử dụng những chiếc xe đơn giản không quá nhiều tiền. Có quá nhiều người nghèo cần tiền để sinh sống. Linh mục tu sĩ nên gần gũi và đồng cảnh với người dân hơn là tạo quãng cách xa xôi và đầy phân biệt giữa người đang đói và người đi xe hiện đại đắt tiền

Lm. Phêrô Trần thế Tuyên 

Giàu và Nghèo trong sách Tin Mừng Luca

Giàu và Nghèo trong sách Tin Mừng Luca


Sách Tin Mừng Luca có nhiều lời dạy và dụ ngôn về người giàu và người nghèo, muốn hiểu bất cứ lời dạy hay dụ ngôn nào liên quan tới giàu và nghèo trong sách này phải nhìn trong toàn bộ cuôn sách Tin Mừng này cũng như trong toàn bộ Sách Thánh.

Trước hết là nhìn giáo huấn trong tương quan với người dạy là chính Chúa Giêsu : sinh làm người nghèo, ở giữa người nghèo.

Đám đông bao quanh Chúa khi Chúa đi rao giảng chủ yếu là những người đến xin chữa bệnh “miễn phí” vì không có tiền hay đã hết tiền chạy thay chạy thuốc mà “tiền mất tật mang”. Chạy theo Chúa để nghe mà không có miếng bánh mì khô trong túi, có lần Chúa phải lo cho họ ăn!

Nhưng cũng đừng quên là có những người giàu cũng đi theo Chúa. Anh em nhà Dê-bê-đê bỏ cha lại trên thuyền với những người làm công mà đi theo Chúa; chứng tỏ gia đình cũng khá giả trong giới đánh cá. Matthêu bỏ trạm thu thuế, mời bạn bè tới nhà ăn một bữa rồi đi theo Chúa. Một nhóm các bà nhà giàu ôm của cải đi theo mà giúp Chúa Giêsu và các môn đệ (Lc 8,1-3). Ông Da-kêu giám đốc sở thuế ở Giêrikhô, thành phố ngã tư giao thương quốc tế, chia nửa gia tài cho người nghèo. Ông Giuse Arimathê giàu và quyền thế, một mình đi gặp Philatô xin xác Chúa Giêsu và mai táng trong một ngôi mộ mới.

Vậy thì chung quanh Chúa Giêsu có đủ hạng người, giàu và nghèo, tội lỗi và đạo đức.

Trong cộng đoàn tín hữu ban đầu thì những người giàu có biến nhà mình thành “nhà thờ”, “nhà chung” để Hội Thánh tụ họp (x. Rôma, 16).

Nhưng khi công bố sứ mạng ở Nadarét thì Chúa lại dùng đọan sach Isaia để cho thấy Chúa được sai đi công bố Tin Mừng cho người nghèo, chữa lành bệnh tật, giải thóat người bị áp bức và công bố Năm Hồng Ân của Thiên Chúa.

Rồi khi công bố “Nước Thiên Chúa thuộc về ai”, thì Chúa lại đưa ra một chuỗi tương phản chói tai với bốn mối phúc và bốn cái khốn (6,20-26).

Phúc cho anh em là những người nghèo <à Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu,

vì Nước Thiên Chúa là của anh em vì các ngươi đã được phần an ủi rồi

Trước hết sự đối chọi giữa “Phúc và khốn” là một lối văn quen thuộc trong Sách Thánh, từ Đệ Nhị Luật (28), sách Giôsue (8,30-35), các ngôn sứ, như Giêrêmia 17,5-11; thánh vịnh, như Tv 1.

Trong Cựu Ước thì giàu sang là phúc lành của Thiên Chúa (Ap-ra-ham trong St 13); Gióp (1-2;

42,10-15).

Nhưng cũng có những sự giàu có bất chính do bóc lột người nghèo, các ngôn sứ lớn tiếng tố cáo và công bố hậu quả, như Amos 2,6-18; 3,9-12.

Vậy thì lời công bố “Phúc và khốn” của Chúa Giêsu không phải là mới lạ về hình thức.

Nội dung thì mới vì liên quan tới Giáo Ước Mới, trong đó “phúc” không còn là một miền đất hay cải trần gian nhưng là Nước Thiên Chúa, sự sống đời đời. Sự thay đổi số phận không còn giới hạn trên mặt đất này như cách mạng Mác-xít hứa hẹn, lật đổ kẻ giàu sang quyền thế, trao quyền lực và giàu sang cho người nghèo. Thực tế của cách mạng Mác-xít ngày nay không cần phải mô tả nữa, vì nó ở trước mắt mọi người như “voi giữa chợ”.

Giao Ước Xi-nai hứa hẹn một miền đất chảy sữa và mật (Đnl 4).

Giao Ước Mới hứa hẹn Nước Thiên Chúa, sự sống đời đời.

Vậy thì của cải trần gian có vai trò gì hay không? Tương quan giữa kẻ giàu người nghèo thế nào? Giàu sang còn là phúc lành hay không? Nghèo có còn “hèn” và “khổ” không?

Nếu Nước Thiên Chúa là của người nghèo thì người giàu bị lọai hết hay sao?

Xin mọi người an tâm. Chúa Giêsu không có gì chung với Các-Mác ngoài việc nhận ra cái sự thật hiển nhiên mà đứa con nít cũng biết: sự khác biệt giữa kẻ giàu người nghèo!

Chúa Giêsu sẽ từ từ dạy cho người ta bíêt vai trò của mọi của cải trần gian trong tương quan với Nước Thiên Chúa, tương quan giữa kẻ giàu người nghèo. Phải kiên nhẫn theo Chúa Giêsu và các môn đệ trên đường Chúa đi rao giảng. Chúa sẽ dùng những lời giáo huấn trực tiếp, dụ ngôn và những trường hợp cụ thể để đưa chúng ta vào con đường của Nước Thiên Chúa. Trong phạm vi bài này tôi chỉ đề cập chuỗi các dụ ngôn:

- người phú hộ ngu ngốc (12,13-34)

- khách nên mời (14,12-14) và khách được mời (14,15-24) à điều kiện để theo Chúa: từ bỏ.

- người quản lý bất lương nhưng “khôn khéo” (16,1-13)

- Ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khổ (16,19-31)

Người thật việc thật minh họa:

- Người thủ lãnh giàu có không theo Chúa : “ông buồn rầu bỏ đi, vì ông rất giàu” (18,18-23)

- Các tông đồ (18,24-30)

- Ông Da-kêu (19,1-10).

1- Người phú hộ ngu ngốc.

Dụ ngôn này được Chúa đưa ra nhân dịp có ngừơi xin Chúa can thiệp vì ông anh không chịu chia gia tài. Chúa không nhận làm quan tòa chia gia tài, nhưng dùng cơ hội này để đánh thẳng vào gốc rễ của vấn đề là lòng tham (Các-Mác không giải quyết được cái gốc này).

Anh phú hộ có tài làm ăn, nhưng lại bị Thiên Chúa gọi là “đồ ngu”!

Muốn hiểu thì đọc thánh vịnh 14,1-2 và 53,1-2:

“Kẻ ngu si tự nhủ: “ Làm chi có Chúa Trời”…

Từ trời cao Chúa nhìn xuống loài người,

xem ai là kẻ có lương tri, biết kiếm tìm Thiên Chúa”.

Nếu đọc thánh vịnh 49,7-15 thì lời đánh giá cái ngu này còn thậm tệ hơn nhiều: “như thú vật”.

Bám lấy những của cải mà chết không mang theo được thì quả là ngu (đem theo vào mộ còn tệ hại hơn, vì kẻ trộm sẽ đào mộ, lấy của và vất xác ra ngoài!).

Đúng là “thả mồi bắt bóng”, như người đi trong sa mạc nóng bỏng, thấy bóng chiếc máy bay trên đầu, mừng quá, chạy theo để núp bóng…

2. Khách nên mời và khách được mời

Nhân một bữa tiệc Chúa Giêsu được mời, sau khi điểm mặt khách được mời, Chúa khuyên nên mời những người không có gì để mời lại!

Sau đó Chúa kể dụ ngôn khách được mời vào dự tiệc Nước Thiên Chúa: những người giàu có đều bận việc, từ chối. Chủ nhà nổi cơn thịnh nộ, cho đi mời những người nghèo khó, tàn tật, đui mù, què quặt… vào cho đầy nhà và tuyên bố thẳng tay: “Những kẻ đã được mời trước kia, không ai sẽ được dự tiệc của tôi”. Minh họa rõ ràng mối phúc và cái khốn thứ nhất.

3. Người quản lý bất lương nhưng khôn khéo

Trong dụ ngôn này, nhân vật chính không phải là người giàu có, anh ta chỉ trông coi của cải của người khác.

Ông chủ nghe người ta tố cáo rằng anh ta phung phí của cải nhà ông. Ông ra lệnh cho anh ta thanh tóan sổ sách và nghỉ việc. Anh ta dùng cơ hội cuối cùng này để chuẩn bị tương lai.

Ông chủ (hay Chúa?) khen tên quản lý bất lương đã hành động khôn khéo.

Chúa Giêsu rút bài học. “Con cái đời này khôn khéo đối với đồng lọai hơn con cái ánh sáng”

Lời khen không có gì hàm hồ vì anh ta vẫn giữ nguyên tính cách bất lương.

Và bài học có chuyển bình diện rõ ràng: con cái đời này và con cái ánh sáng. Cái khôn khéo của con cái đời này đối với đồng lọai, dù là bất lương, vẫn có thể là bài học cho con cái ánh sáng.

Tên quản lý bất lương “mượn” của ông chủ lần này không phải để xài phí vô ích, nhưng để “mua lấy bạn bè” để khi mất chỗ ngồi thì có “bạn bè” đón về.

Dụ ngôn người phú hộ ngu ngốc đã cho thấy của cải đi theo mạng sống. Mạng sống không thuộc về mình thì của cải cũng không thuộc về mình. Mạng sống là của Chúa cho mượn, Chúa đòi mạng sống thì của cải cũng tuột khỏi tay mình: “chết là mất hết” (x. Sách Giảng Viên 3-6).

Vậy thì trước mặt Thiên Chúa, người giàu có chỉ là người “quản lý” của cải vật chất, trước sau cũng phải giao lại cho người khác. Của cải đời này luôn là “của người khác”. Triết lý Việt Nam cũng có câu: “Của đồng lần thiên hạ tiêu chung”.

Nhưng cuộc sống lại là thời gian thực tập bằng của cải của người khác, nếu biết sử dụng “của cải của người khác” thì sẽ được giao “của mình”, “của chân thật”, “kho tàng trên trời”.

Muốn có bạn hữu đón về khi “nghỉ việc” thì học ở tên quản lý bất lương, “mua lấy bạn bè”.

Muốn có chỗ về khi mất chỗ ngồi thì dùng của cải đang trông coi mà mua lấy người nghèo làm bạn bè, vì Nước Thiên Chúa là của người nghèo.

Thế là Chúa chỉ chỗ “rửa tiền” đấy! Cũng là chỗ đổi ngân phiếu lấy tiền mặt! đổi của người khác lấy của mình!

Sau dụ ngôn người phú hộ ngu ngốc thì Chúa đã chỉ chỗ “chuyển tiền thẳng lên trời” : gởi người nghèo! (Lc 12,33-34).

Ở đây Chúa lại chỉ cách để “rửa tiền”, để có bạn bè đón về nhà trên trời : vẫn là người nghèo!

4. Dụ ngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo.

Ông phú hộ ngu ngốc (12,13-24) mới tính chuyện hưởng thụ thì đã bị đòi mạng.

Ông phú hộ này thì đã hưởng thụ suốt đời:

mặc toàn lụa là gấm vóc,

ngày ngày yến tiệc linh đình.

Ngay trước cổng nhà ông ta, có một con người nằm đó, mang số phận hoàn toàn trái ngược:

mụn nhọt đầy mình,

thèm được ăn những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống.

Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm mụn nhọt của anh.

Sự đối chọi thật là chói mắt:

toàn lụa là gấm vóc ↔ mụn nhọt đầy mình

bàn tiệc đầy tràn, rớt cả xuống đất ↔ thèm được ăn những thứ trên bàn ăn kia rớt xuống.

↔ chó đến liếm những gì “thừa” trên thân xác: mụn nhọt.

Sự đảo lộn sau cái chết: (tôi xin phép dịch lại vài chữ sát bản Hy Lạp và sắp xếp đối chiếu để thấy rõ sự tương phản hơn)

Ông nhà giàu cũng chết ↔ Người nghèo này chết

Và được đem chôn được thiên thần đem vào lòng ông Ap-ra-ham

Dưới âm phủ, chịu cực hình, ngước lên, thấy ông Ap-ra-ham tận đàng xa

và thấy La-da-rô trong lòng ông ấy.

Bấy giờ ông kêu lên:

lạy tổ phụ Ap-ra-ham, xin thương xót con,

sai La-da-rô nhúng ngón tay vào nước,

đến nhỏ trên lưỡi con một giọt,

vì con bị lửa này thiêu đốt khổ lắm!

Ông Ap-ra-ham đáp: Con ơi, hãy nhớ lại:

con đã nhận hết những sự tốt của con

suốt đời con rồi và La-da-rô cũng vậy, những sự xấu

← Còn bây giờ →

↓ nơi đây nó được an ủi

còn con thì chịu khổ.

Hơn nữa

giữa chúng ta và các con đã có một vực thẳm lớn đến nỗi

bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó qua chúng ta đây cũng không được

Sự đảo lộn không thể nào thay đổi nữa. Khỏang cách ngắn giữa bàn ăn với cổng nhà đã thành vực thẳm không thể vượt qua được nữa.

Toàn bộ dụ ngôn không trực tiếp nói tại sao. Nhưng đọc lại mối phúc thứ nhất và cái khốn thứ nhất thì sẽ thấy đây là một bức tranh minh họa.

Ông phú hộ suốt cuộc sống đã lãnh hết phần của mình, những cái tốt và đã hưởng một mình

“La-da-rô cũng vậy” tức là suốt đời cũng nhận hết phần của mình, những cái xấu, và chịu một mình.

Cái đảo lộn diễn ra bây giờ và không thay đổi, không chia với nhau được nữa.

Lấy một thí dụ đời thường trong gia đình Việt Nam: mẹ cho hai đứa con nhỏ (một trai một gái) mỗi đứa một cái bánh ngọt. Đứa con trai “lủm” sạch ngay. Đứa con gái ăn một chút rồi để dành. Tới hồi đứa con gái lấy ra ăn, đứa con trai đòi ăn nữa. Đứa con gái không cho. Đứa con trai bù lu bù loa “méc” : “Má ơi, nó không cho con ăn”. Mẹ sẽ bảo: “Má cho mỗi đứa một cái, con ăn hết rồi, bây giờ em nó ăn phần của nó sao con lại đòi? Má biểu nhé, lần sau hai đứa “canh ty” ăn một cái, để dành một cái, lúc nào thèm thì chia nhau mà ăn nữa”!

Vậy thì dụ ngôn tiếp tục dạy cách giải quyết vấn đề giàu và nghèo theo kiểu bà mẹ này dạy hai con.

Nước Thiên Chúa là phần của người nghèo, của cải thế gian phần của người giàu,

nếu người giàu chia phần của mình với người nghèo bây giờ

thì khi tới phiên được hưởng, người nghèo sẽ chia Nước Thiên Chúa cho người giàu.

Ông Da-kêu là người đã thực hành đúng như vậy khi giao ngay cho Chúa Giêsu:

“Thưa Ngài, đây phân nửa gia tài của tôi, tôi cho người nghèo;

và nếu tôi đã chiếm đọat của ai cái gì, tôi xin đền gầp bốn!”

Chúa Giêsu xác nhận: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến trong nhà này!”

Dụ ngôn còn một cái đuôi. Ông nhà giàu xin Ap-ra-ham sai La-da-rô về báo cho anh em của ông ta để đừng rơi vào chỗ khổ như ông ta… Ap-ra-ham trả lời: “Chúng đã có Môsê và các Ngôn sứ… Môsê và các Ngôn sứ mà chúng không nghe, thì người chết có sống lại, chúng cũng chẳng nghe đâu.”

Vậy thì ở điểm này Chúa Giêsu nhận là Chúa cũng không nói điều gì mới đâu, Môsê và các Ngôn sứ cũng đã nói những điều ấy rồi.

Nhưng Chúa Giêsu làm gương chung chia: “Người vốn dĩ giàu có, nhưng đã trở nên nghèo khó vì anh em, để nhờ cái khó nghèo của Người anh em được trở nên giàu có” (2Cr 8,9).

Chúa Giêsu đã chết và sống lại… thế mà kẻ không muốn nghe thì vẫn không nghe!

Đời là thế đấy!

Còn tôi thì sao?

L.M. Nguyễn Công Đoan, S.J.

Lễ thánh Matthêu Tông Đồ, 2013

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

100 BÀI GIÁO LÝ KINH THÁNH : BÀI 36 VAI TRÒ NỮ GIỚI


VAI TRÒ NỮ GIỚI

Trích Tin Mừng Thánh Gioan 2.1-11

Xảy ra có tiệc cưới tại Ca-na xứ Ga-li-lê. Và có thân mẫu của Đức Giêsu ở đó. Đức Giêsu và các môn đồ của Ngài cũng được mời dự tiệc cưới. Khi thấy họ hết rượu, thân mẫu Đức Giêsu mới nói với Ngài:

- Họ không có rượu nữa!

Đức Giêsu đáp:

- Thưa Bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến!

Thân mẫu Ngài nói với các người hầu:

- Ngài có bảo gì, các anh hãy làm theo! Ở đó có đặt sáu chum bằng đá dùng vào việc tẩy rửa theo tục lệ Do thái, mỗi chum chứa khoảng 80 hoặc 120 lít nước. Đức Giêsu bảo họ:

- Các anh đổ đầy nước vào chum!

Và họ đổ đầy tới miệng. Rồi Ngài nói với họ:

- Bây giờ, các anh múc đem cho ông quản tiệc.

Khi ông quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu, mà không biết rượu từ đâu ra (còn các người hầu đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại mà nói:

- Ai cũng thết rượu ngon trước, rồi khi khách dự tiệc đã ngà ngà, mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh đã giữ rượu ngon cho đến bây giờ.

Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na, miền Ga-li-lê để bày tỏ vinh quang của Ngài ra, và các môn đệ đã tin vào Ngài.

* Đó là Lời Chúa! - Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa!


Suy niệm Lời Chúa


Bài Lời Chúa kỳ trước đã cho ta thấy nam nữ bổ túc cho nhau, hai bên đều cần nhau; do đó, phải tôn trọng nhau, quí nhau. Kỳ này, ta dành riêng nói về giới phụ nữ.

Lý do thứ nhất: Là vì người đời không có cái nhìn đúng đắn về phụ nữ. Lấy tỉ dụ: người xưa có câu: “Trai thì năm thê bảy thiếp”. Quan niệm ấy hạ giá phụ nữ xuống chỉ còn là kẻ sinh con đẻ cái, cho gia đình chồng có kẻ nối dõi tông đường, hoặc để làm lụng đồng áng. Nay, vẫn có người nghĩ như vậy. Thời mới với luồng văn hóa và ăn chơi Âu Mỹ truyền sang, phụ nữ lại bị nhìn dưới góc cạnh tình dục, thể xác, coi họ như đồ chơi, hoặc đối tượng thỏa mãn...

Lý do thứ hai: Chính phụ nữ cũng chưa nhìn nhận đúng về vai trò của mình. Trong vở tuồng, một diễn viên không đóng đúng vai trò của mình là diễn viên tồi. Chẳng hạn vai tướng cướp hung ác: phải đóng làm sao cho khán giả thấy cái ác của hắn mà ghét hắn, lúc đó là diễn thành công. Hoặc vai cô gái bị nạn đáng thương, diễn sao mà lời ca còn chưa não nuột, nét mặt chưa sầu khổ, cử chỉ còn vụng về, chưa làm cho khán giả cảm xúc, ứa lệ khóc theo mình, là chưa đóng trọn vai trò. Cũng vậy, không nhận định cho đúng vai trò của mình, thì trên sân khấu cuộc đời, người phụ nữ không thể làm cho người xung quanh họ và ngoài xã hội thấy được vai trò của họ, thấy được tất cả cái kho tàng phong phú và quí báu của nữ tính trong họ, sự đóng góp tích cực và không thể thay thế được về lòng từ tâm, nhân ái, về sự dịu hiền, sự tế nhị, lông cảm thương... trong sinh hoạt gia đình và xã hội.

Bài suy niệm Lời Chúa hôm nay không có tham vọng nói hết mọi khía cạnh của vai trò nữ giới, chỉ nêu ra một hai khía cạnh, xét ra có vẻ chủ chốt hơn cả. Vậy bài Tin Mừng đọc trên kia cho thấy gì?

Câu đầu tiên là: “Có một tiệc cưới ở Ca-na. Trong tiệc ấy có Mẹ Đức Giêsu ở đó. Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời”. Thế nghĩa là Đức Maria có mặt. Đó là sự hiện diện của một phụ nữ, và hiện diện bên cạnh Chúa Giêsu.

Hội Thánh luôn luôn coi Đức Mẹ là bà Eva mới, phụ tá bên cạnh Đức Giêsu là Ađam mới. Điều ấy làm ta nhớ đến bài kỳ trước: Ađam nguyên tổ đã buồn bã biết bao, vì thiếu người bầu bạn tương xứng. Và từ đó, ta đã xét rộng ra và đặt câu hỏi: Nếu thế giới mà thiếu phụ nữ thì sẽ ra sao? Trong gia đình thiếu mẹ, thiếu chị, sẽ buồn tẻ thế nào! Vậy có bao giờ chúng ta dâng lên Thiên Chúa một lời cảm tạ, vì Chúa đã ban những phụ nữ: người mẹ, người chị, người em gái bên cạnh đời ta không? Đó là một hồng ân vô giá, ta có cảm tạ Chúa chưa?

Đừng vội nghĩ đến những phụ nữ làm ta đau khổ. Khoan! Đấy là chuyện sau, khi họ không đóng đúng vai trò của họ. Hãy nghe tiếng reo mừng biết ơn của Ađam trong vườn địa đàng khi Thiên Chúa dẫn Eva đến cho ông. Trước đó, ông buồn vì thiếu vắng một người bầu bạn tương xứng, cho đù ông có cả vườn địa đàng, cây cỏ tốt tươi, hoa trái ngon ngọt. Có phái Ađam thiếu đồng chí để tính công chuyện làm ăn, để xây dựng nhà cửa, để vui chơi đâu! Nếu thế, Thiên Chúa đã dựng cho Ađam một người đàn ông nữa. Không! Ađam thiếu một người bạn trợ giúp và bổ túc cho bản thân ông, với những tính dịu dàng, hiền hậu, kiên nhẫn và đầy yêu đương. Nên Chúa đã dựng cho ông một người phụ nữ làm vợ, làm mẹ.

Gia đình ta hôm nay, trong giờ cầu nguyện này, phải dâng lời cảm tạ hồng ân ấy của Chúa.
Bước sang phần hai, ta đặt câu hỏi: Có mặt trên đời, phụ nữ đóng vai trò nào? Để dẫn giải, ta lấy đoạn Tin Mừng và ta mượn Thông điệp của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bàn về “Mẹ Đấng Cứu Thế (số 21), Ngài viết: “Khi thấy họ hết rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Chúa. Nhưng cho dù câu trả lời của Đức Giêsu có thể được Đức Mẹ hiểu như một lời từ chối, hay ít ra một lời nói có ý bí nhiệm sâu xa, Đức Mẹ vẫn cứ bảo với các người hầu: 'Ngài nói gì, các anh cứ việc làm theo!'.Và chúng ta biết Đức Giêsu sau đó đã hóa nước lã thành rượu hảo hạng, ngon hơn hẳn thứ rượu đã đãi tiệc lúc trước. Giữa Đức Giêsu và thân mẫu Ngài thực là tâm đầu ý hiệp... Trong biến cố vừa xảy ra, vai trò của Đức Mẹ được phác họa rõ ràng với một ý nghĩ mời, đó là việc Mẹ quan tâm tới loài người, Mẹ đoán trước thấy mọi nhu cầu và thiếu thốn của họ.

Như lời Đức Giáo Hoàng nói, nếu không có Mẹ Maria, phép lạ hôm đó không xảy ra. Vậy chinh Đức Maria đã đóng góp vào việc ấy cách tích cực, kết quả là vinh quang cho Thiên Chúa, và vui vẻ, hạnh phúc cho loài người.

Nhìn vào Đức Mẹ, phụ nữ thấy ngay vai trò của mình:

Thứ nhất: Đức Mẹ quan tâm tại loài người và mọi nhu cầu của họ: Người phụ nữ cũng vậy. Người phụ nữ là người trời sinh ra không để sống cho mình, song là để quan tâm tới người khác.

Nhưng muốn quan tâm thì phải có quan là nhìn, tức là có con mắt - - con mắt nhìn - và phải có tâm là tâm hồn biết thương yêu và lo lắng; vậy quan lâm là con mắt nhìn và để ý, để tâm lo lắng. Nhiều người có mắt mà chẳng thấy gì, chẳng thấy cái khổ, cái đau của người khác; vì họ chỉ nhìn thấy có mình họ, các quyền lợi và sở thích riêng họ. Người ích kỷ không thấy ai ngoài mình. Người phụ nữ phải là người có đôi mất để thấy. Người đời luôn ca tụng vẻ đẹp của đôi mắt phụ nữ, nhưng thiết tưởng đôi mắt đẹp nhất là đôi mất biết nhìn thấy các khổ đau mà cứu giúp. Chị em phụ nữ nào có đôi mắt chỉ nhìn vào mình, vào quyền lợi ích kỷ của mình, họ chưa đóng đúng vai trò của họ trên đời.

Thứ hai: Đức Giáo Hoàng còn cho biết Đức Mẹ trình bày nhu cầu loài người với Chúa Giêsu: “Mẹ đoán trước các nhu cầu của con người, nghĩa là đồng thời đưa chúng vào ánh sáng của sứ mạng thiên sai và quyền lực cứu độ nới Đức Kitô. Vậy, ở đó có một sự môi giới: Đức Maria đứng giữa Con Mình và loài người trong cảnh sống đầy thiếu thốn, nghèo túng và khổ đau..., và với tư cách là Mẹ, Đức Maria khẩn cầu cho loài người”.

Chị em phụ nữ cũng vậy, khi đã nhìn thấy các nhu cầu của người chung quanh, trong nhà cho chí ngoài xã hội, thì đứng ra làm môi giới: trước hết là trình bày ra cho ai có quyền, có khả năng, rồi xin họ ra tay giúp đỡ, hoặc giải quyết vấn đề. Trên báo chí ngày nay, người ta thấy có người ký tên N.V.L., trình bày “các việc cần làm ngay” cho cơ quan có thẩm quyền, cho cả đồng bào trong nước thấy rõ. Nhờ đó, biết bao nhiêu vấn đề đau thương, bao nhiêu tệ nạn xã hội được sửa chữa, chấn chỉnh... Đáng tiếc là người đó lại là một người đàn ông, theo tên ký: N.V.L., chắc là Nguyễn Văn... gì đó, chứ không phải là Nguyễn Thị...

Ít ra, chị em phụ nữ hãy bắt đầu vai trò môi giới, tức là trình bày và cầu bầu trong phạm vi nhỏ hơn, như gia đình, xóm đạo, xứ đạo đi! Biết bao điều đang cần đến chị em. So sánh vai trò của Đức Mẹ tích cực như vậy, sẽ thấy vai trò của Bà Eva thật là tai hại. Các giáo phụ khi suy ngắm hai vai trò trái nghịch nhau đó, đã thốt lên: “Bởi Eva thì xảy đến sự chết, còn bởi Maria thì có sự sống”. Vì Eva nhẹ dạ, nghe lời con rắn lừa dối, nhìn lên quả cấm, thấy đẹp thì thèm, liền hái ăn. Eva chỉ nghĩ đến mình, đến sung sướng cho mình, đến quyền lợi mình, nên đã xúi giục Ađam ăn trái cấm. Ađam nể tình vợ, là người phụ nữ Chúa đã đặt bên cạnh đời mình để trợ giúp mình, nên đã ăn, trái lệnh Chúa. Bà Eva đã đóng sai vai trò của mình, đưa đến hậu quả là sự chết cho mình và cả nhân loại. Còn Mẹ Maria thì đã cộng tác đưa đến sự sống cho mình và cho cả nhân loại. Vậy, chị em phụ nữ có thể chọn: đóng đúng vai trò như Đức Maria, hoặc đóng sai như Eva.

Lúc nãy, gia đình ta đã dâng lời cảm tạ lên Chúa, bây giờ cũng dâng lên lời cầu xin cho tất cả giới phụ nữ biết đóng đúng vai trò của mình, biết theo đúng ơn kêu gọi của mình. Xin mời tất cả đứng lên, sốt sắng đọc một kinh Kính Mừng xin theo ý ấy.
[Đứng nên đọc, xong, xin mời ngồi xuống]

Tích Truyện

Đây là câu chuyện biến ngôn, nghe đâu xuất xứ từ Ấn độ:

Thuở xưa, Thượng Đế nắn nên người đàn ông đầu tiên, giữa cảnh địa đàng tươi đẹp: chim hót líu lo trên cành, cá lội tung tăng dưới nước, dã thú không ăn thịt người, luôn quấn quít nô đùa bên chàng. Nhưng chàng vẫn mang một nỗi buồn u ẩn, nếu có lúc vui thì cũng “vui gượng kẻo là”... trước cảnh địa đàng thần tiên. Biết ý, Thượng Đế nắn thành một người phụ nữ, xinh đẹp tuyệt trần: Ngài lấy đôi mắt nai tơ làm mắt nàng, lấy sắc trắng hoa lê làm da nàng, lấy tiếng chim sơn ca thánh thót làm tiếng nàng... Rồi Ngài dẫn đến cho chàng. Vừa thấy, chàng reo mừng và yêu nàng say đắm. Hí hửng, chàng đem nàng đi lập tổ uyên ương. Cách ít lâu sau, chàng dẫn nàng đến gặp Thượng Đế, mặt chàng bí xị:

- Thưa Ngài, con xin trả nàng lại cho Ngài, con hết chịu nổi, vì lúc thì nàng líu lo như sơn ca, rồi bỗng nhiên có lúc lại buồn thỉu buồn thiu, hỏi chẳng nói gọi chẳng rằng... Và trăm chuyện rắc rối, dỗi hờn, khóc lóc, làm con không còn làm ăn gì được cả!

Thượng Đế phán:

- Trả lại cũng được, nhưng đã nghĩ kỹ chưa? Trả rồi là thôi xin lại đấy!

Chàng cương quyết gật đầu. Thoát nợ, chàng vui tươi hớn hở ra về. Cách ít lâu sau, chàng lại lò mò đến gõ cửa nhà Thượng Đế, lần này thấy chàng thật thảm thương, mặt mày rầu rĩ, tóc rối bù xù, quần áo lôi thôi, rách rưới. Thượng Đế hỏi:

- Sao, đến đây có việc gì?

- Thưa Ngài, con khổ sở quá, cô đơn quá, chỉ muốn chết, hết ham sống.

- Không được, lần trước, mày đã cương quyết trả nàng lại cơ mà!

Chàng hết lời năn nỉ van lơn:

- Thưa Ngài, thôi lần này nhất định, dù nàng thế nào, con cũng xin cắn răng chịu, vì thà thế còn hơn là thiếu nàng, con sống không nổi.

Thượng Đế trao nàng lại cho chàng và nói:

- Con chưa biết ư? Hãy đi mà học điều lày: Nàng là đoá hoa hồng, và hồng đẹp thì phải có gai.

100 BÀI GIÁO LÝ KINH THÁNH
Lm Ph. HOÀNG MINH TUẤN

Biên soạn