Trang

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Hộ giáo – Liệu Phép Lạ xảy ra?

Hộ giáo – Liệu Phép Lạ xảy ra?

Chúng ta bắt đầu với một định nghĩa sơ khởi. Một phép lạ là một sự can thiệp nổi bật và quan trọng mang tính chất tôn giáo của Thiên Chúa vào hệ thống các nguyên nhân tự nhiên. Ở đây có hai điều lưu ý: (1) khái niệm về phép lạ giả thiết ý niệm hơn là gạt bỏ rằng tự nhiên là một hệ thống tự chứa đựng các nguyên nhân tự nhiên. Trừ những điều thông thường, thì chẳng có ngoại lệ nào cho chúng. (2) một phép là thì không phải là một sự mâu thuẫn. Một người đi xuyên qua một bức tường là một phép lạ. Một người vừa đi xuyên qua bức tường vừa không đi xuyên qua bức tường cùng một thời điểm và cùng một phương diện mới là một sự mâu thuẫn. Thiên Chúa có thể thực hiện những phép lạ nhưng không phải là những sự mâu thuẫn – chẳng phải vì quyền năng của ngài bị giới hạn nhưng bởi vì những sự mâu thuẫn thì vô nghĩa.
Hai vấn đề về phép lạ
Chúng ta phải phân biệt câu hỏi mang tính triết lý này – Phép lạ có thể diễn ra hay không? Với quan điểm lịch sử – Phép lạ có thực hay không? Đã bao giờ có một sự can thiệp như thế chưa? Để trả lời câu hỏi thứ hai đòi hỏi phải có một sự hiểu biết về các sự kiện lịch sử. Nó cũng đòi hỏi một cuộc điều tra về mặt lịch sử chứ không phải về mặt triết học. Điều mà các triết gia và các nhà hộ giáo có thể làm là tranh luận về tính khả thể của phép lạ. Vì hầu như tất cả những ai không thừa nhận rằng phép lạ có thể thực sự đã xảy ra đã làm như thế vì một vài lập luận mang tính triết lý nào đó đã được đưa ra để chứng minh rằng phép lạ không thể xảy ra.
Rõ ràng rằng, bạn không thể tin các phép lạ có thể xảy ra nếu bạn không tin rằng người thực hiện phép lạ tồn tại. Thực vậy, tất cả những ai tin vào phép lạ thì tin vào một Thiên Chúa nào đó. Tuy nhiên, không phải những ai tin vào Thiên Chúa đều tin vào phép lạ. Nếu có Thiên Chúa, phép lạ là có thể. Nhưng có lẽ Thiên Chúa đã không chọn để hiện thực hóa khả thể này. Có hai lập luận về tính khả thể của phép lạ: một đến tự Thiên Chúa, người thực hiện phép lạ, là nguyên nhân, và một đến từ phía thế giới, là hệ quả. Chúng ta phải chỉ ra rằng cả Thiên Chúa và thế giới đều mở ra, chứ không phải đóng lại trước phép lạ.

Trước hết, không có gì chống lại phép lạ xét trong bản chất của Thiên chúa, không có gì đảm bảo rằng thiên Chúa sẽ không làm phép lạ. Vì nếu có Thiên Chúa, Ngài là đấng toàn năng và thực sự có thể làm phép lạ. Cho dẫu ngài có tự do chọn lựa để làm phép lạ hay không thì không phải là vấn đề chúng ta có thể biết trước. Vì nó phụ thuộc vào sự chọn lựa tự do của ngài. Một Thiên Chúa toàn năng không thể bị ép buộc để làm hay không làm một phép lạ. Vì thế, đối với Thiên Chúa, không có gì cản trở việc làm phép lạ. Nếu có Thiên Chúa, phép lạ thì có thể diễn ra.
Thứ đến, về phía thế giới tự nhiên, không có gì cản trở hay chống lại phép lạ. Nếu thiên Chúa đã tạo dựng nên thế giới tự nhiên trước hết, nghĩa là, nếu tự nhiên mở ra với khả thể hiện hữu hay không hiện hữu, thì tự nhiên cũng mở ra với khả thể có hay không có phép lạ. Nói cách khác, nếu Thiên Chúa tạo ra vũ nổ Big Bang của việc tạo dựng, thì ngài chắc chắn có thể làm ra những vụ nổ phép lạ nhỏ hơn của những phép lạ. Nếu tác giả tạo nên một vở kịch, người ấy  có thể thay đổi nó.
Những phản biện chống lại phép lạ
Nhiệm vụ chính của nhà hộ giáo liên quan đến phép lạ là phải trả lời tất cả những chống đối vốn nỗ lực để chứng minh rằng phép lạ là không thể. Chúng ta hãy nhớ rằng, người chống đối ở đây không phải là sử gia, người đã nghiên cứu mọi sự kiện trong tất cả lịch sử nhân loại và kết luận rằng không có sự kiện nào là phép lạ cả. Chúng ta không phải giải quyết những chống đối này trên bình diện lịch sử bằng cách chỉ ra những sự kiện cụ thể nào đó là phép lạ. Đúng hơn, những chống đối này hoạt động trên bình diện triết học, bình diện khả thể tính. Mỗi chống đối nỗ lực để minh chứng rằng các phép lạ là không thể xảy ra hoặc hầu chắc là không thể. Nếu các phép lạ không thể xảy ra, thì chúng không có thực, và nếu không có phép nào đã thực sự xảy ra, thì chắc hẳn Kitô giáo là sai lầm. Vì tất cả các tuyên bố và giáo lý nền tảng của Kitô giáo là phép lạ: nhập thể, phục sinh, cứu độ, linh hứng. Nếu bất kỳ một trong những chống đố trên có giá trị, thì toàn thể Kitô giáo bị bác bỏ.
Chống đối 1: Các phép lạ xâm phạm đến nguyên lý đồng nhất của tự nhiên.
Đáp: “Nguyên lý đồng nhất của tự nhiên” nghĩa là gì? Nếu nó muốn nói rằng chúng ta có thể giải thích bất kỳ điều gì xảy ra một cách tổng thể dưới dạng hệ thống các nguyên nhân tự nhiên, khi đó chống đối này viện đến vấn đề này. Rốt cuộc nó chỉ muốn nói rằng “các phép lạ xâm phạm đến nguyên lý rằng phép lạ chưa bao giờ xảy ra.”

Chống đối 2: Xét về mặt định nghĩa, một phép lạ phải vi phạm luật tự nhiện nào đó, và do đó phải là một sự kiện tuyệt đối không thể diễn ra. Nhưng nó luôn luôn thích hợp để nói rằng sự kiện này chưa thực sự xảy ra như đã mô tả, hay rằng nó không thực sự vi phạm luật tự nhiên.
Đáp A: Một phép lạ thì không bao giờ “vi phạm” đến các luật của tự nhiện, hơn là trường hợp một hiệu trưởng vi phạm lịch học của một lớp bằng cách bỏ qua giờ thể dục để tập hợp một cuộc họp đặc biệt. Việc vi phạm chỉ diễn ra khi ai đó phải theo hoặc duy trì một trật tự đã được thiết lập nhưng lại không hoặc từ chối theo.
Đấng Tạo Hóa của vũ trụ có quyền trên tất cả các tạo vật. Thật vô lý khi nói ngài bỏ qua trật tự được tuân thủ một cách thường hằng này hay kia là hệ quả một “sự vi phạm,” như thể là điều gì đó ngài nên cảm thấy tội lỗi và xấu hổ. Một phép lạ thì không vi phạm điều gì. Khi một phép lạ xảy ra, Thiên Chúa đã xác định lịch trình của ngày đó (một cách nhân từ)
Đáp B: Tại sao các phép lạ được gọi là “tuyệt đối không thể.” Chắc chắn chúng là bất thường, nhưng làm thế nào chúng ta biết chúng có thể xảy ra hay không? Chỉ với điều kiện là chúng ta đã thực sự biết rằng Thiên Chúa có thực sự tồn tại hay không – hay ngài có bao giờ làm phép lạ hay chưa.
Chống đối 3: Làm sao chúng ta biết rằng phép lạ đến từ Thiên Chúa chứ không phải là từ một thần dữ đơn thuần (hay thậm chí là thần dữ), người sẽ chịu trách nhiện cho sự can thiệp này hay kia trong trật tự tự nhiên của các sự vật?
Đáp: Một lần nữa, ở đây bối cảnh là quan trọng. Ví dụ, khi chúng ta xem xét những việc làm ngoại thường được gán cho Chúa Giêsu và những mối tương quan đặc biệt với “Chúa Cha” (nghĩa là, Thiên Chúa) mà Ngài đã tuyên bố, thật khó để tránh một trong 3 kết luận sau:
Chúa Giêsu có thực sự là một kẻ mất trí, hay là một tên lừa gạt xấu xa, hay Ngài thực sự là Con Thiên Chúa – và những điều ngoại thường Ngài đã thực hiện là những phép lạ có ý nghĩa đầy đủ nhất. Ba khả thể này không chỉ nảy sinh từ những việc làm được xem xét từ chính bản thân chúng; mà nó còn nảy sinh một cách chính yếu từ đời sống, cá tính và sứ điệp của người đã thực hiện những việc này.
Nguyên tác: Pocket Handbook of Christian Apologetics 
Tác giả: Peter Kreeft, Ronald K. Tacelli

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét