Trang

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

VUI HỌC THÁNH KINH CHÚA NHẬT 29 TN A

VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 29 TN A
Tin Mừng thánh Mátthêu 22,15-21

Tin Mừng

15 Bấy giờ những người Pha-ri-sêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy.

16 Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê, đến nói với Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta.17 Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không? "

18 Nhưng Đức Giêsu biết họ có ác ý, nên Người nói: "Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình!19 Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế! " Họ liền đưa cho Người một quan tiền.20 Người hỏi họ: "Hình và danh hiệu này là của ai đây? "21 Họ đáp: "Của Xê-da." Bấy giờ, Người bảo họ: "Thế thì của Xê-da, trả về Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa."22 Nghe vậy, họ ngạc nhiên và để Người lại đó mà đi.
Then the Pharisees went off and plotted how they might entrap him in speech.

16 They sent their disciples to him, with the Herodians, saying, "Teacher, we know that you are a truthful man and that you teach the way of God in accordance with the truth. And you are not concerned with anyone's opinion, for you do not regard a person's status.

17 Tell us, then, what is your opinion: Is it lawful to pay the census tax to Caesar or not?"

18 Knowing their malice, Jesus said, "Why are you testing me, you hypocrites?19  Show me the coin that pays the census tax." Then they handed him the Roman coin.

20 He said to them, "Whose image is this and whose inscription?"

21 They replied, "Caesar's."  At that he said to them, "Then repay to Caesar what belongs to Caesar and to God what belongs to God."




I. HÌNH TÔ MÀU  





* Chủ đề
… … … … … … … … … … … … …

* Bạn viết câu Tin Mừng thánh Mátthêu 22,21
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …


II. TRẮC NGHIỆM  

01. Đây là những người bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy? (Mt 22,15)
a. Những người Pharisêu.
b. Các thầy tư tế.
c. Các thượng tế.
d. Những người Xađốc.

02. Những người Pharisêu tin nhận Đức Giêsu dạy đường lối của ai? (Mt 22,16)
a. Người công chính.
b. Ông Môsê.
c. Thiên Chúa.
c. Ông Gioan tẩy giả.

03.Hình và danh hiệu trên đồng tiền là của ai? (Mt 22,21)
a. Salomon.
b. Đavít.
c. Xêda.
d. Philatô.

04. “Của Xêda, trả về Xêda, của Thiên Chúa, … … …” (Mt 22,21)
a. Trả về cho Người.
b. Trả về Thiên Chúa.
c. Hãy giữ lại cho Người.
d. Phải được kính thờ.

05. Những người đến để hỏi Đức Giêsu có tình ý gì? (Mt 22,18)
a. Học hỏi.
b. Tham khảo.
c. Ác ý.
c. Hân hoan.

III.  Ô CHỮ




Những gợi ý:

01. Ý định của những người Pharisêu làm cho Đức Giêsu lỡ lời mà bị gì? (Mt 22,15)

02. Những người này cùng với người Pharisêu đến với Đức Giêsu để gài bẫy Người. (Mt 22,16)

03. Những người Pharisêu tin nhận Đức Giêsu là người thế nào? (Mt 22,16)

04. Những người Pharisêu muốn gài bẫy Đức Giêsu về điều gì? (Mt 22,17)

05. Đây là những người bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy? (Mt 22,15)

06. Hình và danh hiệu trên đồng tiền là của ai? (Mt 22,21)

07. Đức Giêsu dạy đường lối của ai? (Mt 22,16)

Hàng dọc: chủ đề của ô chữ này là gì?

IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

“Của Xêda, trả về Xêda,
của Thiên Chúa , trả về Thiên Chúa”.
Tin Mừng thánh Mátthêu 22,21



Lời giải đáp VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 29 TN A


I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề
Chúa Giêsu và đồng tiền.

* Tin Mừng thánh Mátthêu 22,21

“Của Xêda, trả về Xêda;
của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”

II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM

01. a. Những người Pharisêu (Mt 22,15).
02. c. Thiên Chúa (Mt 22,16)
03. c. Xêda (Mt 22,21)
04. b. Trả về Thiên Chúa (Mt 22,21)
05. c. Ác ý (Mt 22,18).

III.  Lời giải đáp Ô CHỮ

01. Mắc bẫy (Mt 22,15)
02. Hêrôđê (Mt 22,16)
03. Chân thật (Mt 22,16)
04. Nộp thuế (Mt 22,17)
05. Pharisêu (Mt 22,15)
06. Xêda (Mt 22,21)
07. Thiên Chúa (Mt 22,16)

Hàng dọc: Bổn Phận

NGUYỄN THÁI HÙNG

Chúa Nhật Thường niên XXIX A - Sự quan trọng của Lời Nói

Anh Chị Em thân mến,

Bài Tin Mừng Ngày Chúa Nhật Thường niên XXIX năm A hôm nay nói về chuyện những người Biệt Phái bàn bạc với nhau để tìm cách làm cho Chúa Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy (x. Mt 22,15)

Vậy chúng ta hãy suy niệm về sự quan trọng của Lời Nói.
+++
Lời nói là quan trọng.

Con người khác con vật vì biết nói để diễn tả linh hồn mình ra.

Một lời nói có thể làm cho một nước hưng thịnh, một lời nói cũng có thể làm cho một nước tiêu tan (Nhứt ngôn hưng bang, nhất ngôn tán bang.).

Bệnh do miệng mà vào, họa do miệng mà ra (Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất). Lời nói do miệng lưỡi chúng ta thốt ra, có thể đem lại nhiều tai họa cho chúng ta, cũng như cho những người khác,

Chúa Giêsu và lời nói

Chúa Giêsu rất thận trọng trong lời nói. Có những câu hỏi mà Chúa Giêsu không trả lời: “Bấy giờ ông Philatô hỏi Người: “Ông không nghe bao nhiêu điều họ làm chứng chống lại ông đó sao?” Nhưng Đức Giêsu không trả lời ông về một điều nào, khiến ông tổng trấn rất đỗi ngạc nhiên ( Mt 27, 13-14).

Chúa Giêsu nói lời đầy thần khí và đầy sự sống: “Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống” (Ga 7,63).

Chúa Giêsu nói lời đem lại sự sống đời đời: “Chúa Giêsu hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” Ông Ximong Phêrô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” ((Ga 6,67-68).

Chúa Giêsu nói lời làm cho chúng ta được trở nên thanh sạch: “Anh em được thanh sạch rồi nhờ lời Thầy đã nói với anh em” (Ga 15,3).

Chúa Giêsu dạy chúng ta biết rằng kẻ nào xấu thì không thể nào nói ra điều tốt được: “Cây mà tốt thì quả cũng tốt; cây mà sâu thì quả cũng sâu, vì xem quả thì biết cây. Loài rắn độc kia, xấu như các người thì làm sao nói điều tốt được?” (Mt 12,33-34a).

Chúa Giêsu nhận xét rằng lòng mình đầy những gì thì miệng mình nói ra những điều đó: “Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra” (Mt 12,34b).

Chúa Giêsu cho biết đến ngày phán xét, Chúa xét xử về lời nói của mỗi một người trong chúng ta, ngay cả những lời nói vô ích: “Tôi nói cho các người hay: đến ngày phán xét, người ta sẽ phải trả lẽ về mọi điều vô ích mình đã nói. Vì nhờ lời nói của anh mà anh được trắng án; và cũng tại lời nói của anh mà anh sẽ bị kết án” (Mt 12,36-37).

Các thánh Tông đồ và lời nói

Thánh Phêrô dạy hãy giữ miệng, đừng nói những lời gian ác điêu ngoa: “Ai là người thiết tha được sống và ước ao hưởng chuỗi ngày hạnh phúc, thì phải giữ mồm giữ miệng, đừng nói  lời gian ác điêu ngoa” (1 Pr 3,10).

Thánh Phaolô nói ngài không bao giờ dùng lời nói để nịnh hót ai: “Không bao giờ chúng tôi đã dùng lời xua nịnh như anh em biết” (1 Th 2,5).

Thánh Phaolô cảnh cáo lời nói nguy hiểm giống như một thứ ung nhọt: “Lời họ như một thứ ung nhọt cứ loét thêm ra” (2 Tm 2,17).

Thánh Phaolô dạy chúng ta đừng bao giờ nói những lời độc địa, nhưng nói những lời tốt đẹp: “Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp để xây dựng và làm ích cho người nghe” (Ep 4,29).

Thánh Giacôbê khuyên chúng ta hãy suy nghĩ trước khi nó, chứ đừng vội nói: “Anh em thân mến của tôi, anh em nên biết rằng mỗi người phải mau nghe, đừng vội nói” (Gc 1,19).

Thánh Giacôbê nhận xét kẻ nào không vấp ngã về lời nói, kẻ đó là người hoàn hảo: “Ai không vấp ngã về lời nói, ây là người hoàn hảo, có khả năng kiềm chế bản thân” (Gc 3,2).

Thánh Giacôbê sánh cái lưỡi như cái bánh lái của con tàu: “... dù tàu bè có to lớn và có bị cuồng phong đẩy mạnh đi nữa, thì chỉ cần một bánh lái rất nhỏ để điều khiển theo ý của người lái. Cái lưỡi cũng vậy...” (Gc 3,4-5).

Thánh Giacôbê sánh cái lưỡi như tia lửa nhỏ nhưng có thể làm cháy rừng lớn: “Cứ xem tia lửa nhỏ bé dường nào, mà làm bốc cháy đám rừng to lớn biết bao! Cái lưỡi cũng là một ngọn lửa...” (Gc 3,5b-6a).

Thánh Giacôbê nhận xét rằng con người chúng ta rất khó làm chủ cái lưỡi của mình: “Mọi loài thú vật và chim chóc, loài bò sát và cá biển, thì loài người đều có thể chế ngự và đã chế ngự được. Nhưng cái lưỡi thì không ai chế ngự được: nó là một sự dữ không bao giờ ở yên vì nó chứa đầy nọc độc giết người” (Gc 3,7-8).

Thánh Giacôbê dạy chúng ta đừng bao giờ dùng lời nói, vừa để chúc tụng ngợi khen Chúa, vừa để nguyền rủa người khác: “Ta dùng lưỡi mà chúc tụng Chúa là Cha chúng ta, ta cũng dùng lưỡi mà nguyền rủa những con người đã được làm ra theo hình ảnh của Thiên Chúa Từ cùng một cái miệng, phát xuất lời chúc tụng và lời nguyền rủa, Thưa anh em, như vậy thì không được” (Gc 3,9-10).

Các thánh và lời nói

Thánh Gioan Climacô so sánh người nói láo giống như chiếc đồng hồ:mặt đồng hồ thì chỉ một đàng, mà chuông đồng hồ thì đánh một nẻo.

Thánh Bênâđô nhận xét rằng khi tai, mắt, mũi thì Chúa cho để tự do, còn cái lưỡi thì Chúa để cho  ẩn mình hai lớp, sau lỗ miệng và sau hàm răng, để dạy chúng ta phải cẩn thận trong khi dùng lưỡi để nói vì phải mở hàm răng ra và mở miệng ra, mới dùng lưỡi mà nói được.

Thánh Humbéctô dạy chúng ta đừng đặt quả tim trên lưỡi của mình, nhưng hãy đặt lưỡi của mình trong quả tim. Ý ngài muốn dạy khi chúng ta nói, chúng ta phải nói những lời đầy yêu thương. 

Thánh Phêrô Đamianô dạy chúng ta phải suy nghĩ trước khi nói ra vì người ta không thể nào bắt lại lời nói đã thốt ra, giống như không thể nào bắt lại được hòn đá đã ném ra hoặc mũi tên đã bắn ra. 
+++
Ý thức được sự nguy hiểm của miệng lưỡi, tác giả Thánh vịnh đã thốt lên; “Xin canh giữ miệng con, lạy Chúa, và trông chừng lưỡi con.” (Tv 141,3).
      Hằng ngày, trong kinh Thú Nhận, Giáo Hội dạy chúng ta luôn nhớ ăn năn sám hối để xin Chúa tha những tội trong lời nói của mình.
      Lạy Chúa, xin Chúa cho chúng ta luôn nhớ và thi hành lời thánh Giacôbê dạy : Ai không lỗi trong lời nói, người đó là người trọn lành thánh thiện (x. Gc 3,2).
Amen!
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét