Trang

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2022

Chương 1 Kitô giáo sẽ có chết không?

 Kitô giáo sẽ có chết không?

Chương 1 sách Công giáo trong tự do


Nhưng, như chúng tôi đã nói, ngày tận cùng của một thế giới không phải là ngày tận cùng của thế giới. Chúng ta phải tin vào lời Chúa Giêsu hứa với các tông đồ trong đoạn cuối Tin Mừng Thánh Mátthêu: “Và đây, Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế.” Chúng ta vẫn phải quyết định sống theo và xem xét nhu cầu đổi mới mà điều này đòi hỏi.

Khi mười lăm năm trước, tác giả Jean Delumeau tâm sự với tôi nỗi sợ hãi của ông khi chứng kiến một vụ nổ của chính quyền trung ương Giáo hội công giáo, giống như của đảng cộng sản Liên Xô và cũng vì những lý do tương tự… ông có đi quá xa không?

Tác giả Jean Delumeau hẹn gặp tôi ở một nhà hàng nhỏ gần trường Cao đẳng Pháp, nơi ông từ lâu giữ ghế lịch sử các tâm lý tôn giáo ở phương Tây hiện đại. Lúc đó chúng tôi đang sống những năm cuối triều giáo hoàng Đức Gioan Phaolô II.

Những năm này được đánh dấu, đến quá mức, cái phải gọi là dàn cảnh cho đoạn cuối đời của ngài, qua cơ thể đau khổ và qua ý chí mãnh liệt đảm nhận chức vụ đến cùng. Cho dù hậu quả của việc quản lý Giáo hội, mà mọi người đều biết, nó là quy củ của chính mình! Một hình thức thánh thiện mà khi ngài qua đời, đã làm cho mọi người nghĩ phải phong thánh ngay lập tức, santo subito, cả khi sự tự nhiên của ngài cũng được dàn dựng một cách khéo léo. Nhưng với người quan sát có hiểu biết, thì triều giáo hoàng kéo dài bất tận này che giấu một cách vụng về cuộc khủng hoảng sâu sắc đã làm băng hoại guồng máy quản trị Vatican, bị bỏ mặc cho các tham vọng cá nhân. Rôma có vẻ bỏ mặc cho “những người đặt hàng vắng mặt”, tê cứng trong một hình thức trống ngôi, vĩnh viễn tan dần, trong khi thế giới trải qua những biến động văn hóa và xã hội trên quy mô chưa từng có kể từ thời Phục hưng.

Trước mặt tôi, ông đề cập về khả năng nổ bung của chính quyền trung ương Giáo hội công giáo

Tôi đã chia sẻ với nhà sử học ký niệm để lại trong tôi khi tôi say mê đọc quyển sách của ông xuất bản năm 1977: Kitô giáo có sẽ chết không, (Le christianisme va-t-il mourir?) Với câu hỏi này, tác giả đã trả lời, tất nhiên qua mặt tiêu cực khi nói đến đức tin, nhưng những lời chỉ trích của ông rất dữ dội, liên quan đến sự mù quáng và bất động của thể chế, thừa hưởng một lịch sử hai ngàn năm, đánh dấu bằng sự mê hoặc của Giáo hội trước quyền lực và sự chi phối của Giáo hội trên các linh hồn. Và khi đó ông trút hết cơn bão của mình. Với sự lạnh lùng của một bác sĩ giải phẫu, ông nói với tôi khả năng vỡ tung của một chính quyền trung ương của Giáo hội công giáo, như chính quyền của đảng cộng sản Liên Xô. Cũng những lý do tương tự: Giáo hội tập trung quá mức vào quyền lực, tổ chức chặt chẽ giữa các nơi ra quyết định khác nhau, cấm cấp dưới chống lại, đưa ra những vấn đề làm giận dữ và chấp nhận cuộc tranh luận về các xu hướng đã được quyết định, nặng nề, tê liệt, cạnh tranh, chủ nghĩa thân hữu, tham ô tài chính, tham nhũng, văn hóa giữ bí mật và tố giác…

Thành thật mà nói, đó có phải là những gì chúng tôi đã phát hiện ra, đã thấy cùng một lúc hoặc dần dần thấy ít nhất từ hai mươi năm nay đó sao? Chúng ta có quá xa “mười lăm bệnh” mà Đức Phanxicô mô tả trong bài diễn văn ngày 22 tháng 12 năm 2014 trước Giáo triều khi ngài tố cáo: cảm giác mình là người không thể thiếu, chủ nghĩa công chức, thiếu phối hợp, cạnh tranh và phù phiếm, tin đồn, nói xấu, ngồi lê đôi mách, chuộng của cải vật chất…

Thật không dễ dàng, khi một người yêu Giáo Hội, gắn bó với uy tín Giáo hội trong một thời gian dài, dường như họ xem tin đồn là âm mưu. Vậy mà! Tôi nhớ đã có tham dự với tư cách khách mời bên ngoài trong một hội thảo của các nhà báo Đài công giáo Pháp, RCF. Trong một trao đổi, tôi đã khẳng định Vatican có một “rổ cua”. Và bạn Emmanuel Jousse của tôi nhảy lên diễn đàn, giựt micrô và nói không thể nói những điều như vậy.

Than ôi! Vậy mà họ phản ánh kinh nghiệm, là nhà báo công giáo, tôi bắt đầu tác động vào quyền lực trung ương của Giáo hội.

Năm khủng khiếp của Đức Bênêđíctô XVI, mùa xuân năm 2009 sẽ vĩnh viễn lung lay hình ảnh giáo hoàng

Không nghi ngờ gì, tầm vóc phi thường của Đức Gioan-Phaolô II đã giúp che giấu rạn nứt. Nhưng năm khủng khiếp, annus horribilis, của Đức Bênêđíctô XVI mùa xuân năm 2009, sẽ làm rung chuyển lâu dài hình ảnh triều giáo hoàng. Nó hòa vào, trước sự thích thú của một số cơ quan truyền thông: cuộc tranh cãi bất tận ở Regensburg về bạo lực được cho là của hồi giáo, dỡ bỏ vạ tuyệt thông bốn giám mục của giáo phái Lefebvre, trong đó có một giám mục công khai tuyên bố theo chủ nghĩa phủ định, các vạ tuyệt thông liên hệ vụ phá thai của một một cô gái Brazil đang mang thai hai em bé sinh đôi, sau khi bị cha dượng hiếp dâm, những lời tuyên bố vụng về của giáo hoàng về việc dùng bao cao su trong cuộc chiến chống AIDS ở Châu Phi.

Sự bực tức là hiển nhiên, ngay cả với những người công giáo có thiện chí nhất. Báo Nouvel Observateur đăng trong số báo ngày 19 tháng 3: “Người công giáo chống lại giáo hoàng”. Tuần đó tôi viết trên báo Pèlerin bài xã luận “Lời van xin gởi giáo hoàng Bênêđíctô XVI”. Trong bài này, tôi muốn cấp trên của tôi đọc lại – lần duy nhất trong 10 năm tôi viết: Xin cha vẫn tiếp tục là người cha, đến vô hạn, nhưng ước mong lời uy quyền của cha không bóp nghẹt lời nhân từ và thương xót của Giáo hội. Xin cha cho phép giáo dân chúng con, đam mê với nghề thông tin, có thể dám gởi cho cha lời cầu xin của Thánh Phaolô trong thư ngài gởi tín hữu Côlôxê: “Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng.”

Các rò rỉ Vatileaks sẽ khuếch đại cơn lốc đến mức ngài đã phải từ chức ngày 28 tháng 2 năm 2013. Ai cũng nhớ cú sốc lớn lao này trong thế giới công giáo. Theo quan điểm của những gì mà giáo hoàng Ba Lan đã kiên cường chịu đựng, một số người cho đây là phản bội: người ta không từ bỏ như thế cho một thiên chức nhận được từ Trời.

Con đường của Đức Phanxicô: cải cách!

Rõ ràng, một số cải cách nhạy cảm Đức Phaolô VI làm trong thời Công đồng Vatican II để đưa công đồng về đến đích, đảm bảo sự hiệp nhất Giáo hội và quyền giáo hoàng tối cao mà Đức Gioan Phaolô II đã xem thường do không quan tâm sâu sắc, và Đức Bênêđíctô đã cố gắng vô vọng trước khi nhường bước, thì tất cả đã trở thành hành trình của giáo hoàng tiếp theo. Ngay cả khi một số hồng y cử tri trong mật nghị cảm thấy chắc chắn gần với khôn ngoan của Lampedusa trong Le Guépard: “Tất cả mọi thứ phải thay đổi để không có gì thay đổi.”

Các cải cách được đã được Đức Phanxicô can đảm và quyết tâm khởi xướng, thậm chí đôi khi có một số cải cách tàn bạo, vượt ngoài hy vọng của một số người đã bầu ngài. Cải cách các tổ chức tài chánh Vatican để minh bạch và hiệu quả hơn, cải cách giáo triều sắp tới và còn rộng hơn thế nữa, cải cách mục vụ của Công đồng Vatican II thường bị các vị tiền nhiệm của ngài lặng tiếng… Nhưng rõ ràng đây là những quyết định đụng chạm đến nhánh thù nghịch bên ngoài Giáo hội, bất cứ nơi nào lợi ích tài chính bị đe dọa; và những kháng cự mạnh mẽ trong nội bộ, trong guồng máy Giáo hội, nơi đôi khi được xem “nếu các giáo hoàng qua đi thì Giáo hội vẫn còn”, đó là câu tôi thường nghe trong các chuyến đi Rôma khi tôi còn điều khiển báo Người Hành hương, Le Pèlerin. Một cách cho thấy tính hợp pháp của việc thể hiện tính liên tục của sứ mệnh có thể thuộc về theo đúng nghĩa của nó. Cần phải chống lại những “lang thang” luôn có thể tưởng tượng được của một người kế vị Thánh Phêrô. Kẻ hở khoái trá của những kẻ thù nghịch Đức Phanxicô. Và bây giờ, những vụ tai tiếng ấu dâm xuất hiện, nghịch lý thay lại trở nên rắc rối cho công việc của giáo hoàng. Trong vòng chưa đầy một thập kỷ, chuyện không thể tin được, chúng ta thấy các tòa giám mục đã mất uy tín vì tội che đậy, rồi sau đó trốn tránh luật pháp, những thủ phạm của các tội phạm trên trẻ em, trên trẻ vị tiền nhiệm ở Úc, Hoa Kỳ, Ai-len, Chi-lê, Đức, Canada… và cả ở Pháp. Ai có thể tưởng tượng, chỉ cách đây vài năm, các hồng y như hồng y Georges Pell người Úc, hồng y Francisco Errazuriz, người Chi-lê, cố vấn thân cận của giáo hoàng trong Hội đồng C9, giúp ngài trong việc cải cách guồng máy Giáo hội lại bị nghi ngờ trong những vụ này? Và bây giờ, hồng y với trang phục tím biểu tượng cho lòng trung tín tuyệt đối của họ với Chúa Kitô dù phải tử đạo, lại bị ô uế trong các vụ tấn công tình dục trẻ vị thành niên!

Hiếm khi tôi thấy sự thất thần như thế trên đôi mắt của các linh mục

Trong vài tuần nữa, vào mùa đông 2018-2019, tín hữu công giáo Pháp sẽ biết: dư âm cuộc họp thượng đỉnh của Đức Phanxicô tổ chức để bàn về tội phạm ấu dâm trong Giáo hội, việc xuất bản quyển sách Sodoma tiết lộ tình trạng đồng tính nói chung, đôi khi khiết tịnh, đôi khi tích cực hoặc đồi trụy sẽ thống trị các phong tục của Vatican, đặt vấn đề về trường hợp Sứ thần tại Paris bị cáo buộc trong các vụ tấn công tình dục, thông báo về bản án tù có hiệu lực của hồng y Pell, cuốn phim Nhờ Chúa (Grâce à Dieu) về vụ linh mục ấu dâm Preynat ra mắt, việc kết tội tạm thời hồng y Barbarin cũng trong các vụ này và tệ nhất là chương trình phát sóng trên Arte điều tra vụ các linh mục lạm dụng tình dục các nữ tu… Thật muốn nôn mửa!

Tôi vừa đến Varanasi, vùng giữa Ấn Độ và Nepal, hai tuần “theo bước chân Đức Phật” thì nghe tin tức liên quan đến sứ thần Luigi Ventura. Cũng tối hôm đó, trên sân thượng của khách sạn, nơi chúng tôi nghe tin đồn về thành phố, tôi gặp một nhóm linh mục và một vài giáo dân tham dự chuyến đi, tất cả như bị sụp đổ khi nghe tin quyển sách Sodoma xuất bản… Một sứ thần liên hệ và cùng với ông là các hồng y của Giáo triều, những người thân cận của giáo hoàng… Chúng tôi bị kéo xuống địa ngục, đến đâu? Hiếm khi tôi thấy sự thất thần như thế trên đôi mắt của các linh mục, những người đã cống hiến hết mình cho sứ vụ của họ, cho Giáo hội!

Liệu Giáo hội có phải là nạn nhân của những mâu thuẫn và sự bất lực của mình trong việc giảm thiểu chúng không?

Làm thế nào để thực hiện những cải cách cần thiết khi những người ở nhiệm vụ khởi xướng, thậm chí là những nhân vật chủ chốt bị mất uy tín tập thể như vậy?

Mặt khác, trong vũ trụ với thách thức sinh thái, sự sụp đổ, bây giờ trở thành phổ biến qua các tạp chí, phát triển luận điểm các xã hội chúng ta đã tích lũy, trong rất nhiều lĩnh vực, những mâu thuẫn đến nỗi họ không thể tự điều chỉnh được nữa, và do đó là sự sụp đổ là không thể tránh khỏi, như một điều kiện tiên quyết cho sự xuất hiện của một nền văn minh khác dựa trên một mô hình khác ngoài sự tăng trưởng-tiêu thụ-lãng phí đã làm kiệt quệ hành tinh. Không phải ngày tận cùng của thế giới, nhưng là ngày tận cùng của một thế giới.

Liệu Giáo hội có phải là nạn nhân của những mâu thuẫn và sự bất lực của mình trong việc giảm thiểu chúng không? Mâu thuẫn giữa sứ mệnh loan báo Tin Mừng và phản bội trong tội phạm ấu dâm hoặc co mình vào cộng đồng, mâu thuẫn giữa yêu cầu tôn trọng và vâng lời hệ thống cấp bậc, sự mất uy tín ngày nay đã tác động, mâu thuẫn giữa lời kêu gọi của Đức Phanxicô đấu tranh chống chủ nghĩa giáo quyền và sự trỗi dậy của chủ nghĩa tân-giáo sĩ trong số hàng giáo sĩ trẻ thường bám vào một hình thức thiêng liêng và quyền lực vì sợ không còn biết bám vào bản sắc nào. Mâu thuẫn giữa việc cấm giám mục chấp nhận những người đồng tính công khai làm ứng viên chức tư tế và thực tế các chủng viện nơi họ dường như trở thành hoặc vẫn chiếm đa số. Mâu thuẫn cuối cùng – hoặc ít nhất là khó khăn – trong việc muốn cải tổ Giáo hội dù giáo dân vẫn còn phân chia về nguyên nhân của sự sụp đổ và các động lực được thiết lập để chuyển động cứu nó.

Ngày tận cùng của một thế giới không phải là ngày tận cùng của thế giới

“Kitô giáo có sẽ chết không?” Tác giả Jean Delumeau đã hỏi trong những năm sau Công đồng, trước cơn bão làm rung chuyển Giáo hội và có thể sẽ còn rung chuyển mạnh hơn. Chắc chắn chúng ta phải vui mừng với những chuyện phong phú được sống ở đây và ở đó, trong các cộng đồng và sự thức tỉnh của nhiều giáo dân mong muốn thực hiện “chức tư tế của những người được rửa tội” làm cho họ cùng chịu trách nhiệm về việc loan báo Tin Mừng cùng với và bên cạnh các giáo sĩ. Dù các số liệu thống kê không lạc quan, ngoại trừ một vài giáo xứ ở các thành phố lớn. Không phải là giữ đạo hoặc chịu các phép bí tích, cũng không phải các ơn gọi và sự già đi của hàng giáo sĩ trong các giáo phận sẽ sớm chỉ còn vài chục linh mục hoạt động, cũng không phải trong nguồn lực tài chính, dù đó vẫn là những yếu tố “tối thiểu (cần thiết) này cho việc rèn luyện đức tính”.

Nhưng, như chúng tôi đã nói, ngày tận cùng của một thế giới không phải là ngày tận cùng của thế giới. Chúng ta phải tin vào lời Chúa Giêsu hứa với các tông đồ trong đoạn cuối Tin Mừng Thánh Mátthêu: “Và đây, Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế.” Chúng ta vẫn phải quyết định sống theo và xem xét nhu cầu đổi mới mà điều này đòi hỏi.

Marta An Nguyễn dịch

http://phanxico.vn/2022/12/07/kito-giao-se-co-chet-khong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét