Trang

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Cựu Ước

Giải đáp thắc mắc  : Cựu Ước
Giải đáp thắc mắc : Cựu Ước của Lm Roland E. Murphy, O. Carm. (Dòng Cát Minh)


Đáp: Đây là một từ ngữ Do Thái cổ với nhiều nghĩa. Nó được dùng để chỉ năm cuốn sách đầu tiên của Kinh Thánh Do thái, thường gọi là Ngũ Kinh, gồm các cuốn Sáng thế (St), Xuất hành (Xh), Lê-vi (Lv), Dân số (Ds) và Đệ nhị luật (Đnl). Trong truyền thống Do thái, mỗi cuốn sách này có một tên riêng, phái sinh từ các chữ đầu tiên của cuốn sách ấy. Do đó, ta có cuốn Sáng thế là Genesis/BereshithGenesis, thường quen thuộc trong tiếng Anh, là thực sự phái sinh từ truyền thống Hi-La, và có nghĩa là “nguồn gốc” hoặc “khởi nguyên, sáng thế”. Kinh thánh Bảy Mươi (viết tắt là LXX, là bản dịch xưa nhất của Kinh thánh từ tiếng Do Thái cổ qua tiếng Hi Lạp) đề cao cách dùng này bằng cách sử dụng các từ ngữ Genesis, Exodus… Bereshith có nghĩa là “lúc khởi đầu”. Đây là từ ngữ đầu tiên của cuốn sách này của Kinh Thánh. Torah  đã trở thành  tên được dành cho phần thứ nhất của Kinh Thánh Do thái, vốn được chia làm ba phần:  Luật, Ngôn sứ và tác phẩm. Một từ viết tắt, phái sinh từ các chữ đầu tiên của các danh từ Do thái (Torah, Nevi’im, Kethuvim) là Tanakh, tên gọi của bản dịch mới tiếng Anh được Hội Xuất bản Do thái in năm 1988.
             
Ngoài ra, có một Torah truyền khẩu nữa, Đây là phần giải thích của Torah Kinh thánh, mà người Do thái tin là đã được mặc khải cho ông Môsê, và nó được truyền khẩu cho đến khi dần dà được viết ra trong kỷ nguyên Kitô giáo, trong các tác phẩm gọi là Mishna và Talmud. Torah, cả trong dạng viết (Kinh Thánh) và dạng truyền khẩu (Talmud), được xem là có hiệu lực hợp lệ và ràng buộc cho đạo Do Thái ngày nay.
             
Trong ngôn ngữ thần học, cụm từ “Luật và Tin Mừng” thường được dùng như một thứ chữ tắt để chỉ các khác biệt rõ ràng giữa Cựu và Tân Ước. Sự phân biệt giữa hai từ ngữ này là phổ biến trong thần học Tin lành, nhưng nó làm nổi bật sự hữu dụng của mỗi từ ngữ. Sự phân biệt là quá dễ dàng, nên chữ Luật tóm lược toàn bộ Kinh Thánh Do thái theo một cách thức gợi ý rằng chủ đề chính là luật, và một mùi hương duy luật phát ra. Như được dùng ở đây, Torah/Luật là tên gọi cho năm cuốn đầu tiên của Kinh Thánh, trừ phi có lưu ý thể khác.
             
Người ta cũng nhấn mạnh rằng Torah có các nghĩa khác nữa. Về cơ bản, nó có nghĩa là giáo huấn hay là lời dạy, dù rằng lời dạy này đến từ Chúa qua ông Môsê, hoặc từ bậc cha mẹ (xem Cn 10, 1). Do đó, giáo huấn thờ tự, qui định nghi thức, “các thánh chỉ và quyết định” (Đnl 6, 1), và nhiều điều luật khác được gom lại một cách phù hợp dưới các “bộ luật”, mà các học giả hiện đại tìm thấy trong Torah, chẳng hạn “bộ luật Giao ước” (Xh 20,22-23, 33). Trong nhiều đoạn văn, nó được dùng như một tóm tắt cho lối sống của Israel, chẳng hạn trong Đnl 4, 8: “Có dân tộc vĩ đại nào được những thánh chỉ và quyết định công minh, như tất cả Lề Luật mà hôm nay tôi đưa ra trước mặt anh em?”. Tương tự như thế, Gr 31, 31-33 nói về một giao ước mới, khi Chúa sẽ đặt luật cho người dân, được khắc vào tâm khảm của họ.
             
Sự hiểu biết của dân Do Thái về Torah có lẽ được đánh giá nhiều nhất trong cuốn Thánh Vịnh (Tv). Tv 1 nói về “sự vui thú với lề luật Chúa, nhẩm đi nhẩm lại (đọc lớn tiếng, nghiền ngẫm bản văn) suốt đêm ngày”. Tv 19, 7-10 ca ngợi “Luật pháp CHÚA quả là hoàn thiện”. Thánh vịnh 119 dài nhất có 22 đoạn, mỗi đoạn có tám hàng, đi sau lần lượt các mẫu tự Do Thái (chẳng hạn một Thánh vịnh acrostic), và dùng các danh từ đồng nghĩa với luật, như huấn thị, lời dạy, giáo huấn… trong mỗi hàng. Luật được ca ngợi như một niềm vui, sự thích thú, như một sự trao ban cuộc sống, quý giá hơn mọi của cải khác. Người ta qui tụ từ các lời cầu nguyện niềm hạnh phúc sâu xa và sự phấn khích, mà sự hiểu biết ý Chúa cung cấp cho các tín hữu; chẳng hạn, xem Tv 119: 17, 25, 47…Một trong các điểm cao của buổi nhóm họp hội đường là rước cuộn Torah ra giữa cộng đoàn. Ngày nay nhiều người Do Thái cử hành một lễ gọi là simchat Torah, “niềm vui của Torah”.
             
Trái với hương thơm phong phú chung quanh từ ngữ Torah, có một từ đồng nghĩa khô cứng quen thuộc với  các giới Kitô giáo, đó là Ngũ Thư (Pentateuch). Nó đến từ các chữ Hi Lạp có nghĩa là “năm” và “hộp đựng”. Chữ “hộp đựng” qui chiếu đến cuộn da được viết chữ hoặc các giấy cuộn, được gìn giữ trong các hộp đựng. Bộ sách hoặc hình thức “sách” để viết tài liệu không bắt đầu cho đến kỷ nguyên Kitô giáo. Bạn sẽ thấy rằng việc nghiên cứu Kinh Thánh làm phức tạp cho tình hình, bằng cách qui chiếu đến “Tứ Kinh” (Tetrateuch), tức bốn cuốn đầu tiên, từ sách Sáng Thế đến sách Dân số, và cũng đến “Lục Kinh” (Hexateuch), tức sáu cuốn đầu tiên, từ sách Sáng thế đến sách Giô-suê (Gs). Đàng sau từ ngữ, là một số quan điểm về cách giải thích nội dung các sách.


Hỏi: Torah được sắp xếp ra sao?
Đáp: Hầu như mọi việc soạn thảo văn chương có thể được nêu ra hoặc sắp xếp bằng nhiều cách thức, tùy vào nguyên tắc phân chia mà người ta sử dụng. Nếu người ta  theo kiểu trình thuật, thì Torah có thể được sắp xếp như sau:
             St 1-11, thời tiền sử
             St 12-50, trình thuật về các tổ phụ, và Giuse cùng anh em của ngài
             Xh 1-19, trình thuật cuộc xuất hành ra khỏi Ai Cập
             Xh 19, 1 – Ds 10, 11, các biến cố ở Xinai cho đến cuộc khởi hành khoảng một năm sau đó
             Ds 11, 1 – 22, 1, chuyến đi qua hoang mạc đến Bên kia sông Giođan
             Ds 22, 2- 36, 13, các biến cố ở thảo nguyên Mô-áp (Moab)
             Đnl: cuốn này được sắp xếp tốt nhất qua việc nhìn nhận ba diễn từ quan trọng của ông Môsê: 1, 6 - 4, 40; 5, 1 – 28, 69; 29, 1- 32, 52. Các diễn từ này được nói đến bằng các qui chiếu đến việc ông Môsê nói với người dân. Các chương cuối cùng chứa Bài ca của ông Môsê, lời chúc phúc “sau cùng” của ông, và trình thuật về cái chết của ông trên núi Nơ-vô (Nebo).
             
Như thế dòng truyện kể đi từ việc tạo thành muôn vật đến các tổ phụ, đến các hậu duệ được giải phóng khỏi ách nô lệ dưới sự lãnh đạo của ông Môsê, và họ đi vào một giao ước với Đức Chúa (YHWH) và tự ràng buộc mình với các đòi hỏi của giao ước này. Chuyến đi đưa các hậu duệ của ông Giuse từ Ai cập đến Xinai, và đến thảo nguyên Mô-áp. Chính tại điểm này bạn sẽ rất ngạc nhiên: tại sao Torah/Ngũ kinh dừng lại ở đây (với cái chết của ông Môsê là truyền trình thuật sau cùng, Đnl 34)? Sự đột phá của trình thuật, ngay từ thời ông Áp-ra-ham, là lời hứa một vùng đất tốt. Sự tiếp tục tự nhiên và sự kết thúc của dòng chuyện kể là sách Giô-suê (Joshua), vốn liên quan đến việc sở hữu vùng đất dưới quyền của ông Giô-suê, và sự định cư tại đây (người ta có thể nói về Lục Kinh, hoặc sáu cuốn sách). Tại sao Torah kết thúc ở nơi nó đã kết thúc? Tại sao năm cuốn sách này được xem như một đơn vị tách biệt, khi truyện kể mời gọi một đỉnh cao của quà tặng đất hứa trong sách Giô-suê? Người ta chỉ có thể đoán câu trả lời. Ông James Sanders đã đưa ra một lời giải thích hấp dẫn. Khi Torah đón nhận hình thức cuối cùng trong thời hậu lưu đày, có một sự mong muốn để nhấn mạnh đến sự trung thành với luật của ông Môsê. Các gian khổ của cuộc lưu đày (năm 587-539) là do sự không trung thành của dân Do thái với Torah. Bởi vì năm cuốn sách đầu chứa đựng sự tỏ mình của ý Chúa trong tầm nhìn của bản văn đi từ Xh 19 đến Ds 10,  cũng như trong các luật của Đnl vốn được rao giảng một cách nhiệt tình trong Đnl 12-26, và  bởi vì ông Môsê là một nhà lập pháp xuất sắc, thật là tốt khi ông làm cho người dân trở về “nguồn gốc” của họ, và sống nguồn gốc ấy trong thời hậu lưu đày. Ông Môsê trở nên một vị anh hùng cho người dân, họ giải thích sự sa ngã của họ như một sự thất bại vì không nghe lời Chúa. Lúc ấy, Israel có một cơ may khác. Như Tv 95, 7 nói: “Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người…” Việc lặp đi lặp lại chữ “hôm nay” trong sách Đnl đưa người dân trở lại núi Xinai (và Mô-áp), trong tinh thần canh tân giao ước với Chúa và nguyện trung thành với Chúa.



Nguyễn Trọng Đa dịch
Theo “Responses to 101 questions on the Biblical Torah”, Manila, St Pauls, 1999, trang 3-6)
Giải đáp thắc mắc Cựu Ước
Lm Roland E. Murphy, O. Carm. (Dòng Cát Minh)
Nguyễn Trọng Đa dịch, Theo “Responses to 101 questions on the Biblical Torah”, Manila, St Pauls, 1999





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét