Trang

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: Ký ức về cái chết

 

Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: Ký ức về cái chết

 mạc: Ký ức về cái chết

lavie.ft, Jean-Guilhem Xerri, 2023-03-30

Mùa Chay! Trong 40 ngày, chuyên gia về các Tổ phụ Sa mạc sẽ đồng hành với chúng ta trên con đường dẫn đến Lễ Phục Sinh. Một hành trình trong đức tin, lắng nghe Lời Chúa, hướng về nguồn tưới mát cho chiều sâu tâm hồn chúng ta.

Quý độc giả thân mến,

Tôi không biết quý độc giả nghĩ gì trong lòng, nhưng cuộc trao đổi gần đây của chúng ta về sự im lặng và khiêm tốn đã làm cho tôi rất xúc động. Những điều chỉ dành cho các chuyên gia nên tôi hiểu chúng góp phần tạo một trạng thái nội tâm. Chúng rất cần thiết cho đời sống thiêng liêng và không có chúng thì mọi cố gắng của tôi là vô ích. Và vì thế tôi phải uốn lưỡi hai lần trước khi nói, như thế tôi sẽ cân nhắc tốt hơn thói tự mê có trong tôi.

Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà tôi khám phá ra nơi các Tổ phụ Sa mạc một lối thực hành thúc đẩy lòng khiêm tốn và buông bỏ: ký ức về cái chết. Đó là mỗi ngày mình phải nhớ, chắc chắn mình sẽ chết và cái chết này có thể đến bất cứ lúc nào. Một Tổ phụ giải thích điều đang đe dọa: “Chúng ta hãy luôn nhớ đến cái chết. Bằng ký ức này, sẽ làm cho tâm hồn chúng ta buông bỏ những lo lắng và tất cả những gì là hảo. Thật ra đây là quán niệm về cái chết như một nguồn. Vì thế chúng ta hãy dùng nó như chính hơi thở của.” Không có gì là bệnh hoạn ở đây, ngược lại đó lại là lời kêu gọi sống trọn vẹn.

Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: đức khiêm nhường

Một sự hiểu biết về cuộc sống

Ký ức về cái chết này được cho là cách chiêm niệm sâu sắc nhất, Tổ phụ Isaac người Syria đảm bảo: “Ký ức về cái chết là suy nghĩ đầu tiên mà tình yêu Thiên Chúa dẫn linh hồn đến với sự sống và lấp đầy trái tim con người.” Nó cho phép chúng ta có một hiểu biết sâu sắc hơn, quan trọng hơn về sự tồn tại. Nó giúp chúng ta đặt mọi thứ vào đúng vị trí của chúng. Nói cách khác, không lẩn tránh đi đâu được, khi chúng ta nhớ đến cái chết, ký ức này đi theo một bối cảnh thiêng liêng, nó làm cho mọi thứ trở nên tương đối và hướng về sự sống lại của Chúa Kitô, Đấng hứa đời sống vĩnh cửu cho mọi người.

 “Tôi nếm hương vị mong manh của tôi”

Sau khi quan sát các Tổ phụ, tôi thấy một vài cách để làm: tưởng tượng ra một chiếc đầu lâu, biểu tượng chung của cái chết, như trường hợp chiếc bình đựng hài cốt trên Núi Athos tự nói với nó: “Những gì bạn là, tôi đã là; những gì tôi là, bạn sẽ là.” Hoặc tưởng tượng mình sắp chết, thậm chí ở trong cái chết và tự nhủ: “Ngày mai tôi sẽ không thấy bình minh.” Rồi quan sát những cảm giác xuất hiện: sợ hãi, mặc cảm tội lỗi, buồn bã, giận dữ, xoa dịu, biết ơn, giải thoát… Tôi nếm hương vị mong manh của tôi, tôi đón nhận tính chất phù du đời sống của tôi, dù cho hôm nay tôi có sức mạnh và sức sống. Tôi xem những gắn bó của tôi (và tính đúng đắn của chúng) với các hoạt động, các thực hiện, mong muốn được công nhận, các vết thương, các quan hệ của tôi, những người thực sự quan trọng với tôi. Đứng trước cái chết, tôi cảm thấy điều gì là quý giá, điều gì là hảo huyền với tôi. Tôi cám ơn và dâng lời tạ ơn.

Làm tâm hồn sống lại

Những bước đầu tiên trong ký ức về cái chết làm cho tôi phải đối diện với những câu hỏi này: tôi phải chết cho cái gì, tôi phải giải thoát tôi khỏi điều gì, điều gì trong tôi cần được đổi mới? Các Tổ phụ biến việc thực hành này thành một trau dồi, một “khoa mô phạm cho tâm hồn”, họ nói để từ bỏ chính mình nhiều hơn và trông cậy vào Thiên Chúa nhiều hơn. Nghịch lý thay, nhớ đến cái chết lại làm cho linh hồn hồi sinh. Chiêm niệm cái chết là nhìn thấy trước mắt mình cánh cửa vĩnh hằng rộng mở. Tổ phụ Evagrius là người đầu tiên viết các kinh nghiệm thiêng liêng khi sống trong sa mạc, ngài khuyên: “Hãy xem mình như sẽ chết ngày hôm sau, nhưng hãy dùng cơ thể của mình như mình sẽ còn sống trong nhiều năm nữa.”

Tin tưởng vào lòng nhân từ của bạn, quý độc giả thân mến, tôi xin dùng một công thức có lẽ dễ dàng: “Sự suy ngẫm này giúp chúng ta loại bỏ những gì không thiết yếu và cũng giúp chúng ta loại bỏ những gì thiết yếu.”

Khám phá đời sống nội tâm với các Tổ phụ sa mạc

Jean-Guilhem Xerri. Nhà phân tâm học, nhà huấn luyện, cựu nội trú các Bệnh viện Paris, có trách nhiệm trong bệnh viện và môi trường liên kết. Ông là chủ tịch hiệp hội Aux captifs la libération. Là tác giả của một số sách như Hãy về sống lại với nội tâm (Revivez de l’intérieur, nxb. Cerf, đã dịch ra tiếng Việt  trên trang Phanxicô), Chăm sóc tâm hồn bạn (Prenez soin de votre âme) và Đời sống sâu đậm (La vie profonde).

Marta An Nguyễn dịch

Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: cầu nguyện
Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: Làm việc bác ái
Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: khổ hạnh
http://phanxico.vn/2023/04/04/mua-chay-voi-cac-to-phu-sa-mac-ky-uc-ve-cai-chet/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét