Trang

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

Chương 3 Từ bệnh dịch ấu dâm đến bệnh tả lệch lạc bè phái

 Từ bệnh dịch ấu dâm đến bệnh tả lệch lạc bè phái

Chương 3 sách Công giáo trong tự do

Trích sách Công giáo trong tự do (Catholique en liberté, nxb. Salvator, 2019)

Kể từ khi được bầu chọn và một lần nữa, tuần này trên máy bay đưa Đức Phanxicô từ Hy Lạp về Rôma (6 tháng 12-2021), Đức Phanxicô đã phải nghi ngờ về quyết tâm hoặc khả năng đưa cuộc chiến của ngài đến cùng. Có lẽ ngài nhận ra mình đã đánh giá thấp những biến động, điều này bao gồm Giáo hội công giáo và cả những phản kháng của thể chế. Và ngài nhẫn nhục chịu đựng!

Từ bệnh dịch ấu dâm đến bệnh tả lệch lạc bè phái

Trong vài thập kỷ nữa, các nhà sử học quay lại nghiên cứu cuộc khủng hoảng – cú lay động tận gốc – những gì Giáo hội công giáo đang trải qua ngày nay, chắc chắn họ sẽ đưa ra các tội phạm lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, trên toàn thế giới vừa là nguyên nhân vừa là biểu lộ cùng lúc.

Thật kinh ngạc khi quan sát trong nửa thế kỷ qua, các xã hội của chúng ta đã đi từ khái niệm ấu dâm qua khái niệm tội phạm ấu dâm. Tôi đã sống những năm 1970 khi các nhà trí thức nổi tiếng kiến nghị trong “bản tin hàng ngày buổi chiều” ủng hộ một thiểu số người tình dục “đáng kính” từng là những kẻ ấu dâm. Và, tôi thừa nhận, mặc dù

ghê tởm, tôi không thấy điều gì bất thường khi tác giả Gabriel Matzneff được ông Bernard Pivot mời lên đài thảo luận về tình yêu trước tuổi dậy thì, mà ông đã lấy làm chủ đề cho các tiểu thuyết của ông, như thể đó chỉ là văn học và chuyện giả tưởng. Thiếu sự lên án xuất phát từ giả định được rút ra từ công trình của Wilhelm Reich, nhà tư tưởng của cuộc cách mạng tình dục, mà những thanh thiếu niên được cho là đồng ý này có quyền có kinh nghiệm tình dục đầu tiên của mình, miễn là phải yêu.

Trong một thời gian dài, các “nạn nhân” vẫn ở trong bóng tối

Về vấn đề này, có một trước và một sau của “vụ Dutroux” ở Bỉ (trong những năm 1990 đã hiếp dâm và giết các cô tuổi vị thành niên). Bản thân tôi, với tư cách là Giám đốc Hướng đạo Pháp, tôi biết một nhà giáo bị các hướng đạo sinh buộc tội ấu dâm. Bề ngoài không có gì quá nghiêm trọng. Theo yêu cầu của tôi, ông bị loại khỏi ban lãnh đạo hướng đạo. Nhưng các cha mẹ không muốn nạp đơn khiếu nại, để không làm hại ông, biết rằng ông đã kết hôn và là một người cha. Vì thế ông lướt giữa các mắt lưới của cơ quan Tuổi trẻ và

Thể thao, vài năm sau ông tái phạm trong một trại hè. Khi một sĩ quan cảnh sát tư pháp hỏi tôi, nếu vào thời điểm đó, tôi có cố gắng tìm hiểu xem có những em bé khác có bị lạm dụng hay không… Tôi thú nhận với ông, không ai trong chúng tôi nghĩ rằng làm phiền họ một cách không cần thiết với một câu hỏi như vậy.

Ý tưởng đó thậm chí không đến trong đầu chúng tôi. Giữa thời gian này, xã hội chúng ta đã khám phá những chuyện kinh hoàng, cùng với những nguồn tiềm ẩn và những hậu quả có thể xảy ra đối với các nạn nhân của tội phạm ấu dâm.

Là giám đốc biên tập của báo Người Hành hương , Le Pèlerin từ năm 1999 đến năm 2009, tôi đã viết hai bài xã luận về ấu dâm liên quan đến các vụ kiện chống lại cha Bisset (2000), cũng là người đầu tiên gợi lên việc lên án cha Abbé Maurel, người mà tôi có trao đổi thư từ ngắn gọn. Điều đánh động tôi ngày hôm nay khi đọc lại những tài liệu này là không có một chữ “nạn nhân” nào có trong tài liệu. Bởi vì chính họ, có lẽ đã giấu trong lòng một loại xấu hổ dưới hình thức mặc cảm tội lỗi, họ vẫn ở trong bóng tối và không làm gì để người khác biết đến. Từ đó chúng tôi ý thức thảm kịch của hàng ngàn cuộc đời bị tan vỡ.

Cố gắng tìm hiểu làm thế nào mà mọi chuyện lại có thể xảy ra

Phần mở đầu dài dòng này không nhằm mục đích làm giảm trách nhiệm của ai. Đơn giản là đặt mọi chuyện theo bối cảnh. Từ năm 2016, tôi đã viết nhiều trên trang blog của tôi về các vấn đề này. Tôi viết theo nhịp của các sự kiện lớn đánh dấu sự tuôn trào của những “vụ” này trong đời sống Giáo hội: trình chiếu bộ phim Đèn chiếuSpotlight, vụ cựu linh mục Preynat và sách của bà Isabelle de Gaulmyn, đồng nghiệp của tôi ở báo La Croix, chương trình Cash Investigation, vụ tai tiếng bung ra ở Chi-lê, thư Đức Phanxicô gởi Dân Chúa, kêu gọi vận động, lắng nghe nạn nhân của Đại hội toàn thể của Hội đồng Giám mục Pháp ở Lộ Đức mùa thu năm 2018, phiên tòa hồng y Barbarin, văn bản gây tranh cãi của Đức Bênêđíctô XVI liên quan đến những năm 1968…

Quay trở lại toàn bộ trình tự thời gian của các sự kiện này không phải là đề tài của quyển sách này. Cũng không phải là việc đưa ra các số liệu thống kê về những kẻ săn mồi và nạn nhân, để kiểm kê hoặc kiểm kê các báo cáo không chối cãi của những ủy ban độc lập, đưa ra danh sách vốn đã ấn tượng của các giám chức bị phạt, cho đến các chức sắc cao nhất của hệ thống phẩm trật Giáo hội công giáo. Có lẽ chính yếu là cố tìm hiểu làm thế nào tất cả những chuyện này lại có thể xảy ra và với giá nào Giáo hội lại biết được một hình thức bật dậy. Bởi vì điều không thể tưởng tượng được là tất cả đều giống nhau, rất nhiều trẻ vị thành niên (hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn) có thể đã bị các linh mục lạm dụng ở nhiều quốc gia trên các châu lục, trong nhiều thập kỷ, mà không bị tố cáo hoặc xử phạt, cũng không để ý gì đến nạn nhân. Và khi những người lên tiếng báo động bắt đầu hành động, trong thời gian đầu họ bị tố cáo là người “mang tai tiếng đến”.

Từ năm 2010, một diễn đàn trên báo Le Monde tố cáo “một cấu trúc tội lỗi”

Ngày 9 tháng 4 năm 2010, cùng với hai mươi người bạn, chủ yếu là nam nữ giáo dân, các nhà báo, nhưng cũng là các linh mục, tất cả đều dấn thân vào đời sống Giáo hội chúng ta, tôi viết một văn bản trên trang web Le Monde có tựa đề: “Đối diện của các vụ lạm dụng tình dục, sự đau buồn và tha thứ của giáo hoàng là không đủ. 1” Trên thực tế, văn bản của chúng tôi có ý định là tiếng vang cho bức thư của Đức Bênêđíctô XVI gởi các giám mục Ai-len, trong thư ngài chia sẻ sự thất vọng và cảm giác bị phản bội của các vụ ấu dâm này gây ra. Điều mà đối với chúng tôi hơi công bằng một chút. Chúng tôi đã viết: “Chúng ta không thể rửa tay trước tình trạng này. Chúng ta vừa là nạn nhân vừa là người tham gia vào cái phải được gọi là “cấu trúc của tội lỗi”. […] Tội lỗi của Giáo hội, của các tôi tớ Giáo hội, tất cả chúng ta đều phải đối diện với nó.” Khi đọc bài này đăng lại trên mạng xã hội năm 2018, một người bạn, quan tâm trực tiếp đến vấn đề lệch lạc tà phái trong một số cộng đoàn công giáo đã tâm sự với tôi: “Thời đó tôi ở xa các vấn đề này và tôi kinh ngạc khám phá văn bản này: mọi thứ đều nói ở đó. Đã xong.” Đúng, tất cả đã được nói… hoặc gần như đã nói hết. Và chúng tôi đã được trả lời gì vào thời đó? Không gì hết!

Không có gì từ Rôma, tất nhiên… Quá xa Paris, và tòa giám mục Pháp cũng không hơn gì. Đối với nhiều giám mục, xác tín nổi bật, chắc chắn những lời nói của chúng tôi không làm họ bận tâm vì họ đã “kiểm soát” được giáo phận của mình. Cũng như nước Pháp sau thảm họa hạt nhân Chernobyl… Cũng như cảm giác thuộc về một Giáo hội phổ quát bị thương tích bởi những tội ác như vậy, và vì thế phải đoàn kết, không phải là việc của các giám mục nhưng là một số ít tín hữu kitô dấn thân.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mù quáng này của Giáo hội mà giáo sư, bác sĩ, triết gia Marie-Jo Thiel đã làm một bản thống kê đầy đủ trong một tác phẩm xuất bản gần đây mà bây giờ trở thành tài liệu tham chiếu 2: một sự không hiểu biết hoàn toàn về tội phạm ấu dâm, nguyên nhân và tác hại của nó trên con người, ngay cả đó là hành động trên toàn xã hội; thiếu kiến thức nặng về tình dục con người và nguồn gốc mật thiết của nó do hàng giáo sĩ công giáo độc thân và hệ thống cấp bậc của nó; một cái nhìn sai lầm về lòng thương xót có thể tha thứ tội này như một tội thường, nhưng trên thực tế đây là tội ác mà công lý dân sự phải xử và, không phải là không liên quan đến một tầm nhìn sai lầm không kém về mối quan hệ “cha con” giữa linh mục và giám mục, đảm bảo cho linh mục một hình thức không trừng phạt, một khái niệm về tính thiêng liêng của linh mục và của Giáo hội mà chúng ta bảo vệ để họ khỏi bị bêu xấu bởi một văn hóa bí mật là DNA của thể chế.  Và đó là giá phải trả cho nạn nhân! Trước hết là cứu thể diện! Và cầu nguyện!

Với Đức Phanxicô, nguyên nhân có cái tên của nó: chủ nghĩa giáo quyền

Trong Thư gởi Dân Chúa năm 2018, Đức Phanxicô công nhận, các vụ tai tiếng không được giảm xuống thành “tổng kết các thất bại cá nhân” như nhiều người đã tuyên bố, nhưng thực sự là kết quả của một “rối loạn thể chế” mà nguồn gốc có một cái tên: chủ nghĩa giáo quyền, lạm dụng này phát sinh ra do hiểu lệch lạc về việc thực thi quyền hành trong Giáo hội. Trong đó ngài không đồng ý với bài phân tích dài của Đức Bênêđíctô XVI được đăng trên một tạp chí Đức tháng 4 năm 2019, chúng ta không biết bài này là tự phát hay được yêu cầu.

Theo Đức Bênêđíctô XVI, sự giải phóng tình dục của những năm sáu mươi là nguyên nhân đầu tiên của những sai lệch này. Phong trào Tháng 5 năm 68 (Mai 68) đại diện cho một xu hướng khuếch đại, bằng cách không ức chế một số linh mục về vấn đề tình dục nói chung, là có thể. Nhưng bây giờ chúng ta được biết, các sự kiện có từ những năm 50, thậm chí còn trước đó. Vì vậy, về cơ bản vào những thời điểm khi thể chế giáo hội có quyền lực và nó chi phối các tín hữu khi ở đỉnh cao của uy thế đạo đức của nó. Không phải ngẫu nhiên mà kết quả tồi tệ nhất lại thấy nơi những quốc gia mà sức nặng của Giáo hội ít gò bó nhất: Canada, Ai-len, Ba Lan gần đây hơn. Điều này làm nảy sinh lo ngại các quốc gia khác như Tây Ban Nha và Ý, nơi lệnh cấm nói, omerta, vẫn còn giữ một vai trò, sẽ sớm bung ra các vụ tai tiếng mới của họ, trước khi lần lượt các Giáo hội khác bị ảnh hưởng từ Châu Phi hoặc Châu Mỹ Latinh, không trừ một nơi nào.

Theo Đức Phanxicô: “Mọi con đường hoán cãi đều đòi hỏi phải hiểu biết những gì đã xảy ra.” Ngài hiểu, không khoan nhượng do Đức Bênêđíctô XVI khởi xướng, đoạn tuyệt hoàn toàn với thái độ của Đức Gioan Phaolô II chỉ có giá trị cho tương lai. Nó cũng đòi hỏi chúng ta thanh lọc quá khứ. Để làm sáng tỏ nguyên nhân những vụ bê bối mà từ nay chúng ta cương quyết đấu tranh. Khi làm như vậy, ngài hiểu ngài đi ngược đường, ngoài một phần của giáo triều, một số tòa giám mục hay một số giám mục miễn cưỡng mở lưu khố của họ, có thể có rất nhiều hộp bí mật Pandora trong đó.

Nhưng liệu Giáo hội có sẵn sàng đối diện và giáo hoàng có ép buộc không?

Vậy mà từ khi được bầu chọn, Đức Phanxicô đôi khi bị nghi ngờ về quyết tâm của ngài hoặc khả năng của ngài đưa cuộc chiến đến cùng. Có lẽ ngài chỉ đơn giản nhận ra ngài đã đánh giá thấp những biến động văn hóa, mà với Giáo hội, đây chỉ là đơn giản phòng ngừa cho các lệch lạc tiếp theo. Quá nhiều báo cáo công bố trên các phương tiện truyền thông cho thấy sự non nớt của một số giáo sĩ khi đối diện với dục tính của con người, dù chúng tôi tiếp tục đưa ra các ví dụ về các phong trào hoặc các giáo phận, nơi đào tạo các linh mục, chủ yếu dựa trên sự “ra khỏi thế giới” để chuẩn bị cho họ tốt hơn khi đối diện với những quyến rũ ngày mai… Quá nhiều cuộc điều tra làm nổi bật bằng chứng, trong những trường hợp này, các lệch lạc của tầm nhìn thiêng liêng và tuyệt đối của thẩm quyền liên hệ đến chức thánh, trong khi một thế hệ linh mục trẻ dường như đang cố gắng tìm cho mình một bản sắc. Quá nhiều chận đứng do việc bảo mật trong các thủ tục giáo luật, trên cơ sở bảo vệ con người, dù nhiều nạn nhân vì sự mờ ám này mà bị từ chối, không được công nhận, không được đền bù cho những tội ác mà họ là nạn nhân. Nhưng liệu Giáo hội có sẵn sàng – và có khả năng – suy nghĩ lại cả tầm nhìn về tình dục, cả quan niệm về quyền lực và cách làm bảo mật của mình không?

Ở Pháp… khởi đầu của một tiến trình

Và ở Pháp, người ta sẽ nói cho tôi biết gì? Ngoài vụ cựu linh mục Preynat liên quan đến hàng chục trẻ em bị lạm dụng vẫn đang chờ kết quả của tòa án, dù linh mục đã bị loại khỏi chức thánh do quyết định của tòa án giáo hội ngày 4 tháng 7 năm 2019, hiện tượng vẫn chưa có quy mô rộng lớn như được thấy ở các Giáo hội khác. Bất chấp bản án sáu tháng tù treo, vào cuối tháng 10 năm 2018, của giám mục danh dự André Fort, giáo phận Orléans vì không tố cáo cha Pierre de Castelet. Trong quá trình xử kiện, cha Castelet bị kết tội tấn công tình dục trên mười mấy trẻ vị thành niên và bị kết án hai năm tù. Phải thêm vào đây các cáo buộc lớn ở giáo phận Luçon, liên quan đến Tiểu chủng viện Chavagnes-en-Paillers và Saint-Joseph de Fontenay-le-Comte. Trong khi chờ quyết định cuối cùng trong vụ kiện hồng y Barbarin vì không tố cáo vụ cha Preynat.

Do đó, ý chí thực hiện mọi thứ dường như đã rõ ràng, cả về Hội đồng nam nữ tu sĩ Pháp (CORREF) do nữ tu can đảm Véronique Margron 3 đứng đầu và Hội đồng Giám mục Pháp (CEF), hồ sơ ở trong tay giám mục Luc Crépy, giáo phận Puy-en-Velay. Nhưng sự miễn cưỡng vẫn còn mạnh, ở đây hoặc ở đó, để hợp tác thẳng thắn với Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp, được thành lập theo quyết định của Hội đồng Giám mục Pháp ủy quyền cho ông Jean-Marc Sauvé, phó chủ tịch danh dự của Hội đồng Nhà nước điều khiển, mỗi giám mục cuối cùng vẫn là chủ nhân của giáo phận mình. “Vì tương lai, chúng ta nghe ở đây ở đó, rằng phải minh bạch. Nhưng với quá khứ, thì tốt gì những vụ chỉ làm bẩn thêm hình ảnh của Giáo hội?” Nếu chúng ta thực sự muốn phòng ngừa cho tương lai, làm sao chúng ta có thể quên quyền của nạn nhân và sự cần thiết phải hiểu những cơ chế có thể dẫn đến những vụ tai tiếng ở quy mô như vậy.

Sự lệch lạc bè phái trong Giáo hội công giáo: một vấn đề thời sự

Dù mất ổn định cho Giáo hội hoàn vũ, đến mức ở nhiều quốc gia đã có rất nhiều người xin hủy phép rửa tội, cây tội phạm ấu dâm không che được khu rừng của những lệch lạc bè phái trong nhiều cộng đoàn mới. Trong Thư gởi Dân Chúa, Đức Phanxicô nói rõ về việc “bảo vệ sự liêm chính của trẻ vị thành niên VÀ người lớn dễ bị tổn thương”. Một đòi hỏi càng mạnh hơn khi các hành vi tội phạm ấu dâm thường thuộc về quá khứ và đôi khi đã xa, thì các hành vi lạm dụng tình dục, quyền lực và lương tâm đối với “những người trưởng thành dễ bị tổn thương” nhiều hơn gần đây và vẫn còn là vấn đề thời sự.

Đối với nước Pháp, các trường hợp lệch lạc bè phái trong các cộng đồng mới thì rất nhiều: lạm dụng quyền lực giáo hội, khai thác, lạm dụng tình dục, bạo lực tâm lý, áp bức tin tức, trục xuất tàn bạo khỏi cộng đồng mà không giải thích và không bồi thường… Với cái giá của rất nhiều cuộc đời tan vỡ, đôi khi dẫn đến tự tử, và khó xây dựng lại cuộc đời. Báo chí và các cơ quan truyền thông lần lượt nêu tên: Cộng đoàn các Mối Phúc, cộng đoàn Saint-Jean, nhất là thông qua cha sáng lập Marie-Dominique Philippe, cộng đoàn Bêlem, Viện Chúa Kitô Vua, các nữ nhân viên truyền giáo của Đức Mẹ Vô Nhiễm, Bánh Sự Sống, Lời Sự Sống … và các Các Trụ Tâm hồn mà người sáng lập là cha Thierry de Roucy đã bị sa thải khỏi hàng giáo sĩ năm 2018.

Ở đây một lần nữa, quyết tâm của Giáo hội trong việc loại bỏ các lệch lạc này vẫn còn là vấn đề, khi vẫn giữ nguyên tình trạng, thường là dưới sự lãnh đạo các cộng đồng này, của những người cộng tác thân cận với những người sáng lập, do họ lựa chọn, trước khi bị lên án hoặc cách chức.

Lý do thường được nêu lên là dù người sáng lập đồi trụy thì công việc vẫn tốt và đầy triển vọng. Giống như vùng Fukushima sau trận sóng thần tấn công Nhật Bản năm 2011! Nhưng chúng ta phải chào mừng sáng kiến của giám mục Planet, trách nhiệm về các lệch lạc bè phái trong Hội đồng Giám mục Pháp, ngày 12 tháng 6 năm 2019, ngài đã công bố bản đánh giá đầu tiên về các công việc đã làm.

Câu trả lời nằm trong tay các tín hữu, không phải hệ thống cấp bậc

Một ngày nào đó, cần phải viết tổng hợp các chiều ý của một số giám mục và hồng y liên quan đến những người sáng lập các cộng đoàn mà họ biết là có tội. Và cách những người này đến gõ cánh cửa khác, tiếp nhận họ hơn khi họ mất sự hỗ trợ của một giám mục. Vì thế các giáo phận ở Pháp đã trở thành trong Giáo hội những gì Panama đang ở trong tình trạng thỏa thuận.

Còn nói gì thêm? Các sự kiện trong hai mươi năm qua cho thấy rõ các vụ tội phạm ấu dâm và lệch lạc bè phái, Giáo hội không có khả năng tự cải tổ từ bên trong nếu không bị các phương tiện truyền thông và hiệp hội nạn nhân bắt phải làm, sau khi được các người lên tiếng báo động khởi xướng. Riêng tôi, liệu tôi có tham gia vào cuộc chiến này nếu trên đường đi tôi không gặp các nhân vật trong bóng tối như: Yves Hamant, Aymeri Suarez-Pazos, Xavier Léger, Philippe Lefebvre, François Devaux, Pierre Vignon, Olivier Savignac… Nhưng như tôi đã nói, bà giáo sư Marie-Jo Thiel, nữ tu Véronique Margron hoặc bà Catherine Bonnet đã từ chức khỏi Hội đồng Giáo hoàng nơi họ được chính giáo hoàng bổ nhiệm? Người này người kia, bất kể giá họ đã trả, họ không giữ tinh thần báo thù nào trong lòng, nhưng mong chờ phép lạ này của Giáo hội, biến lời nói thành việc làm, như Chúa Giêsu làm trong tiệc cưới Cana, biến nước thành rượu. Đức Phanxicô đã hiểu điều này, vẫn trong lá thư năm 2018, ngài kêu gọi trách nhiệm, không chỉ thuộc về hệ thống phân cấp giáo hội nhưng của toàn thể dân Chúa, cũng như Ngài kêu gọi cùng một dân tộc, trong Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si, chống lại sự thỏa hiệp, trốn tránh và trì hoãn của những người nắm quyền trước thách thức sinh thái. Ở đây, ngài viết: “Cách duy nhất chúng ta phải đối phó với tệ nạn này, rằng đã lãng phí rất nhiều sinh mạng, rằng huy động mọi người là nghĩa vụ và thuộc về tất cả, vì chúng ta là dân của Chúa.”

Nếu chủ nghĩa giáo quyền là nguồn gốc của cái ác tàn phá Giáo hội, thì nó không phải là của chủ nghĩa tân-giáo quyền, hiện đang rất phổ biến trong các thế hệ linh mục trẻ tuổi, rằng sự Cứu rỗi sẽ đến.

  1. Những người ký văn bản này là: Jean-François Bouthors, Christine Pedotti, Anne Soupa, Guy Aurenche, Jean-Pierre Rosa, Gabriel Ringlet, Gil- bert Caffin, Bernard Perret, Monique Hébrard, Mijo Beccaria, Jean Delumeau, René Poujol, François Vaillant, François Euvé, Dominique Chivot, Claude Plettner, Jean-Claude Petit, Daniel

Duigou, Henri Madelin, Helena Lassida, Catherine Grémion, Henri Tincq, André Gouzes, Gérard Testard và Aimé Savard.

  1. Giáo sư M-J. Thiel, Giáo hội công giáo đối diện với các vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, (L’Église catholique face aux abus sexuels sur mineurs, Bayard, Montrouge, 2019)
  2. Nữ tu Véronique Margron, Một khoảnh khắc của sự thật, (Un moment de vérité, Albin-Michel, Paris, 2019)

Marta An Nguyễn dịch

http://phanxico.vn/2022/12/11/tu-benh-dich-au-dam-den-benh-ta-lech-lac-be-phai/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét