Trang

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

THẾ NÀO LÀ TIN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI ?


THẾ NÀO LÀ TIN ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI ?

 Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.


Hỏi: xin cha giải thích lại  có phải chỉ cần tin Chúa Kitô thôi,  là  được cứu rỗi  hay sao?.

Trả lời:

Tôi đã nhiều lần giải thích Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4:8) nên vì yêu thương mà Thiên Chúa đã  tao dựng và cứu chuộc con người nhờ Chúa Giê su-Kitô, Đấng cũng vì yêu thương mà đã vui lòng  đên trần gian làm Con Người để hy sinh mạng sống mình “ làm giá chuộc cho muôn người.” (Mt 20:28).

Công nghiệp cứu chuộc này là quá đủ cho con người được cứu rỗi để vào Nước Trời hưởng phúc Thiên Đàng với Thiên Chúa là Cha cực tốt cực lành, sau khi kết thúc hành trình con người trên trần thế này. Nghĩa là nếu không có công nghiệp cứu chuộc cực trọng  của Chúa Cứu Thế Giêsu thì tuyệt đối không ai có thể làm được việc gì đáng được cứu rỗi.

Chính vì thế mà anh  em Tin Lành chỉ nhấn mạnh vào việc tin Chúa Kitô là được cứu rỗi mà thôi. Quan điểm thần học này chỉ đúng một phần. Đó là tin Chúa Kitô và  cậy nhờ công nghiệp cứu chuộc của Người. Nhưng không đủ vì bỏ quên phần đóng góp của con người vào ơn cứu chuộc này, vì con người còn có ý muốn dự do (freewill) mà Thiên  Chúa luôn tôn trọng cho con người sử dụng để hoặc sống theo đường lối của Chúa  và bước đi theo Chúa Kito là “ con Đường, là sự Thật và là sự Sống” (Ga 14:6),  hay khước từ Chúa để sống theo thế gian,  đầu hàng ma quỉ khiến dẫn đưa tới sự hư mất đời đời.

Thật vậy,  muốn được cứu rỗi để sống đời đời  thì trước hết  phải cậy nhờ công nghiệp cứu chuộc  của  Chúa Kitô, tức là tin  Chúa  Kitô là Đấng duy nhất đã hòa giải con người với Thiên Chúa, và  “ngoài Người ra, không  ai đem lại ơn cứu độ, vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu  rỗi.” (Cv 4: 12)

Nói khác đi, phải tin Chúa Kitô và cậy nhờ công nghiệp cứu chuộc vô giá của Người để được cứu rỗi mà vào Nước Trời mai sau.Phải nói mai sau, chứ không phải ngay bây giờ, vì con người còn phải sống thân phận của mình trong trần thế một thời gian dài ngắn tùy số phận của mỗi người. Cuộc sống con người trên trần thế này cũng tương tự như thời gian 40 năm dân Do Thái phải tạm sống trong hoang địa  chờ ngày được vào Đất hứa “ tràn đầy sữa và mật ong” (Xh 3:8 ) sau khi thoát ách nô lệ trên đất Ai Cập. Họ phải tạm sống ở đây để được thử thách về lòng tin yêu Thiên Chúa, Đấng đã giải phóng cho họ qua tay ông Mô Sê, thoát  khỏi nỗi thống khổ bên Ai Cập. Họ đã vượt Biển đỏ an toàn để trở về sống tự do trên quê hương. Nhưng phải tạm trú trong Sa mạc suốt 40 năm để chờ ngày vào Đất hứa Canaan.

Hành trình tìm tự do, an lạc của dân Do Thái xưa trong thời Cựu Ước cũng tiên báo   hành trình của dân Chúa trong thời Tân Ước ngày nay.

Thật vậy, Chúa Kitô, cũng được ví như Tân Môsê, đã dẫn dân Tân Ước qua nước Rửa tội để vào sự sống mới,  cũng tương tự  như ông Mô sê đã dẫn dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ để trở về quê hương an toàn. Nhưng cũng như dân Do Thái xưa  phải  tạm trú 40 năm trong hoang địa trước khi được vào Đất hứa, dân Thiên Chúa trong thời Tân Ước – là tất cả mọi người tín hữu chúng ta  trong Giáo Hội ngày nay-  cũng phải sống tạm trên trần gian này một thời gian trước khi được vào Đất hứa là Nước Trời  để được sống hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa, “Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1Tm 2 :4)
Phải sống tạm trú trên trần gian này một thời gian dài ngắn tùy theo số phận của mỗi người, để được thử thách về lòng tin yêu Thiên Chúa sau khi được tái sinh qua Phép Rửa. Nghĩa là, khi được rửa tội cha mẹ và người đỡ đầu đã hứa thay cho con cái được rửa tội là tin  và  yêu  mến Chúa trên hết mọi sự, và cam kết từ bỏ ma quỷ là kẻ thù không muốn cho ai được cứu rỗi để làm  nô lệ cho chúng.

Do đó, sống  đức tin, đức mến đòi hỏi chúng ta phải thực thi những gì mình đã hứa khi được rửa tội, nếu không thì Phép Rửa và công  nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô  sẽ ra vô ích cho ai đã rửa tội mà nay lại sống mâu thuẩn với những cam kết khi được rửa tội.

Đây chính là phần đóng góp  phải có của con người vào ơn cứu chuộc của Chúa Kitô để được hưởng nhờ công nhiệp cứu chuộc này mà vào Nước Trời, sau khi phải chết đi trong thân xác có ngày phải chết đi này.

Cụ thể, thử hỏi những kẻ đang giết người, giết thai nhi , buôn bán phụ nữ và trẻ em để bán cho bọn bất lương hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn ở nhiều nơi trên thế giới tục hóa này, cùng bọn  bắt cóc thủ tiêu và hãm hiếp phụ nữ, gian  tham, bất công và bóc lột người khác… thì làm sao có thể được cứu độ, cho  dù chúng có nói tin Chúa Kitô cả ngàn vạn lần thì cũng vô ích mà thôi. Đức tin phải đi đôi với việc làm, lời nói phải phù hợp với hành động. Nếu không sẽ là đức tin chết.

Đó là lý do tại sao Cúa Giêsu đã nới với các môn đệ xưa những lời sau đây:
“ Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lậy Chúa, Lậy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng  chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời  mới được vào mà thôi.” (Mt 7: 21)

Thi hành ý muốn của Chúa Cha có nghĩa  mến Chúa trên hết mọi sự để không tìm kiếm và tôn thờ tiền của và mọi lợi lãi ở đời này. Phải yêu thương người khác như  yêu thương chính mình để không oán thù và muốn làm hại ai về thể lý cũng như tinh thần. Phải thực thi công bằng và bác ái để không bất công và bóc lột ai và phải thương giúp những người nghèo khó, kém may mắn  hơn mình. Sau nữa, phải sống lành  mạnh để không đi tìm những thú vui vô luân  tôn thờ khoái lạc (hedonism) và chủ nghĩa vật chất ( materialism) như thực trạng sống của biết bao con người trên thế giới vô luân vô đạo hiện nay.

Như vậy,  nếu  những kẻ đang làm những  sự dữ như giết người, giết thai  nhi, hãm hiếp phụ  nữ, khủng bố , bắt cóc và chặt đầu con tin… mà  không kíp từ bỏ những con đường tội  ác của chúng  và sám hối thì làm sao có thể được cứu rỗi ?

Có thể trong số những kẻ đang làm những sự dữ trên,  có người đã được rửa tội khi còn bé, hay sau này khi gia nhập Giáo Hội qua Phép Rửa, nhưng nay lại sống vô luân vô đạo như vậy thì làm sao có thể hưởng lòng thương xót của Chúa  Cha và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô ?

Lòng thương xót và công nghiệp cứu chuộc của Chúa không bao giờ là bức bình phong che chở cho ai  lợi dụng  để cứ tự do phạm tội, cứ làm những sự dữ  mà không biết sám hối ăn năn chừa bỏ để sống theo đường lối của Chúa  hầu được cứu độ  như lòng Chúa mong muốn .Đó là lý do tại sao Chúa Kitô đã nghiêm khắc cảnh cáo  những người đi hàng hai  như sau trong Sách Khải Huyền:

“ Ta biết các việc ngươi làm. Ngươi chẳng nóng mà cũng chẳng lạnh.Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi.  Nhưng vì người cứ hâm hâm ,chẳng nóng mà cũng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta.”  (Kh 4: 8-9)

Nghĩa là không ai được lấy cớ Chúa nhân từ thương xót để cứ sống theo ý riêng của mình, cứ chay theo thế gian và đầu hàng ma quỉ để làm những sự dữ như thù hận, giết người, khủng bố, trộm  cướp , gian  tham, tôn thờ tiền của và tìm những thú vui vô luân vô đạo để thay vợ đổi chồng, giết chồng, giết vợ để tự do lấy người khác…Những ai sống như vậy thì dù  Chúa Kitô  đã  chết một lần trên thập giá, chứ có chết thêm bao nhiêu lần nữa thì cũng vẫn hoàn toàn vô ích cho họ mà thôi. Chắc chắn như vậy.

Lý do là tình thương của Chúa Cha  và công nghiệp cứu chuộc cực trọng của Chúa Kitô không bao giờ miễn trừ tội lỗi cho ai để người đó cứ ngoan cố lợi  dụng để đi hàng hai,  là nửa tin yêu Chúa nửa lại chối Chúa bằng chính đời sống của mình,  khi nuông chiều xác thịt, đi tìm những thú vui vô luân vô đạo,  sống theo thế gian để tôn thờ tiền bạc và của cải vật chất,  và làm nô lệ cho ma quỷ khi chọn những lối sống hoàn toàn trái nghịch với Tin Mừng cúa độ mà Chúa Kitô đã rao giảng và trả giá bằng cái chết của Người trên tập giá năm xưa.

Chúa chết vì tội lỗi của con người, nên muốn sống đẹp lòng Chúa, muốn hưởng công nghiệp cứu chuộc của Chúa thì nhất thiết đòi hỏi con người phải đoạn tuyệt với mọi tội lỗi,  vì chỉ có tội mới làm ngăn cách con người với Thiên Chúa là Đấng  tốt trọn lành. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã nặng lời lên án bọn Biệt phái và luật sĩ xưa là những kẻ  đạo đức giả hình, đáng phải phạt  như sau:
“ Đồ mãng xà, nòi rắn độc kia, các ngươi trốn đâu cho khỏi hình phạt hỏa ngục ?” (Mt 23: 33)

Tại sao trong suốt 3 năm đi rao giảng Tin Mừng cứu độ, Chúa chưa một lần nào đã  nói : anh  em đừng phải lo lắng gì về phần rỗi của mình, hãy cứ vui sống theo sở thích,  vì Chúa Cha giầu lòng thương xót và vì Thầy sẽ hy sinh chịu chết cho anh em được cứu rỗi ? Ngược lại, Chủa lại dạy :
“ Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh  em biết : có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được,” (Lc 13: 24)

Của hẹp là cửa đi theo Chúa Kitô là “Con Đường , là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14: 6). Đi theo Chúa thì không thể đi theo thế gian xảo trá, gian manh, đổi trắng thay đen, bất công và vô luân vô nhân đạo. Đi theo  Chúa thì cũng không thể tôn thờ tiền của và những thú vui vô luân vô đạo, và dửng dưng trước sự đau khổ, nghèo đói của biết bao người xấu số trong xã hội ở khắp mọi nơi. Sau nữa, thi theo Chúa thì không thể tiếp tay với thế quyền cai trị độc ác  để bóc lột  và bất công với quần chúng thấp cổ bé miệng, để vơ vét của cải và làm giầu cho tập thể  cai trị và cá nhân xu nịnh, làm tay sai để tiếp tay duy trì sự thống khổ trên quần chúng bị trị.

Trên  đây là những con đường rộng rãi thênh thang mà nhiều người muốn đi qua nhưng sẽ dẫn đến hư mất đời đời. Không ai có thể vừa đi qua của rộng , vừa đi qua của hẹp được.Phải chọn một  hai cửa này để đi vào sự sống vĩnh cửu hay đi vào chốn xa cách Chúa là cội nguồn của mọi vui thú và giầu sang đích thực.

Người không có niềm tinChúa  thì sống theo thế gian để tìm những  lợi lãi chóng qua ở đời nay như tiền bạc, của cải, danh vọng phù phiếm và mọi thú vui vô luân vô đạo. Khôn ngoan đối  với họ là làm sao có được nhiều tiền của , được danh vọng  trong  xã hội và tìm  những thú vui  ăn chơi nhẩy nhót cuồng loạn  ở các hộp đêm, hay những nơi giải thí tội lỗi nhan nhản mọc lên ở khắp nơi trong thế  giới tục hóa ngày nay.

Ngược lại, người có niềm tin Chúa và sự sống đời sau, thì “ hãy bán của cải mình đi  mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể  hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén bảng , mối mọt cũng không đục phá.” Như Chúa Giê su đã dạy dạy dân chúng xưa. (Lc 12: 33)

Tóm lai, tuyên xưng Chúa Kitô  là  Đấng cứu chuộc duy nhất của nhân loai là cần thiết. Nhưng quan trọng  không kém là phải cộng tác với ơn cứu chuộc của Chúa để đoạn tuyệt với mọi tội lỗi, cương quyêt chống lại mọi cám dỗ của ma quỉ và mời mọc nguy hiểm  của thế gian với những  gương xấu và dịp tội đầy rẫy ở khắp nơi trong thế giới gian tà và vô luân vô đạo này. Nếu không có quyết tâm như vậy  thì Chúa không thể cứu ai được , dù Người là tinh thương và công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô là vô giá và đủ cho con người tin để được cứu độ . Đủ nhưng vẫn cần sự cộng tác tích cực thêm của con người. Nếu không, và chỉ nói tin Chúa ngoài môi miệng  cả ngàn vạn lần  thì cũng vô ích mà thôi. Chắc chắn như vậy.

Ước mong những giải đáp trên đây thỏa mãn câu hỏi đặt ra.

ƠN BẤT KHẢ NGỘ (INFALLIBILITY)

ƠN BẤT KHẢ NGỘ (INFALLIBILITY)

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.


Hỏi : Xin cha giải đáp việc Đức Thánh Cha Phanxicô rửa chân cho phụ nữ  thì ngài có được ơn bất khả ngộ hay không ?.

Trả lời :

Tôi đã có dịp trả lời trong một bài viết trước  về việc Đức Thánh Cha Phanxicô  rửa chân cho phụ nừ trong Tuần Thánh, và đã nói rõ là việc rửa chân này chỉ là một nghi thức (rite)- chứ không phảỉ là một bí tích hay á bí tích nào. Mục đích của nghi thức này là để  nhắc lại việc Chúa Giêsu đã rửa chân cho Nhóm Mười Hai Tông Đò trong Bữa Ăn sau cùng của Chúa với các ông trong đó Chúa đã lập hai Bí Tích rất quan trọng là Bí Tích Thánh Thể ( Eucharist) để “  Thầy ở lại cùng  anh  em  mọi  ngày cho đến  tận thế.”( Mt 28:20) và Bí Tích Truyền Chức Thánh (Holy Orders) để “ anh  em  làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy.” ( Lc 22: 19)

Như vậy việc rửa chân không phải là cử hành một bí tích, hay một nghi thức  phụng vụ nào buộc phải có  trong Nghi thức phụng vụ ngày Thứ Năm Tuần Thánh,  được cử hành ở khắp nơi trong Giáo Hội để kỷ niệm ngày Chúa lập Phép Thánh Thể và Chức Linh mục thừa tác ( Ministerial Priesthood) như  đã nói ở trên.

Chúa rửa chân cho các Tông Đồ để dạy họ  khi đó và tất cả chúng ta ngày nay bài học đích đáng về  khiêm  nhường , bác ái và phục vu

.Khiêm nhường vì “ nếu Thầy là Chúa,  là Thầy mà còn rửa chân cho anh  em, thì anh  em cũng phải rửa chân cho nhau”, ( Ga 13: 14).

Chắc vì dựa vào lời Chúa trên đây, mà nhiều giáo xứ  ở Mỹ, người ta đã rửa chân cho nhau trong nhà thờ ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

Bác ái và phục vụ, vì   Thầy (Con Người)  không đến  để được người ta phục vụ  nhưng là để  phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người. ( Mt 20: 28)

Đó là tất cả ý nghĩa của việc Chúa rửa chân cho các Tông Đồ xưa kia mà nay Giáo Hội hằng năm nhắc lại  vào dịp Lễ Thứ Năm Tuần Thánh để kỷ niệm ngày Chúa lập  hai bí tích rất quan trọng là Bí Tích Thánh Thể và Bí Tich Truyền Chức Thánh trong Bữa Ăn cuối cùng của Chúa với Nhóm Mười Hai Tông Đồ.

Nói rõ hơn, việc rửa chân- như đã nói ở trên, không phải là một cử  hành phụng vụ,  nên không buộc phải làm mỗi năm, và giáo dân cũng không buộc phải tham  dự để được lãnh lợi ích thiêng liêng nào.Ở Tổng Giáo Phận Galveston-Houston,  Texas Hoa kỳ, không có nghi thức rửa chân trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

Từ hai năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô  đã rửa chân cho cả phụ nữ và  người không có Đạo nữa. Đây  là theo ý muốn riêng của ngài. Chúng ta không dám có ý kiến gì về việc này, và ngài cũng không bắt buộc Giáo Hội phải theo sáng kiến riêng của ngài. Ai muốn làm thì  tùy  ý.

Nhưng việc rửa chân này hoàn toàn không liên can gì đến ơn bất khả ngộ ( Infallibility) mà Đức Thánh Cha nói riêng, và các Giám mục trong Giáo Hội nói chung , hiệp thông với ngài được hưởng khi dạy dỗ tín hữu những gì có nội dung tín lý ( dogma) và luân lý hay phong hóa ( moral).

Thật vậy, Công Đồng Vaticanô I ( 1869-70) đã long trọng tuyên bố là Đức Thánh Cha được ơn bất khả ngộ khi ngài dạy từ ngai Tòa Phêrô ( Ex cathedra) bất cứ điều gì có liên hệ đến hai lãnh vực quan trọng là đức tin và luân lý, nhờ ơn đặc biệt Chúa Thánh Thần  ban cho người kế vị Thánh Phê rô với  trọng trách cai quản và dạy dỗ chân lý đức tin và luân lý  buộc mọi người trong Giáo hội phải tuân theo để đươc cứu độ nhờ công  nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô,Đấng  đã hứa:
     “ Ai  yêu mến Thầy, thì  sẽ giữ lời  Thầy
       Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy
      Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” ( Ga 14: 23)  

Nói rõ hơn, trong tuyên ngôn Pastor Aeternus ( số 4) Công Đồng Vaticanô I đã minh xác Đức Thánh Cha được ơn bất khả ngộ ( không thể sai lầm) khi ngài dạy dỗ với tư cách là Chủ Chăn và Tiến  sĩ  Hội Thánh  ( Pastor &Doctor) những gì thuộc hai phạm vi đức tin và luân lý ( phong hóa=moral) buộc Giáo Hội hoàn vũ ( Universal Church ) phải tuân theo và thi hành.

Công Đồng Vaticanô  II ( 1962-65) trong Hiến Chế Tin lý Ánh Sáng muôn dân ( Lumen Gentium, số 25) cũng dạy rằng : các giám mục hiệp thông  với  Giám mục Rôma- tức Đức Thánh Cha, Thủ lãnh Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, cũng được chia sẻ ơn bất khả ngộ, khi các ngài thông hiệp với  Thủ lãnh của mình là Đức Thánh Cha, để dạy dỗ các tín hữu những gì thuộc hai lãnh vực đức tin và luân lý, buộc phải tin và thi hành cho được rỗi  linh hồn.

Công Đồng nói thêm về ơn bất khả ngộ của Đức Thánh Cha như sau:

“ Chúa Cứu Thế đã muốn cho Giáo Hội của Người bất khả ngộ ( không sai lầm) khi xác định giáo thuyết về đức tin và luân lý(phong hóa); ơn bất khả ngộ này có phạm vi rông rãi tùy theo kho tàng Mặc Khải mà Giáo Hội phải bảo toàn cách thánh thiện và phải trình bày cách trung thực . Giám mục Roma, vị thủ lãnh của Giám Mục Đoàn, hưởng ơn bất khả ngộ đó do nhiệm vụ của mình với tư cách là chủ chăn và tiến sĩ tối cao của mọi Kitô hữu. Ngài củng cố anh  em của mình vững mạnh trong đức tin (Lc 22:32)công bố giáo thuyết về đức tin và luân lý băng môt phán quyết chung thẩm.”( x. LG số 25)

Như thế, việc rửa chân cho phụ nữ không dính dáng hay liên quan gì đến ơn bất khả ngộ mà Đức Thánh Cha và các Giám mục hiệp thông với ngài được hưởng để dạy dỗ không sai lầm về các chân lý đức tin và luân lý. Nghĩa là chỉ trong hai phạm vi này các ngài mới được hưởng ơn bất khả ngộ mà thôi.

Ngoài  hai phạm vi trên, Đức Thánh Cha có thể sai lầm khi tuyên bố điều gì về các lãnh vực, chính tri, kinh tế, văn hóa, khoa học… Nghĩa là chúng ta không buộc phải nghe ngài nói điều gì về các lãnh vực trên. Chỉ buộc phải nghe và thi hành những gì ngài dạy trong hai phạm vi  đức tin và luân lý mà thôi.

Ước mong những giải đáp trên đây thỏa mãn câu hỏi được đặt ra.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

VUI HỌC THÁNH KINH LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU C

VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU C


Tin Mừng

3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này:

4 "Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất?5 Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai.6 Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.7 Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.
  

3 So to them he addressed this parable.

4 "What man among you having a hundred sheep and losing one of them would not leave the ninety-nine in the desert and go after the lost one until he finds it?5 And when he does find it, he sets it on his shoulders with great joy6 and, upon his arrival home, he calls together his friends and neighbors and says to them, 'Rejoice with me because I have found my lost sheep.'7 I tell you, in just the same way there will be more joy in heaven over one sinner who repents than over ninety-nine righteous people who have no need of repentance.



I. HÌNH TÔ MÀU



* Chủ đề của hình này là gì?

…………………………………………….
* Bạn hãy viết câu Tin Mừng thánh Luca 15,6
…………………………………………….
…………………………………………….
…………………………………………….
…………………………………………….


II. TRẮC NGHIỆM

01. Người kia để lại bao nhiêu con chiên trong đồng hoang để đi tìm con chiên đã lạc mất (Lc 15,4)
a. 100 con
b. 1 con
c. 90 con
d. 99 con

02. Khi tìm được con chiên đã mất, người ấy làm gì? (Lc 15,5)
a. Hân hoan
b. Ôm hôn
c. Ôm lấy
d. Mừng rỡ vác lên vai

03. Về đến nhà người ấy kêu ai chung vui?(Lc 15,6)
a. Hàng xóm
b. Bạn bè
c. Các thượng tế
d. Chỉ có a và b đúng.

  
04. Ở đâu, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối? (Lc 15,7)
a. Nước Trời
b. Trên trời
c. Trên thiên đàng
d. Trong vương quốc của Thiên Chúa.

05. Ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi thế nào? (Lc 15,7)
a. Ăn năn sám hối
b. Cầu nguyện
c. Nhiệt thành
d. Tin vào Tin Mừng


III. Ô CHỮ 



Những gợi ý

01. Ở đâu, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối? (Lc 15,7)

02. Đây là con vật bị lạc mất. (Lc 15,1...)

03. Về đến nhà người ấy kêu ai những ai chung vui? (Lc 15,6)

04.  Người công chính không cần phải làm gì?  (Lc 15,7)

05. Trên trời sẽ thế nào vì một người tội lỗi ăn năn sám hối? (Lc 15,7)

06. Khi tìm được con chiên đã mất, người ấy kêu mời bạn bè và hàng xóm làm gì? (Lc 15,6)

07. Những người nào không cần phải sám hối ăn năn? (Lc 15,7)


Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?


IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

Trên trời cũng thế,
ai nấy sẽ vui mừng
vì một người tội lỗi ăn năn sám hối,
 hơn là vì chín mươi chín người công chính
 không cần phải sám hối ăn năn.
Tin Mừng thánh Luca 15,7







Lời giải đáp VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU C

I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề :
Chung Vui

* Tin Mừng thánh Luca 15,6

 "Xin chung vui với tôi,
 vì tôi đã tìm được con chiên của tôi,
con chiên bị mất đó.”

II. TRẮC NGHIỆM

01. d. 99 con (Lc 15,4)
02. d. Mừng rỡ vác lên vai (Lc 15,5)
03. d. Chỉ có a và b đúng. (Lc 15,6)
04. b. Trên trời (Lc 15,7)
05. a. Ăn năn sám hối (Lc 15,7)

III. Ô CHỮ 

01. Trên trời  (Lc 15,7)
02. Con chiên (Lc 15,1...)
03. Bạn bè (Lc 15,6)
04. Sám hối (Lc 15,7)
05. Vui mừng (Lc 15,7)
06. Chung vui (Lc 15,6)
07. Công chính (Lc 15,7)

Hàng dọc : Niềm Vui

GB. NGUYỄN THÁI HÙNG



LỄ THÁNH TÂM NĂM C
Ed 34,11-16 ; Rm 5,5b-11 ; Lc 15,3-7

MỤC TỬ TỐT LÀNH


I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 15,3-7

(3) Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này: (4) “Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị lạc mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất?”. (5) Tim được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. (6) Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó”. (7) Vậy tôi nói cho các ông hay: Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”.

2. Ý CHÍNH:

Để trả lời cho lời phiền trch của nhĩm Pha-ri-sêu và kinh sư về lý do tại sao gần gũi với các người thu thuế v gái điếm tội lỗi..., Đức Giê-su đã dùng 3 dụ ngôn: Con chiên bị lạc, đồng bạc đánh rơi và người cha nhân hậu. Tin mừng hôm nay chỉ đề cập đến dụ ngôn con chiên bị lạc. Dụ ngôn đề cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng từ bi thương xót. Người xót thương kẻ lầm đường lạc lối, mau mắn đi tìm kiếm và sẽ vui mừng nếu họ thực tm sám hối trở về với Người.

3. CHÚ THÍCH:

- C 3-4: + Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà nếu mất một con: Ở đây, khi dùng hai con số 100 và 1, Đức Giê-su muốn làm nổi bật tầm quan trọng của sự mất mát. Dù chỉ bị mất một phần trăm nhưng đối với người chủ chiên cũng là mất mát to lớn. + Để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm kỳ được con chiên bị mất: Để lại ngoài đồng hoang không phải là bỏ rơi, bỏ mất vì chúng kém giá trị hơn, nhưng là giữ chúng lại trong một nơi an toàn. Chi tiết này chỉ muốn nói lên rằng: con chiên bị lạc dù chỉ là số ít, nhưng vẫn là điều quan trọng khiến chủ chiên phải nhất quyết đi tìm cho bằng được. Việc đi tìm xuất phát từ tình thương của chủ chiên, ám chỉ tình thương yêu và khoan dung của Thiên Chúa đối với các tội nhân. Người không thụ động ngồi yn chờ họ tự quay về, nhưng chủ động lên đường tìm kiếm họ.

- C 5-7: +Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai: Người chủ vui mừng khi tìm thấy con chiên lạc. Niềm vui này thể hiện qua hai cử chỉ: Một là là vác chiên lên vai và hai là mở tiệc ăn mừng. Vác chiên lên vai nói lên sự thân mật gần gũi đối với con chiên lạc. + “Xin chung vui với tôi”: Mời bạn bè đến chung vui cho thấy ông chủ muốn chia sẻ niềm vui cho nhiều người khác nữa. + “Trên trời cũng thế”: Niềm vui tột đỉnh của Thiên Chúa là muốn cho mọi người trần gian đều được ơn cứu độ. Chỉ những ai xúc phạm đến Chúa Thánh Thần, thể hiện qua thái độ cứng lòng không tin Chúa Giê-su, cố tình không muốn tái sinh trong phép rửa tội, chọn theo ma quỷ lm sự gian ác chống lại Thiên Chúa v tha nhn... mới không được cứu độ.

4. CÂU HỎI: 1- Trong dụ ngôn này phải chăng người chủ chiên đành hy sinh 99 con chiên ở ngòai đồng hoang, mặc chúng cho sói rừng cắn xé, dể đi tìm một con chiên lạc kia sao? 2- Người chủ chiên đã làm gì để thể hiện tình thương và niềm vui khi tìm lại được con chiên bị lạc mất? 3- Những người bị lọai ra khỏi ơn cứu độ hoặc phai sa hỏa ngục là những ai?
II. SỐNG LỜI CHÚA:

1.LỜI CHA: “Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn ăn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính” (Lc 15,7).

2. CÂU CHUYỆN: ÔNG CHỦ CHIÊN TỐT LÀNH

Trong cuộc họp của những nhà giáo dục, một vị giáo sư đã kể lại câu chuyện về một con chiên bị lạc mất như sau: Một người kia có nuôi một đàn chiên nhốt trong chuồng ở ngay sau nhà ông. Một hôm có một con chiên non trông thấy một lỗ hổng ở hàng rào và tò mò chui qua. Khi đã ra ngoài chuồng, con chiên vội chạy thật xa để tận hưởng thú vui được tự do giữa đất trời bao la. Nó chạy đến một cánh rừng rộng lớn và không nghĩ đến nguy hiểm đang chờ. Trời tối dần và đột nhiên con chiên nhìn thấy bóng dáng của một con sói đang rình núp ở một lùm cây gần đó. Vô cùng sợ hãi, nó ba chân bốn cẳng chạy thục mạng về chuồng. Nhưng con sói vẫn không ngừng bám sát phía sau. Khi con sói tiến đến gần và sắp vồ được chiên, thì may mắn thay ông chủ chiên cũng vừa xuất hiện. Ông dùng gậy đánh đuổi con sói hung dữ kia để cứu con chiên khỏi chết trong gang tấc. Sau đó ông vác con chiên non đang run sợ trên vai và đưa về chuồng băng bó những vết trầy xước. Rồi nhiều người nhắc ông phải rào kín lỗ hổng ngay để tránh cho chiên khỏi tiếp tục chui ra khỏi chuồng. Nhưng ông không nghe và cứ để lại lỗ hổng ở hàng rào như trước.

3. SUY NIỆM:

+ Hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đều có mục nhắn tin tìm người lạc. Người đi lạc thường là một đứa con bỏ nhà đi hoang hoặc chồng bỏ vợ con đi theo người đàn bà khác... Lại cũng có người đi lạc vì mắc bệnh thần kinh, có người đi lạc vì lỡ phạm tội nghiêm trọng...

+ Chiên lạc thời Đức Giê-su chính là những người thu thuế, trộm cướp và gái điểm, những bệnh nhn mù què câm điếc... Đức Giê-su sẵn sàng ngồi ăn đồng bàn với bọn người này và đã bị bọn đầu mục Do Thái trách cứ. Cuối cùng họ đã lm p lực bắt tổng trấn Phi-la-tô kết án tử hình thập giá cho Người.

+ Ngày nay vẫn còn vô số các con chiên lạc: Theo Thượng Hội Đồng Giám mục Á châu họp tại Rôma gần đây thì Á châu hiện có trn ba tỷ năm trăm triệu dân. Thế mà mới chỉ có một trăm mười triệu là người Ki-tô hữu. Còn tới ba tỷ bốn trăm triệu người vẫn đang ở ngoài đoàn chiên Hội thánh. Đó là chưa kể biết bao Kitô hữu theo đạo nhưng không hành đạo, lười biếng đi lễ nhà thờ hoặc phạm phải những tội ác lớn lao khác... Những người này cũng là những con chiên lạc cần được chng ta phụ gip tìm kiếm v đưa về địan chin Cha là Hội thánh.

4. THẢO LUẬN: 1- Bạn có đồng ý với quyết định của ông chủ chin trong câu chuyện trên l không rào lại lỗ hổng ở hng ro? Tại sao? 2- Bạn nghĩ thế nào về lời khẳng định của thánh Au-gút-ti-nô: “Chúa dựng nên bạn không cần đến bạn, nhưng Chúa không thể cứu độ bạn, nếu bạn không cộng tác với Người”? 3- Noi gương vị chủ chiên trong Tin mừng hôm nay, bạn quyết tâm sẽ làm gì để đưa các người thân hay bạn bè đang lạc xa Chúa trở về với Người?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY THÁNH TÂM CHA GIÊ-SU. Chúng con xin cảm tạ Chúa đã sẵn sàng hy sinh chịu chết để cứu chuộc chúng con, và da mỏ tri tim ra đê ban cho chúng con muôn vàn ơn phúc, nhất là ơn được làm con cái Chúa.

- LẠY CHA GIÊ-SU MỤC TỬ NHÂN LÀNH. Chúa luôn dẫn dắt chúng con từng ngày, luôn tha thứ những lỗi lầm của chúng con. Chúa cũng sẵn sàng đến ở với chúng con trong bí tích Thánh Thể. Xin cho chúng con nhận biết tình thương của Chúa, để luôn sống tin yêu phó thác và cậy trông vào Chúa. Xin cho chúng con biết thể hiện lòng yêu mến Chúa bằng những việc bác ái cụ thể phục vụ tha nhân, nhất là quảng đại chia sẻ cơm áo cho những người nghèo đói bệnh tật v khim nhương phục vụ họ là hiện thân của Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ) XIN CHA NHẬM LỜI CHÚNG CON


LM ĐAN VINH-HHTM

VUI HỌC THÁNH KINH LỄ MÌNH MÁU CHÚA C

VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ MÌNH MÁU CHÚA C
Tin Mừng thánh Luca 9,11b-17


TIN MỪNG

Người tiếp đón họ, nói với họ về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa.

12 Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng: "Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng."13 Đức Giê-su bảo: "Chính anh em hãy cho họ ăn." Các ông đáp: "Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này."14 Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ: "Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một."15 Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống.16 Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông.17 Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.

He received them and spoke to them about the kingdom of God, and he healed those who needed to be cured.


12 As the day was drawing to a close, the Twelve approached him and said, "Dismiss the crowd so that they can go to the surrounding villages and farms and find lodging and provisions; for we are in a deserted place here."


13 He said to them, "Give them some food yourselves." They replied, "Five loaves and two fish are all we have, unless we ourselves go and buy food for all these people."

14 Now the men there numbered about five thousand. Then he said to his disciples, "Have them sit down in groups of (about) fifty."

15 They did so and made them all sit down.

16 Then taking 7 the five loaves and the two fish, and looking up to heaven, he said the blessing over them, broke them, and gave them to the disciples to set before the crowd.


17 They all ate and were satisfied. And when the leftover fragments were picked up, they filled twelve wicker baskets.

 I. HÌNH TÔ MÀU



 * Chủ đề của hình này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

* Bạn hãy viết câu TM thánh Luca  9,16
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

II. TRẮC NGHIỆM

01. Đức Giêsu tiếp đón mọi người và nói với họ về điều gì? (Lc 9,11b)
a. Sự giải phóng dân tộc Do thái
b. Nước Thiên Chúa
c. Ơn cứu độ
d. Sự thương xót

02. Ngày đã bắt đầu tàn và đây là nơi hoang vắng, Đức Giêsu đã nói gì với các môn đệ? (Lc 9,13)
a. Anh em hãy bảo họ ra về
b. Anh em hãy bảo họ kiếm thức ăn
c. Chính anh em hãy cho họ ăn
d. Anh em hãy giải tán đám đông

03. Đức Giêsu làm phép lạ bánh hóa nhiều với những gì? (Lc 9,16)
a. 2 con cá
b. 5 chiếc bánh
c. 6 chum rượu
d. Chỉ a và b đúng

04. Khi cầm lấy bánh và cá, Đức Giêsu làm gì? (Lc 9,16)
a. Ngước mắt lên trời
b. Dâng lời chúc tụng
c. Bẻ ra và trao các môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông
d. Cả a, b và c đúng.

05. Sau khi dân chúng ăn no nê, người ta thu lại được bao nhiêu thúng đầy? (Lc 9,17)
a. 3 thúng đầy
b. 5 thúng đầy
c. 7 thúng đầy
d. 12 thúng đầy



III. Ô CHỮ 




Những gợi ý

01. Đức Giêsu cầm lấy bánh và cá ngước mắt lên đâu? (Lc 9,16)

02. Đây là thứ Đức Giêsu dùng để làm phép lạ hóa bánh ra nhiều? (Lc 9,8)

03. Đức Giêsu cầm lấy bao nhiêu chiếc bánh? (Lc 9,16)

04. Đức Giêsu làm phép lạ trước bao nhiêu người? (Lc 9,14)

05. Đức Giêsu cầm lấy bao nhiêu con cá? (Lc 9,16)

06. Khi cầm lấy bánh và cá, Đức Giêsu dâng lời gì? (Lc 9,16)

07. Sau khi dân chúng ăn uống no nê, các môn đệ thu lại được bao nhiêu thúng đầy? (Lc 9,17)

08. Ai đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều? (Lc 9,17)

Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?

IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

"Chính anh em hãy cho họ ăn."
Tin Mừng thánh Luca 9,13



Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
LỄ MÌNH MÁU CHÚA C
I. HÌNH TÔ MÀU


* Chủ đề
Của ăn thật

* Tin Mừng thánh Luca  9,16
16 Bấy giờ Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông.

"Chính anh em hãy cho họ ăn."

II. TRẮC NGHIỆM

01. b. Nước Thiên Chúa (Lc 9,11b)
02. c. Chính anh em hãy cho họ ăn (Lc 9,13)
03. d. Chỉ a và b đúng (Lc 9,16)
04. d. Cả a, b và c đúng (Lc 9,16).
05. d. 12 thúng đầy (Lc 9,17)

III. Ô CHỮ 

01. Trời (Lc 9,16)
02. Bánh (Lc 9,8)
03. Năm (Lc 9,16)
04. Năm ngàn  (Lc 9,14)
05. Hai (Lc 9,16)
06. Chúc tụng (Lc 9,16)
07. Mười hai  (Lc 9,17) 
08. Đức Giêsu  (Lc 9,17)

Hàng dọc : Thánh Thể

GB. NGUYỄN THÁI HÙNG
http://vuihocthanhkinh.blogspot.com/

LỄ MÌNH MÁU CHÚA
St 14,18-20; 1 Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17

BỮA TIỆC THÁNH YÊU THƯƠNG

I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Lc 9,11b-17

(11b) Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng về Nước Thiên Chúa và chữa lành những kẻ cần được chữa. (12) Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng”. (13) Đức Giê-su bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá. Trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này”. (14) Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngả mình thành từng nhóm khỏang năm mươi người một”. (15) Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngả mình xuống. (16) Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, để các ông dọn ra cho đám đông. (17) Mọi người đều ăn và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.

2. Ý CHÍNH:

Thánh Luca thuật lại phép lạ Đức Giê-su nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng. Trước nhu cầu của đám đông, các môn đệ đề nghị giải tán để mỗi người tự lo liệu việc ăn nghỉ cho mình. Nhưng Đức Giê-su lại truyền cho các ông rằng: “Anh em hãy liệu cho họ ăn đi”. Sau đó, dù các ông chỉ kiếm được năm cái bánh và hai con cá, nhưng Đức Giê-su đã sử dụng số lượng ít oi này để nhân ra nhiều gấp bội mà cho dân chúng được ăn no. Số bánh dư thu lại được mười hai thúng. Số người ăn hôm ấy khoảng chừng 5000 đàn ông.

3. CHÚ THÍCH:

- C 11b-12: + Đức Giê-su nói với dân chúng về Nước Thiên Chúa: Nước Thiên Chúa hay Nước Trời là trọng tâm các bài giảng của Đức Giê-su. Lu-ca cho thấy Đức Giê-su đã giảng trước khi làm phép lạ nhân bánh. Đây cũng là khuôn mẫu của thánh lễ sẽ được Hội thánh cử hành sau này. Thánh lễ cũng gồm hai phần chính là Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể. + Chữa lành những kẻ cần được chữa: Lời giảng luôn được kèm theo phép lạ chữa bệnh. Đó là đặc điểm về cách thức truyền giảng Tin mừng của Đức Giê-su và là khuôn mẫu cho việc truyền giáo sau này. + Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn: Câu nói của các môn đệ cho thấy: Tuy có quan tâm đến nhu cầu ăn uống ngủ nghỉ của dân chúng, nhưng các ông lại không thấy trách nhiệm phải phục vụ để đáp ứng các nhu cầu này của họ.

- C 13-14: + “Chính anh em hãy cho họ ăn”: Đức Giê-su trao trách nhiệm cho các môn đệ phải lo phục vụ dân chúng cả về thể xác nữa. Sau này kinh “Thương người có mười bốn mối” cũng đề cập đến các việc bác ái cụ thể mà người tín hữu phải chu tòan như: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà, chuộc kẻ làm tôi, chôn xác kẻ chết. + “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá”: Bánh và cá là thức ăn thường ngày của dân chúng miền biển Ga-li-lê. Năm chiếc bánh và hai con cá ở đây là của một bé trai (x. Ga 6,9). Tuy nhiên số thức ăn này chẳng thấm vào đâu so với đám đông dân chúng. Điều này nói lên khả năng hữu hạn của các môn đệ. Nhưng Đức Giê-su lại muốn các ông cộng tác bằng việc góp phần nhỏ bé ấy vào phép lạ lớn lao mà Người sắp làm. + Anh em hãy bảo họ ngả mình: Thời xưa người miền Cận Đông thường ăn trong tư thế nằm nghiêng từng giường. + thành từng nhóm khoảng 50 người một: Họp thành từng nhóm gợi lại kỷ niệm việc Mô-sê tổ chức dân Do-thái trong sa mạc thời Xuất hành. Đây đuợc coi là cách tổ chức lý tưởng của dân Chúa (x, Xh 18,21.25). Đức Giê-su muốn các môn đệ tổ chức đám đông ô hợp thành từng cộng đoàn. Các ông trở nên những “Thừa tác viên” phục vụ cho cộng đoàn ấy.  

- C 15-17: + Các môn đệ làm y như vậy: Các môn đệ mau mắn làm theo Lời Đức Giê-su dạy, dù lúc ấy các ông chưa biết Người sắp làm gì. + Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá...:theo phong tục của người Do thái thì trước bữa ăn, gia trưởng thường đọc một kinh cảm tạ Thiên Chúa. Ở đây Đức Giêsu cũng cầu nguyện bằng một nghi thức có tính phung vụ như Lu-ca viết: “cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ”. Những cử chỉ này giống như khi người lập bí tích Thánh Thể tại nhà Tiệc ly (x. Lc 22,19), và trong bữa ăn tối với hai môn đệ tại làng Em-mau (x.Lc 24,30). + Trao cho các môn đệ, để các ông dọn ra cho đám đông: Đức Giê-su không trực tiếp trao bánh, nhưng Người trao qua trung gian là các môn đệ. Ngày nay vai trò của các linh mục và phó tế cũng giống như vậy trong các cộng đoàn và các xứ đạo. + Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê... Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng: no nê và dư thừa nói lên đồ ăn dồi dào. Điều này đã ứng nghiệm về bữa tiệc Thiên Sai mà Isai-a đã báo trước: “Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon” (Is 25,6), 12 thúng đầy tương ứng với 12 môn đệ phục vụ dân chúng hôm ấy. Việc các môn đệ thu nhặt lại số bánh và cá dư cho thấy bữa ăn này sẽ còn tiếp tục kéo dài để đón thêm những thực khách đông đảo hơn sau này.

4. CÂU HỎI:

1-Thánh lễ gồm có hai phần chính là những phần nào? 2-Câu nào cho thấy Đức Giê-su muốn các môn đệ của Người phải góp phần phục vụ dân chúng cả về phương diện thể xác? 3-Tại sao Đức Giê-su lại bảo môn đệ cho dân chúng ngả mình nằm thành từng nhóm 50 người? 4-Tại sao Đức Giê-su lại xử dụng 5 chiếc bánh và hai con cá do môn đệ góp để nhân ra nhiều? 5-Ngày nay những cử chỉ của Đức Giê-su làm trong phép lạ nhân bánh ra nhiều được Hội thánh lặp lại trong lễ nghi nào? 6-Trong Thánh lễ khi nào bánh rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa? 7-Trường hợp bánh rượu đã được truyền phép bị hư hỏng không ăn uống được, thì bấy giờ có còn là Mình Máu Thánh Chúa Giê-su nữa không? 8-Ta phải có thái độ nào đối với những mụn Bánh Thánh đã được truyền phép rơi xuống đất? 9-Mỗi ngày các tín hữu được rước lễ mấy lần? 10-Tại sao các tín hữu nên năng rước lễ mỗi ngày?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1. LỜI CHÚA: “Bấy giờ Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông” (Lc 9,16).

2. CÂU CHUYỆN: “MÌNH THÁNH Ở TRONG LÒNG TÔI”

Thời kỳ cách mạng Pháp, có một cha xứ miền Bờ-ta-nhờ (Bretagne) đưa Mình Thánh Chúa đến cho một gia đình. Theo giúp Cha là một cậu bé tên là Ben-gia-manh (Benjamin). Bấy giờ cha xứ bị bọn lính phát hiện và đuổi theo gấp. Ngài vội dúi vào tay cậu bé chiếc hộp nhỏ có đựng Mình Thánh Chúa trước khi chạy trốn. Ssau đó cha đã bị bắt và bị giết chết. Bấy giờ cậu bé Ben-gia-manh vừa chạy vừa mở hộp lấy Mình Thánh Chúa bỏ vào miệng mà nuốt đi. Sau đó cậu bé cũng bị bắt và bị tra hỏi về nơi đã cất giấu Mình Thánh Chúa. Cậu hiên ngang chỉ tay vào người mình và nói rằng: “Mình Thánh Chúa đang ở trong người tôi đây này! Các ông hãy mổ ra mà lấy”. Bọn lính điên tiết đã đâm chết cậu bé rồi chôn vùi xác chết của hai cha con dưới một gốc cây sồi ở đầu làng. Một thời gian sau thì cuộc cách mạng đã dần dần lụi tàn và cuối cùng bị thất bại. Một hôm một cơn bão lốc xóay rất mạnh đã đốn ngã cây sồi cổ thụ kia, để lộ ra hai xác chết của cha xứ và cậu bé giúp lễ. Người ta đã phát hiện ra Mình Thánh Chúa vẫn đang còn ngự trong người cậu khi thấy thân xác cậu vẫn ngời sáng ánh hào quang.

3. SUY NIỆM:

+ THÁNH LỄ BỮA TIỆC THÁNH YÊU THƯƠNG: Đức Giê-su đã thiết lập bí tích này trong bữa ăn tối cuối cùng với các môn đệ trước khi chịu khổ nạn. Đang khi ăn, Người cầm lấy tấm bánh không men mà nói: “Này là Mình Thầy... Hãy cầm lấy mà ăn”. Rồi Người cầm lấy chén rượu nho mà nói: “Này là chén Máu Thầy... Hãy cầm lấy mà uống”. Cuối cùng Người truyền cho các ông: “Anh em hãy làm việc này để tưởng nhớ Thầy”. Từ đó, Hội thánh đã vâng lời Chúa cử hành bí tích Thánh Thể. Thánh lễ chính là bữa tiệc thánh trong đó Chúa dọn ra hai của ăn nuôi dưỡng đức tin của các tín hữu là Lời Chúa và Mình Thánh Chúa.

+ THÁNH LỄ TÁI DIỄN LỄ HY SINH THÁNH GIÁ: Đức Giê-su đã nói với các môn đệ khi thiết lập bí tích Thánh Thể như sau: “Đây là Mình Thầy sắp bị nộp vì anh em... Đây là chén Máu Thầy sắp đổ ra vì anh em”. Do đó khi rước lễ là chúng ta đã đón rước chính Đức Giê-su và được hiệp thông với Đấng đã chịu chết vì tội lỗi chúng ta và đã sống lại để phục hồi sự sống thiêng liêng cho chúng ta.

+ THÁNH LỄ TRONG CUỘC SỐNG HÔM NAY: Mỗi phút giây qua đi, có biết bao tấm bánh vật chất được bẻ ra để nuôi sống thân xác con người. Trong mỗi tấm bánh ấy cũng có bóng dáng của bánh Thánh Thể của Chúa Giê-su. Nếu ta siêng năng đến nhà thờ lãnh nhận Mình Thánh Chúa, thì trong đời thường chúng ta cũng sẽ dễ dàng chia sẻ tấm bánh vật chất cho tha nhân. Mỗi lần tham dự thánh lễ, chúng ta hãy kết hiệp với lễ vật là bánh rượu trên bàn thờ để dâng lên Thiên Chúa những nỗi lo toan vất vả, những đau khổ thể xác cũng như tâm hồn, cùng những người thân yêu và cả những kẻ bệnh tật nghèo đói... như những lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa. Để sẽ được biến hóa nên Bánh Thánh nuôi dưỡng đức tin. Nhờ đó chúng ta sẽ dễ dàng thực thi bác ái là chia sẻ cơm bánh cho tha nhân, như Đức Giê-su đã truyền cho các môn đệ: “Các con hãy cho họ ăn đi”.
4. THẢO LUẬN:
1) Khi tham dự Thánh lễ, ta cần ăn mặc thế nào cho xứng đáng? Phải đến sớm hay trễ? Nên ngồi trong nhà thờ hay ngồi ở ngoài sân để hút thuốc và nói chuyện? 2) Ta cần đi dự lễ với thái độ thế nào? 3) Làm sao để việc rước lễ được sốt sắng và tránh mang tính hình thức bề ngòai? 4) Ta cần dọn mình trước và cám ơn sau khi rước lễ thế nào?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ. Chúa đã tự hiến để trở thành của ăn của uống thiêng liêng nuôi dưỡng đức tin của chúng con. Mỗi lần lên rước Chúa trong phần hiệp lễ, có những lúc chúng con cảm nhận Chúa thật ngọt ngào và êm ái biết bao! Thế nhưng cũng có những lúc tâm hồn chúng con lại khô khan nguội lạnh. Xin giúp chúng con siêng năng rước lễ cách sốt sắng, nhờ đó chúng con sẽ được Chúa bổ sức và sẽ tìm được sự bình an trong tâm hồn.

- LẠY CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ. Chúa muốn chúng con kết hiệp mật thiết để được nên một với Chúa. Đòi hỏi đó làm cho chúng con cảm thấy lúng túng, vì cho tới nay chúng con vẫn chưa dứt bỏ được những thói hư tật xấu cùng những đam mê tội lỗi. Xin cho chúng con sẵn sàng nói không với những gì gian ác xấu xa thuộc về ma quỷ và năng đón rước Chúa mỗi ngày, để chúng con được sống và sống dồi dào trong ơn nghĩa Chúa, và sau này cùng được sống hạnh phúc mãi mãi với Chúa trên quê trời.

X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON


LM ĐAN VINH - HHTM