Trang

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

TRÁI TÁO THỨ MƯỜI

TRÁI TÁO THỨ MƯỜI


 
Tác giả: 
 Thanh Thanh

Có một người hành khất không cơm ăn áo mặc cũng không mái nhà trú nắng che mưa, đã ngửa mặt lên trời than thở kêu cầu chúa dủ lòng thương.

- Chúa động lòng thương gửi đến cho ông ba trái táo ăn cho đỡ đói.

- Kế đó Chúa lại gửi thêm ba trái táo nữa để ông đổi lấy tấm lá làm nơi trú nắng che mưa.

- Lần thứ ba Ngài cũng gửi đến ba trái táo để ông đổi lấy manh áo che thân.

- Sau cùng, Chúa gửi trái táo thứ 10 để ông dùng nó mà tỏ lòng biết ơn vì chín trái táo trước.

Người hành khất nhận trái táo thứ mười, ngắm nghía thật lâu, càng nhìn lại càng thấy nó ngon ngọt hơn chín trái táo trước. Ông thấy thèm nhưng trong thâm tâm cũng quá rõ là Chúa muốn ông dùng trái táo thứ mười này để tỏ lòng biết ơn ngài.

Cuối cùng, ông nghĩ: "Chúa có hàng triệu những trái táo khác trên mặt đất này, vậy trái táo thứ mười này có là gì với Ngài đâu. Nghĩ rồi, ông ta ăn luôn cả trái táo thứ mười và chỉ dành cho Chúa chút cùi ở giữa. (sưu tầm)

Người ta thường nói trên đời này có ba cách cho:

Loại chai cứng như đá

Có những người lòng chai cứng như đá, có trái tim bằng thịt, nhưng lại tưởng như đã chết, không còn đập những đòi hỏi của phục vụ đối với mọi người.

Loại người này, quả thật, muốn có được sự sẻ chia, giúp đỡ của họ, thì quả thật là khó. Điều có thể dễ dàng đón nhận được là những âm thanh chát chúa, những tia lửa ghê sợ của những mảnh đá đập vào nhau. Nói khác đi, gặp những người này, ta rất khó gần gũi, khó hợp tác, khó được cảm thông và xót thương.

Loại nềm như bọt biển

Đây là loại bề ngoài rất hào nhoáng, ngọt ngào, môi mép, khách sáo. Nhìn có vẻ rất dễ nhờ cậy, nhưng thực tế, khó mà vắt được chút tình thương hay sự trợ giúp nào về vật chất, tinh thần… Muốn có được tí hỗ trợ, thì đòi ta phải rất kiên nhẫn thuyết phục, thì mới mong có được chút lòng xót thương của họ.

Loại ngọt như mật

Đây là những người giống mật ong, tự nó luôn trào lên thứ mật thơm tho ngọt ngào, khiến người khác thích thú. Loại này có sức lôi kéo người khác không bởi bề ngoài, nhưng bởi lòng từ tốn, từ tâm của họ. Nơi họ toát lên sự nhân từ thực sự. Loại này, họ luôn rộng mở cõi lòng để đón nhận người khác và sẵn lòng giúp đỡ dưới thúc đẩy của trái tim biết yêu thương. Hành động của họ không bởi vì áp lực, vì tiếng vang hay do cầu xin của người khác, nhưng vì tình thương đồng loại, khiến họ luôn nghĩ đến người khác, và những nhu cầu của họ, thay vì nghĩ đến bản thân.

Nhân tri sơ tính bản thiện. Con người sinh ra vốn tốt lành, nhưng theo thời gian, vì cuộc sống, làm cho người ta thay đổi lối sống, cách nhìn, tạo ra sự khác biệt giữa người với người. Cùng với sự bon chen, nghi kỵ, hẹo hòi, ích kỉ, nên có những thái độ khác nhau.

Một người giáo dục đúng mức, thì không thể trở thành người vô ơn. Bởi người có giáo dục, thì họ có đủ những kiến thức cần thiết để nhận định vấn đề tốt xấu trong cuộc sống, và theo những hướng dẫn tốt lành của lương tâm mà sống.

Loại người này, chắc chắn họ luôn tỏ lòng biết ơn trời, ơn người, và sẽ đáp đền bằng cách truyền lại cho thế hệ sau, để họ luôn sống trong đường nhân đức.

Nhân vật trong câu truyện trên tỏ rõ sự tham lam của mình. Loại người này chắc chắn chưa có cái nhìn đúng đắn và trưởng thành.

Có người nghĩ rằng, tạ ơn làm cho mình trở nên nép vế, nhu nhược. Thực tế không phải, tỏ lòng biết ơn là thái độ của người trưởng thành, có giáo dục. Lòng biết ơn không làm cho ta trở nên kém cỏi, nhưng làm cho ta thăng tiến. Việc tạ ơn, chỉ làm cho ta thêm ơn Chúa mà thôi.

THANH THANH

http://niemvuimoi.org

ƯỚC MƠ


ƯỚC MƠ



Ngày xưa con đi học
Cây bút chì cầm tay
Quyển vở nguyên giấy trắng
Thơm ngát tuổi thơ ngây.

Cô dạy con đánh vần
Đầu tiên chữ Việt Nam
Nghe ngọt ngào trăm lối
Như tiếng mẹ ru con.


Cô dạy con cầm bút
Đồ nét bút của cô
a, b ... vòng to nhỏ
Ôi yêu kiều biết bao !

Từ nhỏ con ước mơ
Lớn lên làm cô giáo
Dạy đàn em bé thơ
Cho dạt dào tiếng Mẹ.



nguyễn thái hùng

MẸ CHA

MẸ CHA






Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con.

Ca dao con học thuộc lòng
Nhớ thương ai đã long đong tháng ngày.
Bóng ai quần quật hôm mai
Một sương hai nắng dãi dầu sớm hôm.
Để cho con giấc mộng lành
Lòng cha mang nặng trăm phần lo âu.





Và thương bóng mẹ dịu hiền
Cho con giọt sửa ngọt bùi thương yêu
Cho con từng bát cơm đầy
Sẻ chia tình mẹ, dạt dào tình con.
Hằng đêm bên võng mõi mòn
Ru cho con lớn cho tròn ước mơ.



 

Và khi con bước vào đời
Mới nghe hối tiếc, bồi hồi xót xa
Thương me thức trắng đêm dài
Ru con cạn cả một thời xuân xanh.
Thương cha ngày tháng lo toan
Còng lưng cuốc bẫm, cho con tình người.

Lặng nghe tình mẹ lên ngôi
Công cha sưởi ấm một đời gian truân.

Nguyễn Thái Hùng


QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH

  QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH
     (Lữ Giang)
 
Ngày 26.6.2015 Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán quyết rằng các cặp đồng tính có quyền thành hôn ở bất cứ nơi nào ở trong nước, và như thế đã vô hiệu hóa luật pháp tại một số tiểu bang nghiêm cấm hôn nhân đồng phái tính.

Hiện các cặp đồng tính nam và nữ được quyền thành hôn tại 36 tiểu bang và thủ đô Washington. Phán quyết của Tòa án Tối Cao sẽ nới rộng quyền này đến tất cả 50 tiểu bang của Hoa Kỳ.
Tòa án biểu quyết với đa số 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, ủng hộ các cuộc hôn nhân đồng giới tính. Phán quyết của bên đa số viết rằng “khước từ quyền được thành hôn của các cặp đồng giới sẽ có tác động nghiêm trọng và lâu dài. Việc áp đặt lệnh cấm thành hôn đối với thành phần đồng giới nam và nữ, có tác dụng không tôn trọng và áp chế họ. Và Điều khoản về Quyền được Bảo vệ Bình đẳng, cũng như Điều khoản về Quyền được Hệ thống Pháp lý Đối xử Công Bằng nghiêm cấm việc vô cớ vi phạm quyền cơ bản được kết hôn".


Quan điểm của Giáo Hội Công Giáo như thế nào?

Chúng tôi xin gởi theo đây hai tài liệu nói về quan điển của Giáo Hội Công Giáo đối với hôn nhân đồng tín.
1.- Bài của Lm. Đoàn Quang, CMC, trình bày quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về hôn nhân đồng tín.
2.- Thư của Bộ Giáo Lý Đức Tin năm 1986 gửi cho các Giám mục Công Giáo về việc chăm lo mục vụ cho những người đồng tính

 
I.- GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ĐỐI XỬ THẾ NÀO VỚI HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH
Lm. Đoàn Quang

Nhiều nước trên thế giới bây giờ đã chấp thuận cho "hôn nhân đồng tính", vậy giáo hội Công giáo có chấp nhận hôn nhân đồng tính không?

Đáp:

1/ Hôn nhân đồng tính (same-sex marriage), nghĩa là nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ.

2/ Đã có những nước Bỉ, Hòa lan, Canada, Tây ban nha... cho phép kết hôn đồng tính. Về phía đạo, có UnitedChurch, một giáo hội Tin lành có rất đông tín đồ, đã hỏi ý kiến tín đồ mình, kết quả là đa số chấp nhận hôn nhân đồng tính.


3/ Những người theo Kitô giáo, đã học biết Kinh Thánh nên để ý:

3.1- Trong Kinh thánh Cựu ước, Thiên Chúa Giavê đã phạt dân thành Sodoma vì tội giao hợp cùng phái này...(Sách Sáng thế 19,1-29)

3.2- Theo Kinh thánh Tân ước, Chúa Giêsu phán với những người Pharisêu rằng, "Từ đầu tiên Thiên Chúa đã dựng nên loài người có nam có nữ, người nam sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình..." (Matthêu 19,3-6). Đó là định nghĩa hôn nhân là một nam một nữ, chứ không phải là đồng tính như ngày nay người ta muốn định nghĩa: "Hôn nhân là sự kết hợp giữa 2 người".

Thử hỏi: Nếu cha mẹ những người ủng hộ "hôn nhân đồng tính" cũng lấy nhau đồng tính thì ngày nay họ có mặt trên đời để ủng hộ hôn nhân đồng tính không?

Những người tin theo Kinh Thánh, những tôn giáo theo Chúa Kitô dựa vào đâu để cho phép hôn nhân đồng tính?


Luật luân lý phải dựa vào Kinh thánh của Thiên Chúa là tiêu chuẩn tối cao, chứ không dựa vào ý kiến đa số, bất toàn của loài người.

Nếu mục đích của hôn nhân là sinh con cái "hãy sinh sản đầy mặt đất" (Sáng thế 1,28), thì hôn nhân đồng tính không phải là tự nhiên, nhưng chỉ là bệnh hoạn, chỉ là cách giải quyết sinh lý, tình dục với nhau, chứ không nhằm thể hiện ý Đấng Tạo hóa, cho dù có xin con nuôi. Con nuôi đâu phải con đẻ tự nhiên do vợ chồng yêu nhau mà sinh ra.

Với những lý do trên, và những lý do khác như giáo luật quy định, và các Đức Giáo Hoàng, nhất là đức Gioan Phaolô 2 trình bày, Giáo hội Công giáo sẽ không bao giờ đi ngược lại Kinh Thánh mà chấp nhận hôn nhân đồng tính.

***

Nhưng trong tinh thần bác ái của đạo, Sách Giáo lý Công giáo khuyên người Công giáo không nên tỏ ra kì thị đối với những người đồng tính, nhưng nên "đón nhận, thông cảm và cư xử tế nhị" với những người bệnh hoạn bất đắc dĩ này, họ không muốn, cha mẹ, gia đình họ không muốn con em họ có xu hướng đồng tính đâu. Gia đình nên xử đối với nhau sao cho khôn khéo, hợp lẽ đạo, đừng để mất con em mình.

Sách Giáo lý do Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 ban hành năm 1992 viết:

Khiết tịnh và đồng tính luyến ái

 2357
Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hoặc những người nữ với nhau: họ cảm thấy sức quyến dũ về tính dục một cách mạnh hơn hẳn, hoặc một cách độc chiếm đối với những người cùng giới tính. Nó đã mặc lấy những hình thức rất khác nhau qua các thế kỷ và nơi những văn hoá khác nhau. Sự phát sinh về tâm thần của nó vẫn còn nhiều điểm chưa lý giải được. Dựa trên Thánh Kinh vẫn lên án chúng là những hành vi suy đồi nghiêm trọng. Truyền thống luôn luôn tuyên bố "những hành vi đồng tính luyến ái là thác loạn từ bản chất của chúng". Những hành vi này nghịch với luật tự nhiên. Chúng đóng cửa không cho hành vi tính dục ban tặng sự sống. Chúng không xuất phát từ một sự bổ khuyết cho sinh hoạt tình cảm và tính dục thật sự. Chúng không thể được chấp nhận trong bất cứ trường hợp nào.

 2358
Một con số không nhỏ những đàn ông và phụ nữ cho thấy có những khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa. Họ đã không chọn lấy thân phận đồng tính luyến ái của họ; đối với đa số trong bọn họ, đây là một thử thách. Họ phải được người ta đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ.Những người này được gọi thực thi ý Chúa trong đời sống của họ, và nếu họ là những Kitô hữu, họ được kêu gọi kết hợp với hy sinh Thập giá của Chúa những khó khăn mà họ gặp phải trong thân phận của họ.

 2359
Những người đồng tính luyến ái được kêu gọi giữ sự khiết tịnh. Nhờ những nhân đức của sự tự làm chủ được mình, tức những nhân đức giáo dục cho tự do nội tâm, và đôi khi nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi, nhờ lời cầu nguyện và ân sủng các bí tích, họ có thể và phải dần dần và cương quyết tới gần sự trọn hảo Kitô giáo.
Lm. Đoàn Quang, CMC
 

...


             II.- THƯ BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN GỞI CÁC GIÁM MỤC CÔNG GIÁO NĂM 1986 
                        VỀ VIỆC CHĂM LO MỤC VỤ CHO NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH

Trích Thư của Bộ Giáo Lý Đức Tin (BGLĐT) gửi cho các Giám mục Công Giáo năm 1986 về việc chăm lo mục vụ cho những người đồng tính


1.- Kết hợp yêu thương và hiến dâng đời sống

Giáo Hội…tôn vinh ý định thiêng liêng của việc kết hợp yêu thương và hiến dâng cuộc sống cho nhau giữa người nam và người nữ trong bí tích hôn nhân.” (Thư BGLĐT, số 7).


2.- Một thiết lập mang tính bổ sung

Chọn một người cùng giới để phục vụ cho hoạt động tình dục của mình chính là phá hủy biểu tượng và ý nghĩa đẹp đẽ mà Đấng Tạo Hoá đã thiết lập về tính dục, nếu không nói đến mục tiêu của hành vi tính dục. Hoạt động tình dục đồng giới không phải là sự kết hợp bổ sung cho nhau để thông truyền sự sống…” (Thư BGLĐT, số 7)


3.- Khuynh hướng ĐTLA là rối loạn khách quan

“Mặc dù xu hướng đặc biệt này của người ĐTLA không phải là một tội, hầu như là một khuynh hướng mãnh mẽ, hướng tới một điều sai trái về bản chất; và do vậy bản thân khuynh hướng này phải được xem như một rối loạn khách quan.” (Thư BGLĐT, số 3)


4.- Không được chấp nhận về mặt luân lý

“…Thế nên sự quan tâm đặc biệt và chăm sóc mục vụ phải nhắm đến những người đang trong tình trạng này, sợ rằng nếu người để đời làm họ tin rằng sống và hành động theo khuynh hướng đồng tính là một lựa chọn có thể chấp nhận về mặt luân lý…Chỉ trong mối quan hệ vợ chồng thì việc sử dụng khả năng của giới tính mới hợp luân lý.” (Thư BGLĐT, số 3 và 7)


5.- Giáo Hội không gọi một ai là “người ĐTLA” cả

“Ngày nay, Giáo Hội…từ chối xem một người là “đồng tính luyến lái” hay “dị tính luyến ái”, nhưng kiên định rằng mỗi người đều có một căn tính nền tảng: là thụ tạo của Thiên Chúa, nhờ ân sủng, trở nên con của Ngài và được thừa hưởng cuộc sống vĩnh hằng.” (Thư BGLĐT, số 16)


6.- Giáo Hội lên án ác tâm bạo lực

“Thật đáng lên án khi những người đồng tính trở thành mục tiêu của ác tâm bạo lực trong lời nói cũng như hành động. Những cách đối xử như vậy thật đáng để các chủ chăn của Giáo Hội lên án dù ở bất cứ nơi đâu.” (Thư BGLĐT, số 10)


7.- Hãy tôn trọng mỗi con người

“Phẩm giá đích thực của mỗi con người phải luôn được tôn trọng trong lời nói, hành động và luật pháp.” (Thư BGLĐT, số 10)


8.- Áp lực cho Giáo Hội

“…Ngày nay với việc gia tăng số người đồng tính, ngay cả trong Giáo Hội, đã gây ra một áp lực khổng lồ, đòi hỏi Giáo Hội phải chấp nhận tình trạng ĐTLA như thể nó không có gì là rối loạn và phải bỏ qua hành vi này.” (Thư BGLĐT, số 8)


9.- Những con người quảng đại và sẵn sàng trao ban

“Hoạt động ĐTLA…ngăn trở lời mời gọi hướng đến một cuộc sống trao ban chính bản thân, vốn là điều cốt lõi của đời sống Kitô giáo mà Phúc Âm đã nói. Điều này không có ý nói người có khuynh hướng này không quảng đại và trao ban, nhưng khi họ dấn thân vào hoạt động ĐTLA, họ tự thừa nhận với bản thân họ một khuynh hướng tính dục rối loạn, mà bản chất là sự nuông chiều bản thân.” (Thư BGLĐT, số 7)


10.- Hoàn toàn không thể nào cưỡng lại được ư?

“Bằng mọi giá, điều cần tránh là những giả định không có cơ sở và hạ thấp phẩm giá con người. Giả định này cho rằng hành vi tính dục của những người ĐTLA hoàn toàn không thể cưỡng lại và vì thế hành vi ấy vô tội.” (Thư BGLĐT, số 11)


11.- Từ bỏ đồng tính luyến ái

“Việc từ bỏ hoạt động ĐTLA đòi hỏi cá nhân ấy phải cộng tác mật thiết với Chúa để được ơn ban tự do”. (Thư BGLĐT, số 11)

Không ít người đã trải nghiệm những khó khăn khi cố lìa bỏ lối sống đồng tính nguy hiểm. Sau đây là 4 yếu tố cần thiết để thành công:

–. Phải tin chắc rằng chỉ có đời sống khiết tịnh là tốt lành
–. Cậy dựa vào người khác để được nâng đỡ
–. Cố gắng, nỗ lực hết mình
–. Phó thác nơi Chúa.

Có nhiều người đã thật sự thành công khi thiết lập một đời sống tính dục tự chủ, nhưng liệu họ có hạnh phúc không? Đa số ý kiến cho rằng “không!” vì người đời tưởng tượng rằng họ sẽ bị dày vò liên tục bởi những ham muốn đè nén. “Không phải vậy”, những ai đã vượt qua tình trạng này khẳng định. Họ nói, thay vì bị dày vò thì họ lại cảm nghiệm hạnh phúc lớn lao và lòng biết ơn vì Chúa đã giải thoát họ khỏi quyền lực đen tối của những ham muốn. Kết quả càng tăng lên với sự tự tin và bình an nội tâm.


Bí quyết lãnh đạo của Giê-su (Bí quyết 9): Chúa Giê-su lưu tâm đến đời sống vật chất của con người

Bí quyết lãnh đạo của Giê-su (Bí quyết 9): Chúa Giê-su lưu tâm đến đời sống vật chất của con người

“Thiên Chúa   financecủa tôi sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu của anh em một cách tuyệt vời, theo sự giàu sang của Người trong Ðức Kitô Giêsu”. Pl 4:19
Tiền của là phần thưởng
Tiền của là những gì bạn nhận được khi giúp người khác đạt được mục đích của họ.
Ngày lãnh lương đơn giản là ngày nhận thưởng. Bạn được thưởng vì hàng ngày bạn đã dành thời gian tốt nhất, nhiệt huyết và kiến thức để giúp cấp trên đạt được những mục tiêu cụ thể nào đó. Họ trả công cho bạn vì điều đó.
Tiền của thì rất quan trọng. Bạn không thể sống trong gia đình mà không có nó. Bạn không thể chu cấp cho gia đình khi không có tiền. Bạn cũng tốn tiền cho phương tiện đi lại, cho cơm ăn, áo mặc. Hầu hết những chuyên gia tư vấn gia đình đều nhận xét nguyên nhân số một dẫn đến ly dị là mâu thuẫn tài chính.
Chúa Giê-su thấy rõ tầm quan trọng của tiền của.
Vài người nghĩ rằng Chúa Giê-su là kẻ du mục đi lang thang khắp nơi, áo xóng và giày dép dơ bẩn, sống nhờ vào thức ăn dư thừa người ta bỏ ra trong các làng mạc nơi Ngài đến. Trái lại, Ngài có mười hai nhân viên lo công việc cho Ngài. Một trong số đó là người lo về tài chính (Ga 13:29)
Chúa Giê-su không muốn bạn lo lắng về tiền của. “Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao?” (Mt 6:25,26)
Chúa Giê-su biết rõ vì yêu nên Thiên Chúa ban cho con người những điều tốt lành. “Mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuôn xuống từ Cha là Ðấng dựng nên muôn tinh tú; nơi Người không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng” (Gc 1:17)
Tiền của là điều thực tế trong cuộc sống. Và nó là điều cần thiết. Bạn cần có nó. Thiên Chúa luôn lưu tâm đến đời sống vật chất của con người. Lời Chúa cũng dạy về tiền của. Thật ra, 20% lời giảng dạy và những đối thoai của Chúa Giê-su đều nói đến tiền của và tài chính.
Vì yêu Thiên Chúa luôn muốn con người thịnh vượng. “ÐỨC CHÚA vĩ đại thay! Người những muốn kẻ tôi trung được an lành.” (Tv 35:27)
Thiên Chúa muốn hướng dẫn cho bạn đường lối để gặt hái thành công về tiền tài. “Ta là Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Ðấng dạy ngươi những điều bổ ích” (Is 48:17)
Chúa Giê-su chỉ cho con người cách gia tăng của cải qua dụ ngôn về việc sử dụng món quà họ có và đầu tư những gì Ngài trao ban một cách khôn ngoan (Mt 25:14-29).
Tương lai của bạn bắt đầu bằng chính những gì bạn đang có hôm nay.
Không có gì quá ít ỏi đến nỗi không thể làm gia tăng được. Mọi sự đều có thể sinh lời. Mọi người đều nhận điều gì đó từ Thiên Chúa và điều đó cần được sinh lời hơn.
Chúa Giê-su chỉ cho con người thấy Thiên Chúa chính là nguồn của mọi sự họ có. (Mt 6:31-34).
Chúa Giê-su dạy rằng cho đi chính là cách sinh lời những gì Ngài ban cho bạn. “Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người ta sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy”. (Lc 6:38)
Chúa Giê-su dạy hãy tin vào lời hứa được đền đáp gấp trăm lần.chìa khóa 9 “Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà bây giờ, ngay ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống đời đời ở đời sau” (Mc 10:29,30)
Chúa Giê-su dạy cách thoát khỏi những lo toan, tính toán. “Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người ta sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lc 6:38)
Chúa Giê-su chỉ cho những người chài lưới biết cần thả lưới ở đâu để bắt cá. (Lc 5:1-11). Hãy để ý đến những bí quyết lạ thường sau: 1) Chúa Giê-su thăm con người tại chính nơi họ đang làm việc. 2) Chúa Giê-su quan tâm đến công việc của họ đến mức Ngài hướng dẫn họ thời điểm thuận lợi để thả lưới bắt cá. 3) Các môn đệ tin tưởng vào sự hiểu biết của Chúa Giê-su nên họ vâng lời tiến hành thả lưới lại một lần nữa. 4) Họ chưa bao giờ bắt được nhiều cá như vậy, nhiều đến nỗi rách cả lưới. 5) Mẻ lưới thành công đến nỗi họ phải nhờ các thuyền bạn đến giúp kéo cá lên. 6) Khi các môn đệ nhận ra sự quan tâm, mối bận tâm của Chúa Giê-su và hoa trái của sự vâng phục theo chỉ dẫn của Ngài, thì là chính lúc đó họ nhận ra mình thật tội lỗi và giới hạn. Họ đưa thuyền vào bờ và quyết định đi theo Chúa Giê-su và vâng theo lời ngài dạy.
Chúa Giê-su dành thời gian chỉ cho các môn đệ cách mưu sinh để có tiền trả tiền thuế. “Anh ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì bắt lấy, mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh” (Mt 17:27)
Các sự việc đã xảy ra: khoa 9 2Chúa Giê-su đã chỉ cho con người nơi để kiếm sống. Ngài động viên con người thử lại và xem xét những lựa chọn và thay đổi. Ngài hướng tư duy con người đến nguồn thật, là Cha trên trờiNgài khích lệ họ ưu tiên cho đời sống thiêng liêng. Rồi Ngài kích lệ họ nhìn nhận việc cho đi chính là một hạt giống cho đi trong đức tin sẽ gặt hái lời hứa được đền đáp gấp trăm lần.Ngài khích lệ con người mong chờ gặt hái từ mọi sự họ đã gieo vào công trình của Thiên Chúa qua việc giúp tha nhân được tự do.
Nếu như có điều gì đó còn hấp dẫn hơn việc khám phá ra sự tự do về cơm áo gạo tiền theo phương cách của Thiên Chúa, thì đó chính là việc giúp người khác khám phá ra kế hoạch của Ngài hướng đến sự tự do đó.
Chúa Giê-su đã giúp người khác khám phá ra điều đó.
Cầu Nguyện
Lạy Cha, con tin tưởng nơi Ngài và cậy trông vào Ngài là nguồn của mọi nhu cầu vật chất của con. Xin giúp con ý thức rằng mấu chốt của việc nhận được tiền của chính là việc gieo những gì con có theo hướng dẫn của Ngài, không quan trọng giá trị lớn nhỏ. Xin dạy con cách thức giúp cho người khác nhận ra sự tự do về cơm áo gạo tiền. Con nguyện xin nhờ Đức Giê-su Kitô. Amen.
Câu Hỏi
Thiên Chúa đã ban cho bạn chìa khóa khôn ngoan nào để bạn hoạch định về tiền của trong cuộc sống của bạn? Bạn có thể chia sẻ kho báu này cho người khác bằng cách nào?
Bạn thường góp phần vào công trình của Chúa ra sao?
Khi gieo bạn đã nhận được ân phúc gì?
Luca Trần Gia Huấn & các bạn chuyển ngữ từ Mike Murdock, The Leadership Secrets of Jesus (Manila: Lighthouse Inspirational Books & Gifts, 2001), tr. 45-50.

Bí quyết lãnh đạo của Giê-su (Bí quyết 8): Chúa Giê-su đem đến cho con người những gì cần thiết

Bí quyết lãnh đạo của Giê-su (Bí quyết 8): Chúa Giê-su đem đến cho con người những gì cần thiết

“Tất cả đám đông tìm cách sờ vào Người, bí-quyết-8vì có một năng lực tự nơi Người phát ra, chữa lành hết mọi người.”Lc 6:19
Bạn được sinh ra để biến đổi ai đó.
Mỗi một người bạn gặp gỡ hôm nay đều đang nỗ lực thay đổi cuộc đời họ theo cách này hay cách khác. Họ ao ước sự tuyệt hảo. Họ không muốn bản thân phải vất vả cơm áo gạo tiền. Họ mong muốn sức khỏe tốt hơn. Họ ghét sự đơn độc.
Có thể bạn không được gởi đến cho mọi người, nhưng chắc chắn bạn được gởi đến với ai đó. Có thể bạn chưa đủ khả năng để giúp mọi người bạn gặp. Nhưng, ai đó đang cần những gì bạn đang có. Có thể là sự đầm ấm của bạn, tình yêu của bạn, món quà của bạn, hoặc một cơ hội đặc biệt mà bạn có thể chia sẻ với họ.
Chúa Giê-su hiểu rõ điều này. Ngài biết rằng Ngài có thể làm cho con người trở nên tốt lành hơn. Ngài có khả năng loại bỏ những ưu phiền, những sầu khổ trong cuộc đời con người. Ngài là Đấng Chữa Lành. Ngài là Đấng Cứu Giúp. “Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.” (Ga 10:10). Chúa Giê-su hiểu lòng khao khát không ngơi để thăng tiến bản thân và mưu cầu sự trọn lành nơi con người.
Có bốn dạng người tương tác trong đời bạn: người thì cộng thêm, người trừ đi, người chia ra, người thì nhân lên. Mỗi tương quan đều ảnh hưởng đến bạn – tốt hoặc xấu. Những ai không giúp bạn thăng tiến bền vững sẽ hạ bạn xuống.  “Ði với người khôn, ắt sẽ nên khôn, chơi cùng kẻ dại, sẽ mang lấy hoạ.” (Cn 13:20). Mỗi tương quan đều nuôi dưỡng sức mạnh hay sự yếu đuối trong con người bạn.
Hàng ngàn người muốn thay đổi. Nhưng có một điều là họ không biết thay đổi bằng cách nào. Người nghiện rượu thì rất ghét cơn làm nô lệ cho rượu chè. Hầu hết những người hút thuốc lá đều rất khó bỏ hút thuốc. Người nghiện ma túy thì ngồi hàng giờ tự hỏi làm thế nào để thoát khỏi sự nô lệ vào ma túy.
Chúa Giê-su tìm đến những con người gặp khó khăn. Đó là lý do tại sao Ngài nói với các môn đệ của mình là Ngài cần đi qua Samaria, nơi mà Ngài đã gặp người phụ nữ có năm đời chồng nhưng ruốt cuộc không còn người chồng nào cả. Ngài chia sẻ, người phụ nữ lắng nghe. Ngài đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời bà ta, bà ấy đi vào trong thành nói cho mọi người biết Chúa Giê-su đã ảnh hưởng trên cuộc đời bà ra sao. Bà ta đã vượt thắng quá khứ của mình bằng cách tập trung vào tương lai đời mình.
“Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4:14). Chúa Giê-su chính là nước dành cho kẻ khát và là bánh cho kẻ đói. Ngài là đường cho kẻ lạc lối, Ngài là người đồng hành với kẻ đơn côi.
Hãy dừng lại, suy ngẫm trong giây lát. chìa-khóa-8Đâu là những món quà tốt đẹp nhất mà bạn đang sở hữu? Đâu là khả năng tốt nhất của bạn? Bạn có phải là người biết lắng nghe? Một người có tài ăn nói? Đâu là những món quà của bạn, những điều mà Thiên Chúa sẽ dùng để ban ơn lành cho ai đó qua bạn.
Giuse có khả năng diễn giải những giấc mơ. Bà Rút có khả năng chăm sóc Naomi.
Có thể món quà của bạn không đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, nhưng chắc chắn sẽ đáp ứng nhu cầu của ai đó. Ai cần đến món quà của bạn? Đó là món quà gì? Giây phút này bạn có thể giúp thay đổi cuộc đời ai? Bạn có thể giúp ai thoải mái hơn? Bạn có thể giúp ai bình an hơn?
Bạn có khả năng động viên ai đó. Có thể bạn có thể tạo bầu khí, môi trường thuận lợi giúp gợi mở sự sáng tạo trong người khác. Con người ai cũng muốn thành công, ai cũng muốn thăng tiến.
Ai đó đang chờ đợi bạn đến lâu rồi đấy. Thật cao quí khi đến giúp họ. Bạn là mối dây liên kết trong đời họ.
Con người ai cũng muốn thay đổi.
Chúa Giê-su biết điều đó.
Cầu Nguyện
Tạ ơn Cha đã ban cho con một món quà mà ai đó trong thế giới hôm nay đang cần đến. Nhờ sức mạnh của Chúa Giê-su, con đã vượt thắng quá khứ của mình bằng cách tập trung vào món quà Cha ban cho con và những hữu ích món quà đó đem lại. Ngài đã dựng nên con cho một mục đích nào đó. Xin hãy giúp con tìm đến những ai cần con nhất. Con nguyện xin nhờ Đức Giê-su Kitô. Amen.
Câu Hỏi
Trong vài tháng qua bạn đã giúp thay đổi cuộc đời ai đó thế nào?
Bạn đã khám phá ra cách thức nào hiệu quả nhất để gợi mở sự sáng tạo của người khác?
Bạn thường trao tặng tha nhân những món quả đặc biệt nào?
Luca Trần Gia Huấn & các bạn chuyển ngữ từ Mike Murdock, The Leadership Secrets of Jesus (Manila: Lighthouse Inspirational Books & Gifts, 2001), tr. 41-44.

http://dongten.net/noidung/49670

Bí quyết lãnh đạo của Giê-su (Bí quyết 7):Chúa Giê-su ý thức rõ là không nhất thiết phải thành công trong mọi sự thì mới trở thành người thành công


Bí quyết lãnh đạo của Giê-su (Bí quyết 7):Chúa Giê-su ý thức rõ là không nhất thiết phải thành công trong mọi sự thì mới trở thành người thành công



“Khi làm điều thiện, chúng ta đừng nản chí, vì đến mùa chúng ta sẽ được gặt, nếu không sờn lòng”. Thư gởi tín hữu Ga-Lát 6:9
Đôi lúc câu trả lời “Không” đơn giản có nghĩa là “cần hỏi lại”
Hãy nhìn lại xem, nhớ lại những trải nghiệm trong quá khứ của bạn. Khi còn là một đứa bé bạn đã phản ứng ra sao khi bị từ chối điều gì? Khi mà những bạn cùng lớp không thích bạn lắm. Nhưng cuối cùng rồi mọi chuyện cũng đã qua, đúng không?
Lời từ chối không phải là nỗi khiếp đảm. Đơn giản đó chỉ là ý kiến của ai đó thôi.
Chúa Giê-su đã trải nghiệm việc bị chối từ nhiều hơn ai hết. Ngài được sinh ra trong chuồng gia súc. Ngài sinh ra trong thân phận cơ hèn trong xã hội. Thậm chí ngày nay trên truyền hình còn có cả những chương trình nói xấu và chế nhạo Ngài và những ai theo Ngài. Hàng ngày hàng triệu người vẫn dùng tên gọi Giê-su trong những lời nguyền rủa của mình.
“Người đã đến nhà mình,nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1:11)
Nhưng Ngài có từ bỏ không? Khi Giu-đa phản bội Ngài, Ngài có mất tinh thần hay nhục chí không? Không. Chúa Giê-su ý thức rõ là không nhất thiết phải thành công trong mọi sự mới trở thành người thành công. Ngài tiếp tục đến với những ai tin vào giá trị Ngài đem lại “Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1:12). Ngài ý thức rõ sự cao trọng của mình. Ngài biết rõ thành quả của mình.
Ngài biết rằng những lời chỉ trích rồi sẽ qua đi, còn kế hoạch của Ngài thì trường tồn.
Chúa Giê-su mong muốn trải nghiệm những đau khổ trước mắt để nhận lãnhnhững gì vĩnh hằng hơnnhững gì mà tồn tại lâu dài hơn so với những khước từ– đó chính là mục tiêu và ước mơ của bạn.
Hãy vượt qua những vết thương lòng. Sẽ chẳng có ai tán dương bạn, sẽ chẳng có ai chào đón tương lai của bạn.
Ai đó đang cần điều mà bạn đang có. Hãy nhận định điều này: Thành công của họ rất cần đến sự chung sức của bạn.
Người Pha-ri-siêu đã khước từ Chúa Giê-su. Các giáo phái được gọi là Sa đốc cũng chối bỏ Ngài. Các nhà lãnh đạo tôn giáo thì bỏ mặc Ngài. Những người đáng ra phải đón nhận sự cao trọng của Ngài thì lại muốn tiêu diệt Ngài.
Chúa Giê-su chấp nhận rủi ro khi đối diện với sự khước từ hầu trở nên cầu nối vô giá giữa con người và Thiên Chúa.
Trong nhiều năm Babe Ruth từng rất nổi tiếng là vua chạy về đích trong lịch sử làng bóng chày. Nhiều người chưa bao giờ biết rằng anh ấy đánh hỏng bóng nhiều hơn bất kỳ cầu thủ nào. Họ không nhớ đến những lần anh ấy đánh hỏng bóng trong trận đấu. Họ chỉ nhớ đến những kết quả thắng cuộc của anh ấy mà thôi. Anh ấy chấp nhận rủi ro trong việc đánh bóng để chạy về đến đích.
Hầu hết những nhân viên bán hàng giỏi đều chia sẻ là vì biết rằng 14/15 khách hàng sẽ từ chối mua hàng nên họ vội vả giới thiệu sản phẩm của mình đến càng nhiều khách hàng càng tốt để có thể gặp được người khách hàng sẽ đồng ý mua sản phẩm của mình.
Chúa Giê-su dạy các môn đệ phương cách xử lý khi bị từ chối “Còn nếu người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi nhà hay thành ấy, anh em hãy giũ bụi chân lại” (Mt 10:14)
Hãy ra khỏi sự an phận của mình. Gọi một cú điện thoại, viết một lá thư.
Sớm hay muộn rồi bạn cũng sẽ thành công.
Chúa Giê-su biết rõ điều đó.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa, tạ ơn Ngài vì Ngài luôn hiện diện bên con và che chở con mọi lúc. Tạ ơn Ngài đã dạy con đôi khi cũng phải biết trải nghiệm những đau thương trước mắt để gặt hái những gì tốt đẹp hơn. Ngài đã ban ơn cho con để con làm điều mà con không ưa thích hầu con có thể đạt được điều mà con hằng mong ước. Con nguyện xin nhờ Đức Giê-su Kitô.
Câu Hỏi
Trong kinh doanh khi bị khách hàng từ chối mua sản phẩm thì bạn vượt qua ra sao? hay bạn phản ứng thế nào khi một ý tưởng mới hay một đề xuất mới của bạn bị khước từ?
Trong tương lai đâu là hai bước bạn sẽ thực hiện để thay đổi cách bạn phản ứng trước lời nói “không”?
Luca Trần Gia Huấn & các bạn chuyển ngữ từ Mike Murdock, The Leadership Secrets of Jesus (Manila: Lighthouse Inspirational Books & Gifts, 2001), tr. 37-40.


http://dongten.net/noidung/49531