Trang

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Tình dục, làm sao nói với trẻ vị thành niên?

Tình dục, làm sao nói với trẻ vị thành niên?

fr.aleteia.org, Bénédicte de Dinechin, 2017-03-27
Nói về tình cảm và tình dục với trẻ em không phải là chuyện dễ. Nó làm cho mình đi về với chính xúc cảm, tình dục và đời riêng của mình… Tìm chữ đúng, tìm sách, tìm kinh nghiệm giáo dục, tìm kinh nghiệm cha mẹ, đó là con đường cụ thể có thể giúp cha mẹ gỡ rối trong chuyện này.
100 % trẻ em vị thành niên xem phim khiêu dâm trước khi xong cấp trung học. Với giờ dạy về tình dục, đó là nguồn thông tin duy nhất của chúng về tình dục. Chúng có thể cao hơn bạn cả cái đầu nhưng chúng lạc hướng trong cảm xúc, trong cơ thể của chúng. Bạn không buộc phải thoải mái với các chủ đề này, nhưng bạn phải trao truyền các giá trị của bạn. Làm sao nói với trẻ vị thành niên với tông giọng đúng các vấn đề này mà không len lỏi vào đời của chúng, cũng không tránh né các câu hỏi chúng đặt ra? Tìm đâu tài liệu để mình tự đào tạo? Tuổi nào có thể nói được?
Cha mẹ và các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm của họ đã làm việc gần với các em trẻ.
Tuổi nào là tốt để nói với trẻ con về tình dục?
Không bao giờ quá sớm để nói về tình dục với con mình! Còn rất nhỏ, con trai đã khám phá cơ quan sinh dục của mình và một kỳ thai nghén là dịp để giải thích cho em bé gái, một ngày nào đó, em có thể làm mẹ. Emile, 5 tuổi, nói một cách dễ thương về “kho trứng của mẹ”, còn anh trai 6 tuổi của em thì ngạc nhiên khám phá mình cũng có một “nhà máy gieo hạt”, ông Marc cha của hai em vui vẻ nói. Chỉ sau đó câu chuyện mới thêm thú vị. Ông kể, “chúng tôi xém bị tai nạn xe! Tôi quyết định nói về sản phẩm khiêu dâm với con trai chúng tôi lúc đó cháu học năm thứ 5 trung học. Tôi rất lo lắng, vì theo thống kê cho biết, mỗi trẻ vị thành niên đã từng xem phim khiêu dâm, theo tôi đó là chuyện không thể chấp nhận được. Như vậy, nhân dịp chúng tôi đi một mình trên xe, tôi quyết định nói với cháu. Bề ngoài tôi làm ra vẻ thư thái, nhưng thật sự lòng tôi đầy e ngại. Tôi đưa ra các con số thống kê và tôi hỏi “còn con thì sao?”, chắc chắn cháu sẽ phủ nhận. Và khi cháu trả lời, vẻ như dọn đường, có, con có xem phim khiêu dâm, tôi bám sát tay lái, tôi hoảng lên, tôi tự nhủ “rồi câu tiếp sau là câu gì đây…”. Còn với Eliane, cô giáo trung học thì cho biết “thật may là chúng tôi bàn đến vấn đề này trong gia đình trước khi con học xong trung học”.
Đang trong giai đoạn xáo trộn kích thích tố, không dễ cho một trẻ vị thành niên nói về các vấn đề này. Có thể các em cũng đã sống qua kinh nghiệm yêu đương, thất tình và không muốn nói với cha mẹ. Như khi lái xe, phải tôn trọng luật đi đường, cẩn trọng, giữ một độ xa cần thiết.
Nói gì với trẻ vị thành niên?
Trước khi nói đến chủ đề tình dục, quan trọng là phải làm rõ ràng các lời muốn nói. Trao truyền gì cho trẻ vị thành niên? Đâu là các giá trị quan trọng tự thân? Nói đến tình dục với trẻ vị thành niên cần phải làm sáng tỏ chủ đề này theo cách riêng của mình, nhìn lại quan điểm về chính tình cảm của mình. Mình có muốn nói đến các sợ hãi của mình, nói đến những lần đầu tiên của mình? Nên dùng chữ gì? Nếu vấn đề tình dục của cha mẹ không dính gì đến con cái mình, thì cũng phải biết, trẻ vị thành niên cũng có các chuyện đau lòng vì tình, có thể giúp chúng tương đối hóa kinh nghiệm của chúng và chúng cảm thấy mình được thông cảm. Tất cả đều là vấn đề cân lượng và tôn trọng sự thẹn thùng trong các trao đổi.
Bà Sophie Thiriez, chuyên gia tham vấn vợ chồng và gia đình, làm việc ở trung tâm Tiếp đón Người trẻ ở bệnh viện Mignot, Yvelines khuyên: “Đặt vấn đề mở là làm cho trẻ con suy nghĩ (con nghĩ sao?) chứ không nói bài đã soạn sẵn, tìm dịp trong đời sống hàng ngày (phim ảnh, quảng cáo, băng vệ sinh ở phòng vệ sinh công cộng, thai nghén..) để nói về cái đẹp của cơ thể, của tình dục, chứng tỏ tình yêu mang đến hạnh phúc với một số điều kiện, nói về niềm vui làm người đàn ông/đàn bà, ngắn gọn cho sự ham muốn!” Bà Sophie nói đến những chuyện vấp phải kiểu: “Triệu con đến ‘cha/mẹ sẽ nói cho con nghe về tình dục’, nói về đời sống tình dục thân mật của mình, về kinh nghiệm của mình mà không bao giờ nói gì hết, nói kiểu ‘phải vậy’, ‘không được vậy’, hoặc ‘như thế là dơ bẩn’”.
Còn đối với bà Alice, mẹ của các trẻ vị thành niên lớn, điều quan trọng là nhấn mạnh đến quan hệ: “Chung chung bây giờ, ở đâu cũng nghe nói làm tình = vui (sex = fun!) Tình dục thì đẹp và nó còn xứng đáng để được tốt hơn, cao cả hơn là chỉ để “vui”! Nếu chỉ là vui thì nó làm tổn thương trọn con người, nó làm cho buồn và với thời gian, nó thường làm cho mình tởm chính mình. Tại sao? Vì đó là một kinh nghiệm trọn bản thân mình dấn thân vào, dù muốn dù không, người ta không thể cho cơ thể mình mà không cho trọn bản thân mình”.
Bà Inès de Franclieu, người đào tạo và điều khiển chương trình tôi yêu bạn.com (comje t’aime) chính xác bàn đến các chủ đề tận gốc: “Khơi dậy trách nhiệm trong hành vi dục tính, ngôn ngữ của cơ thể nói lên tình yêu, nói lên việc cho sự sống, là làm cho trẻ vị thành niên suy nghĩ các nền tảng của những đòi hỏi được đưa ra, được  lời hóa, làm cho các em thấy được chúng ta tin tưởng các em là chúng ta có được bài diễn văn tích cực.”
Bà Sophie, người dẫn tiết mục ‘sao tuổi teen’ (teen star) nói thêm: “Nói một cách chung chung là tích cực và đẹp. Hỏi các em làm thế nào các em sống với những gì các em thấy và nghe chung quanh mình, nếu điều đó làm các em lo thì phải hỏi các em. Nói cho các em biết những chuyện đó là đẹp và những chuyện này xứng đáng để có một tình yêu đích thực, cao cả, đẹp đẽ và các em có thể xây dựng được!”
Ông Philippe giúp một nhóm con trai, ông đề nghị các nền tảng cho một cuộc đối thoại: “Hãy nhìn vào chính đời sống tình dục của mình (cha mẹ) như một món quà của Chúa và xin Thần Khí “khôi phục” cái gì cần phải khôi phục”. Đi từ nguyên tắc này (và như thế tô màu lên bài diễn văn của mình với người trẻ), để tình dục là đẹp và nó không thể tách ra với đời sống tình cảm, một đời sống xây dựng qua thời gian, không hấp tấp, không đốt cháy giai đoạn. Dò tìm được sự khác biệt giữa làm tình (hung bạo, xuống cấp, thực phẩm của chuyện buôn bán) và tình dục (một khía cạnh của con người, được Chúa mong muốn, nơi của phẩm chất, phong phú và triển nở).
Mặc dầu như vậy, bạn sợ đụng phải bức tường? “Ngoài các chữ, điều quan trọng đối với trẻ vị thành niên là chúng biết bạn yêu chúng không điều kiện, và bạn có thể đáp ứng nếu chúng cần đến bạn”, bà Maylis nói thêm, bà là cô giáo dạy về sự sống cho các em trẻ.
Các tác hại của sản phẩm khiêu dâm? Nếu bạn thấy đứa con trai lớn của mình “nghiện sản phẩm”, xin đừng hoảng. Có các bác sĩ chuyên gia chuyên trị nghiện ở các Trung tâm Y khoa thuộc Đại học (C.H.U) và một quyển sách mới xuất bản do một nhóm chuyên gia viết: Tự do để yêu thương, tiến trình để đi ra khỏi sự lệ thuộc của sản phẩm khiêu dâm (Libre pour aimer, parcours pour sortir de la porno-dépendance, aux Editions Emmanuel) sẽ là một quyển sách quý giá để giúp những ai muốn đi ra khỏi nạn nghiện này và để tái xây dựng cuộc đời.
Các trạm tiếp sức tốt để đề cập tình dục với các em vị thành niên
Các cha mẹ là những nhà giáo đầu tiên cho con mình, nhưng không phải lúc nào họ cũng đóng vai trò này một cách đầy đủ. Bà Sophie, người dẫn tiết mục ‘sao tuổi teen’ giải thích: “Ở tuổi vị thành niên, các em cần một tiếng nói bên ngoài gia đình,  vì các em đã thuộc lòng những gì cha mẹ nói và các em cần đi “chỗ khác để thấy”, để xây dựng con người mình. Các em trẻ thường nghĩ cha mẹ không có một ý tưởng nào và những gì các em sống hay đòi hỏi (và thường lại rất đúng). Chúng thường sợ phản ứng của cha mẹ (chúng không hoàn toàn sai!). Đúng vậy, rất nhiều cha mẹ không có một ý tưởng nào về những gì xảy ra trong giờ ra chơi… Mặt khác, có một chút e dè trong gia đình, mà điều này lại là đẹp cần phải tôn trọng, cha mẹ thường không có đủ chữ và trẻ con cũng vậy.  Như vậy không phải lo nữa nếu trẻ con không nói gì. Đó là căn vườn bí mật của nó. Chính vì vậy, ở tuổi này các em vị thành niên cần các ‘tiếp sức’ bên ngoài để xây dựng. Chúng sẽ đối diện với “mẫu” của cha mẹ mình với các mẫu khác bên ngoài để làm cho mình một mẫu riêng. Và đó là đúng trong tất cả mọi lãnh vực, không cứ gì trong lãnh vực tình dục”.
Ông bà Anne và Philippe xác nhận: “Một vài cha mẹ đáp ứng được, nhưng rất nhiều cha mẹ chính họ cũng bị tổn thương trong chuyện tình dục của mình khi ở tuổi vị thành niên hay người lớn. Vì thế họ khó với các con còn nhỏ, lại càng khó hơn với các em vị thành niên. Có những cha mẹ rất khéo léo trong lãnh vực này. Ngoài ra, cũng không phải là vấn đề các cha mẹ đáp ứng được hay không, nhưng sẽ hữu ích nếu các em đề cập đến các chủ đề tình dục và đời sống tình yêu với những người được đào tạo để giải thoát được lời, để nghe, để cố vấn, định hướng, trấn an, an ủi, khuyến khích, mang lại can đảm, làm sáng tỏ mà họ không bị tác dụng do tình cảm hay xúc cảm mà cha mẹ có thể có”.
Một mình hoặc có cha mẹ đi kèm, tùy theo các chuyên gia đề nghị, rất nhiều tổ chức có những chương trình giúp trẻ vị thành niên suy nghĩ về đời sống tình cảm hay tình dục của các em. Về các khóa XY, bà Sophie cho biết: “Tôi nghĩ người cha sẽ nói vấn đề tình dục với con trai, nhưng chồng tôi không bao giờ nói chuyện này với cha mẹ của anh, nên anh thấy mình không thể nào nói chuyện một mình với con. Họ cùng đi với nhau đến một khóa, tôi không biết chuyện gì xảy ra, nhưng khi về, họ rất hạnh phúc vì có những giây phút đồng tình giữa hai cha-con”.
Cycloshow và khóa XY: con trai hoặc con gái với cha hoặc mẹ, khóa một ngày.
Teenstar: Khóa 10 buổi, từng nhóm con trai riêng, con gái riêng ở trường trung học.
Dám là chính mình: cho các em tuổi từ 17 đến 22. Khóa về tình dục và phát triển tự tin.
Marta An Nguyễn chuyển dịch

6 lời khuyên để nói chuyện với trẻ vị thành niên

6 lời khuyên để nói chuyện với trẻ vị thành niên


famillechretienne.fr, Solange Pinilla, 2017-03-24
Trong quyển sách “Nói để các trẻ vị thành niên nghe, nghe để các trẻ vị thành niên nói”  (Parler pour que les ados écoutent, écouter pour que les ados parlent, Nxb du Phare), nữ tác giả Adele Faber và Elaine Mazlish nổi tiếng quốc tế về các tác phẩm nói về nghệ thuật truyền thông, họ có các lời khuyên rất cụ thể để đối thoại với trẻ vị thành niên. Ý tưởng chính, lời của cha mẹ chỉ được trẻ con lắng nghe nếu cả hai thiết lập được một bầu khí lắng nghe thuận lợi, thay vì cha mẹ nói một thôi một hồi các lời trách cứ và lời khuyên.
Bầu khí lắng nghe này cũng áp dụng trong các lãnh vực khác trong đời sống hàng ngày của gia đình – dọn dẹp phòng, làm bài, đi chơi với bạn bè – cũng như trong các chuyện nghiêm túc hơn như – tình dục, phạm pháp hay ma túy. Ở nhiều thành phố luôn có các khóa đào tạo phương cách nói chuyện này.
Tiếp nhận các cảm nhận của con mình. Thay vì gạt phứt hoặc cho lời khuyên, các bạn nên trả lời bằng chữ “Đúng vậy” hoặc bằng một âm thanh. Các bạn lặp lại suy nghĩ và tình cảm của con; sau đó hướng về cách đối xử: “Cha/mẹ thấy con thích làm chuyện này, nhưng con đã hứa với cha/mẹ làm chuyện kia rồi mà”. Hoặc thuận theo trí tưởng những gì trong thực tế bạn không thể làm được, để chứng tỏ bạn để ý đến ước muốn của con: “Sẽ tuyệt vời nếu con có thể ở hai nơi cùng một lúc, phải không?”. Những ý tưởng này có thể thiếu trong các quan hệ giữa các em vị thành niên với nhau.
Tránh ra lệnh và hăm dọa. Vẫn là tốt nếu bình thản nói lên được vấn đề hoặc nói lên các mong chờ của mình: “Cha/mẹ rất buồn. Cha/mẹ nghĩ khi cha/mẹ về thì cái bàn này đã được dọn sạch”. Điều này đôi khi tốt hơn mình nên viết ra. Đưa ra một chọn lựa vẫn là tốt để tìm một lối thoát làm vui lòng cho cả hai: “Con thích gì: tắt âm thanh hoàn toàn hay hạ bớt xuống và đóng cửa lại?”.
Tránh hình phạt. Hình phạt khơi lên nơi trẻ vị thành niên cảm nhận bất mãn và bực tức: “Cha mẹ tôi dữ và không công bằng, tôi chỉ muốn ra khỏi nhà”. Hình phạt sẽ ngăn chúng không thấy cái gì chúng đã làm sai và suy nghĩ cách để sửa lỗi sai. Nên giải thích cảm nhận và mong chờ của mình, đưa ra một phương cách để sửa sai: “Khi con thấy con tấn công ai, thì con nên xin lỗi”. Dù trẻ vị thành niên vẫn có thái độ thiếu trách nhiệm thì bạn có thể phản ứng theo hoàn cảnh – chẳng hạn đi ra khỏi phòng -, nhưng không bao giờ đóng cánh cửa đối thoại.
Tìm một giải pháp chung. Đứng trước một vấn đề, bạn mời con mình nói lên quan điểm của nó. Rồi bạn chia sẻ quan điểm của bạn. Sau đó, bạn đề nghị con cùng suy nghĩ chung để tìm giải pháp vui lòng cho cả hai. Tránh tất cả các ý tưởng – có lý hay không có lý – không đánh giá nó, rồi bạn bạn nhìn xem nên đem giải pháp nào ra áp dụng: “Vứt vào thùng rác các rác rưởi trong phòng rồi đi mua kệ để sắp xếp lại cho gọn gàng”.
Còn về phần các trẻ vị thành niên? Thay vì than phiền hoặc lên án cha mẹ, các trẻ vị thành niên có thể nói lên những gì các em cảm nhận, những gì các em thích hoặc hy vọng: “Ba, trước các bạn của con, nếu con có làm gì không đúng, ba đừng la hét, con thích ba nói ‘cho ba một phút để nói chuyện với con và ba muốn nói riêng với con’”.
Trên các vấn đề nghiêm túc. Thay vì tìm cách “nói chuyện chính thức” một mình về giáo dục tình cảm, tình dục, về ma túy thì nên nắm lấy các dịp để có các cuộc trao đổi ngắn, chẳng hạn qua một chương trình truyền hình, một bài báo, một quảng cáo, một tình huống…  Tốt nhất là mời trẻ suy nghĩ về những câu hỏi này và hỏi ý kiến chúng trước khi mình đưa ra ý kiến của mình.
Marta An Nguyễn chuyển dịch
Nói để các trẻ vị thành niên nghe, nghe để các trẻ vị thành niên nói”  (Parler pour que les ados écoutent, écouter pour que les ados parlent, Nxb du Phare), tác giả Adele Faber và Elaine Mazlish

Đức Giáo hoàng xin các cha mẹ hãy truyền đức tin cho con cái

Đức Giáo hoàng xin các cha mẹ hãy truyền đức tin cho con cái


cath.ch, 2017-03-26
Ngày 25 tháng 3, ở Sân vận động Meazza-San Siro, chặng cuối trong chuyến đi thăm giáo phận Milan của Đức Phanxicô, ngài đã gặp các thanh thiếu niên trẻ đã chịu phép thêm sức, các phụ huynh và giáo lý viên. Đứng trước khoảng 80’000 người, Đức Phanxicô khuyến khích các phụ huynh làm chứng đức tin của mình để có thể trao truyền đức tin đó cho con cái.
Ngài giải thích cho các cha mẹ xin ngài lời khuyên để trao truyền đức tin cho con cái: “Tôi xin anh chị em để ra vài phút để nhớ lại khi mình còn là trẻ con và nhớ lại những ai đã giúp mình có đức tin”. Ngài khẳng định: “Chúng ta tất cả đều còn nhớ trong ký ức của mình, nhưng nhất trong tâm hồn, chúng ta nhớ người nào đã giúp mình tin”.
Đức tin không tách rời khỏi gia đình
Đức Phanxicô nhấn mạnh: “Con cái liên tục nhìn chúng ta (…) chúng biết niềm vui, nỗi buồn của mình (…) chúng ghi nhận tất cả”. Ngài xin: “Anh chị em hãy săn sóc chúng, săn sóc tâm hồn chúng, săn sóc niềm vui và hy vọng của chúng”. Ngài nói thêm: “Hãy chứng tỏ cho con cái thấy, làm thế nào đức tin đã giúp cho anh chị em đi tới đàng trước”. Ngài tin chắc: “Con cái của anh chị em sẽ ghi khắc từng chút một và sẽ thấy trong tâm hồn chúng, làm thế nào đức tin đã truyền cho anh chị em qua cha mẹ của anh chị em”.
Ngoài ra, Đức Phanxicô khuyến khích các cha mẹ bỏ thì giờ ra cho con cái, đi lễ ngày chúa nhật, sau lễ cùng ăn mừng với nhau. Vì theo ngài, đức tin được sống trong môi trường gia đình, nơi cổ động cho sự nhưng không. Ngài giải thích: “Đó là đức ái, đức ái giúp cho chúng ta thấy cuộc đời trở nên tốt đẹp nhờ có đức tin, dù phải gặp khó khăn”.
Một triệu tín hữu dự thánh lễ
Giáo phận Milan dự trù sẽ có 700’000 giáo dân dự thánh lễ ở Công viên Monza, nhưng rốt cuộc đã có một triệu tín hữu hiện diện. Sau khi gặp giáo dân ở Sân vận động Meazza-San Siro, Đức Giáo hoàng đã ra phi trường Milan-Linate để về Rôma cùng ngày.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Mười phương cách để chống lại quỷ

Mười phương cách để chống lại quỷ


fr.aleteia.org, 2017-03-27
Làm sao để Mùa Chay này là thời gian hoán cải thật sự, để chúng ta không nhân nhượng gì với quỷ.
Gần như ai trong chúng ta cũng đương đầu với cuộc chiến thiêng liêng mỗi ngày. Lời Chúa nói cho chúng ta biết, cuộc sống của chúng ta ở trần gian này là cuộc sống luôn chiến đấu chống lại quỷ, và Lời Chúa nhắc cho chúng ta nhớ, chúng ta phải theo Chúa Kitô để luôn sẵn sàng đương đầu với nó.
Sau đây là mười lời khuyên để Mùa Chay thật sự là mùa hoán cải, để chúng ta không nhân nhượng gì với quỷ.
  1. Có một đời sống ngăn nắp
Trước hết, hãy để cho cầu nguyện có một chỗ quan trọng trong cuộc đời của chúng ta, cầu nguyện là nền tảng của đời sống thiêng liêng. Chúng ta nê bỏ thì giờ ra để đọc Thánh Kinh mỗi ngày, bắt đầu bằng đoạn Phúc Âm Thánh Máthêu 25, 35-40.
Mặt khác, phải kiên định trong ơn gọi của mình, dù là đời sống vợ chồng, linh mục hay đời sống thánh hiến. Dù ở bậc nào, chúng ta phải trung tín trong tất cả mọi điểm, theo tiếng gọi mà chúng ta nhận được từ Chúa.
Cuối cùng phải dành thì giờ cho Giáo hội. Dĩ nhiên không phải ai cũng có ơn gọi để thực hiện một sứ vụ toàn thời gian, nhưng mỗi người có thể góp phần, cách này cách khác theo khả năng của mình để xây dựng Giáo hội.
  1. Bằng mọi cách dứt khoát từ bỏ cám dỗ
Trong đời sống thiêng liêng, một trong các vấn đề chính hệ tại ở chỗ chúng ta cự lại với cám dỗ quá chậm, quá yếu. Nhưng với ơn Chúa, chúng ta có thể củng cố quyết tâm của mình, có thể vứt bỏ cám dỗ một cách cương quyết và dứt khoát khi nó đến, Mặt khác, cám dỗ đến khi chúng ta ở trong bối cảnh dẫn đến tội lỗi. Vậy chúng ta phải nhớ: chơi với lửa sẽ bị phỏng tay.
  1. Gọi đích danh kẻ thù và xin Chúa giúp đỡ
Khi chúng ta đương đầu với cám dỗ và chúng ta sa ngã, thì hữu ích là nên thừa nhận: “Tôi đang bị Satan, kẻ thù của Chúa cám dỗ”. Hãy gọi đích danh nó và sốt sắng đọc một lời cầu nguyện ngắn để xin Chúa giúp đỡ. Chẳng hạn: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác ở Chúa.” “Lạy Chúa, xin cứu con.” “Lạy Chúa, xin bảo vệ con.” “Lạy Mẹ Maria, xin che chở con dưới áo Mẹ.” Với đức tin, cầu bàu tên cực thánh Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse.
  1. Chống lại sầu khổ
Nhận biết sầu khổ thiêng liêng, đó là cảm nhận mình ở trong bóng tối trước chân lý thiêng liêng, đó là dửng dưng với Lời Chúa, đó là vô cảm và không có khả năng làm điều tốt, là xa Chúa. Sầu khổ có thể bất thình lình đến và làm nao núng các quyết tâm vừa có hôm qua. Thánh I-Nhã nói, khi gặp sầu khổ, quan trọng là phải cầu nguyện nhiều hơn, chiêm niệm nhiều hơn, làm phút hồi tâm (để biết tình trạng này từ đâu đến) và cuối cùng là ăn năn để có thể chiến đấu chống lại tình trạng này.
  1. Chống lại tính lười biếng
Chúng ta ai cũng biết thành ngữ: “Nhàn cư vi bất thiện.” Nói cách khác, nếu chúng ta không có việc gì để làm thì quỷ sẽ giao việc cho chúng ta. Thánh Gioan Bosco không thích thời gian nghỉ hè của các em bé trai trong Nguyện Đường của cha, vì ngài biết nếu có quá nhiều thì giờ tự do thì cám dỗ sẽ đến.
  1. Hãy dùng vũ khí mà Chúa Giêsu đã dùng trong sa mạc
Cầu nguyện sốt sắng và dài lâu, thường xuyên hãm mình (ăn chay) và gần gũi với Lời Chúa qua chiêm niệm và thực hành Lời Chúa, đó là các vũ khí hiệu nghiệm để chống lại quỷ và chiến thắng nó.
  1. Thố lộ với người hướng dẫn thiêng liêng
Thánh I-Nhã cảnh báo chúng ta: quỷ thích các bí mật. Nếu một người ở trong tình trạng sầu khổ nhưng họ mở lòng ra với người hướng dẫn thiêng liêng của mình, thì họ có thể thắng chước cám dỗ. Im lặng thì cũng như giấu vết cắt hay vết thương dưới áo. Khi vết thương không được rửa sạch và tiếp xúc với không khí thì không những nó không lành, mà càng ngày nó càng bị nhiễm trùng, cho đến lúc có thể phải bị cưa tay, cưa chân. Vì thế, một khi nói ra cám dỗ của mình với người hướng dẫn thiêng liêng thì mình có thể chế ngự cám dỗ đó.
  1. Dùng các tượng ảnh thiêng liêng
Dùng với ý thức tốt, các ảnh tượng thiêng liêng có thể giúp rất lớn trong việc chống lại quỷ. Chúng ta có thể dùng tượng Thánh Bênêđictô, nước thánh…
  1. Cầu viện đến Tổng Lãnh Thiên Thần Micae
Trong cuộc chiến chống Satan, chúng ta dùng tất cả mọi vũ khí chúng ta có thể có. Chúa đã chọn Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, một thiên thần trung tín và vững vàng, tổng lãnh đạo binh thiên quốc để đẩy Luciphe và các thiên thần nổi loạn khác xuống địa ngục. Bây giờ cũng như ngày xưa, thiên thần Micae luôn uy lực.
  1. Cậy nhờ Đức Mẹ
Theo các nhà trừ quỷ, Mẹ Maria là người mà Satan sợ nhất. Mẹ Maria có nhiều tên. Dù chúng ta cầu bàu Mẹ dưới tên nào thì cũng giúp chúng ta chận được đường đi của quỷ. Con rắn, con quỷ có thể tấn công chúng ta bằng miệng lưỡi gớm ghiếc, bằng nọc độc… Nhưng nếu chúng ta cầu cứu đến Mẹ Maria, Mẹ sẽ diệt đầu nó.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Phút hồi tâm, một phương pháp cũ nhưng rất hiệu quả

Phút hồi tâm, một phương pháp cũ nhưng rất hiệu quả


Radio Vatican, 10-10-2014
Để sự dữ không đi vào tâm hồn, chúng ta có một phương pháp rất xưa nhưng rất hiệu quả, đó là phút hồi tâm, Đức Phanxicô đã giảng như trên trong thánh lễ sáng thứ sáu 10-10-2014 tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Mácta
Phúc Âm ngày hôm nay nhắc lại, quỷ luôn tìm cách đi trở lại tâm hồn chúng ta và nó không bao giờ ngừng cám dỗ con người, Đức Phanxicô khẳng định: “Quỷ rất kiên nhẫn, nó sẽ không ngừng khi nó chưa được cái nó muốn”, tâm hồn chúng ta:
“Sau khi Satan cám dỗ Chúa Giêsu trong sa mạc, Phúc Âm thánh Luca cho biết, con quỷ để Chúa Giêsu yên một thời gian nhưng trong suốt cuộc đời của Ngài, nó đã thường xuyên đi trở lại: khi thì nó đặt thử thách, khi thì nó giăng bẫy cho đến cuộc Thương Khó và cuối cùng là trên Thập Giá. “Nhưng Ngài là con Thiên Chúa, đến, đến với chúng tôi để chúng tôi tin ở Ngài”. Chúng ta biết tất cả những lời này chạm đến tâm hồn: “Nhưng bạn có khả năng không? Chứng tỏ cho tôi thấy! Không há, bạn không có khả năng. Cũng một cách đó, quỷ đã đi theo Chúa Giêsu cho đến cùng, và nó cũng làm như vậy với chúng ta.
Chúng ta phải bảo vệ tâm hồn chúng ta, nơi Chúa Thánh Thần ở – “để các thần loại khác không vào được”. Bảo vệ tâm hồn mình như mình dùng chìa khóa để khóa cửa nhà mình”. Sau đó canh chừng tâm hồn chúng ta, như người lính canh gác, ngài nhận xét: “Bao nhiêu lần chúng ta để cho những tư tưởng xấu, những xu hướng xấu, những ghen tương, những ham muốn đi vào tâm hồn chúng ta. Nhưng ai đã mở cánh cửa này? Nó vào bằng ngã nào? Nếu tôi không thấy tất cả những gì đi vào tâm hồn tôi, thì tâm hồn tôi trở nên một nơi mà mọi chuyện vào ra như chốn không người. Một tâm hồn không có gì riêng tư, một tâm hồn nơi Chúa không nói được, lại càng không được lắng nghe”.
“Và Chúa Giêsu có nói với chúng ta một cái gì khác không? Một cái gì có vẻ như hơi lạ: “Ai không cùng tôi thu góp là phân tán”. Chúa Giêsu dùng chữ “thu góp”, một tâm hồn mà chúng ta biết chuyện gì xảy ra cho nó, khi chúng ta làm một phương pháp rất xưa cũ nhưng hiệu quả của Giáo hội: phút hồi tâm. Ai trong chúng ta khi tối đến, trước khi xong một ngày, ngồi một mình và đặt câu hỏi: Chuyện gì đã xảy ra trong tâm hồn tôi ngày hôm nay? Đâu là cảm xúc trong tâm hồn tôi? Nếu chúng ta không làm phút hồi tâm như thế, chúng ta sẽ không canh chừng cũng như không bảo vệ được cho tâm hồn mình”.
Phút hồi tâm là “một ơn vì phút hồi tâm bảo vệ tâm hồn chúng ta, bảo vệ Thần Khí ở trong lòng chúng ta”:
Chúa Giêsu nói rất rõ, chúng ta biết là quỷ luôn luôn đi trở lại. Ngay cả đến cuối đời, Chúa Giêsu cũng làm gương cho chúng ta. Để bảo vệ, để chăm sóc tâm hồn chúng ta không để cho quỷ đi vào, phải biết thu góp, có nghĩa cuối ngày, ngồi thinh lặng trước chính mình, trước mặt Chúa và tự hỏi: “Ngày hôm nay chuyện đã xảy ra gì cho tâm hồn tôi? Có ai không quen biết đi vào tâm hồn tôi không? Chìa khóa có cất đúng chỗ không? Những con quỷ rất quỷ quyệt này đi vào tâm hồn chúng ta, nhưng cuối cùng, nếu chúng ta được hướng dẫn thì sự hướng dẫn này sẽ giúp chúng ta bảo vệ được bao nhiêu là sự dữ kể cả sự dữ của chính chúng ta.”
Nguyễn Tùng Lâm dịch

Đâu là các gốc rễ của cơn khủng hoảng hôn nhân và gia đình?

Đâu là các gốc rễ của cơn khủng hoảng hôn nhân và gia đình?


fr.aleteia.org, 4-10-2014
Đối với linh mục Julián Carrón, chủ tịch phong trào Hiệp thông và Giải phóng (Communion et Libération, CL), chúng ta đối diện với cơn khủng hoảng chủ yếu mang bản chất nhân loại học.
“Chính vì Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới sẽ nâng cao tầm mức ý thức của tính thiêng liêng và bất khả xâm phạm của gia đình, nét đẹp của nó trong chương trình hoạch định của Thiên Chúa.” Đó là ước mong của linh mục Don Julián Carrón, chủ tịch Huynh đệ của Hiệp thông và Giải phóng, người đã mời tất cả thành viên của phong trào đến tham dự buổi canh thức cầu nguyện cho Thượng Hội đồng Giám mục ở Quảng trường Thánh Phêrô tối thứ bảy 4-10-2014 và ở những thành phố có tổ chức buổi canh thức này.
Cơn khủng hoảng mang tính nhân loại
Ngày 2-10-2014 vừa qua, trong cuộc phỏng vấn đăng trên báo Avvenire, linh mục Don Carrón nhắc lại nguồn gốc cơn khủng hoảng gia đình, linh mục khẳng định, “chủ yếu chúng ta đối diện với cơn khủng hoảng mang bản chất nhân loại. Trước khi mình là vấn đề trong quan hệ giữa đàn ông đàn bà, đầu tiên hết, mỗi người tự trả lời cho mình câu hỏi xưa cũ nhưng lại luôn luôn mới: tôi là ai? Khi có sự lẫn lộn về cái “tôi” thì dù các mối quan hệ chúng ta cũng đặt thành vấn đề. Trong một quan hệ tình yêu đích thực, người kia được xem như một điều tốt cao cả khi họ nhận thức có một cái gì thiêng liêng.” Có cần làm đám cưới không? Linh mục Don Carrón đề cập tiếp theo về tính bất khả phân ly của hôn nhân và giải thích: “Đây không phải chỉ là vấn đề của ngày hôm nay. Cách đây hai ngàn năm, khi Chúa Giêsu nói: “Sự gì Thiên Chúa cột, loài người không được phân chia!,” thì các môn đệ đã trả lời: “Vậy thì không nên lập gia đình”. Như thế chúng ta đừng ngạc nhiên trước những khó khăn ngày hôm nay: ngay cả các môn đệ cũng đã nghĩ đến những chuyện mà loài người không làm được. Chúa Kitô đến, chính là để những chuyện con người làm không được này thành có thể làm được. Vì thế, ngoài đời sống Kitô, tính bất khả phân ly của hôn nhân hay của một tình yêu “suốt đời”, mà chính tự nó là điều đáng mong muốn cho hai người yêu nhau, thì lại được xem như chuyện không thể làm được.”
Công việc giáo dục còn phải làm
Cuộc phỏng vấn của linh mục Don Carrón còn đề cập đến các chủ đề nóng bỏng của Thượng Hội đồng Giám mục, các chủ đề gây tranh cãi trong những tháng vừa qua: các hình thức sống chung ngoài hôn nhân, người đồng tính sống với nhau, thay đổi giới tính, vv. Linh mục Don Carrón giải thích: “Điểm khởi đầu là phải hiểu, đàng sau rất nhiều đòi hỏi này, là những đòi hỏi có tính nhân bản một cách sâu đậm: nhu cầu thương yêu, ước mong có tình mẫu tử, đi tìm căn tính. Chính ở tầm mức này mà phải trả lời, đây là cả một công việc giáo dục phải làm để giúp giáo dân hiểu bản chất sâu đậm các nhu cầu mà họ cảm nhận, để hiểu các công thức đưa ra không đủ để trả lời cho cái gì là cội nguồn của những nhu cầu này. Linh mục Don Giussani nói, giải pháp của các vấn đề do đời sống đặt ra sẽ không làm được khi đối diện trực tiếp với các vấn đề, nhưng giải pháp sẽ có được khi nghiên cứu tỉ mỉ bản chất mà đối tượng chạm trán với chúng.”
Các phương pháp mới để trao truyền tinh thần Kitô giáo
Để kết luận, linh mục Don Carron trích câu Đức Phanxicô viết trong Niềm vui Tin Mừng: “Chúng ta nên thực tế, đừng nghĩ người đối thoại của chúng ta biết tận tường những gì chúng ta nói hay họ có thể liên kết những gì chúng ta nói vào trọng tâm thiết yếu của Phúc Âm, vốn là những điều đẹp, có ý nghĩa và có sức lôi cuốn”. Vì lý do đó, linh mục Don Giussani nói tiếp, Đức giáo hoàng đã nhấn mạnh đến sự kiện phải tìm những hình thức mới, những phương pháp mới để truyền thông “cái mới vĩnh cửu của tinh thần Kitô trong một ngôn ngữ có thể hiểu được.”
Nguyễn Tùng Lâm dịch

Gia đình nhỏ, “Giáo hội tại gia”

Gia đình nhỏ, “Giáo hội tại gia”


Tranh: Người con hoang đàng trở về, Maitre de l’Annonce aux bergers, thế kỷ 17.
lacroix.com, Anne-Bénédicte Hoffner, 2014-10-03
Nhân dịp Thượng Hội đồng Giám mục sắp khai mạc, báo La Croix có một loạt bài nói về giáo điều của Giáo hội và các vấn đề mục vụ liên hệ.
Giáo hội Công giáo thường xem gia đình như một “Giáo hội nhỏ”, một cách để kêu gọi tín hữu sống đời sống đức tin mỗi ngày, giữa vợ chồng và dĩ nhiên là cùng với con cái để phục vụ xã hội.
Từ đâu có thành ngữ này?
Thành ngữ xem gia đình như một “Giáo hội nhỏ” hay “Giáo hội tại gia” có từ thế kỷ thứ tư. Giám mục Jean Chrysostome, địa phận Constantinople, trong các bài giảng của ngài đã liên tục xin tín hữu sống tinh thần Kitô không những “một, hai lần mỗi tuần” khi nghe giảng “giáo huấn” nhưng sống tinh thần này trong cuộc sống hàng ngày.
“Khi về nhà, chúng ta chuẩn bị hai bàn: một bàn để thức ăn, một bàn để đọc lời Chúa, người đàn ông lặp lại những gì cha nói ở nhà thờ; người đàn bà học, trẻ con lắng nghe, ước gì các tôi tớ có lời đọc này”, giám mục viết trong các Bài giảng về sách Sáng Thế. “Hãy làm cho căn nhà của con là nhà thờ để con đem ơn cứu rỗi đến cho con cái và cho những người phục vụ.”
Qua các bài giảng, ngài lần lượt nhấn mạnh trên sự cần thiết của  “ngôi nhà thờ nhỏ” này, nơi giữ hòa khí giữa các thành viên, phải thực hành hạnh đón tiếp và cho đậu nhà những người nghèo nhất, những người “nước ngoài”…
Về mặt lịch sử, bà Frédérique Mesmin d’Estienne, giảng viên thần học ở Đại học Công giáo Lyon nhắc lại thành ngữ này có trong thời gian đầu của đạo Kitô, những người trở lại thường họp thành từng nhóm nhỏ ở nhà người này người kia.
Mô thức này được Công đồng Vatican II dùng lại và phát triển để nhắc tín hữu Kitô “tìm lại đơn vị hiệp nhất” có trong đời sống hàng ngày theo tinh thần Phúc Âm thánh Matêô – “Khi có hai hay ba người họp lại nhân danh Ta, thì Ta sẽ ở giữa họ” (Mt 18, 20), – hay trong thư của thánh Phaolô gởi tín hữu thành Côrintô – “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?” (1Co 3, 16-17).
“Các tín hữu phải nhớ chính Chúa Kitô ở đó cho đến tận cùng của thời gian, trong nhà họ, nơi vợ chồng con cái”, bà Frédérique Mesmin d’Estienne tóm tắt như trên. Bà cũng trích một đoạn trong Tông huấn Niềm vui Tin Mừng của Đức Phanxicô:
“Tôi mời gọi mỗi tín hữu Kitô, dù ở nơi đâu và trong tình trạng nào, ngày hôm nay hãy làm mới lại cuộc gặp gỡ gỡ riêng của mình với Chúa Giêsu Kitô, ít nhất, quyết định để cho Chúa gặp mình, để mình đi tìm Chúa mỗi ngày, không ngừng.”
Làm sao để hiểu?
Dưới ngòi bút của một vài tác giả, họ giao trách nhiệm này cho gia đình, đặc biệt là cho các cha mẹ. Một trách nhiệm quá cao, mang nhiều tham vọng thậm chí khó thực hiện được. Thánh Jean Chrysostome, thánh Âu Tinh có vẻ như không ngần ngại đòi hỏi các người cha gia đình phải như “các giám mục, có trách nhiệm trông coi, chăm sóc, chăm chú lắng nghe”…
Trong Tự điển Đạo đức Công giáo, Tổng giám mục Jean-Louis Bruguès nhắc lại, “qua gia đình, tình yêu Thiên Chúa được thể hiện”. Cũng như Giáo hội, gia đình có kinh phụng vụ riêng, chẳng hạn giờ đọc kinh chung. Ở đó, đức tin được trao truyền, Lời Chúa được giảng dạy. Gia đình cố gắng xây dựng các quan hệ dựa trên công chính (cho mỗi người phần của mình được hưởng, vâng lời cha mẹ), ngài nói tiếp.
Tiếp theo sau Công đồng Vatican II, các nhà thần học đã đào sâu các suy nghĩ này và nhận thấy gia đình không hẳn chỉ là “hình ảnh” của Giáo hội – và như thế thì gia đình tái lập lai mô hình cấu trúc và nghi thức của Giáo hội – nhưng gia đình được xem như hòa nhập hoàn toàn vào Giáo hội – với công việc, nơi chốn vv. – là một trong những nơi mà người đã rửa tội sống ơn gọi của mình, phục vụ xã hội.
Hiến chế Tín lý về Giáo hội của Công đồng Vatican II đã tuyên bố, “Lời và gương của Giáo hội là gia đình, cha mẹ là những người đầu tiên truyền đức tin cho con cái, phục vụ cho ơn gọi riêng của mỗi người và đặc biệt là ơn gọi thánh hiến”. Bà Frédérique Mesmin d’Estienne cũng có cùng quan điểm, “xem gia đình là “Giáo hội tại gia”không hẳn là tạo thêm việc cho gia đình, một “bắt buộc” phụ thêm cho cha mẹ mà công việc hàng ngày đã quá nhiều, thật ra nó là thức ăn nuôi dưỡng chứ không hẳn là bó buộc. Không phải “làm” nhưng là “sống”: xét cho cùng, ngoài đi lễ ngày chúa nhật ra, tín hữu chúng ta còn làm thêm gì? Đương nhiên là chúng ta còn sống đức tin của mình trong những quan hệ với tất cả anh em, nhưng làm sao làm nếu chúng ta không bắt đầu từ mình!”
Đâu là các liên hệ kéo theo?
Các hệ quả của giáo điều này thì đa dạng, rất khác nhau tùy mỗi gia đình. Linh mục Philippe Bordeyne, thần học gia và Viện trưởng Viện Công giáo ở Paris, trong bài diễn thuyết của mình về chủ đề này ở Nhà thờ Đức Bà Paris năm 2011 đã đưa ra một vài chỉ dẫn cho thính giả, “một nhu cầu tha thứ và giải hòa rất lớn, trong Giáo hội cũng như trong gia đình, nơi mà các mối bất hòa và các cắt đứt đã thường làm nhiễm độc các thành viên và các thế hệ”. “Gia đình có thể gợi lên ý thức tha thứ vì gia đình là nơi vun trồng ý nghĩa sâu đậm, nét đặc biệt của từng người. Hơn nữa, nếu gia đình tin rằng mình phải đi ra khỏi mình để gặp người khác thì gia đình sẽ đào tạo ra được những con người có khả năng nhận biết một cách khiêm tốn các lỗi lầm của mình  và làm chứng cho sức mạnh của lòng tha thứ.”
Ông bà Antoine và Stéphanie Bonnasse, luật sư và giảng viên Sách Thánh cũng làm chứng, “giờ đọc kinh gia đình là giây phút đặc biệt của đời sống Giáo hội tại gia. Mỗi gia đình tìm cho mình một cách riêng để đọc kinh, tùy theo thời gian, tùy theo tuổi của con cái, nhưng trong tinh thần tôn trọng tự do của mỗi người và tôn trọng quan hệ duy nhất của họ với Chúa, nhưng không phải chỉ trong những giây phút này mà gia đình mới là Giáo hội tại gia.”
Đối với các cha mẹ có con đông, gia đình là Giáo hội tại gia  trong tất cả sinh hoạt hàng ngày của họ, đời sống cụ thể kể cả các công việc lặp đi lặp lại, gia đình là nơi người này người kia gặp nhau, học để chấp nhận nhau”. Bà Lisa Sowle Cahill, thần học gia lớn người Mỹ phát biểu, “gia đình là nơi mọi người được sống bình an trong đạo đức, trong riêng tư của đời sống thiêng liêng, tách biệt với xã hội bên ngoài. Nhưng gia đình cũng là trường học của đức tin, của hòa bình và của hy vọng để phục vụ cho lợi ích chung.”
Nguyễn Tùng Lâm dịch

GỐC TÍCH CÁC CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ.

GỐC TÍCH CÁC CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ.
Các chặng đàng thánh giá hoạ lại đường tử nạn Đức Giêsu đi qua, bắt đầu từ dinh tổng trấn Philatô cho đến nơi an táng Người. Chặng đàng thánh giá đã trở thành một hình thức đạo đức bình dân được thực hành tại nhiều giáo xứ, đặc biệt trong Mùa Chay và trong những ngày trước lễ Phục Sinh.

Hình thức đạo đức này đã có những tiến triển cùng thời gian. Tương truyền, sinh thời Đức Mẹ có thói quen hàng ngày đi viếng lại tất cả những nơi Chúa Con đã đi qua trong cuộc tử nạn. Sau khi hoàng đế Constantine công nhận Kitô giáo vào năm 313, địa điểm của một số chặng quan trọng trong đàng thánh giá này đã được xác định cụ thể. Thánh Giêrônimô (342-420), đã chuyển đến sống và qua đời tại Bê-lem, thánh nhân chứng nhận rằng có nhiều đám đông hành hương từ nhiều nước khác nhau đến thăm các nơi thánh và đi đàng thánh giá tại Thánh Địa.

Thực hành đạo đức này càng ngày càng được phổ biến. Vào thế kỷ V, một phong trào xuất hiện trong Giáo hội cho “tái dựng” lại các chặng đàng thánh giá ở các khu vực khác nhau, hầu giúp cho các khách hành hương dù không thực sự đến được Thánh Địa vẫn có thể thực hành hình thức đạo đức này với một tâm tình ngưỡng kính. Chẳng hạn, thánh Petronius, giám mục Bologna, đã cho xây dựng một chuỗi các nhà nguyện tại đan viện San Stefano, mô phỏng lại những di tích quan trọng tại Thánh Địa, trong đó có một số chặng trong đàng thánh giá.

Năm 1342, các tu sĩ Phanxicô được chỉ định làm người canh giữ các di tích Thánh Địa. Các tín hữu sẽ nhận được ân xá khi cầu nguyện ở những chặng sau: Tại dinh tổng trấn Philatô, tại nơi Đức Mẹ gặp Đức Giêsu, tại nơi Chúa ngỏ lời với các người phụ nữ thành Giêrusalem, tại nơi Chúa gặp ông Simôn thành Kirênê, tại nơi lính tráng lột áo Chúa, tại nơi Chúa chịu đóng đinh, và tại hang đá nơi an táng Chúa.
William Wey, một khách hàng hương đến từ Anh, thăm Thánh Địa năm 1458 và năm 1462. Ông đã mô tả cách thức người ta đi chặng thánh giá tại đây. Trước đây, người ta thường đi ngược chiều với cách thường thấy hiện nay – đi từ đồi Canvê xuống dinh Philatô. Nhưng vào thời gian ông này đến Thánh Địa, thói quen đi đàng thánh giá từ dinh Philatô đến đồi Canvê đã được áp dụng.

Khi những người Thổ Hồi giáo chặn đường sang Thánh Địa, việc cho tái dựng các chặng đàng thánh giá được thực hiện tại các trung tâm hành hương, tâm linh, chặng hạn tại tu viện Đa Minh ở Cordova, tại tu viện Clara Khó Khăn ở Messina (đầu những năm 1400), tại Nuremberg (1468); tại Louvain (1505); tại Bamberg, Fribourg và Rhodes (1507); và tại Antwerp (1520). Nhiều chặng đàng thánh giá được xây dựng bởi các hoạ sĩ, điêu khắc gia nổi tiếng, nhiều tác phẩm được kể là kiệt tác cho đến ngày nay. Vào năm 1587, Hồi giáo đã lệnh cấm tất cả mọi người không được “dừng lại, tỏ ra cử điệu sùng kính tại những nơi thánh với đầu trần, cũng cấm tuyệt đối các hình thức rước xách hay biểu dương khác nữa”. Lệnh cấm này chủ yếu nhắm triệt tiêu, không cho người ta thực hành việc đạo đức này tại Thánh Địa nữa. Tuy vậy, thực hành đạo đức này đã trở nên phổ biến tại Châu Âu.

Vào thời này, số chặng đàng thánh giá không thống nhất. Theo như mô tả của William Wey, có tới 14 chặng, nhưng chỉ có 5 chặng là giống với chặng đàng thánh giá ngày nay. Một số nơi bao gồm cả chặng nhà của ông Dives (người đàn ông giàu có trong trình thuật về Ladarô), cổng thành nơi Đức Giêsu đi qua, và nhà của vua Hêrôđê, nhà của ông Simon thuộc nhóm Pharisêu. Một cuốn sách của Adrichomius, xuất bản năm 1584, có tựa là Jerusalem sicut Christi Tempore floruit, mô tả đàng thánh giá có 12 chặng, và các chặng ấy giống hệt như ngày nay. Cuốn sách này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và lưu hành rộng rãi. Vào thế kỷ XVI, trong các sách đạo đức đặc biệt là ở các nước Bắc Âu, đàng thánh giá có 14 chặng, với những lời cầu cho mỗi chặng.

Cuối thế kỷ XVII, việc cho dựng các chặng đàng thánh giá trong cách nhà thờ, thánh đường trở nên phổ biến hơn. Năm 1686, đức Innocent XI nhận thấy hiếm người có thể tới được Thánh Địa vì sự cấm cản của Hồi giáo, ngài ban cho các tu sĩ dòng thánh Phanxicô đặc quyền được dựng chặng đàng thánh giá nơi tất cả các nhà thờ của mình. Đức giáo hoàng cũng tuyên bố rằng tất cả những ân xá ban cho người đi viếng các nơi thánh thiêng ở Thánh Địa cũng được áp dụng cho tu sĩ dòng thánh Phanxicô hay giáo dân liên hệ với dòng này khi họ viếng các chặng đàng thánh giá đặt trong thánh đường. Năm 1726 đức Bênêđictô XIII mở rộng đặc ân đó cho tất cả mọi người tín hữu. 5 năm sau, đức Clementê XII cho phép tất cả mọi nhà thờ được đặt các chặng đàng thánh giá, thường là 14 tượng thánh giá có kèm theo bức ảnh mô tả diễn tiến mỗi chặng. Thực hành đạo đức này trở nên phổ biến cũng là một phần nhờ lời giảng, sự cổ võ của các nhà giảng thuyết. Chẳng hạn, thánh Leonard Casanova (1676-1751), được cho là đã xây dựng hơn 600 chặng đàng thánh giá trên khắp nước Ý.

Cho đến nay, chúng ta có 14 chặng đàng thánh giá theo cổ truyền:

1. Quan Philatô luận giết Đức Chúa Giêsu
2. Đức Chúa Giêsu vác thánh giá.
3. Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
4. Đức Mẹ gặp Đức Chúa Giêsu vác thánh giá
5. Ông Simon vác thánh giá đỡ Đức Chúa Giêsu
6. Bà Veronica trao khăn cho Đức Chúa Giêsu lọt mặt
7. Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
8. Đức Chúa Giêsu đứng lại an ủi con thành Giêrusalem
9. Đức Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
10. Quân dữ lột áo Đức Chúa Giêsu
11. Quân dữ đóng đanh Đức Chúa Giêsu
12. Đức Chúa Giêsu sinh thì trên thánh giá
13. Tháo đanh Đức Chúa Giêsu xuống mà phó ở tay Đức Mẹ
14. Táng xác Đức Chúa Giêsu trong hang đá.

Vì có một liên hệ rõ ràng giữa cuộc tử nạn, cái chết và cuộc phục sinh của Đức Giêsu, một số sách đạo đức hiện nay đã thêm vào chặng thứ 15, kính nhớ cuộc Phục Sinh.

Tại các nhà thờ Công giáo, việc đi các chặng đàng thánh giá vào những ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay đã trở thành thông lệ. Nhiều nhà thờ còn cử hành hai lần, một vào buổi chiều, thường dành cho học sinh, và một vào buổi tối. Nơi một số nhà thờ Tin Lành, đặc biệt là các chi phái Episcopal và Lutheran, cũng đi các chặng đàng thánh giá như là một hoạt động trong Mùa Chay, nhất là vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Chuyển dịch: Truyền thông Đa Minh 
http://catholicstraightanswers.com

BỘ ẢNH 14 CHẶNG ĐÀNG




























 
Nguồn: http://gpcantho.com

Nhìn lại Hội Nghị Thần Học Châu Phi

Nhìn lại Hội Nghị Thần Học Châu Phi


 
Tác giả: 
 Vũ Văn An

Hội Nghị Thần Học Châu Phi tại Rôma trong các ngày 22 tới 25 tháng Ba, do Đại Học Notre Dame, Hoa Kỳ, bảo trợ, đã bế mạc.

Sau bốn ngày hội họp với 46 bài thuyết trình, 14 cuộc thảo luận, và rất nhiều phát biểu khác nhau, bất cứ nỗ lực nào nhằm tóm lược toàn diện Hội Nghị cũng là một điều khó thực hiện. Nhưng theo ký giả John Allen, điều người ta thấy xuất hiện từ Hội Nghị này chính là một thứ "Đạo Công Giáo Châu Phi Ấn Bản 2".

Thực vậy, trong phần lớn giai đoạn hậu thuộc địa, Giáo Hội ở Châu Phi đã dành nhiều thời gian cho hai thách thức chính. Thách thức đầu tiên là theo kịp tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng; và thách thức thứ hai là đối mặt với các vấn đề xã hội hết sức phức tạp của lục địa, như xung đột vũ trang, nghèo đói kinh niên, suy thoái môi trường, xung đột sắc tộc và bộ lạc, và HIV / AIDS.

Tuy các thách thức trên hiện vẫn còn dai dẳng, nhưng điều vừa xuất hiện từ hội nghị thượng đỉnh ở Rôma là cảm thức về một sự trưởng thành ngày càng gia tăng, một niềm xác tín rằng Đạo Công Giáo Châu Phi đã vượt qua tuổi thơ ấu và thiếu niên để bước vào tuổi trưởng thành và sẵn sàng tiến vào một giai đoạn mới.

Nhưng đâu là các đặc điểm của thứ “Đạo Công Giáo Châu Phi Ấn Bản 2” ? Dựa vào tuần qua ở Rôma, John Allen cho rằng có ít nhất ba đặc điểm sau đây.

Đối ngoại và đối nội

Một đặc điểm của Giáo Hội trưởng thành ở Châu Phi là cảm thức nó có những đóng góp phải thực hiện không những đối với Châu Phi, mà còn đối với cả thế giới và Giáo Hội phổ quát nữa.

Đức Cha Tharcisse Tshibangu thuộc Cộng Hòa Dân Chủ Congo nhấn mạnh rằng thần học Công Giáo Châu Phi phải là một phần của cuộc đàm đạo hoàn cầu.

Đức Cha Tshibangu cho biết vào hôm thứ Tư: "Đây không những là vấn đề thần học Châu Phi đối với người Châu Phi, nhưng còn là một nền thần học có giá trị đối với từng người và mọi người”.

Trong một cuộc phỏng vấn của Crux, Đức Hồng Y Francis Arinze của Nigeria, một người “nặng ký” lâu năm của Tòa Thánh Vatican, nay đã nghỉ hưu, nói rằng sự xuất hiện của các vị giáo phẩm Châu Phi trong tư cách các nhà chủ đạo trong Giáo Hội hoàn cầu, trong đó có các vai trò then chốt các ngài đã đóng trong hai Thượng Hội Đồng Giám Mục gần đây về gia đình, là một kết quả hữu cơ của sự trưởng thành của Giáo Hội Châu Phi.

Ngài nói: "Các giám mục và Hồng Y có nhiều kinh nghiệm hơn về Giáo Hội, và vì thế các ngài buộc phải đóng góp nhiều hơn. Đây chỉ là sự phát triển bình thường của sự quan phòng của Thiên Chúa".

Một phần của bức tranh có thể là số lượng lớn các linh mục và tu sĩ Châu Phi đang phục vụ ở nước ngoài, vì vậy đã có một cảm thức cho rằng Giáo Hội phổ quát cần đến Châu Phi. Một phần nữa, cũng có thể là cảm thức cho rằng Đạo Công Giáo Châu Phi đã sản sinh ra một khối sâu sắc gồm cả suy tư thần học lẫn thực hành mục vụ, mà nó có lý để tự hào.

Dù sao, cũng đã có một cảm thức mạnh mẽ ở Rôma cho rằng "thời điểm Châu Phi" trong Giáo Hội Công Giáo đã xuất hiện. Không rút chân ra khỏi các thách thức của Châu Phi, Giáo Hội trên lục địa này rõ ràng đã sẵn sàng hơn để đóng vai trò dẫn đầu trên sân khấu hoàn cầu.

Trung thực và tự phê 

Trong quá khứ, các nhà lãnh đạo Công Giáo Châu Phi thường tỏ ra tự vệ trước bất cứ lời phê phán nào về Giáo Hội trên lục địa, vì sợ rằng lời phê phán này sẽ nuôi dưỡng nhận định coi Châu Phi như khủng hoảng chức năng và chưa chín muồi.

Nhưng hiện nay, chính nhờ cảm thức tự tin ngày càng gia tăng, người Công Giáo Châu Phi rõ ràng có khuynh hướng trung thực thừa nhận các thất bại và thiếu sót của mình, vì biết rằng Giáo Hội của họ có đủ sức mạnh để chống lại bão tố.

Cha Paulinus Odozor người Nigeria, người tổ chức hội nghị thượng đỉnh, đã đưa ra quan điểm sau đây trong một cuộc phỏng vấn với Crux.

Ngài nói: "Bạn phải sẵn sàng giặt quần áo dơ bẩn của bạn trước công chúng, nơi mọi người có thể nhìn thấy. Nếu muốn được xem xét nghiêm túc như một người tham gia, Châu Phi phải trung thực với chính mình.

"Chúng tôi không những muốn mọi người nghe những điều tuyệt vời mà chúng tôi đang làm. Chúng tôi cũng muốn mọi người nghe những điều khủng khiếp mà chúng tôi đang làm, và những điều chúng tôi không làm tốt lắm".

Điểm trên đã được củng cố suốt trong Hội Nghị, như các ví dụ sau đây chứng thực.

• Đức Giám Mục Godfrey Onah của Nigeria than thở rằng mặc dù Châu Phi cổ đại đã sản sinh ra các giáo phụ vĩ đại cho Giáo Hội, ngày nay nó nổi tiếng với các nhà chữa bệnh bằng đức tin và các trung tâm làm phép lạ.

• Cha Ludovic Lado, một tu sĩ dòng Tên ở Bờ Biển Ngà, báo cáo rằng một số linh mục Công Giáo ở Châu Phi không những làm trò phù thủy, mà còn thực hiện bùa phép chống lại nhau nữa.

• Nữ tu Maamalifar Poreku của Ghana không những phàn nàn rằng phụ nữ trong Giáo Hội Châu Phi thường không làm gì khác ngoài việc lau dọn các khăn thánh của giáo xứ, thế mà chính Hội Nghị Thượng Đỉnh ở Rôma cũng đã không thực sự cho bà chút hy vọng nào là mọi thứ sẽ thay đổi.

Bất kể người ta sẽ làm gì với những điểm trên, những người đề xuất chúng không hề có cảm thức cho rằng làm như vậy sẽ gây tổn hại đến các triển vọng của Công Giáo Châu Phi. Tiền đề không được nói ra dường như là thế này: "Chúng tôi đã thực hiện được đủ điều đến nỗi nói ra những điểm này không hề thay đổi gì trong căn bản của phương trình”.

Quân bằng về Người Khác

Khi Đạo Công Giáo Châu Phi bắt rễ lần đầu tiên, có một cảm thức dễ hiểu này là việc loan báo Tin Mừng là việc mong manh, và do đó, đôi khi, có một sự thù nghịch mạnh mẽ đối với bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai xem ra muốn đe dọa tới việc Đạo nắm giữ đàn chiên của mình.

Trong bối cảnh Châu Phi, điều trên, nói chung, thường được diễn dịch thành sự cạnh tranh sắc cạnh đối với hai biểu thức tôn giáo về "người khác": đó là Hồi Giáo và Phái Ngũ Tuần (Pentecostalism).

Dù ngày nay, nhiều người Công Giáo vẫn tỏ ra thận trọng đối với cả hai nhóm người trên, và họ không hẳn không có lý do chính đáng, nhưng càng ngày họ càng tỏ ra có khả năng biết thừa nhận điều tốt của cả hai nhóm trên, và thậm chí còn miễn cưỡng thừa nhận rằng việc cạnh tranh để chiếm trái tim và trí óc người khác có thể là một điều thực sự lành mạnh.

Đức Giám Mục Matthew Kukah của Sokoto ở miền bắc Nigeria, một vùng có số người Hồi Giáo áp đảo, từng xuất hiện như là một trong những người đối thoại chính với Hồi Giáo của Đạo Công Giáo Châu Phi, cho rằng việc sống chung hòa bình thực sự là chuẩn mực của Châu Phi còn bạo lực chỉ là ngoại lệ.

Ngài nói trong một cuộc phỏng vấn của Crux: "Điều người ta gọi là cuộc xung đột Kitô Giáo và Hồi giáo, thực ra không có gì là không thể tránh được. Tôi nghĩ rằng các phương tiện truyền thông phương Tây đã dựng nên nó, và nó rất phổ biến".

Ngài nói thêm: "Điều mà chúng ta thực sự gọi là bạo lực giữa người Kitô hữu và người Hồi giáo ở Nigeria là sự thất bại của luật pháp và trật tự. Rất nhiều vấn đề dẫn đến bạo lực rất ít có liên quan đến tôn giáo”.

Còn về người Ngũ Tuần, đã có nhiều bài tham luận tại hội nghị thượng đỉnh ở Rôma nói về cách họ "rù quyến" người ta ra khỏi Giáo Hội Công Giáo – như cho những người này việc làm, tổ chức các dịch vụ hẹn hò để cung cấp cho họ các người phối ngẫu, và chào mời các chủng sinh và linh mục đào ngũ.

Nhưng mặt khác, một số tham dự viên cũng thừa nhận rằng thách thức Ngũ Tuần thực sự là một thách thức lành mạnh, vì nó buộc đạo Công Giáo phải "thức tỉnh".

Bà Obiageli Nzenwa, một phụ nữ giáo dân Công Giáo và là chuyên gia tư vấn độc lập về các tài nguyên nhân lực tại Abuja, Nigeria, nói rằng: "Điều đó làm chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không được coi người của chúng tôi là tự nhiên mà có được”.

Bà nói bà hy vọng sự bùng nổ của Ngũ Tuần có thể thúc đẩy Đạo Công Giáo chú ý nhiều hơn đến tầm quan trọng của việc đào luyện và trợ giúp phụ nữ, vì họ tạo thành xương sống của Giáo Hội Châu Phi.

"Đạo Công Giáo Châu Phi Ấn Bản 2" tỏ ra tự tin hơn, trung thực hơn về chính mình, và ít đưa ra các phán đoán vội vàng đối với người khác.

Với tất cả những gì mà ấn bản 1 đã hoàn thành, trong đó có việc lên khuôn cho cộng đồng Công Giáo năng động và nhiệt tình nhất trên thế giới, quả là điều thích thú khi theo dõi xem ấn bản 2 sẽ tiến hành ra sao.

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Đặc Ngữ Công Giáo: Góp Ý Về Ba Từ Kinh Thánh, Thánh Kinh, Sách Thánh - Từ Nào Đúng

Đặc Ngữ Công Giáo: Góp Ý Về Ba Từ Kinh Thánh, Thánh Kinh, Sách Thánh - Từ Nào Đúng

Nguyễn Long Thao3/23/2017


Đặc Ngữ Công Giáo: Góp Ý Về Ba Từ Kinh Thánh, Thánh Kinh, Sách Thánh - Từ Nào Đúng

Sách viết về Thánh Kinh Công Giáo Việt Nam có vấn đề đáng chú ý là nhiều tác giả chỗ này dùng từ Thánh Kinh, chỗ khác viết là Kinh Thánh, có chỗ lại viết là Sách Thánh. Xin nêu vài thí dụ điển hình.

- Trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo của Tổng Giáo Phận Sàigòn do nhà xuất bản Tôn Giáo in năm 1997, nơi trang 59,người ta thấy tựa đề của mục 5 viết: “ Kinh Thánh Trong Đời Sống Giáo Hội”. Nhưng chỉ cách đó 15 dòng, sách giáo lý lại viết: “Toàn bộ Thánh Kinh chỉ là một cuốn sách duy nhất…”

- Các tác giả phiên dịch Thánh Kinh sang tiếng Việt có khi dùng từ Thánh Kinh, có khi dùng từ Kinh Thánh. Ví dụ: LM Albert Schlicklin thường được gọi là cố chính Linh dịch thánh kinh cựu ước lấy tựa đề: Thánh Kinh Cựu Ước. Các giáo sĩ dòng Đa Minh, LM Gerard Gagnon, LM Nguyễn Thế Thuấn, LM Trần Đức Huân đều lấy tiêu đề cho tác phẩm của mình là Thánh Kinh Tân Ước hay Thánh Kinh Tòan Bộ. Trong khi đó Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn lại đặt tiêu đề Kinh Thánh Tân Ước.

- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có một ủy ban lấy tên là Ủy Ban Kinh Thánh. Một Thành viên của ủy ban là Linh Mục Nguyễn Văn Trinh viết tác phẩm Lịch Sử Hình Thành Quyển Thánh Kinh. Chỉ đọc phần dẫn nhập của tác phẩm này, người ta đã thấy Linh Mục dùng cả ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh và Sách Thánh.

- Giáo Hội Tin Lành tại Việt Nam cũng dùng lẫn lộn hai từ Thánh Kinh và Kinh Thánh.

- Tác giả Nguyễn Đình Diễn trong tác phẩm Từ Điển Công Giáo Anh Việt, dịch từ Bible: Kinh Thánh.

- Thuật Ngữ Thần Học Anh -Việt của Học Viện Đa Minh xuất bản năm 2002 dịch từ Bible: Thánh Kinh hay Sách Thánh.

Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam cũng như Tin Lành đều dùng cả ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh và Sách Thánh để diễn tả từ mà Anh và Pháp ngữ gọi là Bible, người Tàu gọi là   [shèngjìng], và Hy Lạp, Latin là Biblia.

Vậy ba từ Thánh Kinh, Kinh Thánh, Sách Thánh, từ nào đúng? Vì sao lại có hiện tượng hiểu Thánh Kinh là Kinh Thánh? Đó là nội dung bài nghiên cứu này.

GIẢI NGHIÃ TỪ THÁNH KINH

Thánh Kinh   là hai từ Hán Việt. Thánh  có các nghĩa sau: (1) Người có nhân đức cao như Thánh Nhân. (2) Được tôn vinh như thần thánh: Thánh Cung, Thánh Thể, Thánh Địa (3) Thuộc về vua như Thánh Thượng, Thánh Chỉ.

Kinh được viết là  hay , phát âm là [jìng]. Kinh nếu là danh từ có nghiã là sách có giá trị đặc thù, được coi là phép tắc, khuôn mẫu như: Thi Kinh 詩經, Thư Kinh 書經, Hiếu Kinh 孝經. Với tôn giáo, Kinh cũng có nghiã là sách như Phật Giáo có Lăng Nghiêm Kinh 楞嚴經, Lăng Già Kinh 楞伽經, Bát Nhã Kinh 般若經. Hồi Giáo có Kinh Coran, Ấn Độ Giáo có Kinh Veda. Sách của một triết thuyết cũng gọi là Kinh như, Ngũ Kinh của triết học Khổng Tử. Tóm lại Kinh có nghiã là sách.

Kinh của các tôn giáo có tính chất tín ngưỡng quan trọng, nên chúng có thể mang thêm tĩnh từ Thánh: Thánh Kinh. Về mặt văn phạm, hai chữ Kinh và Thánh đều là từ Hán Việt. Nếu muốn đúng theo văn phạm tiếng Tàu thì phải đặt tĩnh từ Thánh trước danh từ Kinh sau. Vì thế phải nói Thánh Kinh   thì đúng văn phạm hơn là nói Kinh Thánh. Thần Học Từ Điển 神学辭典 của Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc dịch từ Bible là  , phát âm là [shèngjìng], Hán Việt đọc là Thánh Kinh. Trong kho tàng ngôn ngữ Công Giáo Việt Nam có từ Thánh Ca, Thánh Thể. Nhưng không ai nói Ca Thánh, Thể Thánh. Trường hợp Thánh Linh có thể nói ngược lại là Linh Thánh, Thánh Thần là Thần Thánh nhưng Linh Thánh khác nghiã với Thánh Linh, Thần Thánh khác nghiã với Thánh Thần.

Còn nếu muốn nói theo tiếng Việt để chỉ Thánh Kinh thì ta có thể nói Sách Thánh. Nếu ta nói Kinh Thánh thay vì Thánh Kinh thì ý nghĩa sẽ khác đi vì Kinh Thánh có nghiã là kinh cầu các thánh. Từ điển Dictionarium Anamitico-Latinum của Đức Giám Mục AJ. L. Taberd xuất bản năm 1838 định nghĩa Kinh Thánh: Litaniae sanctorum nghiã là Kinh Cầu Các Thánh. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của, ấn bản 1895-1896, định nghiã Kinh Thánh là Kinh Cầu Các Thánh. Linh Mục Anthony Trần Văn Kiệm trong mục từ Kinh của tác phẩm Từ Điển Văn Học Việt Nam, tập 1, ấn bản năm 2007 viết rằng từ Thánh Kinh đã hoá Nôm nên từ Kinh Thánh cũng chấp nhận được nhưng nên dùng từ Thánh Kinh thì hơn (trang 728). Riêng Đại Từ Điển Tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo xuất bản năm 1999 không có từ Sách Thánh nhưng đã méo mó định nghiã Thánh Kinh hay Kinh Thánh là Sách giáo lí của đạo Thiên Chúa.

Thánh Kinh là dịch từ chữ Hy lạp Ta Biblia. Ta có nghĩa là những (số nhiều); Biblia nghĩa là sách. Vậy Ta Biblia nghĩa là những sách.Thánh Kinh là bộ sách chứa đựng lời Chúa nói với con người qua các thời đại lịch sử của một dân tộc (Israel), được viết dưới nhiều hình thức khác nhau, do nhiều tác giả được sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. Thánh Kinh gồm 2 bộ: Bộ Cựu Ước gồm 46 quyển, viết về giao ước Chúa ký kết với Dân tộc Israel. Bộ Tân Ước, gồm 27 quyển, viết về giao ước giữa Chúa và loài người, qua Chúa Giêsu. Có 4 sách Phúc Âm là quan trọng nhất, vì ghi lại đời sống và lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Từ Cựu Ước và Tân Ước mới có gần đây. Từ điển Dictionarium Anamitico-Latinum ghi Cổ Thánh Kinh: Vestus Testamentum và Tân Thánh Kinh: Novum Testamentum tức Cựu Ước và Tân Ước. Trước khi có từ Thánh Kinh, người Công Giáo dùng từ Sấm Truyền: Sách Sấm Truyền.

VÌ SAO THÁNH KINH TRỞ THÀNH KINH THÁNH?

Lý giải thế nào về hiện tượng ngày nay dân chúng Công Giáo cũng như Tin Lành đều hiểu Kinh Thánh đồng nghiã với Thánh Kinh? Chưa có lời giải thích nào cho vấn nạn này. Theo thiển ý, có lẽ ban đầu một vị nào đó đã lầm lẫn gọi Thánh Kinh là Kinh Thánh, rồi từ đó từ Kinh Thánh được phổ thông, được nhiều người chấp nhận nên Linh Mục Trần Văn Kiệm mới có thể viết từ Thánh Kinh đã hóa Nôm. Một khi đã hóa Nôm thì tĩnh từ Thánh có thể đặt sau danh từ Kinh: Kinh Thánh. Một lý giải khác cũng có thể chấp nhận được là ngôn ngữ có thể biến đổi theo thời gian. Ví dụ trước đây các từ điển Tầu cũng như Hán Việt đều giải thích Tạo Vật   là Tạo Hóa (creator) nhưng ngày nay người ta hiểu Tạo Vật là vật được tạo thành, không phải Tạo Hóa.

Kết Luận: Chúng ta nên dùng từ Thánh Kinh thì đúng hơn là Kinh Thánh và nếu muốn nói theo tiếng Việt ta nên dùng từ Sách Thánh.