Trang

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2023

TỪ NGỮ KINH THÁNH : HÒM BIA THIÊN CHÚA

 

TỪ NGỮ KINH THÁNH
HÒM BIA THIÊN CHÚA

(LC 1:26-38)

“Ông xem, tôi được ở nhà bằng gỗ bá hương, còn Hòm Bia Thiên Chúa thì ở trong lều vải” (2Sm 7,2)

Sự hiện diện của Thiên Chúa nơi dân Israel được biểu lộ bằng nhiều cách. Hòm Bia là dấu chỉ sự hiện diện này vì :

- Lời Chúa do chính tay Chúa khắc trên đá (Đnl 10,1-5) chứa trong hòm khổ 125 x 75 x 75cm

- “Nắp propitiatosium” (xá tội) khiến hòm thành bệ chân Chúa (Tv 132,7 1Sb 28,2).

Thời xuất hành, Thiên Chúa hành động cụ thể qua hòm bia. Chính Chúa dẫn dân tiến vào hoang địa (Ds 10,33) : có bài ca phụ họa khi di chuyển hòm bia (10,35 2Sm 6,2), hòm bia là ký hiệu của thánh chiến, chứng tỏ Thiên Chúa là “dũng sĩ” (Xh 15,3 Tv 24,28) góp phần thực hiện lời hứa khi qua sông Giođanô, chiếm Giêricô, chống Philistim ở Silô, “Thiên Chúa các đạo binh” là thành ngữ có tương quan với hòm bia (1Sm 1,3. 4,4 2Sm 6,2). Hòm bia được đồng hóa với Thiên Chúa và mang tên Ngài (Ds 10,35 1Sm 4,7) là “vinh quang của Israel” (1Sm 4,22 Ac 2,1) là sức mạnh của Đấng uy quyền (Tv 132,8 78,61). Là sự hiện diện của Thiên Chúa, hòm bia đòi những ai đến gần phải sống thánh thiện (1Sm 6,19 2Sm 6,1-11). Dân không chi phối được Thiên Chúa, nhưng Ngài vẫn sinh ích cho họ (1Sm 4-6).

Lịch sử hòm bia đạt tới điểm son, khi được Đavít long trọng rước vào Giêrusalem (2Sm 6,13-19 Tv 24, 7-10) và Salomon đặt trong Đền thờ (1V8). Đó là nơi an nghỉ của hòm bia (Tv 132 2Sb 6,41t). Sau lời tiên tri của Nathan (2Sm 7) giao ước được chuyển qua nhà Đavít và Đền thờ sẽ thừa hưởng các đặc tính riêng của hòm bia.

Hòm bia là nơi xuất phát lời Thiên Chúa (Xh 31,18) cũng như việc Israel đáp lại lời Ngài (Đnl 31,26-27). Hòm Bia như nối dài cuộc gặp gỡ ở Sinai : muốn Ngài phán dạy (Xh 25,22) hay cầu xin cho dân (Ds 14), Môsê vào lều trò truyện thân mật với Thiên Chúa (Xh 33,7-11 34,34 Is 12,4-8) Amos trình bày giáo thuyết khi cầu nguyện trước hòm bia và Isaia nhận ơn gọi làm tiên tri cũng tại đó (Is 6). Samuael đến trước hòm bia Thiên Chúa và nghe lời Ngài (1Sm 3) cũng như để thỉnh ý Ngài các tư tế (Đnl 31,9t), Anna (1Sm 1,9), Đavít (2Sm 7,18) đã đến trước hòm bia … Người ta sẽ sùng mộ Đền thờ như kiểu sùng mộ hòm bia (1V 8,30 2V 19,14).

Sau năm 587, Giêrêmia kêu gọi không nên tiếc nuối hòm bia đã mất, vì Giêrusalem mới sẽ là ngai tòa của Thiên Chúa (Gr 3,16-17) và luật được ghi trong lòng mọi người (31,31-34). Thiên Chúa sẽ hiện diện trong nhóm còn lại (Ed 9-11). Trong Tân Ước, hòm bia hoàn tất nơi Đức Kitô, lời Thiên Chúa ở giữa loài người (Ga 1,14 Cl 2,9), hoạt động vì phần rỗi của họ (1Tx 2,13), làm người hướng dẫn họ (Ga 8,12) và trở nên “propitiatorium” đích thực (Rm 3,25 1Ga 2,2 . 4,10)

https://giaophanphucuong.org/tu-ngu-kinh-thanh/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét