Trang

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2023

Chương 18 Hệ sinh thái, di cư: thách thức ở hai đầu

 Hệ sinh thái, di cư: thách thức ở hai đầu

Chương 18 sách Công giáo trong tự do

Trích sách Công giáo trong tự do (Catholique en liberté, nxb. Salvator, 2019)

renepoujol.fr, René Poujol, 2022-01-28

Thách thức sinh thái và thách thức di cư có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Liên Hiệp Quốc ước tính năm 2050 sẽ có 250 triệu người phải di cư chỉ riêng vì khí hậu toàn cầu nóng lên. Những vấn đề này, chắc chắn sẽ nổi bật trong những tranh luận khi tranh cử tổng thống. Nhưng liệu họ có đáp ứng được thử thách không? Chúng ta nhớ lại lời cảnh báo của Đức Phanxicô trong Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si’: “Trên những vấn đề này, các môi trường thích đáng chỉ làm chậm lại một chút sự sụp đổ. Nó chỉ đơn giản xác định lại tiến trình.” (194) Chỉ đơn giản thế!”

Bên đầu giường ngôi nhà chung của chúng ta và cư dân của nó

Vì thế, thách thức sinh thái đã trở thành vấn đề chính của đầu thiên niên kỷ thứ ba này. Bởi vì sự tồn vong của hành tinh đang bị đe dọa và vì thế chính nhân loại bị đe dọa, số phận của hành tinh hoàn toàn gắn liền với nhân loại. Việc huy động người trẻ là dấu hiệu khích lệ của một ý thức tận căn, báo cáo của chuyên gia này đến chuyên gia khác đều luôn nhận xét giống nhau. Đó là sự chậm trễ thảm khốc trong việc lên chương trình các chính sách công nhằm ngăn chặn khí hậu toàn cầu nóng lên và bảo vệ sinh học đa dạng. Trong một thời gian dài, đã có sự hiểu lầm nổi trội giữa các nhà sinh thái học và Giáo hội công giáo. Đó là do câu chuyện trong sách Sáng thế ký, nơi họ đọc được quyền tự do – nếu không phải là mệnh lệnh – của Chúa truyền cho con người thành kẻ săn mồi: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất.”

Hệ sinh thái, được Giáo hội trình bày, – 43 năm sau khi phát triển – như “một danh xưng mới của hòa bình!”

Tuy nhiên, nếu báo cáo Meadows của Câu lạc bộ Rôma từ năm 1972 đã ra giới hạn cho sự phát triển trong một thế giới hữu hạn, và nếu việc René Dumont ra ứng cử tổng thống năm 1974 đã khơi dậy lương tâm sinh thái của nhiều người Pháp thì sẽ không công bằng khi cho rằng sau đó Giáo hội công giáo mới nhảy vào cuộc chiến. Năm 1970, Đức Phaolô VI đã tuyên bố tại cuộc họp Lương nông Quốc tế ở Rôma: “Sự suy thoái dần dần của cái gọi là môi trường có nguy cơ dẫn đến một thảm họa sinh thái thực sự”. Một bài diễn văn được các giáo hoàng kế vị Đức Gioan-Phaolô II, sau đó là Đức Bênêđíctô XVI đã không mệt mỏi nhắc lại, Đức Bênêđíctô XVI viết trong thông điệp ngày Thế giới Hòa bình năm 2010: “Nếu bạn muốn xây dựng hòa bình, hãy bảo vệ tạo vật”. Vì vậy, trên thực tế, sinh thái học đã có một “danh xưng mới của hòa bình”, cho sự phát triển của các dân tộc, được Đức Phaolô VI nêu lên trong thông điệp Phát triển các Dân tộc, Populorum Progressio năm 1967 của ngài. Một cuộc cách mạng triệt để không đáng để ăn năn như dấu hiệu của nhận thức chung về xã hội chúng ta. Trên thực tế, giấc mơ hào phóng của những năm 1970 khi người ta nghĩ đảm bảo cho sự phát triển các quốc gia trẻ của Thế giới Thứ ba bằng cách cho họ tiếp cận với mô hình tăng trưởng của các nước phương Tây đã đụng với những giới hạn của một thế giới hữu hạn.

Các tăng trưởng mạnh mẽ có thể phá hủy xã hội

Tôi nợ độc giả một lời thú nhận ở đây. Người “tín hữu xã hội” là tôi, tôi nhận Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato Si như lời kêu gọi cho một hình thức tận căn hóa. Không có nghĩa là dùng đến một phương thức hành động bạo lực. Nhưng làm cho nhất quán phân tích tình trạng như Thông điệp và các chính sách phải hỗ trợ hay phải thúc đẩy đề xuất. Một trăm tám mươi độ quay cho người hoạt động cho các Tuần lễ xã hội của Pháp mà tôi gắn bó từ lâu, sau khi bắt đầu các khóa học của chàng học sinh trẻ 17 tuổi, theo lời mời của hai giáo sư của tôi, cha Rouquairol và Cô Carrière, những người biết rõ tôi quan tâm đến các vấn đề liên quan đến sự phát triển của Thế giới thứ Ba. Trên thực tế, trong năm học 1966-1967, tôi đã làm chủ tịch một ủy ban của những người trẻ Chiến dịch Thế giới chống lại nạn đói do các cơ quan công quyền khởi xướng dưới sự bảo trợ của ông Maurice Schumann, và đã thành công trong việc vận động học sinh trường công, trường tư theo. Lần đầu tiên ở Nam Aveyron của tôi, nơi sự đối lập giữa người thế tục và người công giáo tiếp tục cấu trúc nhiều khía cạnh của đời sống xã hội và chính trị.

Các Tuần lễ Xã hội từ lâu đã thúc đẩy một chủ nghĩa cải cách gần với dân chủ xã hội. Tôi nhớ trong một cuộc phỏng vấn với ông Michel Albert năm 1982, lúc đó ông là một trong những trụ cột. Ông vừa rời chức vụ Tổng ủy viên Kế hoạch và đã xuất bản một quyển sách có tác động trên tôi: Đánh cuộc của người Pháp (Le Pari Français). Tôi còn giữ trong ký ức một câu trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, là thói quen của tín hữu kitô trong xã hội một thời gian dài: “Những phát triển mềm mại làm cho xã hội thành cứng rắn”. Thật không may, bây giờ chúng ta biết những phát triển mạnh mẽ lại có thể phá hủy các xã hội. Ngay cả khi nếu tầng lớp chính trị và hầu hết các phương tiện truyền thông đi theo nó, dường như luôn chạy theo sự tăng trưởng như phương tiện tối hậu để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Cùng năm 1982, các giám mục Pháp ấn hành một tuyên bố “Vì những cách sống mới”, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đánh dấu qua tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, những bất bình đẳng và khốn cùng. Đã có một trực giác sâu đậm về sự hoán cải cá nhân và tập thể để đối diện với thách thức sinh thái.

Hệ sinh thái: khi các nhà khoa học thách thức các nhà lãnh đạo tinh thần

Như nhiều người công giáo ở thế hệ tôi, tôi đã vận động cho “sự phát triển các dân tộc và của tất cả các dân tộc”, việc này đã ảnh hưởng sâu đậm đến các phong trào bắt nguồn từ Giáo hội như hướng đạo hoặc Ủy ban Công giáo chống nạn Đói và hỗ trợ phát triển (CCFD) sau này trở thành CCFD-Đất Đoàn kết. Là nhà báo trẻ, tôi ủng hộ phong trào này, sau đó được cha Bernard Holzer Dòng Mông Triệu điều hành, chống lại các cuộc tấn công thường xuyên của Tạp chí Figaro tố cáo Ủy ban thông đồng với các nhà thần học giải phóng Châu Mỹ La-tinh, họ bị nghi ngờ theo chủ nghĩa Marx. Tôi đã sống kinh nghiệm đau thương khi hệ sinh thái “phản nhân văn” (Laurent Larcher) xuất hiện. Trước khi dần dần nhận thấy, những người bảo vệ hăng hái nhất hành tinh, nhận thức được rằng cuộc chiến này mang ý nghĩa thiêng liêng sâu đậm, đã kêu gọi các nhà chức trách tôn giáo vận động dư luận chống lại sự bất di bất dịch của các chính phủ. Một ngày sau thất bại của COP15 ở Copenhagen, tháng 12 năm 2009, ông Michel Serres đã viết trên tờ Le Monde: “Copenhagen là về địa chính trị mà các thỏa thuận Munich, vào tháng 9 năm 1938, là về chính trị: một thỏa hiệp hèn nhát và một kế hoãn binh.”

Trước đó vài tuần, tôi đã khám phá ra quyển sách phỏng vấn giữa Jacques Arnould, thần học gia, sử gia khoa học, và nhà khoa học Jacques Blamont, lúc đó ông là cố vấn cho Chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia, CNES1). Ông Blamont, người không che giấu mình vô thần, đã thách thức gay gắt với thần học gia: “Vì thế, câu hỏi tôi đặt ra cho ông, nhà thần học, là: khi đối diện với một phản ánh chính trị không tồn tại, cả ở cấp độ khu vực và trên một trên phạm vi toàn cầu, các ông, các Giáo hội thể hiện mình bằng sự vắng mặt của các ông, các ông có thể đi ra khỏi giấc ngủ giáo điều của các ông không, các ông có cơ hội để tìm thấy trong các lực sống của các ông những nền tảng của một cuộc đổi mới sẽ làm biến đổi đạo đức tập thể và đạo đức cá nhân không?”

Ngày 3 tháng 10 năm đó, nhân danh báo Pèlerin, tôi mời ông đến họp bàn tròn trong ngày lễ Tạo dựng sáng tạo do các Tu sĩ Huynh đoàn Giêrusalem khởi xướng tại nhà thờ Saint-Gervais ở Paris, hợp tác với Tu viện Sylvanès tổ chức. Ông Jacques Blamont bối rối, đã hủy bỏ vào phút cuối, ngày hôm đó ông được mời đến Rôma, nơi các chức sắc cao cấp của Vatican quan tâm đến các phân tích của ông, muốn gặp ông. Ông Patrice de Plunkett, người nhiệt tình bảo vệ cho cuộc chiến sinh thái, đã thay thế ông trong cuộc tranh luận.

Triết gia Edgar Morin khen ngợi thông điệp của Đức Phanxicô

Lời kêu gọi đặt ra cho giáo hoàng, cân nhắc bằng tất cả sức nặng quyền lực thiêng liêng của mình để làm cho các nhà lãnh đạo trên thế giới phải đối diện với trách nhiệm của họ, đã được đổi mới, từ Michel Rocard đến Nicolas Hulot phụ trách việc chuẩn bị cuộc họp COP 21. Ngày 13 tháng 3 năm 2013, hồng y Argentina Bergoglio được bầu làm giáo hoàng và lấy tên là Phanxicô, để tỏ lòng tôn kính Thánh Phanxicô Assisi, người đã “nói chuyện với các loài chim muông”. Hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm 2015, ngài ký thông điệp Thông điệp Laudato Si, một văn bản được triết gia và xã hội học người Pháp Edgar Morin ca ngợi là “quan phòng”. Ngày 27 tháng 6 năm 2019, ông tuyên bố sau khi gặp giáo hoàng trong buổi tiếp kiến riêng tại Vatican: “Giáo hoàng ngày nay đại diện cho ý thức cao nhất về số phận của nhân loại.”

Chúng ta hình dung một loại phát triển “phẩm chất” khác 

Laudato si, một văn bản quan trọng, tóm tắt, củng cố và mở rộng tư tưởng kitô giáo về sinh thái, mang lại cho thời điểm một chiều kích đầy đủ của nó, nhằm phục vụ toàn thể gia đình nhân loại và phục vụ cho “ngôi nhà chung”, trái đất của chúng ta. Bản ghi nhận thu thập phần lớn công việc của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hâu, GIEC. Hết cách cứu chữa. Sự suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, sự gia tăng ô nhiễm đất, nước và không khí, sự gia tăng của các xáo trộn khí hậu có khả năng tạo ra các cuộc di cư ồ ạt và chiến tranh. Tuy nhiên, ở đây chính hoạt động của con người là chính chứ không phải sự quay trở lại đơn giản của các chu kỳ tự nhiên. Phương thức sản xuất và tiêu dùng của chúng ta, vốn tạo ra chất thải và hủy hoại môi trường, không thể được tiếp tục hoặc khái quát hóa mà không dẫn đến thảm họa. Do đó, một  kiểu phát triển “phẩm chất” khác phải được hình dung và thực hiện, tôn trọng các cân bằng tự nhiên và quyền của những người nghèo nhất. Đối với chúng ta, đó là lựa chọn thanh đạm hơn, nhưng một “thanh đạm hạnh phúc” (Pierre Rahbi) giàu chất lượng cuộc sống và các tương quan giữa con người hơn.

“Chúng ta phải mời gọi các tín hữu nhất quán hơn với đức tin của riêng mình” – Đức Phanxicô –

Đức Phanxicô viết, “chúng ta phải sớm thay đổi lối sống để tạo áp lực trên các nhà cầm quyền”, với mệnh lệnh này ngài muốn nói với người công giáo nhưng cũng với những ai có thiện tâm: “Phải mời gọi các tín hữu nhất quán với đức tin của riêng họ, đức tin không đi ngược với hành động của mình.” Và từ đó là thắng lợi! Bởi vì giải pháp, bên cạnh những thay đổi sâu sắc trong cách tiêu dùng và lối sống, vốn khó với chính nó, qua các lựa chọn chính trị không đạt được sự đồng thuận… Thì chỉ vì mâu thuẫn lợi ích mà tham gia. Cho mỗi chúng ta! Không phải thắng được nhờ ý tưởng của giáo hoàng, theo đó: “Trên những vấn đề này, các môi trường đúng chỉ trì hoãn một chút sự sụp đổ”, của các nhà cầm quyền chúng ta, các trọng tài chính trị dưới hình thức thỏa hiệp. Nó không thắng vì chính ý tưởng về hệ sinh thái toàn diện mà tạp chí trẻ Giới hạn Limite, được thành lập theo tinh thần thông điệp và do ông Paul Piccarreta điều khiển, đã dũng cảm đảm nhận phần biên tập, nuôi dưỡng cho các nhà chú giải khác nhau. Một số người tố cáo cách đọc bảo thủ của khái niệm, bằng cách nhấn mạnh các câu hỏi đạo đức sinh học – tuy có mặt trong tư tưởng của giáo hoàng và không cấu thành bản chất của tạp chí – sẽ làm tổn hại đến sự hội tụ các lực lượng chính trị có khả năng đồng ý về các mục tiêu xã hội và môi trường. Như thể thách thức trên tất cả là không làm tổn hại đến sự thống nhất hành động giữa các nhà sinh thái kitô giáo và một số lực lượng cánh tả bị mắc kẹt trong một hình thức chủ nghĩa tự do hậu 68, đã trở thành “không thể thương lượng”!

Laudato si’ thật sự là kim chỉ nam cho tư tưởng xã hội của Giáo hội

Bằng cách khẳng định, “Giáo hội không tự cho mình có quyền phán xét các vấn đề khoa học cũng như không thay thế mình cho chính trị nhưng (mời gọi) có một cuộc tranh luận trung thực và minh bạch”, Đức Phanxicô muốn có một đối thoại cởi mở với xã hội, không có một hậu ý chiêu dụ nào. Liệu ngài có được lắng nghe không? Có thể, giống như triều giáo hoàng của ngài, thông điệp sẽ được đón nhận với lòng nhiệt thành và lòng biết ơn bên ngoài Giáo hội hơn là trong chính hàng ngũ của mình. Tuy nhiên, nhiều người công giáo đã biết ơn ngài vì đã cho Giáo hội của họ, qua bản văn tiên tri này, một khuôn mặt của sự dấn thân và quảng đại phục vụ cho tất cả các chủ nhân ông của “ngôi nhà chung” của chúng ta.

Nói cách khác, Laudato Si giờ đây được xem như kim chỉ nam thực sự cho tư tưởng xã hội của Giáo hội dành cho “những tín hữu xã hội”. Quyển sách này không có tham vọng đưa ra một danh sách tất cả những nơi mà sự dấn thân của người tín hữu có thể tham gia vào sự dấn thân của hàng triệu đồng bào chúng ta. Nhưng làm sao chúng ta lại không thấy Laudato Si đã làm sáng tỏ một cách độc đáo cả về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, được đề cập trong chương trước và về vấn đề di cư.

Nhân loại triền miên di cư kể từ khi có con người xuất hiện trên trái đất.

Về vấn đề nhập cư, tôi thú nhận, tôi bị choáng ngợp bởi sự bất lực cá nhân và tập thể của chúng ta không tìm ra câu trả lời đúng tầm mức cho những thách thức, và điều này trong nhiều thập kỷ, dưới tất cả các chính phủ và ở cả cấp độ Âu châu. Những hình ảnh tiếp tục ám ảnh tôi: những vụ trục xuất bạo lực người vô gia cư không giấy tờ, hàng loạt ở các trại ngoại ô thành phố và ở rừng rậm vùng Calais, dòng người tị nạn vô tận ở cửa ngõ châu Âu bị chận bằng những bức tường rào thép gai, những thi thể vô hồn như thi thể của em bé Aylan, nằm úp mặt xuống đất, bị sóng biển Địa Trung Hải cuốn vào một bãi biển ở Thổ Nhĩ Kỳ, những con thuyền trôi dạt vào bờ biển Ý, chuyến đi bất ngờ của Đức Phanxicô đến đảo Lampedusa ba tháng sau khi ngài được bầu chọn, ngài tố cáo “sự thờ ơ toàn cầu hóa”… Và cùng lúc có rất nhiều lời chứng, nhiều cuộc gặp gỡ thực sự, việc tiếp nhận vô điều kiện ở nhiều nơi khác nhau trên nước Pháp, từ Col de Montgenèvre đến Dunkirk, ngay cả vi phạm luật pháp, nhân danh tình anh em hoàn vũ và nghĩa vụ đoàn kết. Ba ngày trước khi bắt đầu viết quyển sách này, tôi tham dự một cuộc tranh luận xung quanh những người có trách nhiệm của Trung tâm tiếp nhận người xin tị nạn, CADA ở thị trấn nhỏ St-Afrique của tôi, trước sự chứng kiến của một trong những người di cư được tiếp nhận, đang chờ một quyết định hành chính, người đã trốn khỏi châu Phi và bị tra tấn ở Libya. Tôi rất ngạc nhiên và vui mừng trước cách mà vài chục người có mặt bày tỏ quyết tâm công dân của họ, để tiếp tục giúp đỡ những gia đình này, những người mà họ đã kề vai sát cánh, những người nói rằng họ đã quyết tâm để đứa con chưa thành niên của họ trên đất Pháp để tránh cho chúng khỏi bị trục xuất, nếu chẳng may họ bị từ chối quy chế tị nạn!

Chúng ta có khuynh hướng quên nhân loại đang triền miên di dân kể từ khi có con người trên quả đất này. Dù chế độ định cư đã thay thế chế độ du cư nguyên thủy. Nhưng bản thân quá trình định cư luôn là hậu quả của các cuộc khủng hoảng khí hậu, khi có mối đe dọa lại đè nặng, các cuộc chiến tranh hoặc các khuynh hướng bành trướng, khi nó không hoàn toàn đơn giản là các cuộc khủng hoảng xã hội ném hàng triệu đàn ông và phụ nữ xuống con đường lưu vong, để tìm kiếm việc làm hoặc sinh tồn… Pháp đã trải qua những làn sóng di cư liên tiếp từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Ý, Ba Lan, và sau đó là Việt Nam. Chúng ta quên mất, sự hội nhập của họ đôi khi rất khó khăn, với rất nhiều bạo lực.

Cứu “nền văn minh châu Âu” chống lại di sản tinh thần kitô giáo?

Vấn đề di dân từ lâu đã chia rẽ người dân Pháp cũng như thế giới công giáo. Sự chia rẽ bị đào sâu một cách lạ lùng khi chủ yếu người nhập cư ở nước Pháp hiện nay là người hồi giáo – Ả Rập hoặc Châu Phi – và rằng, với nhiều người di cư, sẽ không thể quay về lại nước gốc của họ. Những sự kiện ấn tượng khi chúng ta chứng kiến trong những năm 2015-2016 nhiều người tị nạn chen chúc tại các cửa ngõ châu Âu, cuối cùng đã đào sâu hố ngăn cách giữa người này và người kia. Việc xuất bản đồng thời, vào đầu năm 2017, quyển sách Giáo hội và nhập cư, tình trạng bất ổn (Église et immigration, le malaise2) của tác giả Laurent Dandrieu và quyển Tính đồng nhất, tinh thần xấu xa của kitô giáo (Identitaire, le mauvais génie du christianisme3) của tác giả Erwan le Morhedec mang đến các yếu tố để tranh luận không hồi kết. Tác giả Dandrieu phát triển luận điểm về một kế hoạch phối hợp cho cuộc xâm lược Âu châu để biến Âu châu thành vùng đất hồi giáo. Nhưng liệu việc từ chối – hoặc không thể từ chối – áp đặt một lô-gích đồng hóa lên người hồi giáo có dẫn đến việc củng cố một chủ nghĩa cộng đồng đang hủy hoại các giá trị, cách sống của chúng ta, nói cách khác: nền văn minh của chúng ta hay không. Tác phẩm của Erwan le Morhedec, được xuất bản đồng thời nhưng theo cách hoàn toàn ngẫu nhiên, hoàn toàn đúng đắn, ông phản đối việc không thể gán một bản sắc cố định cho một quốc gia hoặc ra sắc lệnh vào một lúc nào đó trong lịch sử của quốc gia đó, hơn nữa ông còn nói thêm: “Bản thân một quốc gia có thể là kitô giáo, (…) có vẻ như là sai từ quan điểm tâm linh cũng như văn hóa.”

Đối với ông Dandrieu, Giáo hội công giáo qua việc liên tục kêu gọi tiếp nhận vô điều kiện những người tị nạn và di cư, cũng như tôn trọng bản sắc của họ, đã đưa ra lựa chọn cho các xã hội châu Âu thế tục hóa, đa sắc tộc và đa văn hóa. Nó có nguy cơ làm xói mòn sự thống nhất quốc gia của chúng ta và đẩy lục địa châu Âu vào cuộc nội chiến. Vì vậy, theo ông, nền văn minh châu Âu sẽ đòi hỏi mình được cứu để chống lại kitô giáo! Chống lại chính những giá trị tinh thần đã xây dựng nó, trong đó có sự tiếp nhận những người khách lạ mà Chúa Kitô tự nhận mình trong các Tin Mừng. Việc cấp bách để bảo vệ cây là chặt rễ, nếu cần thiết! Bảo tồn văn hóa của kitô giáo với cái giá phải trả là đức tin kitô.

Giáo hội trước hết bảo vệ “quyền của mọi người không được di cư

Trả lời như thế nào? Rằng, với câu hỏi này, Giáo hội không nắm giữ chìa khóa, Giáo hội hợp pháp để bảo vệ một đạo đức xác tín, nơi các nhân viên chính phủ xác định các đường nét của một đạo đức trách nhiệm, để nhìn lại ở đây sự khác biệt thân thiết với Max Weber. Và hơn nữa, nếu Giáo hội tố cáo “tiếp đón vô nhân đạo” (linh mục Benoist de Sinety) hoặc nhắc lại như một mệnh lệnh phúc âm về sự tôn trọng đối với người nước ngoài, cả khi người đó ở trên đất chúng ta, thì không bao giờ Giáo hội chỉ mời các dân tộc nhổ tận gốc và di cư. Ngược lại, việc kêu gọi cộng đồng quốc tế cho phép tất cả mọi người tiếp tục sống ở quê hương mình, là điều thường thích ứng với với mong muốn thân yêu nhất của họ. Có điều gì đó làm tôi nhớ đến Chúng tôi muốn sống ở đất nước (Volem viure al pạs) của những nông dân ở Larzac bị đe dọa trục xuất vào những năm 1970 và những người đã nhận được sự nâng đỡ của ông Lanza del Vasto, và còn của các giám mục giáo phận Rodez và Montpellier trong một lần ăn chay tượng trưng… mà tôi cũng có tham dự.

Đức Phanxicô viết ở một trong những thông điệp Ngày Di cư Thế giới: “Giáo hội đứng về phía tất cả những ai tìm cách bảo vệ quyền để mọi người được sống có phẩm giá, trên hết bằng cách thực hiện quyền không di cư của họ để đóng góp vào sự phát triển của nước gốc.”

Nước Pháp của tự do và Nhân quyền đang khép mình trong lớp vỏ và những đặc quyền của mình với tư cách là quốc gia giàu có.

Ai có thể tưởng tượng được, một người đàn ông trẻ lại bỏ những người anh yêu thương, có khi là phải bỏ vợ con, đối diện với nguy cơ có thể bị lưu đày, bị đánh đập, bạo lực, tra tấn và nô lệ, có thể bị đắm tàu ở Địa Trung Hải, vì anh biết ở Pháp anh có thể có được chăm sóc y tế miễn phí không? Chúng ta đang ở trong vùng ý thức hệ. Thêm nữa, mọi người di cư châu Phi đã nhận ra, than ôi, lời tiên tri của Tổng thống Boumediene tuyên bố năm 1976 tại Liên Hợp Quốc: “Một ngày nào đó, hàng triệu người sẽ rời các vùng nam thế giới để xông vào các nơi tương đối dễ đến ở bắc bán cầu, để tìm kiếm sự sống còn cho chính họ.”

Nhiều tháng tôi đã không viết chữ nào trên trang blog của tôi về việc di cư. Vì quá mệt mỏi và chán nản. Cho đến ngày 17 tháng 1 năm 2018 khi tôi lôi trong thư viện của tôi quyển sách phỏng vấn viết năm 1990 với giám mục Jacques Delaporte, tổng giám mục giáo phận Cambrai, lúc đó là Chủ tịch Ủy ban Di cư của Hội đồng Giám mục Pháp. Một quyển sách với tiêu đề táo bạo, thậm chí có tính mị dân dưới mắt một số người: Nhập cư, trái tim và lý trí (Immigration, le cœur et la raison4), để nêu bật không có mâu thuẫn giữa hai thuật ngữ mà là sự hội tụ. Một quyển sách mà sự tiếp nhận xa vời, kể cả trên các phương tiện truyền thông công giáo, đến nỗi nhà xuất bản đã nhanh chóng quyết định đưa nó vào thùng rác. Tôi đã quên mình đã viết một lời tựa mà khi đọc lại, theo tôi, dường như ba mươi sau vẫn không hề lỗi thời chút nào. Tôi đã viết:

“Giải pháp thay thế, than ôi, đơn giản đến mức thảm thương cho tương lai: đóng bê tông ở biên giới châu Âu để bảo vệ chúng ta, khi đến ngày, những người tuyệt vọng vì đói hoặc để giảm áp lực, nếu vẫn còn thời gian, tấn công vào gốc của chính các phong trào di cư này. Cuối cùng, nó chẳng có gì  hơn là giải pháp thay thế cho chiến tranh hoặc hòa bình. Tuy nhiên, cũng các nhóm gây áp lực này tố cáo mối đe dọa của người nhập cư ở Pháp đã tìm cách gây nghi ngờ trên toàn cầu về sức viện trợ phát triển mà họ vẫn xem đây là giải pháp thay thế cho các phong trào di cư lớn. Vòng thắt đã được buộc lại. Nước Pháp của tự do và Nhân quyền đang khép mình trong lớp vỏ học, trong đặc quyền của mình với tư cách là một quốc gia giàu có. Sự mất uy tín chung đổ lên Thế giới thứ ba, các nhà lãnh đạo của họ, các dân tộc của họ và đổ lên hành động có lợi cho các tổ chức phi chính phủ luôn có thể dùng, khi đến lúc, để biện minh cho việc sử dụng vũ lực chống lại làn sóng mới của người di cư.”

Chúng ta đã đến đó!

“Người da trắng khiêm tốn” và người di cư cũng là nạn nhân của cùng một cơ chế bóc lột

Nhưng, trong việc chất vấn Giáo hội, một phê phán cần được cân nhắc. Với nhiều người, mệnh lệnh ngoan đạo của Giáo hội là đón nhận người lạ để là “người tín hữu kitô tốt” được xem là lời nói mang tính đạo đức về mặc cảm tội lỗi mà không tính đến điều kiện sống thực của họ. Vì đón nhận người nước ngoài là đòi hỏi công lý cho tất cả mọi người, điều còn đáng sợ hơn sự xuất hiện của chính những người tị nạn. Vì thế không một người di cư nào đã có mặt trên đất chúng ta, không một đồng bào “gốc Pháp” nào của chúng ta, dùng lại một thành ngữ đáng thảo luận lại, có thể bị nghi là người anh em khốn khổ của người Syria hay người Sudan đến cướp cơm, cướp nhà, cướp công ăn việc làm của họ. Những người khiêm tốn nhất trong số đồng bào của chúng ta, cư dân của các thành phố nổi tiếng với sự tập trung đông đúc của người hồi giáo, không được có cảm giác “không ở nhà mình” để đến mức đến lượt mình, di cư thêm một lần nữa, về đất nước gốc của mình…

Nhà báo Pierre Jova, người đã đi khắp nước Pháp trong hai năm để viết quyển sách về người tín hữu kitô đối diện với người di cư 5, khẳng định có sự gia tăng của một tình trạng “chán ngấy”, thù địch chống lại người di cư được xem là đặc quyền so với các tầng lớp lao động đang gặp khó khăn, nổi lên đây đó, trước những cáo buộc về việc bỏ rơi những “người da trắng khiêm tốn” không chỉ bởi xã hội mà còn bởi cả Giáo hội. Như thể cả hai đều không phải là nạn nhân như nhau của cùng một lô-gích mà Đức Phanxicô đã tố cáo trong thông điệp Laudato Si. Vì vậy, tất nhiên: “Châu Âu không thể đón nhận tất cả khốn cùng của thế giới, nhưng nó có thể chia sẻ phần của mình cách trung thực” (Michel Rocard).

Chúng ta không bao giờ có thể suy nghĩ đủ về câu nói này của Hoàng đế Hadrian, trong quyển tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Marguerite Yourcenar:

“Tất cả các dân tộc đã chết cho đến nay vì thiếu lòng quãng đại: Sparta sẽ tồn tại lâu hơn nếu ông quan tâm đến sự tồn tại của Helots (…). Tôi những muốn lùi lại, xa nhất có thể để tránh, nếu có thể, giây phút mà những người man rợ bên ngoài, những người nô lệ bên trong sẽ lao vào một thế giới mà người ta xin họ tôn trọng từ xa hoặc phục vụ từ bên dưới, nhưng lợi ích thì không dành cho họ. Tôi muốn những người bị tước đoạt nhiều nhất, nô lệ dọn dẹp bể nước các thành phố, người man rợ đói khát rình mò ở biên giới, có hứng thú để thấy Rôma trường tồn.”

  1. Chỗi dậy và đi (Lève-toi et marche, Jacques Arnould và Jacques Blamont, nxb. Odile Jacob, Paris).
  2. Giáo hội và nhập cư, tình trạng bất ổn (Église et immigration, le malaise, Laurent Dandrieu, nxb. Presses de la Renaissance, Paris, 2017).
  3. Tính đồng nhất, tinh thần xấu xa của kitô giáo (Identitaire, le mauvais génie du christianisme, Erwan le Morhedec, Identitaire, nxb. Éditions du Cerf, Paris, 2017).
  4. Nhập cư, trái tim và lý trí, phỏng vấn với René Poujol (Jacques Delaporte, nxb. Desclée de Brouwer, 1990).
  5. Tín hữu kitô đối diện với người di cư (Les chrétiens face aux migrants, Pierre Jova, nxb. Tallandier, Paris, 2019).

Marta An Nguyễn dịch

http://phanxico.vn/2023/02/08/he-sinh-thai-di-cu-thach-thuc-o-hai-dau/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét