Trang

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Bắt đầu lại từ những vết thương


osservatoreromano.va, Daniele Mencarelli , 2020-06-06
Máu gọi máu. Đây là vòng xoáy bạo lực và hận thù, một “lô-gích” được xây dựng trên bản năng thường trở nên sắt đá, không thể tháo gỡ, không thể dừng lại, không thể lật ngược. Nhưng cũng có thể là ngược lại: khi bạn nhìn cảnh một người bị chảy máu, bạn đau tận tâm can, bạn chỉ cảm thấy thương xót và phải làm một cái gì để cứu. Đó là lời kêu gọi thương xót mà nhà báo Daniele Mencarelli muốn nói trong suy tư ngắn đăng trên cột báo này, một “lô-gích” lớn hơn, lô-gích của lòng thương xót trong dụ ngôn người Samari nhân hậu. Mọi chuyện bắt đầu từ những vết thương vẫn còn chảy máu, biết mình là người bị thương, là con người, tất cả đều bị thương. Thi sĩ người Pháp George Bataille viết, “tồn tại không ở nơi con người tự cô lập, nhưng bắt đầu bằng cuộc trò chuyện, từ tiếng cười chia sẻ, từ tình bạn (…) Trong chừng mực mà các cuộc hiện sinh là hoàn hảo và trọn vẹn, vẫn riêng biệt và khép vào chính mình. Họ chỉ mở ra qua vết thương, ở trong họ, trong  sự không hoàn tựu của bản thể.”
Nhận ra chính mình bị thương là thừa nhận và chấp nhận sự không hoàn hảo của mình. Đức Phanxicô thường nói kitô hữu là người có “suy nghĩ dang dở”, để bảo vệ chống mọi nguy cơ khép mình trong ý thức hệ. Ngày hôm qua tác giả Marco Bracconi đã viết trên trang này, cử chỉ Đức Phanxicô bất ngờ đi bộ trên đường Corso để cầu nguyện ở cây Thánh giá nhiệm mầu cho sự gián đoạn cuộc sống, bị giới hạn cứng nhắc của sự chính xác, chính xác là “ngược với tâm linh, một mô hình của sự hoàn hảo hình học làm giảm mọi thứ bằng việc nhân gấp bội, kể cả những gì thuộc về con người mà bản chất là không hoàn hảo, nếu đi tới quá độ”. Suy tư của ông không phê phán kỹ thuật, nhưng chính xác là ý thức hệ kỹ thuật được thể hiện qua máy tính. Tất cả đều phải sạch, sạch và hiệu quả trong tầm nhìn ý thức hệ, nhưng không phải thực tế, thực tế luôn cụ thể, phức tạp, dơ bẩn và không hoàn hảo và vì lý do này nó luôn “vượt trội so với ý tưởng”. Và sau đó chúng ta phải đi từ thực tế của cuộc sống và từ vết thương của nó, các khủng hoảng như Đức Phanxicô nói trong thông điệp video ngài gởi cho Liên Trường Scholas Occurrentes, cuối cùng từ dòng máu này biến chúng ta thành anh em.
Đó là con đường của Giáo hội bắt đầu từ Chúa Kitô phục sinh, Đấng đã tỏ vết thương của mình cho Mười Một tông đồ (không còn là Mười Hai như ban đầu, Giáo hội đã bị tổn thương ngay từ đầu) và cho thấy các vết thương này là khe hở, những khe hở mà gió hy vọng có thể thổi qua.
Đức Phanxicô nhắc lại trong chúa nhật phục sinh: “Chúa Kitô, hy vọng của tôi đã sống lại”.
“Đó không phải là một công thức ma thuật sẽ làm cho các vấn đề biến mất. Không, đây không phải là sự phục sinh của Chúa Kitô. Thay vào đó, đây là chiến thắng của tình yêu đối với gốc rễ của sự dữ, một chiến thắng không vượt qua đau khổ và cái chết, nhưng vượt qua chúng bằng cách mở đường vào vực thẳm, biến sự dữ thành sự thiện: dấu ấn độc quyền về sức mạnh của Thiên Chúa (…) Chúa Kitô đã sống lại, trong cơ thể vinh quang, Ngài mang các vết thương không thể xóa nhòa: những vết thương trở thành kẽ hở của hy vọng. Chúng ta hướng về Ngài để chữa lành các vết thương của nhân loại đau khổ.” Andrea Monda
Điều đáng tiếc bị phủ nhận
Một video ở Mỹ cho thấy cảnh bạo lực, rõ ràng bạo lực là phủ nhận bản năng của sự thiện luôn hướng dẫn các hành động của chúng ta. Trong lần tưởng niệm ông George Floyd ở Buffalo, ông Martin Gugino 75 tuổi đã bi hai cảnh sát kéo đi và sau đó ông bị té, đập đầu mạnh xuống đất. Đổ dầu thêm vào một tình trạng đã nặng.
Cảnh tượng sững sờ và phải được nói lên.
Cảnh sát đang giải tán đám đông biểu tình ở  Niagara Square, họ gặp một người đàn ông lớn tuổi, không vũ trang, sau một can thiệp ngắn, ông bị té nặng.
Một cảnh khác
Người già vẫn nằm dưới đất, một vết máu chảy ra ở cổ, cơ thể ông cứng nhắc, bất động. Hai cảnh sát đẩy ông ngạc nhiên một lúc. Rồi họ tiếp tục đi như không có gì xảy ra, không giúp người bị nạn.
Chính ở tình huống này mà cảnh tượng trở nên biểu tượng.
Xin vui lòng nhìn vào
Một trong hai cảnh sát đi qua trước người đàn ông này có một chút thương xót. Ông cúi xuống, đưa hai tay ra như muốn giúp đỡ. Nhưng người cảnh sát kia kéo vai ông, buộc ông phải đi tiếp con đường đã định sẵn.
Trong khoảnh khác đó, trong lòng hai cảnh sát này là cả một lịch sử của chúng ta trải qua. Bản năng thiện, bản năng trắc ẩn và sự phủ nhận cháy bỏng, vô nhân đạo.
Một mặt, một người không thể kềm bản năng thương xót, dừng chân trước cái đau của người anh em, mặt kia, người kia tuân theo lệnh của thế giới, muốn phờt lờ cái đau đó.
Đây là một cảnh rất nhanh, nhưng tuyệt đối, đáng ghi nhớ, xứng đáng với bài thơ của nhà thơ Hy Lạp thời cổ đại Homère.
Điều đáng tiếc bị phủ nhận. Con người không thể sống trọn bản chất của mình, tất nhiên con người có thể sai lầm, nhưng sẵn sàng quỳ gối trước cái đau của người anh em.
Bây giờ các cảnh sát này đã bị đình chỉ phục vụ, các biện pháp kỷ luật sẽ được sẽ được áp dụng. Họ sẽ có dịp để nhìn lại cảnh này, để xem những gì họ đã làm và chịu trách nhiệm. Và để ăn năn, để xin tha thứ.
Hy vọng là tất cả sẽ mạnh lên, cả cho người cảnh sát vô tâm trước cái đau của người nằm dưới đất. Ước mong đêm tối lương tâm của anh dẫn anh đến một ánh sáng mới của lòng thương xót và tha thứ cho chính anh.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét