Trang

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Câu nói của mẹ già khiến hàng triệu người con hiếu thảo phải chạnh lòng!


Câu nói của mẹ già khiến hàng triệu người con hiếu thảo phải chạnh lòng!



Đôi khi vì sự ích kỷ, chúng ta chỉ biết nghĩ cho bản thân mà đòi hỏi cha mẹ quá nhiều.
Bậc cha mẹ vì thương con mà chiều lòng con hết mức đến quên cả chính mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống này, có không ít bậc cha mẹ phải thốt lên: “Con à! Mẹ già có tuổi rồi! Xin hãy bao dung cho mẹ!”…
Con của mẹ: Một ngày nào đó, nếu con thấy mẹ ngày một già đi, phản ứng chậm chạp, suy nghĩ có lúc lẩm cẩm, thân thể không nhanh nhẹn như trước, thì xin con hãy nhẫn nại một chút để hểu mẹ hơn hiểu mẹ hơn…
Khi con nhìn thấy mẹ ăn thức ăn không sạch, mặc quần áo bẩn thỉu thì cũng đừng cười mẹ. Con kiên nhẫn giúp mẹ một chút, bởi vì con còn nhớ mẹ đã mất bao lâu để hướng dẫn con việc này khi con còn nhỏ không? Làm thế nào để ăn uống được tốt và mặc đẹp, làm thế nào để con bước đi những bước đầu tiên.
Mẹ đã dạy con một lần và lại một lần nữa… lặp đi lặp lại việc nói cùng một câu, hướng dẫn làm một việc. Khi con còn nhỏ mẹ đã đọc rất nhiều lần một câu chuyện cho đến khi con chìm vào giấc ngủ.
Khi nói chuyện cùng với mẹ, bỗng nhiên mẹ không nói gì thì hãy cho mẹ thời gian để mẹ nhớ lại, nếu mẹ không nhớ ra thì con cũng đừng lo lắng. Điều quan trọng đối với mẹ không phải là nói chuyện mà là mẹ muốn con ở bên mẹ một chút.
Thỉnh thoảng mẹ không muốn đi tắm, con cũng đừng trách mẹ! Con còn nhớ không? Khi còn nhỏ con đã viện ra bao nhiêu lý do để không phải tắm rửa?
Khi mẹ bị lạc đường ở bên ngoài, cũng đừng vội tức giận mẹ, cũng không nên bỏ mặc mẹ ở bên ngoài mà hãy chậm rãi đưa mẹ về nhà. Con còn nhớ không? Khi con còn nhỏ, mẹ đã bao lần lo lắng vì con bị lạc đường.
Khi thần trí của mẹ không tỉnh táo mà quăng bát cơm đi, con đừng trách mắng mẹ nhé! Con có biết? Bao nhiêu lần mẹ nhặt lên bát cơm mà con hất đổ xuống đất khi con còn nhỏ không?
Khi mẹ bước đi không còn vững, xin con hãy làm đôi chân cho mẹ, giống như khi con còn nhỏ mẹ đã từng bước dắt con đi những bước đi đầu tiên.
Khi mẹ ở bên cạnh con đừng làm vẻ mặt sầu não hoặc oán trách mà hãy làm giống như mẹ đã từng giúp con tìm hiểu cuộc sống.
Một ngày con sẽ nhìn thấy mẹ mắc nhiều sai sót. Xin con hãy nhớ, mẹ đã từng tận sức để làm cho con những điều tốt nhất.
Thời điểm mẹ hấp hối, xin con hãy ở bên cạnh, nắm chặt tay và sẵn sàng giúp mẹ. Xin con đừng lưu giữ lòng căm hận mẹ! Con cũng đã nhìn thấy, vì để nuôi con trưởng thành, cho con sự giáo dục tốt nhất, mẹ đã trải qua khổ cực đến tột cùng.

Hiểu mẹ, giúp mẹ, nắm chặt lấy tay mẹ bằng tình yêu và sự kiên nhẫn để tiễn mẹ lên đường. Mẹ sẽ mỉm cười và luôn đáp trả bằng tình yêu thương. Mẹ yêu con! con của mẹ!
Lúc sắp rời đi, mẹ thật sự rất sợ hãi, rất sợ hãi! Mẹ không muốn bị khủng hoảng trong thời điểm từ giã cõi đời. Mẹ chỉ hi vọng con ở bên mẹ cho đến lúc mẹ rời đi. Mẹ không muốn mình ra đi trong cô độc bởi vì với mẹ, con là người duy nhất.
Đáng thương tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ! Có một ngày cha mẹ qua đời, con ngồi suy nghĩ miên man và hối hận khi nhận ra bao điều còn chưa làm cho cha mẹ. Vì thế, khi cha mẹ còn sống.
Xin đừng quên yêu thương cha mẹ nhiều hơn. Dù cha mẹ có không may qua đời, thì tình yêu của họ là thứ tình yêu vị tha nhất, như mặt trời tỏa sáng.
Xin mỗi người hãy đối xử tử tế với cha mẹ của mình!
San San biên dịch
http://www.daikynguyenvn.com/doi-song/cau-noi-khien-hang-trieu-nguoi-con-hieu-thao-phai-dong-tam.html

Tâm thư của cô gái 15 tuổi chia sẻ hành trình gian khó để ‘hiểu cha mẹ’ gây xúc động mạnh mẽ

Tâm thư của cô gái 15 tuổi chia sẻ hành trình gian khó để ‘hiểu cha mẹ’ gây xúc động mạnh mẽ

Đặt mình vào vị trí của người khác
Mẹ lẫm chẫm trong lo toan thường nhật / Ngày và ngày nhận mới mẻ từ con.
Mẹ lẫm chẫm trong lo toan thường nhật / Ngày và ngày nhận mới mẻ từ con.
Là cha mẹ phải chịu đựng những gì?
Tôi nghĩ, là cha mẹ phải gánh chịu đủ mọi áp lực trong cuộc sống. Những áp lực công việc xã hội, những lo toan gia đình bộn bề, những gánh nặng trên đôi vai…
Hãy tưởng tượng mình là cha mẹ…
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi đứa con yêu dấu xin một khoản tiền lớn đóng học mà tháng này chưa đến ngày lĩnh lương?
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi đã đau đầu nặng óc trong công việc cả ngày, toàn thân mệt mỏi, về đến nhà trước mắt lại là một bãi chiến trường đang chờ dọn dẹp?
Bạn sẽ lo lắng như thế nào khi bình thường 11h con bạn đi học về mà hôm nay quá 15’rồi mà không nghe thấy tiếng con ngoài cổng?
Bạn sẽ cảm thấy ra sao khi con bạn ngày càng lớn và nó không còn nghe lời mình như xưa? Hay thậm chí là hỗn láo?
Sẽ như thế nào khi những đứa con trải nghiệm một ngày làm cha mẹ?
Tôi biết, cho dù có cố gắng nhiều như thế nào đi nữa, tôi cũng không thể hiểu được hết, và có cả những điều mà một người con như tôi không có quyền được biết…
Kỳ thực cha mẹ dù có đối đãi với con cái thế nào đi nữa, thì cũng là muốn tốt cho con họ mà thôi, chỉ là, mỗi cha mẹ sẽ có những cách dạy dỗ khác nhau mà họ cho rằng, đó là cách tốt nhất để con nên người.
Là một người con…
thien nhi 3
Ta được sống một cách thoải mái, vô lo vô nghĩ trong cái nôi gia đình ấm áp
Không lo kiếm tiền, tranh đấu, vật lộn trong cuộc sống đầy rẫy phức tạp và khó khăn
Ta được đi học, vui chơi, giải trí với bạn bè, v.v..
Và cha mẹ là người lo liệu, chăm sóc cho chúng ta
Nhưng…
Ta lại luôn cảm thấy phiền phức, khó chịu vì bị gọi dậy đúng giờ vào mỗi buổi sáng.
Ta hụt hẫng không thoải mái vì đang chơi vui thì bị cha mẹ gọi điện giục về.
Ta bức xúc khi cha mẹ sai ta một số việc lặt vặt trong nhà.
Ta phẫn nộ, chán nản khi nghe cha mẹ quát mắng vì tốt cho chúng ta…
Có bao giờ tự hỏi, ta đã nguyện ý làm tròn trách nghiệm của một người con?
Có bao giờ ta nghĩ, ta sẽ sống như thế nào nếu một ngày mai ta đột nhiên mất đi những vòng tay che chở?
Có khi nào ta tưởng tượng rằng, những điều ta chán ghét ở hiện tại lại trở thành một ước mơ trong tương lai không xa? Mong ước thời gian quay ngược trở lại, ta bé mãi, khỏi phải lớn…
Và giờ thì, tôi đã có thể thấu hiểu được một phần nào… Đủ để tôi có thể sửa sai, sống một cuộc sống tốt đẹp hơn!
Hồi bé, ta luôn nghe lời cha mẹ, nhưng khi lớn lên ta đã ngày một đổi khác. Chốn hồng trần đã phủ lên tâm hồn ta một lớp bụi, che đi sự thuần khiết và trong sáng ban đầu của nó…
Tôi nghĩ phải chăng cách tốt nhất chính là quay trở về tâm hồn Lương Thiện của một đứa trẻ. Nhưng…làm cách nào?
Có lẽ, đây là điều mà ai cũng đang tìm kiếm trong cuộc sống bề bộn…
Tôi cũng từng khao khát có một tấm vé quay trở về ngày xưa ấy…
“Hãy cho tôi xin một vé đi không hai, mà dầu hôm nay ga đông đường dài
Hãy cho tôi xin được trở về tuổi thơ, ngây ngô với bao mộng mơ
Hãy cho tôi xin một vé không hai, vé đi thôi không cần quay trở lại
Chỉ cần cho tôi được trở về ngày xưa, rong chơi với những ngày mưa
Hãy cho tôi xin hạng vé trung thôi, dẫu tháng năm có lớn thêm thật rồi
Chỉ cần cho tôi được trở về tuổi thơ, thì tôi sẽ xin chờ hoài…”
Và tôi đã có được tấm vé ấy! Tôi có thể chia sẻ điều mình trân quý nhất dành cho bạn:
Thiên Cổ Kỳ Thư Chuyển Pháp Luân chính là tấm vé đầu tiên và cũng là duy nhất có thể đưa ta trở về với Chân ngã!
Bằng việc thực hành theo Chân Thiện Nhẫn, tâm hồn tôi trở nên thoáng đãng và hạnh phúc hơn bao giờ hết. Tôi đã có thể mỉm cười đón nhận những lời giáo huấn của cha mẹ để hoàn thiện bản thân mình. Tôi sẽ lặng lẽ khoan dung những lời quát mắng có phần hơi thô lỗ của cha mẹ mỗi khi họ đang tức giận…
Gửi đến những người bạn chưa trưởng thành…
Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn
Hãy thử một lần lắng nghe trái tim của những người xung quanh bạn
Đời người ngắn ngủi thoáng cái như chớp mắt
Bạn còn đang lãng phí điều gì đây?
Thời gian qua đi không thể lấy lại được
Đừng để vụt mất rồi mới nhận ra nó trân quý nhường nào
Hãy sống một cuộc sống có ý nghĩa…
“Chốn trần gian sao là lắm ân ân oán oán
Con người cứ đấu tranh với nhau vì điều gì nhỉ?
Ai đúng ai sai tính toán làm gì…
Sầu não lo lắng đâu làm cho bạn sống tốt hơn
Chi bằng cứ mỉm cười mà bao dung hết thảy
Một cuộc sống bình hòa và tâm hồn thanh nhã
Chẳng phải sẽ tốt đẹp hơn sao?”
Tác giả: Thiện nhi
http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/ve-dep-chan-thien-nhan/gui-den-nhung-nguoi-ban-tre-loi-boc-bach-chan-thanh-cua-co-gai-15-tuoi.html/2

Con hỏi cha, chúng ta có tiền không? Cha trả lời con khiến nhiều người thấm thía

Con hỏi cha, chúng ta có tiền không? Cha trả lời con khiến nhiều người thấm thía

Một cậu bé người Mỹ hỏi người cha giàu có của mình: ‘Nhà chúng ta có tiền không cha?’ Người cha trả lời: ‘Cha có tiền nhưng con không có. Tiền của cha là tự mình cố gắng phấn đấu mới có, tương lai con có thể có tiền bằng cố gắng của mình.’ Cậu bé người Việt Nam hỏi người cha giàu có của mình: ‘Nhà chúng ta có tiền không?’ Người cha trả lời: ‘Nhà chúng ta có rất nhiều tiền, tương lai sẽ đều là tiền của con.’
Cậu bé người Mỹ nghe xong cha mình nói biết được một số thông tin sau:
1. Cha của mình có nhiều tiền nhưng đó là tiền của cha.
2. Số tiền đó là do cha cố gắng mới có được.
3. Nếu muốn có tiền, mình cũng phải cố gắng làm việc.
Có được những thông tin này, đứa trẻ sẽ cố gắng phấn đấu và đi trên chính đôi chân của mình, tương lai sẽ có nhiều hy vọng. Nó cũng muốn thông qua sự cố gắng của mình mà đạt được giàu có. Quan trọng hơn đó là tài sản tinh thần sẽ mang lại lợi ích cả đời cho trẻ.
Cậu bé người Việt Nam nghe xong lời cha mình nói nhận được một số thông tin là:
1. Cha tôi rất giàu có, gia đình mình có rất nhiều tiền.
2. Tiền của cha là tiền của tôi.
3. Tôi không cần cố gắng cũng đã có rất nhiều tiền rồi.
Do đó, đứa trẻ này lớn lên sẽ thừa kế tài sản của cha mình, sẽ không biết cố gắng và quý trọng đồng tiền. Người xưa có câu: “Giàu không quá ba đời”. Người cha Việt Nam chỉ truyền lại cho con mình của cải vật chất mà không phải là tài sản tinh thần, mà giàu có vật chất lại là một “con dao hai lưỡi.”
Câu trả lời khác nhau cho thấy cách giáo dục khác nhau, cách giáo dục khác nhau quyết định số phận khác nhau.
Rõ ràng, câu trả lời của người cha Mỹ có thể giúp trẻ con hình thành khái niệm chính xác về sự giàu có và cách nhìn cuộc sống, khiến con có khả năng tự lập và phát triển tài năng. Còn câu trả lời của người cha Việt chỉ có thể biến đứa trẻ thành một người mềm yếu, bất tài và ăn bám.
Đừng quá nuông chiều con cái, điều này thực sự là làm “tổn thương” chúng.
Cha mẹ yêu thương, hy sinh tất cả vì con nhưng nuông chiều chúng chỉ có thể khiến đứa trẻ không biết cố gắng, không biết báo đáp. Với tư cách là cha mẹ, phải học được cách buông tay, để cho trẻ biết gánh vác trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình, từ đó mà trưởng thành. Nghĩ đến việc cung cấp tất cả những thứ tốt nhất cho con không bằng trau dồi khả năng của con để theo đuổi những thứ tốt nhất.
Dạy con làm thế nào để trở thành một người giàu có mà không phải cung cấp tiền cho con.
Bạn nên nói với con mình: “Con à, con sẽ được giàu có. Hãy sử dụng kiến thức của mình để kiếm được nhiều của cải hơn, thông qua quản lý tài sản mà sáng tạo ra tương lai của chính mình, tiền của ta đối với con không quan trọng.”
Vì vậy, khi trẻ con hỏi những câu hỏi tương tự, chúng ta nên trả lời giống người cha Mỹ, nói cho chúng biết: “Ta có tiền, con không có. Ta cũng không nợ con gì cả. Do đó, con phải dựa vào chính mình, cố gắng vì ước mơ của mình. Không phải là không có việc gì làm, ngồi mát ăn bát vàng?”
Như vậy, đứa trẻ sẽ biết tự lập, tương lai có nhiều hy vọng. Bạn không chỉ truyền cho con của cải vật chất, quan trọng hơn đó là tài sản tinh thần, tài sản tinh thần sẽ mang lại lợi ích suốt đời cho con.
Huy Hoàng
http://www.daikynguyenvn.com/doi-song/con-hoi-cha-chung-ta-co-tien-khong-cau-tra-loi-cua-nguoi-cha-nay-khien-cac-bac-cha-me-khiep-so.html

NĂM MỚI và TÂM LINH

Cách riêng chuyển đến các Cursillistas bài suy niệm dưới đây  để set up một "Thơi Khóa Biểu Cầu nguyện" phù hợp với cuộc sống Ngày Thứ Tư.  lgcl 


NĂM MỚI và TÂM LINH

Năm 2017 là năm Con Gà.   Đặc tính nổi bật của con gà là tiếng gáy của chú gà trống vào mỗi buổi sáng.  Tiếng gáy đó báo thức để người ta biết giờ thức dậy, đặc biệt là dậy sớm.  Thức khuya và dậy sớm là điều cần thiết, không chỉ với nông dân mà với mọi người.

Tiếng Gà báo thức cũng là tiếng cảnh báo chúng ta phải tỉnh thức về mọi thứ, cả xã hội và tâm linh.  Mỗi dịp đón năm mới, nhiều người trong chúng ta tự hứa với nhiều điều quyết tâm cho Năm Mới – các điều này chủ yếu liên quan các mục đích như giảm cân hoặc tập thể dục nhiều.  Nếu chúng ta thực sự cảm thấy có hứng thú, chúng ta có thể hứa viếng Thánh Thể hằng ngày hoặc đọc trọn bộ Kinh Thánh.

Không may thay, với đa số các quyết định năm mới, khả năng chịu đựng tinh thần chỉ kéo dài khoảng một tuần, và chúng ta thấy mình vẫn ở điểm bắt đầu, cảm thấy thất bại và thắc mắc: “Tôi có thể hứa cầu nguyện nhiều trong năm mới?  Tôi có nên bỏ qua và bắt đầu lại?”

Kết hợp nhiều thời gian để cầu nguyện là điều không dễ thực hiện, để đến gần các mục đích tâm linh, đây là vài gợi ý thực tế có thể giúp bạn quyết định làm cho năm nay là năm tâm linh đặc biệt:

1.  Tin Tưởng Vào Mục Đích Và Tín Thác Vào Thiên Chúa

Bước thứ nhất này có thể mang vẻ hiển nhiên, nhưng chúng ta thường bỏ lỡ.  Khi chúng ta nghĩ về việc cầu nguyện “nghiêm túc”, chúng ta thường có kiểu nói như thế này: “Tôi biết tôi sẽ thất bại, không thể làm được, vì tôi không thánh thiện đủ.”  Nói thật, tư tưởng như vậy là lừa dối, nó ngăn cản bạn bắt đầu kế hoạch cầu nguyện.  Nó thuyết phục bạn tin mình “chưa thánh thiện đủ” hoặc “quá bận” hoặc “không bao giờ theo đến cùng.”  Satan có xu hướng ngăn cản bạn cầu nguyện hằng ngày và làm cho bạn tìm nhiều cách lừa dối xoay quanh ý tưởng rằng “bạn không thể đạt được điều bạn muốn.”  Đừng nghe lời ma quỷ xúi giục!

Bạn là con cái của Thiên Chúa, và Ngài luôn ở bên bạn.  Bạn có thể làm được điều đó!  Nếu chúng ta mở lòng ra với Thiên Chúa, Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta và ban cho chúng ta có sức mạnh cần thiết.  Chúng ta cần phải tin rằng Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta và chúng ta có thể làm được điều không thể.  Hơn mọi thứ khác, đức tin là tặng phẩm do Thiên Chúa trao ban.  Hãy cầu xin tặng phẩm đức tin!  Hãy xin Ngài gia tăng lòng yêu mến.

Chúa Giêsu đã nói: “Tại anh em kém tin! Thầy bảo thật anh em: nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này “rời khỏi đây, qua bên kia!” nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được” (Mt 17:20).

2.  Nhớ Lại Điều Đã Hoặc Không Tác Dụng

Trong đời sống tâm linh, chắc chắn có sự thăng trầm; có những lúc bạn cảm thấy rất sung mãn, cũng có những lúc bạn cảm thấy như trong ao tù.  Hãy nhìn lại quá khứ, xem điều gì tác động và khi nào cảm thấy “sung mãn.”  Bạn có thể chú ý các kiểu nào đó hữu ích hoặc bạn muốn tái tạo trong hiện tại.
Thêm vào đó, chúng ta còn có những thói quen khác nhau.  Đây có thể là cách chúng ta sẵn sàng vào buổi sáng theo cách riêng là gấp quần áo.  Cầu nguyện cũng cần trở thành một thói quen.  Khi chúng ta nghĩ về các thói quen mà chúng ta có liên quan, điều gì là điểm chung?  Rất có thể đó là điều bạn học biết khi còn nhỏ và tiếp tục vẫn làm điều đó hằng ngày.  Rồi điều đó ăn sâu vào cuộc sống và bạn chỉ nghĩ về điều đó.  Việc làm cho cầu nguyện trở thành thói quen là điều RẤT QUAN TRỌNG nếu bạn muốn cầu nguyện nhiều trong năm mới này.

Đừng sợ bắt đầu một điều nhỏ, thậm chí nhỏ như việc bắt đầu và kết thúc một ngày bằng Dấu Thánh Giá và Kinh Sáng Danh.  Từ những điều nhỏ như vậy mà xuất hiện những vị thánh.

3.  Bạn Là “Con Gà” Hay “Con Cú”?

Đối với nhiều người, họ không thể kiểm soát cuộc sống trong khoảng từ 9 giờ sáng tới 5 giờ chiều.  Dù chúng ta có thể đi làm công sở, ở nhà chăm sóc con cái, hoặc đã nghỉ hưu, ban ngày vẫn đầy khả năng.
Điều này cho chúng ta hai cách chọn lựa đối với thời gian cầu nguyện: buổi sáng hoặc buổi tối.  Hai khoảng thời gian này thường là “khoảng” chúng ta có thể kiểm soát những gì xảy ra.  Có thể chúng ta phải lo cho con nhỏ, phải ăn tối, phải lo việc lặt vặt trong gia đình, nhưng hằng ngày chúng ta vẫn có cách chọn lựa những gì cần làm sau khi con cái đi ngủ và đã xong việc nhà.  Bạn có vô internet hoặc facebook tới 1 giờ sáng, hay là bỏ mọi thứ để cầu nguyện?  Hãy chân thật với chính mình, và đặc biệt là chân thật với Thiên Chúa.

Mặt khác, chúng ta có thể có nhiều thời gian vào buổi sáng và mau mắn thức dậy lúc 5 giờ sáng để cầu nguyện khoảng 30 phút.  Đây là điểm quan trọng: bạn là “người buổi sáng” hay “người ban đêm,” là “con gà trống” hay “con cú,” việc tự biết mình như vậy sẽ giúp chúng ta biết lúc nào là lúc tốt nhất để chúng ta dành thời gian cho việc cầu nguyện.

4.  Suy Nghĩ “Nhiều Phút” Chứ Không “Nhiều Giờ”

Tác giả Gary Jansen viết một cuốn sách có tựa là “The 15-Minute Prayer Solution: How One Percent of Your Day Can Transform Your Life” (Giải Pháp Cầu Nguyện 15 Phút: Một Phần Trăm Mỗi Ngày Sống Có Thể Biến Đổi Cuộc Đời Bạn), ông cho biết: “Bạn có biết rằng mỗi ngày có 1.440 phút?  Đúng vậy.  Tôi đã tính toán.  Bạn có biết rằng 1% của số thời gian đó là 14 phút đối với 24 giờ?  Điều gì xảy ra nếu hằng ngày bạn quyết định khôn ngoan để rèn luyện linh hồn bằng cách dành 15 phút cho Thiên Chúa?  Chỉ 1% bé nhỏ của cuộc đời bạn mà thôi.  Cuộc đời bạn có thay đổi không?  Cuộc đời tôi đã thay đổi.”

Chúng ta thường có những mục đích cao ngất là làm một giờ thánh mỗi ngày, và rồi chúng ta thất bại, chúng ta cứ tưởng mình là người đáng thương.  Thay vì đặt ra mục đích cao xa và thất bại, trước tiên chúng ta nên cố gắng áp dụng từng “bước nhỏ.”  Nếu mỗi ngày chúng ta có thể dành 15 phút để cầu nguyện và kiên trì làm như vậy, chúng ta có thể tăng thêm thời gian và dần dần vượt qua những mục đích nhỏ để có thể đạt tới các mục đích cao hơn về sau.

5.  Thời Khóa Biểu Cầu Nguyện

Đầu óc của chúng ta đầy những thông tin nên dễ quên những gì “đã hứa” thực hiện.  Đó là lý do chúng ta phải thận trọng và viết thời khóa biểu hằng ngày, quyết tâm làm cho việc cầu nguyện là việc chính.  Chúng ta phải có khung thời gian hằng ngày.  Hãy viết bằng CHỮ HOA, và có thể TÔ ĐẬM, để giúp củng cố trí nhớ.  Nếu bạn có điện thoại thông minh, hãy dùng “chương trình nhắc nhớ” (Reminders App).  Tóm lại, chúng ta phải cẩn trọng đối với việc dành thêm thời gian hằng ngày cho việc cầu nguyện.

Quả thật, cầu nguyện là việc rất cần thiết hằng ngày.  Thánh Ephraem Syria xác định: “Các nhân đức thành hình nhờ cầu nguyện.  Lời cầu nguyện duy trì sự điều độ, ngăn chặn sự tức giận, ngăn chặn sự kiêu ngạo và đố kỵ.  Lời cầu nguyện đưa Chúa Thánh Thần vào linh hồn và nâng con người tới Thiên Đàng.”

Cuối cùng, làm trọn các mục đích tâm linh của bạn trong năm mới này sẽ không dễ dàng, mà cũng chẳng bao giờ dễ dàng.  Hôn nhân cũng không hề dễ dàng, nhưng chúng ta có sự chọn lựa cẩn thận để quyết định chung sống với người bạn đời của mình “trong mọi hoàn cảnh, và cho đến chết.”  Điều chúng ta cần làm là quyết định, nhận biết những gì liên quan và cố gắng hết sức để đạt tới thành công.

Philip Kosloski
Trầm Thiên Thu (Chuyển Ngữ Từ Aleteia.Org)

KHI THỨC DẬY CHÚNG TA XIN GÌ VỚI CHÚA

KHI THỨC DẬY CHÚNG TA XIN GÌ VỚI CHÚA

 
10346387_636013389828071_5828310502609190915_n

Là người con của Chúa, chúng ta may mắn và hạnh phúc vì mỗi ngày mới, mình được xin với Chúa những gì mình khát khao. Cũng như bao người, mỗi ngày chúng ta cũng muốn chọn cho mình một niềm vui. Hơn nữa, đó là niềm vui của Chúa và chắc chắn Ngài vẫn hằng ban ân phúc cho mỗi người. Là Thiên Chúa giàu lòng thương xót, Ngài muốn ban cho mỗi người thật nhiều bình an hạnh phúc. Dành chút giây phút đầu ngày để tâm sự với Chúa, để thấy Chúa muốn ta làm gì và ta có thể làm gì trong ngày mới này?


Khi thức giấc, thật đẹp biết bao khi ta dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn sau giấc ngủ an bình. Là người Công giáo, chúng ta thích để tâm đến sự hiện diện của Ngài và cùng Ngài bắt đầu một ngày mới. Giây phút nguyện cầu ấy tuy vắn vỏi nhưng linh thánh biết bao! Khoan suy tính những bận rộn của công việc làm ăn, khoan nặng lòng với khó khăn phía trước. Trong thanh vắng của buổi ban mai, hãy tạ ơn, phó thác và van xin với Chúa Giêsu những điều ta mong ước.
Chắc hẳn ai cũng mong cho mình và người thân luôn được sự bình an. Đó là sức mạnh, là năng lượng để ta đón chào ngày mới. Khi còn trên dương thế, Thầy Giêsu thích trao cho các môn đệ sự bình an của Ngài. Trong cơn sóng dữ, sự hiện diện của Thầy Giêsu giúp các ông an bình trên con thuyền giữa biển cả; trong ngày phục sinh, Thầy Giêsu trao ban bình an của Ngài để các ông dấn thân loan báo tin mừng phục sinh. Khi bình minh, ta ước xin Giêsu cứ thực hiện điều Ngài đã hứa: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”. Để với bình an của Chúa, ta có thể sống ngày mới với nhiều niềm vui.

Ngày mới ta không quên xin với Chúa những hạnh phúc nho nhỏ. Hạnh phúc vì trong ta còn sức sống, hy vọng và niềm vui để tiếp tục lao tác trong cuộc đời. Dù trong hoàn cảnh nào, ta xin Chúa đừng lãng quên ta. Bởi khi Thiên Chúa ở cùng ta, cuộc sống ta sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. May mắn cho ta là chính Thiên Chúa muốn ta hạnh phúc. Từ trời cao Ngài đã xuống thế làm Người, chịu chết và phục sinh để cứu độ con người. Mong sao ta tìm đến Chúa trong buổi ban mai để xin Ngài trao cho mình hạnh phúc của Ngài!
Nếu thức dậy, ta nặng lòng với bao điều còn dang dở, thì ta đừng ngần ngại van xin Chúa giúp ta đón nhận trong bình an. Ngày mới chắc không vui khi ta chứng kiến người thân trong cơn đau quằn quại. Bình minh sẽ nặng nề nếu ta ốm đau bệnh tật. Ngày mới sẽ u tối khi tâm hồn ta còn thất vọng chán chường. Và hằng hà lý do khiến ta chẳng muốn bước vào ngày mới với nhiều niềm vui. Thật buồn biết bao khi ta sống không mục tiêu, không lý tưởng và chẳng phấn đấu! Chúa cũng không muốn ta mang tâm hồn tiều tụy như thế, Ngài muốn ta xin Ngài sức mạnh để đón nhận tất cả trong niềm vui. Ước gì trên thập giá của phận người, ta cũng dám xin với Chúa ơn phục sinh trong từng ngày.

Cầu chúc cho nhau luôn có được một ngày mới tuyệt vời. Chỉ tuyệt vời khi ta phó dâng ngày mới trong sự quan phòng của Chúa. Ta hy vọng mỗi ngày là hồng ân Chúa ban. Với Thầy Giêsu, người con của Chúa không ngần ngại tâm sự với Ngài ban cho mình một ngày mới với tất cả niềm tin yêu phó thác. Để cùng với Thầy Giêsu, trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần, chúng ta đón chào ngày mới trong niềm vui của Chúa Phục sinh.

Ngày mới này, bạn đang cần xin với thầy Giêsu điều gì? Chúa đang chờ chúng ta vào mỗi bình minh để trao cho ta một ngày thật nhiều ân sủng! Nguyện chúc cho những ước mong của chúng ta được Thiên Chúa nhận lời!
Nguồn: dongten.net

LAO ĐỘNG TRONG CÁI NHÌN CỦA ĐỨC TIN



MÙNG 3 TẾT !
LAO ĐỘNG TRONG CÁI NHÌN CỦA ĐỨC TIN

Mở lại những trang sách Sáng Thế, ở chương 2 Thiên Chúa đã tạo ra một khu vườn Địa Đàng và đặt người đàn ông ở đó, "để làm việc và trông nom khu vườn," cho phép anh ta ăn tất cả các loại cây trong vườn trừ Cây Nhận thức Tốt và Xấu, "nếu một ngày ngươi ăn nó chắc chắn ngươi sẽ chết." Thiên Chúa cũng đã tạo ra các loài thú, và khi Adam tìm một người phụ giúp, không loài vật nào muốn, và vì thế Chúa trời làm người đàn ông ngủ, và tạo ra một cô gái từ xương sườn của anh. Người nam đặt tên người nữ là "Phụ nữ" "vì cô gái được lấy từ một người nam".

Từ thuở khai thiên lập địa Thiên Chúa sáng tạo con người và ủy thác cho con người nhiệm vụ cai trị trái đất. "Ngài đặt con người vào vườn Eđen để cày cấy và canh giữ đất đai". (St 15, 2) Như vậy, Thiên Chúa gắn liền lao động với con người, coi lao động như một sứ vụ, một tương lai. Con người tiếp tục công cuộc tạo dựng lưu truyền đời sống và biến đổi thiên nhiên.

Thiên Chúa đặt con người trong vườn Eden và dạy con người trồng trọt nghĩa là lao động để làm ra của cải. Thiên Chúa muốn con người xây dựng thế giới, tô đẹp thế giới và làm cho thế giới càng ngày càng trở nên phong phú, tươi xinh theo ý của Thiên Chúa. Lao động là hoạt động đặc thù của con người, giúp con người tạo ra của cải vật chất và tinh thần, góp phần phát triển khoa học, văn hóa và đạo đức. Vì vậy, lao động mang một ý nghĩa lớn đối với đời sống con người.

Qua những trang đầu của sách Sáng Thế, ta thấy vốn liếng Thiên Chúa trao cho con người nói chung và cho mỗi người nói riêng là phù với khả năng mỗi người. Vũ trụ này, trái đất này cùng mọi sinh vật tài nguyên khoáng sản trong đó là của Thiên Chúa, do Chúa dựng nên và làm chủ, thế mà Thiên Chúa đã trao tặng hoàn toàn cho con người, với chỉ một mong muốn là con người làm cho nó ngày càng thêm tốt đẹp hơn. Không chỉ trao cho con người tài sản vật chất, Thiên Chúa còn làm nên một vườn Êden, vườn thượng uyển của Chúa, là nơi và là tình trạnh hạnh phúc, cũng được Thiên Chúa trao cho con người làm chủ và chịu trách nhiệm chăm sóc cả khu vườn ấy và cả vũ trụ này. Adam Eva tổ tông của chúng ta đã đứng ra nhận tài sản của Thiên Chúa, nhưng hai ông bà cũng không khác gì người đầy tớ lãnh một nén bạc, đã chôn dấu tài sản của Thiên Chúa, đã làm tổn hại đến tài sản là hạnh phúc, đã hủy hoại sự cân bằng trong vũ trụ và trong tâm hồn mình, làm cho vũ trụ nên gai góc và chai đá vì tội bất tuân, nghi ngờ Thiên Chúa và phản bội lại sự tín trung, nên đã để mình và con cháu bị loại ra ngoài.

Và ta cũng thấy Thiên Chúa của chúng ta như một người thợ, Ngài cũng hăng say tận tụy làm việc để tạo dựng nên vũ trụ, đặc biệt Thánh kinh diễn tả Thiên Chúa như người nghệ sỹ làm việc đổ mồ hôi để tạo nên tác phẩm tuyệt đẹp là con người. Như thế cho thấy rằng nếu thiên chúa của chúng ta là một Thiên Chúa luôn làm việc, thì con người cũng phải biết làm việc và làm việc giúp chúng ta nên giống Thiên Chúa, và làm việc để đem lại sư tốt đẹp cho vũ trụ và sự no cơm ấm áo hạnh phúc cho con người, đó là chúng ta đang sinh lời cho Thiên Chúa và đang cộng tác với Thiên Chúa trong việc tạo dựng và tô điểm cho vũ trụ này thêm tốt hơn, xin nhắc lại là làn cho vũ trụ nên tốt đẹp hơn. Như thế khi chúng ta hủy hoại mội trường xung quanh, làm cho nó ra ô nhiễm bẩn thỉu là chúng ta đã không trung tín với Thiên Chúa và gây tổn hại đến tài sản của Ngài.

Lao động đem lại cho chúng ta niềm vui sáng tạo. Loài người không ngừng lao động để cải tạo chính mình, sử dụng đôi tay để tạo ra những dụng cụ phục vụ đời sống, tạo ra lửa để nấu chín thực phẩm, thuần hóa thú nuôi, trồng trọt, cải tạo thiên nhiên, không còn ở những hang hóc mà biết xây dựng nơi trú ngụ. Khi đã lo được cái ăn cái mặc, con người dần hoàn thiện về mặt văn hóa, lao động trí óc để sáng tạo nên những công trình vĩ đại như kim tự tháp, vạn lí trường thành…các phép tính, khám phá thiên nhiên. Nhờ lao lộng, con người dần đạt đến cuộc sống văn minh như hiện nay – con người đã trở thành loài thượng đẳng trên trái đất.

Ta có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông thạo công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra cùa cải và únh thần phục vụ con người. Chính nhờ lao động mà con người trở thành loài thượng đẳng và có cuộc sống văn minh như ngày nay. Tất cả mỗi người phải lao động nếu không sẽ trở thành kẻ vô công rỗi nghề không đóng góp gì cho bản thân,gia đình và xã hội. Lao động là thước đo giá trị của con người, lao động có nhiều hình thức: lao động xã hội, lao động công ích…

Quá trình trình thành là khoảng thời gian để tạo ra một kết quả, một công việc. Hoàn hiện nhân cách là làm nên trọn vẹn phẩm chất của con người. Như thế ta có thể hiểu “lao động là quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của con người” là vận dụng họat động chân chính của bản thân là khoảng thời gian để tạo ra trọn vẹn phẩm chất của con người.

Nhiều người vẫn quen hiểu lao động là dùng sức lực và dụng cụ để sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng, như người nông dân sản xuất lúa gạo, người công nhân dệt vải, may thêu… Nhưng ý nghĩa của lao động không dừng lại ở đó. Lao động còn là sự vận dụng khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của ban thân để cải tiến kĩ thuật, thay đổi phương pháp làm việc để thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy các lĩnh vực của xã hội ngày càng phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng của con người.

Lao động là việc làm vẻ vang. Nhờ lao động, con người có thể tự kiếm sống bằng chính đôi tay của mình. Nhờ lao động, con người có một cuộc sống tự do không bị lệ thuộc vào bất cứ ai. Tự do là phần thưởng vô giá mà phần thưởng này chỉ dành cho những người biết lao động và quý trọng giá trị đích thực của lao động.

Tất cả đều nhờ bàn tay lao động, khối óc sáng tạo của những con người biết chung vai vì đất nước. Mỗi ngành nghề, mỗi công việc đều đáng trân trọng như nhau, bởi tất cả đều giống nhau ở việc xây dựng và phát triển đất nước.

Lao động còn là nghĩa vụ của mỗi người. Là người công dân trên một đất nước độc lập, ý thức về trách nhiem của mình, ai ai cũng phải ra sức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, một đất nước phồn vinh hơn.

Ta thấy, bên cạnh những tấm gương lao động miệt mài, ta không khỏi buồn lòng trước những hành vi thái độ coi thường lao động chân tay hoặc những quan niệm lệch lạc về lao động. Đó là những con người quen sống hưởng thụ, xa hoa từ những đồng tiền bất chính. Vì không lao động, họ không biết giá trị đích thực của lao động và chắc chắn không bao giờ biết quý trọng thành quả mà mọi người đã tạo ra. Những con người đó thực sự trở thành ung nhọt của đất nước, là lực cản trong tiến trình phát triển của cuộc sống mà chúng ta phải kiên quyết loại trừ.

Lao động phải mệt nhọc, lao động đòi hỏi phải cố gắng, phấn đấu hy sinh, nhưng lao động luôn mang ý nghĩa đẹp, ý nghĩa cao sâu, tuyệt vời do Chúa chúc lành:" Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho con người phải lao động để làm chủ thiên nhiên. Xin cho chúng con được thấm nhuần tinh thần Kitô giáo, để công ăn việc làm của chúng con trong năm mới này nêu cao tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa " (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh hóa công ăn việc làm).

Thấm nhuần tinh thần Kitô giáo ! Đó chính là ý nghĩa và cốt lõi của lao động nơi người Kitô hữu. Và, ý nghĩa còn cao đẹp hơn khi : “công ăn việc làm của chúng con trong năm mới này nêu cao tình tương thân tương ái, và góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa”.

Nhưng rồi, ta nhìn lại thực tại của cuộc sống ngày hôm nay dường như con người ta phá vỡ ý nghĩa của lao động và đã làm hư đi tính chất cao đẹp, ý nghĩa cao đẹp của lao động.

Ta thấy thực tại trong cuộc sống, người giàu ăn hiếp người nghèo và chủ bóc lột người lao động. Chủ không trả lương cân xứng thì thợ tìm mọi cách để lấy lại công bằng. Khi buôn bán bị hạ giá thì người ta tìm cách làm hàng gian hàng giả và tìm mọi cách có lợi cho bằng được, bất chấp giết hại con người.

Thành quả của lao động là cơm ăn, áo mặc nhưng ngày hôm nay mấy ai tìm được thức ăn sạch và quần áo không nhiễm độc. Nhà nhà, người người bây giờ cắn răng để ăn thức ăn bẩn. Nhà nhà người người mặc quần áo sợ tẩm thuốc nhuộm bằng hóa chất độc hại. Bởi ai mà ra ? Thưa chính con người là tác nhân sát hại nhau.

Đứng trước dòng chảy của cuộc đời, người Kitô hữu lại được mời gọi “góp phần vào sự nghiệp chung là hoàn thành chương trình sáng tạo của Chúa” chứ không phải phá hủy công trình sáng tạo của Thiên Chúa.

Bước vào thềm năm mới, ta lại xin Chúa thêm ơn cho ta để ta cân chỉnh, chọn lựa lối sống, cách làm việc của ta. Lao động hàng ngày của ta dẫu kiếm cơm kiếm gạo nhưng có chân chính hay không, có mang lại lợi ích hay sát hại người khác đó chính là câu trả lời của mỗi người chúng ta.

Chúng ta cố gắng và ý thức làm việc trong đức tin. Khi ta làm điều gì đó, ta làm việc gì mình cố gắng làm tròn công việc đó trước mặt Thiên Chúa là Đấng dò thấu tâm can chúng ta.

Khi chúng ta ý thức và làm điều đó chúng ta sẽ mang lại lợi ích cho anh chị em đồng loại.