Trang

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Bài diễn văn Regensburg – Đức Bênêđictô và tương lai của Hồi giáo

Bài diễn văn Regensburg – Đức Bênêđictô và tương lai của Hồi giáo


Denver Catholic | George Weigel
Pope Benedict XVI greets faithful during the Regina Coeli prayer from the window of his summer residence of Castel Gandolfo, in the hills south of Rome, on Easter Monday, April 5, 2010. (AP Photo/Pier Paolo Cito)
Đêm ngày 12 tháng 9 năm 2006, tôi và vợ đang ăn tối tại Cracow với những người bạn Ba Lan, thì một viên chức Vatican người Ý đang kích động, gọi đến và muốn biết tôi nghĩ gì về ‘bài diễn văn điên rồ của giáo hoàng về những người Hồi giáo.’ Đó là dấu chỉ đầu tiên cho tôi thấy rằng nhóm tư tưởng độc lập trong báo giới đang nhắm vào bài diễn văn Regensburg của giáo hoàng Benedicto XVI: họ xem đó là một ‘lời hớ hênh’, và là thứ mà truyền thông tiếp tục bâu vào cấu xé cho đến tận cuối triều giáo hoàng của ngài.
Tám năm sau, diễn văn Regensburg đã được nhìn nhận khác hẳn. Thật vậy, những ai thực sự đọc bài diễn văn này hồi năm 2006, hiểu rằng, nó rất khác xa với ‘một lời hớ hênh’, Đức Benedicto XVI, với sự chính xác hàn lâm, đã đưa ra hai vấn đề mấu chốt, và những lời giải có tác động sâu sắc đến cuộc chiến nội bộ của người Hồi giáo, một cuộc chiến sẽ quyết định liệu Hồi giáo thế kỷ XXI có an toàn cho chính các tín hữu Hồi giáo và cho thế giới hay không.
Vấn đề thứ nhất là về tự do tôn giáo: Liệu người Hồi giáo có tìm thấy trong các nguồn tri thức và thiêng liêng của mình, những lập luận Hồi giáo hướng đến sự bao dung tôn giáo (bao gồm sự bao dung với những người cải sang những đức tin khác), hay không? Giáo hoàng cho rằng, bước tiến đáng mong ước này, qua thời gian sẽ dẫn đến một luận thuyết Hồi giáo trọn vẹn hơn về tự do tôn giáo.
Vấn đề thứ hai là về cấu trúc của các xã hội Hồi giáo: Liệu một lần nữa từ trong những nguồn cội thiêng liêng và tri thức của mình, người Hồi giáo có thấy các lập luận Hồi giáo về việc phân biệt giữa uy quyền tôn giáo và uy quyền chính trị là chính đáng hay không? Một sự phát triển cân bằng đáng khao khát này có lẽ khiến cho các xã hội Hồi giáo trở nên nhân bản hơn đối với chính mình và ít nguy hiểm hơn với đồng loại, đặc biệt nếu điều này gắn kết với sự bao dung tôn giáo thăng tiến trong Hồi giáo.
Giáo hoàng Benedicto tiếp tục đưa ra rằng đối thoại liên tôn giáo giữa người Công giáo và Hồi giáo có lẽ nên tập trung vào hai vấn đề gắn kết này. Giáo hoàng thoải mái nhìn nhận rằng, Giáo hội Công giáo đã có những nỗ lực về phần mình phát triển tự do tôn giáo trong một thể chế quản trị hợp hiến, trong đó giáo hội đóng vai trò then chốt trong xã hội dân sự, nhưng không trực tiếp điều hành. Nhưng cuối cùng, Công giáo đã làm được như thế: không phải bằng cách quy phục triết lý chính trị thế tục, nhưng bằng cách dùng những gì đã học được từ chính trị hiện đại để áp dụng vào truyền thống của mìn, tái khám phá các yếu tố trong suy tư về đức tin, tôn giáo và xã hội đã mai một qua thời gian,và đồng thời phát triển giáo huấn về công bằng xã hội cho tương lai.
Liệu có thể có một tiến trình phục hồi-phát triển như thế trong Hồi giáo hay không? Đó là Vấn đề Lớn mà Đức Benedicto XVI đã đặt ra trong diễn văn Regensburg. Và bi kịch lịch sử là, vấn đề này, đã bị người ta, trước hết là hiểu lầm, và rồi bác bỏ. Kết quả của sự hiểu lầm và bác bỏ đó, cũng như của nhiều hiểu lầm và bác bỏ khác, chính là những cảnh ghê rợn đang diễn ra khắp Trung Đông bây giờ: trong cuộc thảm sát các cộng đoàn Kitô giáo lâu đời, trong sự man rợ, như đóng đinh và chặt đầu các Kitô hữu, đã chấn động một phương Tây dường như không biết sốc là gì, trong những hi vọng bị dập tắt khi nghĩ rằng Trung Đông thế kỷ XXI sẽ phục hồi khỏi những căn bệnh văn hóa và chính trị nhằm tìm được một lối đi hướng đến tương lai nhân văn hơn.
Tôi chắc rằng, Đức Benedicto XVI chẳng vui gì khi lịch sử chứng minh rằng diễn văn Regensburg của ngài là đúng. Nhưng những người chỉ trích ngài hồi năm 2006, hẳn phải xem lại lương tâm của mình khi đã lớn tiếng sỉ nhục ngài tám năm về trước. Thừa nhận rằng lúc đó họ đã sai, sẽ là một bước hữu ích đầu tiên để nhìn nhận sự ngu ngơ của họ về cuộc chiến nội bộ Hồi giáo, thứ đang thực sự đe dọa đến hòa bình thế giới thế kỷ XXI.
Những mong muốn suy tư của Đức Benedicto XVI về tương lai Hồi giáo, đến bây giờ có vẻ khá là không được đúng lắm. Nhưng nếu xảy ra như thế, thì các lãnh đạo Kitô giáo phải dọn đường, bằng cách thẳng thắn xác định những căn bệnh của Hồi giáo và chủ nghĩa chiến tranh Hồi giáo, bằng cách đặt dấu chấm hết cho những biện luận phi lịch sử của họ cho chủ nghĩa thực dân thế kỷ XX (một sự bắt chước khập khiễng những lời bốc phét hàn lâm của phương Tây về thế giới Hồi giáo Ả Rập), và bằng cách công cáo rằng, khi đối mặt với những người cuồng tín khát máu, như những kẻ chịu trách nhiệm cho chế độ khủng bố đang ngập tràn Syria và Irắc trong những năm vừa qua, thì những lực lượng vũ trang được điều động một cách thận trọng và có chủ đích bởi những người mong muốn và có tiềm lực để bảo vệ những người vô tội, là điều chính đáng về mặt đạo đức.
J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Người Việt Nam Công Giáo với Tết nguyên đán.

Tác giả: 
 Đỗ Công Minh


Người Việt Nam Công Giáo với Tết nguyên đán.

           TẾT  với người Việt Nam quả là thiêng liêng, cao quí. Có thể nói không một ai mang trong mình giòng máu Lạc Hồng lại không cảm thấy nôn nao khi những ngày cuối năm âm lịch đến, chờ mong một cái Tết . Không ai bảo ai, người người nghĩ về Tết, nhà nhà sửa sọan đón xuân sang. Người xa nhà luôn mong ngóng ngày xum họp. Dù có phải ăn tết xa quê nhưng lòng vẫn hướng quê nhà. Ở đâu chăng nữa vẫn nhớ về gia đình, nơi còn có những người thân trông đợi. Người Việt Nam ở nước ngòai, nhất là ở phương tây thì thật là thiệt thòi. Tết đến không được nghỉ, trẻ em vẫn đến trường, công chức vẫn phải đi làm. Chỉ những người hành nghề tự do như làm nails, buôn bán lẻ, may ra mới dám nghỉ tiệm một ngày mùng 1 tết. Còn hầu như Việt kiều phương Tây ăn tết sớm vào thứ bảy, Chúa nhật trước ngày tết ( Vì được nghỉ ). Nhân ngày tết, mời độc giả ôn lại ý nghĩa ngày tết của dân Việt ta .

           Tết Nguyên Đán, theo nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: trước hết đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, vẫn mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà, nơi mà gót chân một thời bé dại đã tung tăng và được sống lại với bao kỷ niệm đầy ắp yêu thương ở nơi mình cất tiếng chào đời. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn, mảnh đất chôn nhau cắt rốn.

         Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình gia đình, tình thấy trò, con bệnh với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri, con nợ và chủ nợ…Tết cũng là dịp “tính sổ” mọi hoạt động của một năm qua, liên hoan vui mừng chào đón một năm với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng. Nhưng rõ nét nhất là không khí chuẩn bị Tết của từng gia đình. Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm những ngày 20 tháng Chạp trở đi, cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về… Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, đông con cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp hơn. Nào là mua trữ lương thực, cải dưa, hành, kiệu, thịt heo gói giò, gạo nếp đậu xanh chuẩn bị gói bánh  . . . Ngày 23 theo tục lệ là ngày đưa ông Táo, nhà nào cũng làm một mâm cỗ gọi là “Tiễn ông bà Táo “ về chầu Trời. Ở ngòai Bắc vẫn còn giữ lệ thả cá chép ra sông với ý nghĩa là giúp phương tiện để các Ông bà Táo cưỡi về chầu trời. Cá càng to, càng mập chứng tỏ người thả có lòng thành cao.

           Người Việt Nam Công Giáo, những ngày cận tết, nhà thờ, nhà xứ cũng trang hoàng đón xuân sang bằng những chậu hoa tươi thắm chưng trên cung Thánh, bàn thờ, treo những câu đối xuân chúc tụng Thiên Chúa là Chúa Xuân của vũ trụ. Nhiều nhà thờ cho dựng bàn thờ kính tổ tiên với ảnh hay phù điêu các Thánh tử đạo Viêt Nam như các bậc tiên tổ của Hội Thánh Công Giáo Việt Nam. Trên bàn thờ có chưng bông hoa, đĩa trái cây truyền thống như biểu tỏ tinh thần Đạo Hiếu của dân tộc. Hầu như nhà thờ nào cũng thực hiện những” Lộc Lời Chúa” đặt trong phong bao màu đỏ treo trên cây mai hay cây đào để giáo dân đón nhận vào đêm giao thừa.

           Ngày 29, 30 âm lịch, sau khi nhà cửa đã chuẩn bị chu đáo, gia chủ sẽ đi tảo mộ, Viếng Nghĩa trang chăm sóc phần mộ gia tộc, mời đón Ông bà về ăn tết với con cháu, đọan đi chợ tất niên để mua cây trái quen gọi là ngũ quả, ít chục bông hoa hay đôi chậu cảnh. Ngòai Bắc thì thường sắm hoa Đào, trong Nam chủ yếu là hoa Mai chưng Tết. Cha mẹ, người lớn trong gia đình thì chuẩn bị ít phong bao lì xì. Trưa hoặc chiều, mỗi nhà đếu làm một mâm cỗ để dâng trên bàn thờ Tổ tiên và thắp hương kính cẩn mời Ông Bà về ăn Tết. Sau đó con cháu trong họ tộc ngồi chung với nhau ngày cuối năm, gẫm sự đời, nhớ về những vui buồn của một năm đã qua. Quãng độ chập tối thì tiệc tàn, cả nhà chuẩn bị để đón giao thừa.

          Người Công Giáo vào hai ngày này cũng dọn bàn thờ Thiên Chúa cho trang  trọng , thường mỗi nhà treo hai câu đối như : “Phụng Thiên Chúa tòan tâm trí lực/ Hiếu Tổ tiên trọn nghĩa ân tình”. . . Gia đình xin lễ tạ ơn qua một năm và cầu bình an trong năm mới, đi viếng nhà chờ Phục sinh nơi giữ tro cốt của ông bà cha mẹ đã về với Chúa.

         Đúng Giao thừa, chủ gia mặc đồ lễ trang trong làm lễ tế THIÊN tại bàn thờ ngòai sân, hay sân thượng . Con cái cháu chắt cùng tạ ơn Trời sau một năm làm ăn, học tập, cầu mong một năm mới an lành. Sau lễ, có tục lệ đi Chùa cầu phúc, hái lộc đầu năm. (Sau giờ giao thừa đã tính là ngày đầu năm ).

        Giáo dân mình tham dự Thánh Lễ chiều tối hay lễ đêm tại nhà thờ giáo xứ, hái lộc lời Chúa, sau đó cũng về nhà đón giao thừa theo truyền thống dân tộc bằng việc dâng kinh tạ ơn, công bố Lời Chúa mà gia đình nhận được, thắp hương kính nhớ tổ tiên, xin ơn bình an trong năm mới. Thường mỗi gia đình cũng có bữa tiệc nhỏ, cha mẹ, con cái liên hoan đón mừng năm mới theo dõi trên truyền hình.

         Ngày mùng Một con cháu tập trung trong nhà chúc tuổi ông bà, cha mẹ, chúc nhau thêm một tuổi mới. Các ngày mùng Hai, mùng Ba  họ hàng đi thăm nhau, mở tiệc xuân đãi nhau cho tới hết mùng. Ngày nay cũng gọn lại, nhưng cũng phải mùng 6 hay mùng 8 cửa tiệm mới mở lại. Người người mới rục rịch  trở lại cuộc sống đời thường.

         Tết với người Việt Nam chúng ta có lẽ không bao giờ mất . Nước Việt còn thì Tết Việt còn . Tết với người Công Giáo còn mang ý nghĩa sâu xa hơn, vì Tết là tận hưởng niềm vui Chúa ban . Chúa là mùa xuân của nhân lọai.

        Xin Chúa luôn tỏ lòng thương xót cho con cái Người nơi trần gian, để khi được Chúa gọi về nước Người, tức là chúng con được hưởng mùa xuân vĩnh cửu trên nước Trời .

      Fx Đỗ Công Minh

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

VUI HỌC THÁNH KINH LỄ THÁNH POLYCARPÔ, Giám mục tử đạo

VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ THÁNH POLYCARPÔ,
Giám mục tử đạo
Ngày 23  tháng 2
Tin Mừng thánh Gioan 12,24-26




Tin Mừng

24 Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.25 Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.26 Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy."

24 Amen, amen, I say to you, unless a grain of wheat falls to the ground and dies, it remains just a grain of wheat; but if it dies, it produces much fruit.

25 Whoever loves his life loses it, and whoever hates his life in this world will preserve it for eternal life.

26 Whoever serves me must follow me, and where I am, there also will my servant be. The Father will honor whoever serves me.


I. HÌNH TÔ MÀU



* Chủ đề của hình này là gì?
……………………………………………..

* Bạn hãy viết câu Tin Mừng thánh Gioan 12,24
……………………………………………..
……………………………………………..
……………………………………………..
……………………………………………..
II. TRẮC NGHIỆM

A.
a1. Hạt lúa thì được gieo vào đâu? (Ga 12,24)
a. Bờ hồ
b. Vườn nho
c. Lòng đất
d. Cả a, b và c đúng

a2. Ai quý điều gì của mình thì sẽ mất? (Ga 12,25)
a. Của cải
b. Con cái
c. Vinh hoa
d. Mạng sống

a3. Ai coi thường điều gì của mình ở đời này thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời? (Ga 12,25)
a. Của cải
b. Con cái
c. Gia nghiệp
d. Mạng sống

a4. Ai phục vụ thầy thì làm gì? (Ga 12,26)
a. Hãy theo thầy
b. Hãy tuân giữ các điều răn của thầy
c. Hãy vác thập giá mình theo thầy
d. Hãy vững tin, vì thầy đã thắng thế gian

a5. Hạt lúa được gieo vào lòng đất nếu không chết đi thì nó thế nào? (Ga 12, 24)
a. Sinh nhiều bông hạt
b. Trơ trọi một mình
c. Chờ đợi mùa mưa đến
d. Chờ mùa gặt tới

B. Thánh Polycarpô

b1. Thánh Polycarpô là môn đệ của ai?
a. Thánh Gioan Tông Ðồ
b. Thánh Phaolô Tông Ðồ
c. Thánh Phêrô Tông Ðồ
d. Thánh Anrê Tông Ðồ

b2. Thánh Polycarpô, là một vị lãnh đạo đáng kính của Kitô Giáo trong tiền bán thế kỷ thứ hai, Giám Mục của Smyrna (bây giờ là Izmir) thuộc nước nào?
a. Nước Ai Cập
b. Nước Thổ Nhĩ Kỳ
c. Nước Hy Lạp
d. Nước Syria

b3. Thánh Polycarpô được Đức Giáo Hoàng nào đón tiếp?
a. Ðức Giáo Hoàng Anicetus
b. Đức Giáo Hoàng Linô
c. Đức Giáo Hoàng Mác cô
d. Đức Giáo Hoàng Gioan

b4. Khi đối diện với các bất đồng của Kitô Hữu, thánh Polycarpô có thái độ thế nào?
a. Khoan dung
b. Tôn trọng
c. Bất khoan nhượng
d. Chỉ có a và b đúng.

b5. Thánh Polycarpô bị quân lính giết chết vào khoảng năm 156 bằng cách nào?
a. Bị dao đâm
b. Bị treo cổ
c. Bị chém đầu
d. Bị bỏ vạc dầu sôi

III. Ô CHỮ




Những gợi ý

01. Ai phục vụ Thầy, cha Thầy sẽ thế nào với người ấy? (Ga 12,26)

02. Cái gì được gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình? (Ga 12,24)

03. Hạt lúa được gieo vào đâu? (Ga 12,24)

04. Ai yếu quý điều gì của mình thì sẽ mất? (Ga 12,25)

05. Ai coi thường điều gì của mình ở đời này thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời? (Ga 12,25)

Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?

IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất
mà không chết đi,
 thì nó vẫn trơ trọi một mình;
còn nếu chết đi,
nó mới sinh được nhiều hạt khác.”
Tin Mừng thánh Gioan 12,24
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH POLYCARPO
GIÁM MỤC  - TỬ ĐẠO
Tin Mừng thánh Gioan 12,24-26

I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề :
Thánh Polycarp tử đạo

* Tin Mừng thánh Gioan 12,24

“Nếu hạt lúa
gieo vào lòng đất mà không chết đi,
 thì nó vẫn trơ trọi một mình;
 còn nếu chết đi,
nó mới sinh được nhiều hạt khác.”

II. TRẮC NGHIỆM

A.
a1. d. Cả a, b và c đúng (Ga 12,24)
a2. d. Mạng sống (Ga 12,25)
a3. d. Mạng sống (Ga 12,25)
a4. a. Hãy theo thầy (Ga 12,26)
a5. b. Trơ trọi một mình (Ga 12, 24)

B. Thánh Polycarpô

b1. a. Thánh Gioan Tông Ðồ
b2. b. Nước Thổ Nhĩ Kỳ
b3. a. Ðức Giáo Hoàng Anicetus
b4. d. Chỉ có a và b đúng.
b5. a. Bị dao đâm


III. Ô CHỮ

01. Quý trọng (Ga 12,26)
02. Hạt lúa (Ga 12,24)
03. Lòng đất (Ga 12,24)
04. Mạng sống (Ga 12,25)
05. Mạng sống (Ga 12,25)

HHàng dọc : Tử đạo

NGUYỄN THÁI HÙNG
http://vuihocthanhkinh.blogspot.com/









THÁNH POLYCARP
(c. 156)

Là môn đê của Thánh Gioan Tông Ðồ và là bạn của Thánh Ignatiô ở Antioch, Thánh Polycarp, Giám Mục của Smyrna (bây giờ là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ), là một vị lãnh đạo đáng kính của Kitô Giáo trong tiền bán thế kỷ thứ hai.

Tuy nhiên các vị lãnh đạo Giáo Hội thuộc thế hệ thứ hai đã gặp những thử thách mà thế hệ trước không đề cập đến. Họ phải làm gì khi thế hệ chứng nhân thứ nhất ấy không còn nữa? Lời dạy dỗ xác thực của Chúa Giêsu phải truyền lại như thế nào? Phải trả lời thế nào với các câu hỏi chưa từng có?

Khi các tông đồ không còn ở trần gian nữa, các lạc thuyết bắt đầu xuất hiện ngụy trang chính giáo, sự bách hại lại mạnh mẽ và bắt đầu xuất hiện các tranh chấp về vấn đề phụng vụ mà Ðức Giêsu không bao giờ nói đến.

Polycarp, một người thánh thiện và là giám mục của Smyrna, chỉ thấy có một câu trả lời - trung thành với đời sống Ðức Giêsu và bắt chước đời sống ấy. Thánh Ignatiô nói với Thánh Polycarp "linh đạo của anh đặt nền móng nơi Thiên Chúa như trên một tảng đá không thể nào lay chuyển nổi."

Khi đối diện với lạc giáo, Thánh Polycarp có "bộ mặt bộc trực" đến nỗi Thánh Ignatiô phải thán phục, vì ngài đã bắt chước cách Ðức Giêsu trả lời người Pharisêu. Marcion, người lãnh đạo lạc thuyết nhị nguyên (*), khi đối chất với Ðức Polycarp đã yêu cầu ngài thừa nhận họ, "Polycarp, hãy thừa nhận chúng tôi." Ðức Polycarp trả lời, "Tôi thừa nhận ngài, phải, tôi thừa nhận ngài là đứa con của Satan."

Trái lại khi đối diện với các bất đồng của Kitô Hữu, ngài lại rất khoan dung và tôn trọng. Một trong những tương tranh thời ấy là việc cử hành lễ Phục Sinh. Ðông Phương, là xuất xứ của Thánh Polycarp, cử hành mầu nhiệm Vượt Qua như sự Thương Khó của Ðức Kitô tiếp theo sau bằng một Thánh Lễ vào ngày kế tiếp. Tây Phương cử hành lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau tuần lễ Vượt Qua. Khi Thánh Polycarp đến Rôma để thảo luận về vấn đề này với Ðức Giáo Hoàng Anicetus, họ bất đồng ý kiến. Nhưng các ngài cũng không thấy sự khác biệt trong đức tin Kitô Giáo. Và Ðức Anicetus đã yêu cầu Thánh Polycarp cử hành Thánh Lễ ngay trong nhà nguyện của Đức giáo hoàng.

Thánh Polycarp đối diện với sự bách hại cũng như Ðức Kitô đã làm. Chính giáo đoàn của ngài phải thán phục ngài vì đã theo sát "gương phúc âm" - không tìm cách để tử đạo như một số người đã làm, nhưng trốn tránh sự bách hại cho đến khi thánh ý Chúa được thể hiện như Ðức Giêsu Kitô đã làm. Họ coi đó là "một dấu chỉ tình yêu nói lên sự khao khát không muốn chỉ cứu chuộc có một mình, nhưng còn cứu chuộc tất cả anh chị em Kitô Hữu."

Trong thời kỳ đẫm máu tử đạo Kitô Hữu trong đấu trường, dân chúng trở nên điên cuồng đòi hỏi phải tìm bắt Thánh Polycarp, vì ngài nổi tiếng thánh thiện. Thánh Polycarp thật điềm tĩnh nhưng giáo dân thúc giục ngài đi trốn trong một nông trại gần thành phố. Quân lính tìm ra ngài sau khi tra khảo hai đứa bé. Ngài thết đãi họ ăn và xin họ để ngài cầu nguyện trước khi điệu về đấu trường.

Thấy đức tin vững vàng không lay chuyển của Thánh Polycarp, quan thống đốc ra lệnh thiêu sống, và khi quân lính châm lửa, nhiều người chứng kể lại họ được nhìn thấy một phép lạ. Lửa cháy thành một vòng cung chung quanh thánh nhân, bao bọc ngài như các cánh buồm, và thay vì bị đốt cháy, ngài lại rực sáng như vàng đang chảy trong lò lửa. Khi quân lính thấy ngài không hề hấn gì, chúng đã lấy dao đâm ngài. Máu ngài chảy ra đã dập tắt ngọn lửa.

Quan thống đốc ra lệnh đốt xác thánh nhân mà không để giáo dân lấy xác, vì ông sợ họ sẽ thờ Thánh Polycarp mà không thờ tà thần của người Rôma. "Chứng từ" tử đạo của Thánh Polycarp là chứng từ được ghi nhận một cách xác thực về sự tử đạo của người tín hữu Kitô ngay từ thuở ban đầu. Ngài chết vào khoảng năm 156.

Trong nhiều lá thư của Thánh Polycarp, chỉ còn một lá ngài viết cho Giáo Hội Philippi, Macedonia là còn giữ được cho đến ngày nay.
Lời Bàn

Thánh Polycarp được công nhận là vị lãnh đạo Kitô Giáo bởi tất cả các Kitô Hữu thuộc Giáo Hội Tiểu Á - một thành trì đức tin vững mạnh và trung thành với Ðức Giêsu Kitô. Sức mạnh của ngài là bởi tín thác vào Thiên Chúa, ngay cả khi các biến động của đời sống mâu thuẫn với sự tin tưởng này. Sống giữa những người ngoại giáo và dưới chế độ đàn áp một tôn giáo mới, ngài đã chăn dẫn đàn chiên của ngài. Cũng như vị Mục Tử Tốt Lành, ngài đã hy sinh mạng sống vì đàn chiên và gìn giữ họ khỏi bị bách hại thêm nữa. Sự tín thác vào Thiên Chúa của ngài được tóm lược trong câu nói trước khi chết: "Lạy Chúa Cha... Con ca tụng Ngài, vì đã giúp con xứng đáng cho đến ngày giờ này..." (Sổ Tử Ðạo, Chương 14).

Lời Trích

"Hãy vững vàng trong cách ăn ở và noi gương Chúa, 'trung kiên trong đức tin, yêu thương anh chị em, đoàn kết trong chân lý,' giúp đỡ lẫn nhau với sự dịu dàng của Chúa, đừng khinh miệt một ai" (Thánh Polycarp, Thư Gửi Tín Hữu Philippi).
(*) Marcion chủ trương có hai Chúa. Một Chúa trong Cựu Ước thì khác với Chúa của Tân Ước, và Ðức Giêsu là Con của Thiên Chúa trong Tân Ước.

















VUI HỌC THÁNH KINH LẬP TÔNG TÒA THÁNH PHÊRÔ


VUI HỌC THÁNH KINH
LẬP TÔNG TÒA THÁNH PHÊRÔ
1Pr 5, 1-4
Tin Mừng thánh Mátthêu 16,13-20
Ngày 22 tháng 2


Tin Mừng

13 Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con Người là ai? "14 Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, có người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ."15 Đức Giêsu lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? "16 Ông Si-môn Phê-rô thưa: "Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống."17 Đức Giêsu nói với ông: "Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.19 Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy."20 Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Ki-tô.


13  When Jesus went into the region of Caesarea Philippi he asked his disciples, "Who do people say that the Son of Man is?"

14 They replied, "Some say John the Baptist, others Elijah, still others Jeremiah or one of the prophets."

15 He said to them, "But who do you say that I am?"

16 Simon Peter said in reply, "You are the Messiah, the Son of the living God."

17 Jesus said to him in reply, "Blessed are you, Simon son of Jonah. For flesh and blood  has not revealed this to you, but my heavenly Father.

18 And so I say to you, you are Peter, and upon this rock I will build my church, and the gates of the netherworld shall not prevail against it.

19 I will give you the keys to the kingdom of heaven. Whatever you bind on earth shall be bound in heaven; and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven."

20  Then he strictly ordered his disciples to tell no one that he was the Messiah.



I. HÌNH TÔ MÀU




* Chủ đề của hình này là gì?
… … … … … … … … … … … … …

* Bạn hãy viết câu TM thánh Mátthêu 16,19
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …



II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. Đây là những nhân vật người ta nói về Con Người là ai? (Mt 16,13-14)
a. Ông Giêrêmia
b. Ông Êlia
c. Ông Gioan tẩy giả
d. Cả a, b và c đúng.

a2. Ai đã tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống? (Mt 16,16)
a. Ông Gioan
b. Ông Philipphê
c. Ông Tôma
d. Ông Simon Phêrô

a3. Ai dã mạc khải cho ông Simon Phêrô biết Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống? (Mt 16,17)
a. Ông Môsê
b. Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời
c. Tổ phụ Ápraham
d. Ngôn sứ Êlia

a4. Đức Giêsu sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy trên Tảng Đá và quyền lực của ai sẽ không thắng nổi? (Mt 16,18)
a. Chính trị
b. Tử thần
c. Vua chúa
d. Xã hội.

a5. Đức Giêsu trao cho ai chìa khóa Nước Trời? (Mt 16,19)
a. Ông Giacôbê
b. Ông Phêrô
c. Ông Gioan
d. Ông Tôma

B.
b1. Trong Giáo Hội sơ khai, các Kitô hữu, nhất là bên Đông phương thường mừng ngày giáp năm chịu phép rửa tội. Họ gọi ngày này là sinh nhật thiêng liêng của mình. Vào ngày này các kitô hữu làm gì?
a. Lặp lại lời khấn hứa khi chịu Phép Rửa tội
b. Cảm tạ Thiên Chúa đã nhận mình vào số con cái người.
c. Kỷ niệm ngày lãnh nhận Bí tích Hôn phối
d. Chỉ có a và b đúng.


b2. Nguồn gốc các ngày lễ kính Toà Thánh Phêrô tại Antiokia và tại Roma là gì?
a. Các Kitô hữu thời sơ khai mừng sinh nhật thiêng liêng của mình
b. Các giám mục mừng ngày thụ phong của các ngài
c. Sau khi các giám mục qua đời, dân chúng thường kính nhớ ngày thụ phong của các ngài.
d. Cả a, b và c đúng


b3. Giáo hội hôm nay cử hành lễ kính tông tòa thánh Phêrô và cũng là lễ để làm gì?
a. Tôn vinh Đức Giáo Hoàng, vị kế nhiệm thánh Phêrô dưới trần gian, cai trị, điều khiển Giáo hội hoàn vũ.
b. Tôn vinh Chúa Giêsu Đấng đã thành lập Hội thánh
c. Tôn vinh hàng giám mục
d. Cả a, b và c đúng

b4. Khi cử hành thánh lễ kính tông tòa thánh Phêrô, phụng vụ muốn cho chúng ta thấy điều gì?
a. Ngai tòa vững chắc mà Chúa Giêsu đã nói với vị thủ lãnh Hội Thánh tiên khởi.
b. Sự phát triển của Hội Thánh
c. Công cuộc truyền giáo đang vào giai đoạn cuối
d. Cả a, b và c đúng

b5. Khi cử hành lễ lập Tông Tòa Thánh Phêrô, Hội Thánh mời gọi toàn thể dân Chúa trên hoàn vũ làm gì?
a. Hãy cầu nguyện thật nhiều, cầu nguyện liên lỉ cho vị Cha chung của Hội Thánh trước một trọng trách nặng nề mà Chúa và Giáo hội trao phó cho ngài.
b. Hãy cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng luôn phải đối đầu với muôn vàn khó khăn của Hội Thánh, của thế giới.
c. Hãy cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng cần có đầy đủ ơn Chúa và sự soi sáng, khôn ngoan của Chúa Thánh Thần để ngài chu toàn trách nhiệm chăn dắt chiên con và chiên mẹ của Chúa.
d. Cả a, b và c đúng



III.  Ô CHỮ


Những gợi ý:

01. Đức Giêsu sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy trên Tảng Đá và quyền lực của ai sẽ không thắng nổi? (Mt 16,18)

02. Đức Giêsu đã trao cho ông Phêrô chìa khóa gì? (Mt 16,19)

03. Đức Giêsu gọi ông Simon là Phêrô, nghĩa là gì? (Mt 16,18)

04. Ai hỏi các môn đệ rằng : "Người ta nói Con Người là ai? (Mt 16,18)

05. Trên Tảng Đá là Phêrô, Đức Giêsu sẽ xây dựng điều gì của ngài? (Mt 16,18)

06. Có người nói Đức Giêsu là một trong những vị nào?

07. Đây là 1 trong những nhân vật mà người ta nghĩ về Con Người là ai? (Mt 16,14)

08. Đức Giêsu trao chìa khóa Nước Trời cho ai? (Mt 16,19)

09. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh làm điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy? (Mt 16,20) 

10. Ông Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, con của ai? (Mt 16,16)

11. Người ta xem Đức Giêsu là nhan vật này. (Mt 16,14)

12. Đức Giêsu hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói … … … là ai?" (Mt 16,13)

Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?

IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

"Thầy là Đấng Kitô,
Con Thiên Chúa hằng sống."
Tin Mừng thánh Mátthêu 16,16

Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
LẬP TÔNG TÒA THÁNH PHÊRÔ
Ngày 22 tháng 2


I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề :
Chìa Khóa Nước Trời
* Tin Mừng thánh Mátthêu 16,19:
“Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy."
II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM
A.
a1. d. Cả a, b và c đúng (Mt 16,13-14)
a2. d. Ông Simon Phêrô (Mt 16,16)
a3. b. Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời
(Mt 16,17)
a4. b. Tử thần (Mt 16,18)
a5. b. Ông Phêrô (Mt 16,19)
B.
b1. d. Chỉ có a và b đúng.
b2. d. Cả a, b và c đúng
b3. a. Tôn vinh Đức Giáo Hoàng, vị kế nhiệm thánh Phêrô dưới trần gian, cai trị, điều khiển Giáo hội hoàn vũ.
b4. a. Ngai tòa vững chắc mà Chúa Giêsu đã nói với vị thủ lãnh Hội Thánh tiên khởi.
b5. d. Cả a, b và c đúng

III.  Ô CHỮ
01. Tử thần (Mt 16,18)
02. Nước Trời (Mt 16,19)
03. Tảng Đá (Mt 16,18)
04. Đức Giêsu (Mt 16,18)
05. Hội Thánh (Mt 16,18)
06. Ngôn sứ (Mt 16,14)
07. Gioan tẩy giả (Mt 16,14)
08. Simon - Phêrô (Mt 16,19)
09. Tháo cởi (Mt 16,20)
10. Thiên Chúa (Mt 16,16)
11. Giểrêmian(Mt 16,14)
12. Con Người (Mt 16,13)

Hàng dọc : Tông Tòa Phêrô

NGUYỄN THÁI HÙNG
http://vuihocthanhkinh.blogspot.com