Trang

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

François Michelin: “Từ chối lòng tốt vô bờ của Thiên Chúa là một sự kiêu ngạo ngu đần, là điều quái dị.”

François Michelin: “Từ chối lòng tốt vô bờ của Thiên Chúa là một sự kiêu ngạo ngu đần, là điều quái dị.” 

 - 

parismatch.com, David Le Bailly, 
Hình: François Michelin, tháng 4-2013 ở nhà hưu dưỡng Auvergne. Ở đây có một nhà nguyện, nơi ông đến cầu nguyện mỗi ngày.
Hình: François Michelin, tháng 4-2013 ở nhà hưu dưỡng Auvergne. Ở đây có một nhà nguyện, nơi ông đến cầu nguyện mỗi ngày.
François Michelin, tấm gương cao cả của một doanh nhân lớn. Ông từ trần ngày 29-4-2015, hưởng thọ 88 tuổi. Cựu chủ hãng lốp xe Michelin trong 44 năm. Ông về dưỡng già trong một tu viện nơi có một nhà nguyện và ông đến đó cầu nguyện mỗi ngày.
Nhân dịp ông qua đời, các báo đăng lại bài phỏng vấn rất cảm động mà ông đã trả lời trên báo Paris Match ngày 15 tháng 3-2013.
Doanh nhân đã đi vào huyền thoại chọn lối sống khiêm tốn trong tu viện
Paris Match. Năm 2006, Edouard, con trai của ông bị chết đuối. Rồi năm 2011, bà Cécile vợ của ông qua đời. Ông có cảm thấy có một cái gì bất công không?
François Michelin. Hồng y Lustiger biết rõ Edouard. Sau khi Edouard chết, hồng y đến dâng lễ ở nhà thờ Thánh Sulpice. Ngài đã đặt câu hỏi: “Tại sao Edouard lại chết?” Và ngài nhắc lại lời cuối cùng của Chúa Giêsu trên thập giá: “Lạy Thiên Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi! Nhưng sao Người lại bỏ tôi?”
Ông có đặt câu hỏi này không?
Đương nhiên là có. Một câu hỏi đau lòng. Tôi nghĩ đến các cháu ở xưởng. Ông biết đó, người ta không khóc cho mình mà khóc cho người đã chết. Tất cả những gì mình xây dựng bị sụp đổ, chẳng còn gì. Rồi mình đặt câu hỏi cho Chúa và mình hiểu câu trả lời lại ở chỗ khác.
Như thế có câu trả lời cho câu hỏi này?
Ngày nào Thiên Chúa cũng cho câu trả lời. Không thể nào khác đi được. Tôi thích câu của Thánh Phaolô nói về tổ phụ Abraham: “Hy vọng ngược với tất cả mọi hy vọng.”
Phải quên mình rất nhiều để có thể hành động như vậy…
Đó là mầu nhiệm của đức tin. Edouard không còn nữa, nhưng điều này có một ý nghĩa, cuộc sống hàng ngày có một ý nghĩa. Đó là quan phòng… Từ chối lòng tốt vô bờ của Thiên Chúa là sự kiêu ngạo ngu đần, là điều quái dị.
Đức tin của ông không bao giờ suy suyển?
Đức tin dẫn đến khái niệm của đời sống vĩnh cửu. Không có sự biến mất. Cuộc đời thay đổi, cuộc đời là trọn vẹn. Ông có biết điều này có nghĩa là gì không? Thật tuyệt vời…
Đâu là tiếng dội từ bên ngoài đến với ông? Người ta biết người Pháp bị suy thoái tinh thần, họ không còn tin tưởng ở các nhà lãnh đạo, ở các công ty của họ…
Khi bạn nhìn qua khung kính máy bay, khi bạn ở trong mây, bạn có cảm tưởng gì? (Im lặng) Không còn kim chỉ nam! Và rất nhiều người không muốn tự đặt câu hỏi vì sao mình đang ở đây.
Đây có phải là một trách nhiệm tập thể không?
Trách nhiệm một phần do các ký giả… cứ muốn sự nhất quán theo lối nói khéo léo không mất lòng ai… Người ta gạt đi ước muốn mong được hiểu biết. Người ta nói: “Tôi theo thời, tôi hiện đại…” Đó là sự lười biếng suy nghĩ. Một kỹ sư giỏi không bao giờ bằng lòng ở những cái mình biết. Cẩm nang để vực nước Pháp đứng thẳng dậy rất đơn giản: phải tôn trọng thực tại.
“Càng ít làm việc thì càng ít đi ra khỏi các sự việc”
Từ năm 2009 có 1 250 nhà máy ở Pháp đóng cửa. Kỹ nghệ của chúng ta có còn một tương lai khi đứng trước những nước trả lương thấp cho công nhân không?
Vấn đề không phải ở lương bổng mà những người này họ làm việc nhiều hơn chúng ta! Một người làm việc là một người xây dựng cho mình, họ có thể đem những chuyện giữ trong người mình đi ra ngoài! Càng ít làm việc thì càng ít đi ra khỏi các sự việc.
Có phải đó là câu châm ngôn của ông: “Hãy trở thành con người thật của mình”?
Câu này không phải của tôi mà của thi sĩ Pindare thời Thượng cổ. Và tôi nhớ triết gia Nietzsche cũng nói như vậy. Ông có biết câu chuyện ba người thợ đẽo đá không? Người ta hỏi họ: “Ông làm gì?” Người đầu tiên nói: “Tôi đẽo một cục đá.” Người thứ nhì nói: “Tôi tạc một bức tượng.” Người thứ ba nói: “Tôi xây một ngôi nhà thờ chính tòa.” Vậy thì bất hoặc nhà thờ lớn nhỏ gì, nếu điều đó mang lại một ý nghĩa. Bi kịch của nước Pháp là có Bộ Lao Động nhưng không có bộ việc làm! Có một sự mất ý nghĩa ở đây.
Không còn tham vọng tập thể?
Không phải vậy. Tại sao vấn đề này ở Đức lại làm được? Bởi vì họ không đấu tranh giai cấp, họ chấp nhận mặt xã hội của kinh tế thị trường. Ở Pháp thì không.
Nước Pháp cũng theo đường hướng “chính trị xã hội của thị trường”…
Quốc gia không thích tinh thần tự do và độc lập. Khi có nạn thất nghiệp xảy ra thì Tổng thống hồi đó nói: “Quý vị đừng lo. Quốc gia có tiền.” Đáng lý ông phải nói: “Quý vị phải làm việc nhiều hơn. Nếu quý vị không làm, chúng ta sẽ chết.”
Khi công ty Michelin gặp khó khăn, ông đã được quốc gia giúp đỡ.
Đúng. Nhưng chúng tôi xin họ giúp chúng tôi để chúng tôi tránh được cơn khủng hoảng chứ không chờ nó xảy ra. Chủ trương của họ thường là: “Chúng tôi chỉ có thể giúp người bệnh.”
Ông là chủ hãng Michelin 44 năm. Bây giờ các nhà quản trị thay đổi công ty mỗi ba năm. Có còn các ông chủ thật sự không?
Đương nhiên là còn! Điều đáng kể là cảm nhận có một công việc, có một thuộc về. Làm một cái gì có ý nghĩa. Đó là tầm mức mà một người chủ có thể tạo được tính hiệp nhất trong hãng. Tại sao? Bởi vì mỗi người đều muốn mình được nhận biết. Không có gì được làm mà không nhờ bàn tay con người. Người sáng chế ra lốp xuyên tâm nói với tôi: “Nếu ông không thích lốp xe hơi thì ông đi chỗ khác. Tôi cần một người chủ thích việc làm của tôi.” Và đó là điều đúng, có những nhà tài trợ không còn tin vào ý nghĩa của con người.
Và họ có quyền?
Tài chính quan trọng hơn… Khi tôi thấy ông nội của tôi sống như thế nào, tôi hiểu tiền bạc rất thuận tiện nhưng nếu mình không cẩn thận thì nó như ma túy. Ông nội của tôi nói hai chuyện mà tôi vẫn còn nghe theo: sự thật và thực tại thì lớn hơn con người và tiền bạc phải là tôi tớ phục vụ chứ không bao giờ là chủ của mình.
 FILESS300415e
Ông cũng đã làm ra rất nhiều tiền, ông dùng tiền như thế nào?
Tôi lo rất nhiều chuyện nhưng một cách kín đáo. Tôi đã không muốn và tôi không bao giờ muốn để tên tôi lên trước.
“Tiền bạc của một người chân chính thì cũng như chiếc đàn dương cầm của một danh thủ dương cầm”
Rất nhiều tài sản đã rời nước Pháp. Ông Bernard Arnault muốn có quốc tịch Bỉ để bớt đóng thuế. Ông có muốn làm như vậy không hay ông thấy đó bất xứng?
Chúng tôi cũng vậy, chúng tôi cũng đã rời nước Pháp theo một cách khác. Chúng ta không còn xuất cảng được nên phải chế tạo tại chỗ… Tuy nhiên tôi vẫn mơ mình có thể xuất cảng được như nước Đức đã làm được. Khi tôi thấy các kỹ sư trẻ Pháp không có được những gì họ có quyền có, tôi thật đau lòng, tôi không thể chịu nổi sự khinh khi này…
Ông nghĩ gì về thuế đánh 75 % trên người có lương cao?
Chuyện quái dị! Họ không ý thức mình đang giết cái gì. Khi bạn nghe một bộ trưởng thương xót một ông chủ trẻ: “Thế nào thưa ông, ông có muốn có tiền không” Tất cả lịch sử của kỹ nghệ Pháp là lịch sử của những người có tiền muốn xây một cái gì mới. Tiền bạc của một người chân chính thì cũng như chiếc đàn dương cầm của một danh thủ dương cầm”. Với nhạc sĩ Pablo Casals thì phải cho ông chiếc đàn đại hồ cầm đẹp nhất thế giới, đó là chuyện đương nhiên.
Ông không bao giờ thử làm chính trị?
Tôi thường cố gắng giải thích cho người khác biết kinh nghiệm của tôi trong lãnh vực kỹ nghệ, các sai lầm không nên làm. Nhưng trong lãnh vực chính trị, có một sự từ chối không chịu nhìn vào thực tại. Thực tế đối với họ là được bầu lại. Có một vài người không như vậy, đối với họ, đó là một sứ mạng. Cựu tổng thống Pompidou là một trong những người này. Hay Pinay, một người thực tế.
Nhưng người mà ông quý nhất có phải là tổng thống Mitterrand?
Chúng tôi có cùng tên François! Tôi mến những người quan tâm đến hiện thực và tìm cách để hiểu nó. Tổng thống Mitterrand là một nhà nhân văn lớn! Có những việc ông làm tôi không đồng ý nhưng cách ông làm việc trong đầu thì thật là đáng nể.
Nhưng tổng thống Mitterand là người của một chương trình chung, chương trình quốc hữu hóa…
Hãy nhìn cách ông giải quyết vấn đề! Ông thấy việc không chạy, ba năm sau, Fabius và ông thay đổi liền, rất nhanh.
Từ một năm nay và lần đầu tiên trong lịch sử, hãng Michelin do một người ở ngoài gia đình điều khiển…
Vậy thì sao? Trước tiên là có những người ở cấp cao, không hẳn là người trong gia đình, đã quản trị công ty Michelin. Họ có hiểu ý nghĩa của con người không? Họ có hiểu ý nghĩa của vấn đề? Họ có nghĩ khách hàng là chủ của nhà máy không? Và đó là điều trọng yếu. Xưởng và gia đình Michelin luôn luôn nhìn các sự việc để làm việc. Và cách nhìn trong lãnh vực kỹ nghệ này được ông Jean-Dominique Senard giám đốc nhà máy hiện nay chia sẻ.
Tuy vậy ông có mơ một trong các cháu của ông sẽ làm chủ công ty Michelin không?
Tôi không suy nghĩ đến những chuyện này vì không có gì khủng khiếp cho một đứa bé cho bằng việc nó cảm nhận người khác có những ý nghĩ về những gì nó sẽ làm sau này.
Francois-Michelin-est-decede_article_landscape_pm_v8
Chính ông, ông cũng được ông nội hướng dẫn để làm việc trong công ty?
Không. Ông quan sát tất cả các cháu của mình xem chúng lý luận như thế nào, chúng là người như thế nào…
Và đó là những gì ông đã làm với các cháu của ông?
Cũng gần giống như vậy.
Ông trao truyền cho chúng những gì?
Những gì tôi đã nhận từ những chuyện trọng yếu: thực tế, sự thật. Và không thể làm gì nếu không có con người, và yêu thích những gì mình làm.
Nếu bây giờ ông 20 tuổi, ông sẽ làm trong lãnh vực nào? Lốp xe hay các kỹ thuật mới?
Những gì còn lại của một đời người, dù có sự hỗ trợ của kỹ thuật, vẫn là những gì người ta học từ con người. Con người, đó là điều quan trọng nhất.
Marta An Nguyễn chuyển dịch

Năm lời khuyên để tha thứ

Năm lời khuyên để tha thứ

 - 

aleteia.org, 2016-05-21
Năm 1986, Fouad Hassoun lúc đó mới 17 tuổi đã bị mù mắt trong một cuộc tấn công ở Beyrouth, Liban. Bây giờ anh đã dịu lại, anh mời chúng ta đi theo con đường của anh: chấp nhận, đi tới và tha thứ.
 Fouad Hassoun
  1. Đừng chờ gì trả lại
Tha thứ có nghĩa là “vượt lên ơn ban”. Tha thứ phải được trao tặng một cách nhưng không. Hình ảnh người con hoang đàng trong tay người cha rất quan trọng để hiểu thế nào là điều thiết yếu. Người con hoang đàng được đón nhân không điều kiện, được mở tiệc ăn mừng. Tha thứ cho chúng ta niềm hạnh phúc tuyệt đối này, cho chúng ta ngọn lửa làm chúng ta ớn lạnh. Tha thứ là không chạm trán: “Tôi làm một bước thì bạn phải làm một bước”. Tha thứ không phải là đồng tiền trao qua đổi về, tha thứ là năng lực để có hòa bình. Tha thứ là nhưng không nhưng tha thứ mang lại rất nhiều.
  1. Hãy tha thứ hàng ngày
Tha thứ áp dụng trong những việc nhỏ cũng như trong các việc lớn. Đừng chờ để tha thứ trong những việc lớn như khi bạn bị múc mắt hay khi bị người khác tông mình. Dù trong đời sống bình thường, tha thứ không phải là một hành vi bình thường. Tha thứ nhiều lần trong ngày không phải là chuyện không đáng kể. Nó là một cái gì rất lớn, trong sự Thương Khó của Chúa Kitô, Ngài đã chứng minh cho chúng ta: “Lạy Cha, xin Cha tha cho họ vì họ không biết việc họ làm”.
  1. Hãy thay đổi cái nhìn của mình về người khác
Hãy tôn trọng như Chúa Giêsu đã thay đổi cái nhìn của mình về người thanh niên giàu có: “Ngài nhìn anh và động lòng thương”. Để có thể sẵn sàng tha thứ thì phải tìm hiểu vì sao người kia đã làm như vậy. Sự dữ vẫn là sự dữ, nhưng tha thứ không làm chúng ta rơi vào tình trạng dửng dưng, nó làm cho chúng ta dính dáng đến người kia. Tha thứ mà không tôn trọng chỉ là thái độ hạ cố ban ơn. Tha thứ với tấm lòng tôn trọng là công chính.
  1. Hãy tin tưởng ở bạn
Tha thứ không phải chỉ là một đòi hỏi của kitô giáo, nó là bản chất của con người, giống như khóc và cười. Mọi người ai cũng có thể làm được, chỉ cần tin vào đó.
  1. Hãy diễn tả lòng tha thứ của bạn
Có ý muốn tha thứ và có hành vi tha thứ. Cả hai đều tốt nhưng không thể chỉ dựa vào ý muốn. Phải qua hành động. Mỗi người diễn tả như họ cảm nhận, bằng lời nói, bằng ánh mắt nhìn. Tùy theo hoàn cảnh, đôi khi nên diễn tả bằng im lặng. Nhưng tha thứ phải được nói lên và nếu có thể được, với người can dự đến.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Hy vọng và giữ can đảm!

Hy vọng và giữ can đảm!

  - 

aleteia.org, Herveline Urcun, 2016-05-25

Làm sao giúp những người đồng tính đi trên con đường kitô và theo giáo huấn của Giáo hội?

 Hy vọng và giữ can đảm
Từ hai năm nay, tại Pháp có một nhóm nhỏ đề xuất với những người đồng tính theo kinh nghiệm của tổ chức Can Đảm. Năm 1980, tại thành phố New York, theo lời yêu cầu của Đức Hồng y Cooke, linh mục John F. Harvey đã thành lập một tiến trình gọi là Can Đảm. Tác phẩm nổi tiếng này được được dịch ra tiếng Pháp: Lôi cuốn đồng tính: tháp tùng họ (Nhà xuất bản Emmanuel, 3-2015). Từ khi thành lập, nhóm này đã lớn lên và có các biến đổi để trở thành sứ vụ tông đồ quốc tế cho đến ngày nay.
Can Đảm, lắng nghe người đồng tính
Việc thành lập nhóm này ở Pháp là một chuỗi gặp gỡ được Chúa quan phòng giữa những người rất khác nhau, nhưng lại làm việc cùng một chiều với nhau. Bà Mili Hawran trước đây theo đạo tin lành, bà rất năng động trong cộng đoàn của mình và đặc biệt nhiệt tình đón nhận các người đồng tính. Bà trở lại đạo công giáo, bà ngạc nhiên thấy đạo công giáo thiếu các đề xuất trong việc tháp tùng ở lãnh vực này. Nhiều năm trôi qua nhưng ước muốn sâu đậm được làm việc tông đồ vẫn ăn sâu trong lòng bà. Song song vào đó, linh mục Louis-Marie Guitton ở đầu mút bên kia nước Pháp cũng đã ấp ủ vấn đề này từ lâu.
Cả hai gặp nhau và cùng có ý tưởng đi hành hương ở Rôma để tiếp xúc với các thành viên của tổ chức Can Đảm Quốc tế. Và đó là thiện hướng cần thiết để thành lập một nhóm nhỏ đầu tiên ở địa phận Fréjus-Toulon, và chương trình này đã được Đức Giám mục Rey đồng ý.
Và thế là các cuộc gặp gỡ đã đưa đến việc thành lập nhóm Can Đảm Pháp. Linh mục Philippe de Maistre là linh mục tuyên úy của nhóm, buổi họp đầu tiên của nhóm là vào một cuối tuần năm 2015.
Một mục đích, đi trên con đường thánh thiện
Can Đảm Pháp có 12 thành viên ở Paris trên 25 đến 30 thành viên ở khắp nước Pháp. “Như sợi dây của những người leo núi: các thành viên nâng đỡ nhau trong lời cầu nguyện, trong tình bạn khiết tịnh để cùng nhau đi đến một đỉnh: thánh thiện”, một trong các thành viên nói. Và đúng là ước muốn được đi trên con đường thánh thiện trong tình yêu Chúa Kitô đã là động lực giúp các thành viên tham dự nhóm. Mỗi 15 ngày, họ họp nhau, cùng chia sẻ, cùng tiến bộ theo 12 bước của tiến trình Can Đảm. Mỗi năm có hai buổi tĩnh tâm vào cuối tuần để họ kết hiệp hơn với đời sống cầu nguyện.
Một tiến trình vào mùa hè ở Paray-le-Monial
Vài tháng sau buổi gặp gỡ đầu tiên, cộng đoàn Emmanuel đề nghị một chỗ cho nhóm Can Đảm trong các khóa hè ở Paray-le-Monial và đề xuất khả năng mời các người về dự hội ở đây tham dự. Trong tinh thần giữ hoàn toàn kín đáo và khoan dung, bảy mươi người đến đây vài ngày để kể câu chuyện đời họ trong thành phố của Trái tim Chúa.
Vài ngày cùng nhau tiến bộ để đi đến một chân trời do Giáo hội đề nghị và thử tìm hiểu trọn vẽ đẹp trong tính tận căn của nó. Vì đây là tháp tùng các người đồng tính tiến đến sự thánh thiện, trên con đường Giáo hội dành cho họ, đó là con đường khiết tịnh và tiết chế.
Tiến trình Paray-le-Monial đón tiếp tất cả những người có những vấn đề này, dù trực tiếp hay không. Mỗi người đến với các vết thương, với quá trình, với câu chuyện đời của mình. Một khóa nghỉ ngơi? Chắc chắn là không! Nhưng thành quả thì được phân phối rộng rãi cho tất cả, “tất cả đều ra về với tấm lòng thanh thản mới, dù câu chuyện đời họ có như thế nào”, bà Mili cười nói.
Mùa hè này, nhóm Can Đảm sẽ có mặt lần thứ nhì trong các khóa từ 12 đến 15 tháng 8-2016. Khóa mở ra cho tất cả mọi người: các người đồng tính, gia đình, bạn bè, những người tháp tùng…
Và một điều không nghi ngờ gì, ơn sủng tiếp tục tuôn xuống đầy tràn!
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

VUI HỌC THÁNH KINH THÁNG SÁU



VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNG SÁU







Tháng sáu
Giáo Hội dành để tôn kính
Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Mục VUI HỌC THÁNH KINH
xin gởi đến quý Anh Chị chủ đề về Tháng Thánh Tâm và các tông đồ của Chúa Giêsu.


TIN MỪNG
Tin mừng thánh Gioan 19,31-37

Đức Giê-su bị lưỡi đòng đâm thâu



31 Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thập giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Phi-la-tô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống.32 Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Giê-su.33 Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người.34 Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.35 Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin.36 Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập.37 Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.




31 Now since it was preparation day, in order that the bodies might not remain on the cross on the sabbath, for the sabbath day of that week was a solemn one, the Jews asked Pilate that their legs be broken and they be taken down.

32 So the soldiers came and broke the legs of the first and then of the other one who was crucified with Jesus.

33 But when they came to Jesus and saw that he was already dead, they did not break his legs,34 15 but one soldier thrust his lance into his side, and immediately blood and water flowed out.

35 An eyewitness has testified, and his testimony is true; he knows 16 that he is speaking the truth, so that you also may (come to) believe.

36 For this happened so that the scripture passage might be fulfilled: "Not a bone of it will be broken."

37 And again another passage says: "They will look upon him whom they have pierced."




I. HÌNH TÔ MÀU



*Chủ đề của hình ảnh này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

* Bạn hãy viết lại câu Tin mừng thánh Gioan 19,34
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


II. TRẮC NGHIỆM
THÁNG THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

01. Nhìn vào ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta thấy những gì?
a. Có ngọn lửa nơi trái tim.
b. Trên trái tim có Thánh giá.
c. Có mão gai bao quanh trái tim.
d. Cả 3 đều đúng.

02. Để truyền bá việc tôn thờ Trái Tim Chúa, Chúa Giêsu đã nhờ ai?
a. Nữ tu Lucia.
b. Nữ tu Faustina.
c. Nữ tu Margarita Maria Alacoque.
d. Nữ tu Bernadette.

03. Đây là những đặc ân mà Chúa Giêsu hứa ban cho những ai tôn thờ Trái Tim Chúa.
a. Cha sẽ ban ơn hòa thuận xuống trên gia đình họ.
b. Cha sẽ yên ủi họ trong lúc gian khổ.
c. Nhờ kết trái tim Cha, linh hồn nguội lạnh sẽ nên sốt sắng.
d. Cả a, b và c đúng.

04. Đức Giáo Hoàng nào đã chính thức thiết lập lễ Thánh Tâm trong toàn Giáo Hội? (simonhoadalat.com)
a. Đức Piô IX
b. Đức Gioan XXIII.
c. Đức Piô XII.
d. Đức Gioan Phaolô II.

05. Vị linh mục đã cổ võ lòng tôn sùng Thánh Tâm đầu tiên là ai? (simonhoadalat.com)
a. Thánh Gioan Eu-đê
b. Thánh Gioan Thánh giá.
c. Thánh Gioan Maria Vianney.
d. Thánh Phanxicô Assisi.

06. Thánh sử nào đã trình thuật cho chúng ta biết 1 người lính đã lấy lưỡi đòng đâm cạnh sườn Đức Giêsu?
a. Thánh sử Mátthêu
b. Thánh sử Máccô
c. Thánh sử Luca
d. Thánh sử Gioan

07. Trong tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, có ngày lễ Thánh Tâm và ngày này đã trở thành ngày gì?
a. Ngày Thánh hóa các linh mục.
b. Ngày cầu nguyện cho Ơn thiên triệu.
c. Ngày cầu nguyện cho hòa bình.
d. Ngày cầu nguyện cho các bệnh nhân.

08. Đức Giáo Hoàng nào đã ra sắc công nhận tháng sáu dâng kính Trái Tim Chúa Giêsu? (simonhoadalat.com)
a. Đức Piô IX
b. Đức Gioan XXIII
c. Đức Piô XII
d. Đức Lêô XIII

09. Đây là tháng Giáo Hội dành để mời gọi con người nhớ lại tình yêu của Chúa, 1 tình yêu tự hiến, hy sinh và hoàn toàn vô vị lợi.
a. Tháng năm
b. Tháng sáu
c. Tháng bảy
d. Tháng tám

10. Vị tông đồ đã chứng kiến việc Chúa Giêsu bị lưỡi đòng đâm thâu. (Ga 19,31-37)
a. Tông đồ Phêrô
b. Tông đồ Tôma
c. Tông đồ Gioan
d. Tông đồ Giuđa




III. Ô CHỮ
VUI HỌC THÁNH KINH THÁNG SÁU
CÁC TÔNG ĐỒ

  


 Những gợi ý

01.   Người thành Bếtxaida, cùng quê với thánh Anrê và thánh Phêrô, được Chúa Giêsu kêu gọi và đi theo Ngài. Không chỉ đến với Chúa một mình, ông tìm gặp Nathanaen và cả hai đã đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế như Môsê cùng các tiên tri nói tới. Vị ấy tên là gì ? (Ga 1,42-45)

02.  Chúa Giêsu đã kêu gọi một người thu thuế theo làm môn đệ của Ngài. Người ấy tên là gì ? (Mc 2,14)

03.  Vua Hêrôdê Ácrippa I cấm đạo gay gắt đã bắt tù các thánh tông đồ và đã cho trảm quyết một vị tông đồ của Chúa. Vị được phúc tử đạo đầu tiên ấy tên là gì ? (Cv 12,1-2)

04.  “Anh em thân mến, phần anh em, hãy tài bồi cho nhau, nhờ đức tin chí thánh của anh em, hãy cầu nguyện trong Thánh Thần, hãy canh giữ lấy mình trong lòng mến của Thiên Chúa, ngóng đợi ơn thương xót của Chúa chúng ta, Đức Giêsu Kitô, cho đến sự sống đời đời”.  Đây là lời khuyên của ai ?  (Gđ 20)

05.   Trước lúc sinh thì, trên cây Thánh giá, Chúa Giêsu đã trao phó Mẹ Ngài cho ai ? (Ga 19,25-27)
     
06.  Thời Chúa Giêsu, có một nhóm người lấy tên “Nhiệt Thành”, để chỉ họ là những người nhiệt thành với đường lối Chúa. Họ trông ngóng Thiên Chúa gởi đến cho họ vị Mesia. Họ nghĩ vị Mesia là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự như Đavít hay Giuđa Mấccbê, người sẽ dẹp tan mọi kẻ thù của Itraen. Nhóm Nhiệt thành tẩy chay mọi thoả hiệp với kẻ địch và nhiều khi họ lập các đơn vị xung kích để đánh quân La Mã.  Trong số 12 tông đồ của Chúa, có một vị  thuộc nhóm Nhiệt thành này. Vị ấy tên là gì ? (Mt 10,4ss)

07.  Khi bị treo trên Thánh giá, trong đau khổ cùng cực, Ngài vẫn một lòng yêu thương nhân loại và cầu nguyện cùng Chúa Cha rằng:  “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”.  Lời cầu nguyện này của ai ? (Lc 23,34)

08.  Trong danh sách các tông đồ của Chúa, có một người được gọi là Đyđymô. Đó là tên gọi của tông đò nào ? (Ga 11,16)

09.  Trước đông đảo dân chúng, Đức Giêsu bảo các tông đồ hãy cho họ ăn. Một trong các tông đồ đã thưa với Thầy: “Ở đây có một em bé có năm cái bánh lúa mạch và hai con cá nhỏ, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu”.  Người ấy là tên là gì ? (Ga 6,1-9)
           
10.  Sau khi Chúa Giêsu sống lại, Người đã hỏi ông ba lần: “Con có yêu mến Thầy không?”. Và ông đã đáp lại: “Lạy Chúa, Chúa hay biết mọi sự, Chúa biết con yêu mến Chúa.” Đáp lại, Chúa Giêsu đã trao cho ông sứ mạng mục tử là chăn dắt đoàn chiên của mình. Vị tông đồ này tên là gì ? (Ga 21,16..)
     
11.  Người trong số các tông đồ của Chúa Giêsu đã đi gặp các thượng tế để “bán” Thầy lấy 30 đồng bạc tên là gì ?  (Mt 26,14)
           
12.  Ngôn sứ Agabô đã tiên đoán rằng người này sẽ bị trói và nộp vào tay dân ngoại ở Giêrusalem. Người này tên là gì ?  (Cv 21,10..)

13.  Tại Công đồng Giêrusalem, ngài đã lên tiếng nói rằng: “Tôi xét là không được phiền nhiễu người ngoại quay về với Thiên Chúa, song chỉ biên thư dạy họ kỵ hẳn: đồ nhơ uế bởi tà thần, dâm bôn, thịt ngột và máu huyết”.  Đây là lời của ai ? (Cv 15,19)
             
14.  Khi Giuđa mất đi, Tông đồ đoàn mất đi một người, thánh Phêrô đã nói với anh em rằng : “Phải chọn thêm một người để cùng với chúng ta làm chứng cho sự sống lại của Đức Giêsu”. Và ông đã được liệt vào hàng với Mười một tông đồ. Người được chọn tên là gì ? (Cv 1,15..)
     
15.  Tông đồ Philipphê đã gọi ông Nathanaen đến gặp Chúa và ông Nathanaen trở nên một tông đồ của Chúa. Ông Nathanaen còn được gọi tên là gì ? (Ga 1,43ss)

  

IV. THỬ TÀI
A. THỬ TÀI NHỚ

Các bạn hãy đọc kỹ danh sách các tông đồ của Chúa Giêsu để có thể trả lời những câu hỏi sau:

01.  Tông đồ Phêrô (Ga 6,60..)         
02.  Tông đồ Anrê (Ga 1,40)
03.  Tông đồ Giacôbê (Cv 12,1-2)
04.  Tông đồ Gioan (Ga 13,23)
05.  Tông đồ Philipphê (Ga 6,1-13)
06.  Tông đồ Batôlômêô (Ga 1,45-51)
07.  Tông đồ Tôma (Ga 20,24..)
08.  Tông đồ Matthêu (Mt 9,9ss)
09. Tông đồ Giacôbê tông đồ,
         (quen gọi là thánh Giacôbê Hậu) (Gia 2,26)
10.  Tông đồ Giuđa Tađêô (Gđ 18-19)
11.  Tông đồ Simon (Mt 10,4ss)
12Tông đồ Giuđa Ítcariốt (Lc 22,47-53)
13.  Tông đồ Matthia (Cv 1,13..)
14.  Tông đồ Phaolô tông đồ dân ngoại (Cv 9,1..)


A. Có bao nhiêu tông đồ gồm 5 mẫu tự.
B. Có bao nhiêu tông đồ bắt đầu bằng mẫu tự G.
C. Có bao nhiêu tông đồ có mẫu tự A.
D. Có bao nhiêu tông đồ có 3 mẫu tự trùng nhau.



B.TÌM TỪ KHÁC NHÓM

Chỉ có một từ trong nhóm mẫu tự dưới đây có thể sắp xếp lại để tạo ra tên của một tông đồ.

CAIN
AMOT
MOSE
HOSE
XILA
LUCA
MINA



V. CÂN NÃO
A. HÃY CÙNG ĐỌC GIESU




CHÚA GIÊSU
Đấng Cứu Chuộc nhân loại.

Có tất cả bao nhiêu cách đọc được từ GIÊSU từ những chữ cái đứng cạnh nhau trong hình vẽ trên ?

Ai yêu mến Thầy,
thì sẽ giử lời Thầy.
Ga 14,22

B. CHIA 1 THÀNH 4 : CÁC TÔNG ĐỒ

Ô chữ này được chia làm 4 phần bằng nhau. Mỗi phần nhỏ là 1 nhân vật 5 chữ cái. Bạn hãy xem đó là những tông đồ   nào ?


Những gợi ý

01.  Tại Caphácnaum, trong diễn từ Bánh đem lại sự sống, giáo lý này làm chói tai nhiều người và họ đã bỏ đi. Thấy vậy, Chúa hỏi nhóm mười hai:   “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?”  Một tông đồ liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy, chúng con sẽ đi với ai?  Thầy có những lời đem lại sự sống đời đời”.  Người tông đồ này tên là gì ? (Ga 6,60..)
     
02.  Tại bữa Tiệc ly, người môn đệ đã để đầu tựa vào ngực Chúa Giêsu tên là gì ? (Ga 13,23)
     
03.  Thời Chúa Giêsu, có một nhóm người lấy tên “Nhiệt Thành”, để chỉ họ là những người nhiệt thành với đường lối Chúa. Họ trông ngóng Thiên Chúa gởi đến cho họ vị Mesia. Họ nghĩ vị Mesia là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự như Đavít hay Giuđa Máccabê, người sẽ dẹp tan mọi kẻ thù của Ítraen. Nhóm Nhiệt thành tẩy chay mọi thoả hiệp với kẻ địch và nhiều khi họ lập các đơn vị xung kích để đánh quân La Mã.  Trong số 12 tông đồ của Chúa, có một vị  thuộc nhóm Nhiệt thành này. Vị ấy tên là gì ? (Mt 10,4ss)
           
04.  Người tông đồ đã dùng cái hôn để nộp Thầy mình cho kẻ thù tên là gì ? (Lc 22,47-53)

       
VI. CÂU KINH THÁNH HỌC THUỘC LÒNG :

Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. 
Tức thì, máu cùng nước chảy ra.

Tin mừng thánh Gioan 19,34

NGUYỄN THÁI HÙNG

LỜI GIẢI ĐÁP
VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNG SÁU

I. HÌNH TÔ MÀU
*Chủ đề :
Chúa Giêsu bị lưỡi đòng đâm thâu.

* Tin mừng thánh Gioan 19,34:

Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.

II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM
THÁNG THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

01. d. Cả 3 đều đúng.
02. c. Nữ tu Margarita Maria Alacoque.
03. d. Cả a, b và c đúng.
04. a. Đức Piô IX (1865) (simonhoadalat.com)
05. a. Thánh Gioan Eu-đê (1680) (simonhoadalat.com)
06. d. Thánh sử Gioan (Ga 19,31-37)
07. a. Ngày Thánh hóa các linh mục.
08. d. Đức Lêô XIII (1899) (simonhoadalat.com)
09. b. Tháng sáu
10. c. Tông đồ Gioan(Ga 19,31-37)

III. Lời giải đáp Ô CHỮ
VUI HỌC THÁNH KINH THÁNG SÁU
CÁC TÔNG ĐỒ

01.  Thánh Philipphê (Ga 1,42-45)
02.  Thánh Matthêu (Mc 2,14)
03.  Thánh Giacôbê (Cv 12,1-2)
04.  Thánh Giuđa Tađêô (Gđ 20)
05.  Thánh Gioan (Ga 19,25-27)
06.  Thánh Simon (Mt 10,4ss)
07.  Đức  Giêsu  (Lc 23,34)
08.  Thánh Tôma (Ga 11,16)
09.  Thánh Anrê (Ga 6,1-9)
10.  Thánh Phêrô (Ga 21,16..)
11.  Giuđa Ítcariốt (Mt 26,14)
12.  Thánh Phaolô (Cv 21,10..)
13.  Thánh Giacôbê (Cv 15,19)
14.  Thánh Matthia (Cv 1,15..)
15.  Thánh Batôlômêô (Ga 1,43ss)


IV. Lời giải đáp THỬ TÀI
A. THỬ TÀI NHỚ

A.
01. Tông đồ Phêrô
02. Tông đồ Gioan
03. Tông đồ Giuđa
04. Tông đồ Simon
05. Tông đồ Giuđa

B.
01. Tông đồ Giacôbê
02. Tông đồ Gioan
03. Tông đồ Giacôbê tông đồ,
(quen gọi là thánh Giacôbê Hậu)
04. Tông đồ Giuđa Tađêô
05. Tông đồ Giuđa Ítcariốt

C.
01. Tông đồ Anrê
02. Tông đồ Giacôbê
03. Tông đồ Gioan
04. Tông đồ Batôlômêô
05. Tông đồ Tôma
06. Tông đồ Matthêu
07. Tông đồ Giacôbê tông đồ, (quen gọi là thánh Giacôbê Hậu)
06. Tông đồ Giuđa Tađêô
09. Tông đồ Giuđa Ítcariốt
10. Tông đồ Matthia
11. Tông đồ Phaolô tông đồ dân ngoại

D.
01. Tông đồ Philipphê
02.  Tông đồ Batôlômêô

B. Lời giải TÌM TỪ KHÁC NHÓM

TOMA



V. Lời giải đáp CÂN NÃO
A.  HÃY CÙNG ĐỌC GIÊSU

Mỗi chữ G trong hình đã cho đều liền kề với 4 chữ I, mà mỗi chữ I  lại liền kề với 3 chữ E, trong đó :
     * 1 chữ E liền kề với 7 cụm SU;
     * 2 chữ E còn lại liền kề với 4 cụm SU. Vậy số cách để đọc được từ GIESU trong hình trên là : 4 x ( 7 + 8 ) = 60 cách.


B. Lời giải đáp
CHIA 1 THÀNH 4 : CÁC TÔNG ĐỒ

01.  Tông đồ  Phêrô(Ga 6,60..)
02.  Tông đồ  Gioan (Ga 13,23)
03. Tông đồ Simon (Mt 10,4ss)
04. Tông đồ Giuđa (Lc 22,47-53)



NGUYỄN THÁI HÙNG




BÀI ĐỌC THÊM



TRÁI  TIM  CHÚA  GIÊSU


Tháng kính Thánh Tâm Chúa


     Giáo hội muốn dùng cả tháng sáu này để giáo hữu tôn sùng trái tim Chúa Giêsu trong lòng và bằng những việc thờ phượng bên ngoài để tỏ lòng tôn sùng và phạt tạ Thánh Tâm Chúa vì những sự vô ơn tệ bạc loài người đã làm cho Chúa. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về Trái Tim Chúa để rút ra bài học thực hành cho đời sống chúng ta.

I. LỊCH SỬ THÁNG THÁNH TÂM CHÚA.

     Khi Chúa trỏ trái tim Người ra cho bà thánh Maria Margarita Alacoque thì bà thấy sốt sắng kính mến Chúa hết sức và hằng tìm mọi cách để tăng thêm lòng kính mến ấy lên hơn nữa.

     Một hôm, sau khi rước lễ bà ước ao rằng : giá dâng một tháng nào để kính thờ rất thánh Trái Tim Chúa thì rất hay và hợp lý lắm. Bà đem ý nghĩ ấy trình bầy với Đức Giám mục thành Paris. Đức Giám mục luận lý rằng : yêu mẹ thì phải kính con. Chúng ta đã có tháng kính Đức Mẹ thì tại sao lại không có tháng kính Đức Chúa Giêsu, nhất là Người mới hiện ra truyền phải kính mến trái tim Người, thì ý nghĩ lập một tháng để kính Người phải là ý nghĩ Người muốn. Tuy nhiên,  Đức Giám mục cũng chỉ ưng thuận trên nguyên tắc và cho phép nhận tháng sáu để làm việc ấy trong dòng của bà thôi.

     Công việc đã bắt đầu đem lại nhiều ơn  ích, nên ngài lại ban phép cho giáo dân trong địa phận Ngài đuợc làm theo. Rồi việc dâng kính tháng sáu ấy đã lan ra nhiều nước, nên năm 1899 Đức Giáo hoàng Lêô XIII đã ra sắc công nhận việc ấy, đồng thời làm thêm ba ngày nữa là 33 ngày để kính 33 năm Chúa sống ở thế gian.

     Cách thức kính tháng này không nhất định. Tại Paray-le-Moniale chị em ăn chay kiêng thịt và cầu nguyện nhiều giờ hơn trong tháng sáu, ấy là chưa kể việc làm giờ thánh vào đêm thứ năm sang ngày thứ sáu đầu mỗi tháng như ý Chúa muốn khi hiện ra nói rõ với thánh Margarita.
                (Nguyễn duy Tôn, Cây đòng vấy máu, 1973, tr 101-102)

     Đến đây ta lại thắc mắc đặt câu hỏi : tại sao không kính thờ óc, miệng, mắt , cạnh nương long hay đầu gối Chúa Giêsu  như người Hồi giáo thờ cái râu của Đức Mahomed, màø lại tôn thờ trái tim Chúa ?

     Câu trả lời trước tiên phải nói là chính Chúa Giêsu muốn vậy khi Người hiện ra nói rõ cho bà thánh Margarita biết về nguyện ước đó.

     Câu trả lời thứ hai là : trái tim là trung tâm điểm của tình yêu, trái tim tượng trưng cho tình yêu, mà thánh Gioan tông đồ nói : Thiên Chúa là tình yêu, nên nói tới tình yêu Chúa thì chúng ta liên tưởng ngay tới trái tim Chúa Giêsu.  Ai còn hồ nghi về tình yêu của Chúa đối với chúng ta ? Chúa đã nói : không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người chết cho người mình yêu. Vậy nếu Chúa Giêsu đã chịu chết trên thánh giá để cứu chuộc nhân loại và cách riêng cho chúng ta, thì ai trong chúng ta còn hồ nghi về tình yêu ấy ? Để đáp lại trái tim đã thương yêu chúng ta vô ngần, chúng ta cũng phải yêu trái tim ấy vì “có đi có lại mới toại lòng nhau” !

II. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÁI TIM .

1.   Mô tả trái tim.

Đáng lẽ chúng ta cần mô tả trái tim để tìm hiểu một cách tỉ mỉ hơn nhưng đứng về mặt
sinh lý và khoa học  thì hầu hết chúng ta đã có quan niệm tổng quát về trái tim rồi.  Chúng ta chỉ cần nói rằng trái tim là nguồn phát máu đi nuôi thân thể con người, khi nào trái tim ngừng đập, lúc ấy không còn sự sống nữa.  Trái tim làm việc kinh khủng để cung cấp máu, không hề nghỉ một giây phút, từ lúc con người sinh ra cho đến lúc chết.  Tính ra mỗi phút trái tim chuyển được 10 lít máu, mỗi giờ được 600 lít, một ngày được 14.000 lít, một năm được 5.110.000 lít.  Và nếu ai sống được 60 tuổi thì trái tim đã làm việc để chuyển đi được 30.000.000 lít máu.  Một ngày, tim đập được 100.000 lần, có một sức mạnh tổng cộng có thể nâng được một toa xa hỏa nặng 45 tấn lên cao một mét.  Thật là quả tim có sức mạnh phi thường, không ai ngờ được.

2.   Trái tim cần thiết cho đời sống.

Theo một tờ báo chuyên về khoa học ở Mỹ cho biết, bác sĩ Kerbank có thể làm cho  người
chết hồi sinh được. Ông thay một quả tim tươi trong bộ ngực của người mới tắt thở hay là chích máu tươi vào trong quả tim vừa ngưng đập.

     Theo sự nghiên cứu của nhiều bác sĩ, khi người ta vừa tắt thở, quả tim thôi đập, thân thể trở nên lạnh ngắt và cứng đờ. Máu từ mầu đỏ biến ra mầu đen sậm, đoạn thành ra mầu trắng bệch.

     Hồi năm ngoái (1956 ?), bác sĩ đã chữa bệnh trong ba nhà thương tại New YorkChicago. Ông đã cứu được lối 225 người vừa chết hay là chết dưới hai giờ đồng hồ sống lại. Trong số những người được bác sĩ cứu sống, có một ông lão quá lục tuần.

     Người ta chứa sẵn những quả tim tươi của những người thanh niên chết vì sự rủi ro, tai nạn xe cộ, những tên tù vừa bị xử tử và những người vừa mới chết. Có điều quan hệ là những người đau gần chết hứa chịu hiến trái tim của mình cho khoa học xử dụng.

     Nếu gặp trường hợp của những người đau tim, bác sĩ Kerbank chỉ có việc chích lấy hết chất máu ở trong quả tim của người đó ra. Sau đó, ông tìm chất máu tốt của một quả tim ướp sẵn để thay vào trong quả tim của người vừa mới chết, không cần đến thuật giải phẫu. Theo lời bác sĩ Kerbank, trong số 100 bệnh nhân, có 90 người bị thiếu máu trong tim.

     Người ta hy vọng áp dụng phương pháp của bác sĩ để cứu thoát nhiều người bệnh sắp chết hay chết dưới hai giờ đồng hồ. Bác sĩ lại cho biết ông sẽ khám nghiệm những người còn trẻ tuổi mắc bệnh yếu tim, đau tim. Ông sẽ dùng khoa giải phẫu để cắt bỏ trái tim xấu và thay một quả tim mạnh vào. Người đó sẽ sống tới 100 tuổi hay hơn nữa. Tóc của anh ta không bị bạc, răng không bị rụng, không nhăn da và máu huyết vẫn hồng hào, đi đứng mạnh mẽ như người mới tứ tuần.
                (Trích báo Đời Mới, số 87, tr 29)

3.   Ảnh hưởng của trái tim.

Óc là trung tâm điểm của đời sống lý trí, còn tim là trung tâm của đời sống tình cảm.
Nhưng trong thực tế, trong mọi sinh hoạt của con người, bao giờ cũng có phần tham dự của quả tim hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp.

     Nhiều khi tiếng nói của lý trí không thắng nổi được tiếng nói của con tim vì quả tim có lý lẽ riêng của nó (theo Blaise Pascal). Bao giờ lý trí cũng bị quả tim chi phối hoặc ít hoặc nhiều. Nhưng ta có thể nói : người ta hay hành động theo tiếng nói của con tim vì nếu người ta cứ sống theo lý trí thì chẳng ai dại gì mà phạm tội, chẳng dám làm gì hại cho mình, đúng như lời nhà hiền triết Socrate đã nói :”Không ai cố tình làm điều gì xấu”. Như thế có nghĩa là nếu theo đúng tiếng nói của lương tâm, của lý trí thì không ai cố tình làm điều gì xấu, nhưng vì người ta bị mù quáng bởi sức lôi kéo của con tim mà làm điều xấu.

     Trong lịch sử, chúng ta thấy còn để lại biết bao gương của những người thuộc loại tai to mặt lớn đã bán cả danh giá, bán cả cuộc đời, bán cả cái chết ô nhục bỉ ổi, chỉ vì chỉ biết nghe theo tiếng gọi của con tim mà mù quáng trước tiếng nói của lý trí, của lương tâm.

     Đọc Tam quốc chí, chúng ta thấy có ba vị anh hùng đã lập nên ba nước theo thế chân vạc : nước Ngụy, nước Ngô và nước Thục do Tào Tháo, Tôn Sách (và Tôn Quyền) và Lưu huyền Đức. Theo sử để lại, chúng ta thấy những vị đó là những người biết sống, biết trọng cái danh dự của mình, biết thương dân yêu nước, dám hy sinh thân mình để bảo vệ... Nhưng than ối ! Về sau này Lưu Thiện thế Lưu Bị cai trị nước Thục, Tôn Hưu cai trị nước Ngô đã sống một đời gian dâm vô độ, người nhu nhược, tâm trí mù quáng, không còn biết gì đến dân nước. không biết tới chính sự, không còn biết mở mắt ra lắng tai nghe những lời can gián của các bậc trung thần.mà chỉ biết chúi đầu vào tửu sắc, vào những đam mê thấp hèn, để sau cùng phải dâng nước đầu hàng vua Ngụy Tấn võ Đế (Tư mã Viêm) một cách nhục nhã.

     Con người ai cũng biết yêu, không yêu kể như đã chết rồi.  Người ta định nghĩa : người là con vật biết yêu. Sắt đá lạnh nhạt, giết người trong các lò sát sinh dã man ghê rợn, như Himmler, con hùm xám của Đức quốc xã, vậy mà Heinrich Himmler, trước khi uống thuốc độc tự tử (tháng 5 năm 1945) cũng đã để lại 300 bức thư tình lâm ly thắm thiết, tỏ rõ con người ướt át cuồng si. Đã là người, dù sang hèn, giầu nghèo, là em gái hậu phương hay anh trai tiền tuyến, tất cả đều mang trong dòng máu, trong thớ thịt, trong hơi thở một tình yêu sâu xa, khi ẩn khi hiện.

     Theo Dante, tình thương ở trung tâm vạn vật, vì là nguyên tắc sáng tạo mọi vật.  Dante nói:”Tình thương làm cử động mặt trời và mọi tinh tú”.

     Đúng vậy, chính vì tình yêu của Chúa đối với ta mà Người đã bỏ trời xuống thế, làm lay chuyển cả trời và đất, để cho đất trời se chữ đồng.  Thánh Augustinôâ nói :”Tình yêu có sức mạnh ghê gớm đến nỗi nó kéo ta đi đâu thì ta phải đi đấy”.  Kinh Thánh cũng nói :”Tình yêu mạnh hơn sự chết”.   Vì thế trong đời sống chúng ta, tình yêu là một vấn đề quan trọng lắm, chính tình yêu sẽ chi phối mọi công việc chúng ta, chi phối cả con người chúng ta, nên phải biết điều khiển con tim, phải biết yêu vì thánh Augustinô đã nói :”Yêu ai thì nên giống người đó : yêu đất thì trơ nên đất, yêu Chúa thì trơ nên Chúa”.

III. TRÁI TIM CHÚA GIÊSU.

1.   Chúa kêu mời.

Cách đây gần 300 năm, Chúa Giêsu đã hiện ra nhiều lần với thánh nữ Margarita. Khi hiện
ra lần thứ hai, Chúa đã mở ngực ra và chỉ trái tim Người như một tòa lửa sáng rực hơn mặt trời, trong suốt như thủy tinh, chung quanh có vòng gai và trên cùng là thánh giá.Thánh nhân kể : Chúa đã cho tôi biết lòng Chúa nóng nảy khát khao được nhân loại mến yêu, và Người muốn giải thoát nhân loại khỏi vòng trụy lạc.  Vì thế, Chúa có ý trỏ trái tim Người cho nhân loại, trái tim chan chứa tình yêu, đầy tràn ân sủng và sự cứu rỗi.

     Lần khác, đang sốt sắng chầu Mình Thánh Chúa, Margarita lại được xem thấy Chúa, toàn thân Người sáng láng vinh quang với năm vết thương chói lòa như vầng đông, và nhất là trái tim đáng kính của Chúa tựa như lò than hồng. Chúa đã thông cảm cho thánh nữ biết những việc lạ lùng khôn tả của tình yêu Chúa và Người đã yêu nhân loại vô ngần.  Thế mà Chúa đã nhận được những gì ?  Chúa chỉ nhận được những vô ân tệ bạc !

     Thật thế, Chúa đã yêu thương loài người hết cách, đến tuyệt độ, đến chết trên thập giá, ta thấy Chúa hằng giang tay ra ngày đêm như muốn ôm cả nhân loại vào lòng. Chúa nghiêng đầu cúi xuống như tha thiết kêu gọi người ta trở về cùng Chúa.  Trái tim Người mở toác ra để chứng tỏ lòng yêu thương không bờ bến. Tình yêu thương vô cùng ấy chưa được nhận biết, Người Yêu chí thánh ấy chưa được yêu lại mà còn bị khinh dể và phản bội nhiều lắm. Kìa,  chúng ta thấy còn hàng tỉ người chưa nhận biết Cúa, còn biết bao bao kẻ tội lỗi khô khan còn xúc phạm đến Chúa.

2.   Ta đáp trả.

Chúa Giêsu đã yêu ta trước vì từ đời đời Chúa đã thương ta nên mới dựng nên ta, chúng ta
là sản phẩm của tình yêu Chúa. Đáp lại,  chúng ta phải biết tha thiết yêu Chúa vì tình yêu bao giờ cũng phải song phương, phải cho đi rồi lấy lại vì “có đi có lại mới toại lòng nhau”.  Những người yêu thì tìm đến với nhau, Chúa yêu nên đã tìm đến với ta, ta yêu nên ta tìm đến với Chúa vì người ta nói :”Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” (similis similem quaerit).

     Chúa yêu ta nên đã chết trên thập giá cho ta. Người còn tỏ tình yêu ra bằng cách để người lính đâm lưỡi đòng thâu qua cạnh nương long để cho nước và máu chảy ra để rửa sạch tội lỗi và nước giải khát cho linh hồn chúng ta.

                Truyện : nước và máu

     Hôm ấy trên ngọn đồi Golgotha náo nhiệt rồi im dần. Lý hình  cũng như dân chúng đã lần lượt xuống hầu hết, vì bản án đã thi hành xong. Hai người trộm cướp còn đang ngắc ngoải trên thập giá liền bị đánh giập ống chân cho chết, còn Chúa Giêsu lúc ấy đã từ trần. Ông Longinô – tên người lính ấy – cầm đòng đâm vào cạnh sườn Chúa, tức thì có nước và máu chảy ra (Ga 19,34).  Có lời tương truyền rằng ông này vốn bị mù  một mắt, và khi máu chảy theo cán đòng xuống tay ông, ông lấy tay vấy máu ấy dụi vào mắt mình, liền được sáng tức thì.

     Chúng ta hãy dùng máu và nước từø cạnh nương long Chúa chảy ra để rửa sạch linh hồn :
“Lạy ông, xin cho tôi đựoc sạch” (Mc 10,51 ; Lc 18,41)

IV. TRÁI TIM CHÚA VỚI CHÚNG TA.

     Chúa Giêsu yêu chúng ta, không những Người để trong lòng, nhưng vì yêu ta quá đến nỗi không che giấu trong lòng nữa mà còn phơi bầy ra cho nhân loại thấy. Ngày mà tình yêu củaNgười phải tỏ bầy cho nhân loại là ngày 27.12.1673 với thánh nữ Margarita. Trái tim của Người không còn ở trong lồng ngực nữa, mà vượt ra ngoài để tỏ cho nhân loại biết vẫn còn thật nhiều tình yêu đối với nhân loại.

     Ôi ! “Hữu ư trung, xuất hình ư ngoại”. Tình yêu của Người chất chứa trong lòng bao thế kỷ qua, nay đã  “xuất hình ư ngoại” không còn ngôn từ nào mô tả, để ca ngợi khi trái tim của Người phải xuất hình ư ngoại. Ôi ! Tình yêu Chúa, một lần nữa lại tỏ biểu cho nhân loại được tường tận. Trái tim của Người đã vượt ra khỏi lồng ngực đã hiển nhiên minh chứng cho tình yêu của Người.

     Lạy Chúa, chúng con đã làm gì có tình yêu đối với Chúa ở trong lòng “hữu ư trung” thì làm sao chúng con ban phát cho anh em chúng con, cho những người cần nếm hương vị của Chúa, qua trung gian là chúng con để “xuất hình ư ngoại”.

     Lạy Chúa, trong cuộc đời của chúng con chỉ “xuất hình ư ngoại” mà thật ra chẳng hề “hữu ư trung”. Tình yêu mà chúng con “xuất hình ư ngoại” đóù, chỉ đặt trên môi miệng, trên tư lợi của đời sống trần gian này, mà không nương tựa nơi Chúa để tạo cho nó có “hữu ư trung”. Xin cho chúng con có tình yêu thật bên trong như Chúa đã ban phát ra cho những người khác.

                Truyện : xuất hình ư ngoại

     Năm 1597 lệnh bắt đạo trên đất Nhật thật gắt gao. Chỉ trong một tuần lễ, mọi cơ sở công giáo đều bị triệt hạ, giáo sĩ bị bắt gần hết, giáo dân bị phân tán và khủng bố tàn tạ.

     Tại vùng Odawara, Kamakura, người ta bắt được hai Linh mục trẻ tuổi là Simauchi và Uzawa cùng nhiều ảnh tượng giải về Tokyo. Quan đại thần Tsukamoto nhặt trong đống ảnh tượng một mẫu ảnh thật kỳ cục : người gì mà để trái tim ra ngoài !

     Tsukamoto là một nhà nho uyên bác có óc thực tế, thích tìm hiểu. Ông cầm mẫu ảnh trái tim coi qua rồi vứt vào sọt rác, nhưng đến tối, ông nhớ lại và nghĩ bức ảnh kỳ lạ kia hẳn có một ý nghĩa nào đó. Ông lượm lại bức ảnh để trên bàn  và suy nghĩ. Trời đã về khuya mà quan vẫn còn ngồi bất động một mình với bức ảnh trước mặt. Mãi đến gần một giờ sáng, vị đại thần mới thở ra nhẹ nhàng khoan khoái, tay cầm bút lông ghi dưới bức ảnh mấy chữ :”đối ngoại hữu kỳ tâm – đối nội vô tâm giả”.

     Từ đó Tsukamoto đặt bức ảnh trái tim trên bàn làm việc một cách kín cẩn. Một hôm có ông bạn Osaki đến chơi, thấy vậy hỏi :
-    Thế nào, bạn lại thích ảnh tượng của bọn tả đạo rồi sao ?
-    Đứng về mặt chính trị của triều đình thì tôi không dám phản kháng. Nhưng về mặt văn
hóa và nhân đạo thì tôi rất thích bức ảnh này. Phải chăng bức ảnh này đã nói lên chương trình và hành động cùng lối xử thế tổng quát của Kitô giáo.  Để ông bạn coi : đối với thiên hạ, tha nhân bên ngoài thì “Hữu Tâm”, còn với bản thân mình thì “Vô Tâm”.  Cho nên họ mới vẽ trái tim để ra ngoài... Nghĩa là phải đem hết trái tim của mình mà phục vụ xã hội, giúp ích cho đời; còn về phần mình thì hy sinh xả kỷ, đừng bao giờ lo riêng cho mình, phải diệt cái ngã vị kỷ.  Đem hết trái tim ra giúp đời giúp người. Nội bức ảnh này tôi thấy đầy đủ hơn cả cái học Từø Bi của Phật, khoan dung hơn cái Nhân Thứ của Khổng, cao siêu hơn cái Vô Ngã của Lão, mạnh mẽ hơn cái học Dũng thuật của Thần Đạo Nhật bản vậy.  Một tôn giáo dạy phụng sự nhân loại, yêu thương mọi người, không quan tâm đến tư ợi, thì quả là ngay chính của Thiên hạ vậy.
     Osaki cảm phục sự diễn đạt của bạn. Không ngờ Đạo Công giáo lại hàm chứa một triết lý nhân sinh cao siêu như vậy. Từ đó hai ông trở nên những người bạn chí thân và đã âm thầm nhận phép rửa tội,  đồng thời vận động triều đình thả hai linh mục...
                (Hồ bạc Xái, Hạt giống nảy mầm, CN B, tr 85-86)

     Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu đã có tình yêu “hữu ư trung” đó. Cả cuộc đời thánh nữ gồm tóm trong chữ  y ê u  , yêu Chúa tận tình. Trong bức thư thứ hai gửi cho chị em họ Marie Gúerin,
thánh nữ say sưa viết :
           “Tôi chỉ biết một phương thế đạt đến sự trọn lành : đó là yêu Chúa. Chúng ta hãy
           yêu Chúa bởi vì trái tim chúng ta chỉ được dựng nên để cho tình yêu” !

     Tất cả cuộc đời của thánh nữ lại được tóm lại trong một tiếng YÊU. yêu mãi, yêu hơn nữa, yêu cho đến khi nào trái tim ngất đi và ngã quỵ. Thế là không những sống trong tình yêu mà còn chết vì tình yêu như bài thơ “được chết vì yêu” mà thánh nữ đã viết.

     Trái tim Chúa phải là sức mạnh cho chúng ta. Mỗi khi chúng ta thấy mệt mỏi, chán nản trên đường thiêng liêng, giao động trước những thử thách, hãy nhìn vào trái tim Chúa để múc lấy nguồn sức mạnh mà chiến đấu.

                Truyện : Đại úy La Tour d’Auvergne

     Năm 1800, đại úy La Tour d’Auvergne đã chết oanh liệt trên chiến trường Neugourg cạnh sông Danube.  Quân lính mổ ngực ông, lấy quả tim rồi ướp thuốc thơm, đặt vào trong chiếc hộp vàng.  Một quân nhân mang cờ danh dự và treo hộp ấy trước ngực.  Mỗi khi kích thích tinh thần quân sĩ, viên tướng hô to : Đại úy La Tour d’Auvergne. Tức thì, tất cả đạo binh đồng thanh ứng lại :”Người đã chết anh dũng trên chiến trường, nhưng trái tim còn ở giữa chúng ta”.  Và tất cả đều cảm thấy hăng hái lạ thường.

     Qủa tim của vị đại úy đã kích thích được tinh thần quân sĩ chỉ vì đại úy đã anh dũng hy sinh vì tổ quốc và hiện giờ quả tim còn hiện diện giữa quân đội.  Cũng thế, Chúa Giêsu đã anh dũng hy sinh chịu chết trên thánh giá cho nhân loại, cho chúng ta, và gần hai nghìn năm nay, trái tim Chúa vẫn còn ở giữa chúng ta. Chúng ta hãy nhìn vào trái tim Chúa Giêsu mà chiến đấu với ba thù, để sẵn sàng hy sinh cho Người, bất chấp gian khổ :

                Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Thất bát sông cũng lội,
                Tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua.
                            (ca dao)
     KẾT LUẬN

     Chúa Giêsu đã trao ban trái tim Người cho chúng ta, để đáp lại sự trao ban ấy, chúng ta cũng phải dâng trái tim của ta cho Người để từ nay trái tim ta, lòng ta thuộc trọn về Chúa, không bị chia sẻ cho mộ tạo vật nào nữa.

     Thánh Benoit Joseph Labre là đấng thánh đã đi ăn xin và đã qua đời tại Roma năm 1783. Ngày kia, khi đi thăm một người đau nặng, Ngài dạy cho ông ta phải biết dâng của lễ gì cho đẹp lòng Chúa. Ngài nói : phải dâng cho Chúa ba quả tim ;
-    Quả thứ nhất bằng lửa, nghĩa là quả tim đầy tình yêu đối với Chúa.
-    Quả thứ hai bằng thịt, nghĩa là quả tim đầy tình yêu đối với tha nhân và năng hướng về sự cầu nguyện.
-    Qủa thứ ba bằng đồng, nghĩa là quả tim mạnh mẽ để chống các đam mê của ta, nhất là chống lại tình dục của ta và lo hãm mình để phạt thân xác.

Hằng ngày ta hãy nhắc lại sự phó dâng ấy để luôn luôn lúc nào lòng ta cũng hướng về Chúa. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta tình yêu chân thật và nồng say mỗi khi ta đọc lời nguyện tắt này :
          
     LẠY TRÁI TIM CỰC THÁNH ĐỨC CHÚA GIÊSU,
      XIN BAN CHO CON KÍNH MẾN TRÁI TIM CHÚA MỘT NGÀY MỘT HƠN.

Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát
Ngày 24 Tháng 5 năm 2004

 Nguồn : simonhoadalat.com

Ý nghĩa và lịch sử :
Lễ Thánh Tâm và tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu

1. Nếu như thế kỷ XIX đã được coi là thế kỷ của lòng sùng kính Thánh Mẫu Maria, thì thế kỷ này cũng còn được gọi là thế kỷ của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thực ra, lòng tôn sùng Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu, một trái tim 'con người' của Ðấng là 'Con Thiên Chúa', mời gọi các tín hữu chiêm ngắm như dấu chỉ của Tình Yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Lòng tôn sùng này đã được thánh Gioan Euđê (1680) cổ võ từ giữa thế kỷ XVII, và nhất là qua các thị kiến mà thánh nữ Margarita-Maria Alacoque (1690) nhận được tại tu viện Thăm viếng ở Paray-le-Monial vào năm 1673 và 1675 ; trong các thị kiến, M-M. Alacoque được Chúa Giêsu chỉ cho thấy Trái Tim Người, "một trái tim đã yêu thương con người đến thế, mà chỉ nhận được sự đáp trả bạc bẽo vô ơn". Thánh nữ còn được ủy thác việc cổ võ xin thiết lập một ngày lễ kính Thánh Tâm. Nhưng phải đợi đến gần hai thế kỷ sau ngày ngài qua đời, vào năm 1856, Ðức Piô IX mới chính thức thiết lập ngày lễ này trong toàn Giáo Hội. Rồi sau đó, dưới thời các Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII, Piô XI và Piô XII, đã có các giáo huấn liên hệ đến việc tôn sùng Thánh Tâm qua thông điệp "Annum sacrum", công bố ngày 25.5.1899 chuẩn bị Năm Thánh 1900, với việc dâng loài người cho Rất Thánh Trái Tim Chúa Giêsu, thông điệp "Miserentissimus Redemptoris" ngày 18.5.1926, "Summi Pontificatus" ngày 20.9.1939 và "Haurietis aquas" ngày 15.5.1956.

2. Nền tảng Kinh Thánh cho việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu đó là đoạn Tin Mừng Ga 19,31-37, về việc xảy ra sau khi Chúa Giêsu chết trên cây thập giá, "một người lính đã lấy ngọn giáo đâm thủng cạnh sườn Người, và lập tức có máu cùng nước chảy ra". Một đoạn Tin Mừng khác cũng không thể bỏ qua là Mt 11,25-30 về mạc khải rất quý báu : "Hết thảy những ai khó nhọc và gánh nặng, hãy đến cùng Ta và Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho. Hãy mang lấy ách của Ta và học cùng Ta vì Ta dịu hiền và khiêm nhường trong lòng...".

3. Trong tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, có ngày lễ Thánh Tâm, và ngày này đã trở thành ngày Thánh hóa các linh mục. Chúng ta có thể gợi ra một vài hệ luận đạo đức : Trước hết, hệ luận liên hệ đến đời sống đạo đức của cá nhân mỗi người : vì biết rằng Chúa đã yêu thương chúng ta, yêu thương từng con người cụ thể, yêu thương hết lòng và yêu thương cho đến cùng, cho đến cái chết để cứu độ ... nên chúng ta được mời gọi đáp trả, sống giới luật yêu thương "mến Chúa yêu người", theo gương của Ðấng đã yêu thương chúng ta và cũng theo mức độ như Người đã yêu thương, để đi vào cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể yêu thương đón nhận mọi người anh chị em chung quanh. Chớ gì khi được Thánh Tâm Chúa nung đốt, chúng ta cũng biết mặc lấy tâm tình của Chúa, một đàng ý thức thân phận yếu đuối của mình để sám hối ăn năn, và đàng khác biết thật lòng sống yêu thương như Chúa muốn. Hệ luận thứ hai nhắc nhở chúng ta cầu nguyện nhiều cho hàng linh mục, xin Chúa ban cho các ngài là những mục tử chăm sóc các linh hồn biết để cho Tình Yêu của Chúa uốn nắn, làm cho các ngài nên "những mục tử như lòng Chúa mong muốn".
Giuse Trần Ngọc Liên
NGUỒN : simonhoadalat.com