Trang

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Phương Pháp GiảiThích Thánh Kinh theo Khoa Học Xã Hội


Phương Pháp
GiảiThích Thánh Kinh
theo Khoa Học Xã Hội

Nghiên cứu Thánh Kinh theo phương pháp khoa học xã hội chú trọng đến hoàn cảnh xã hội trong lịch sử của các tác giả tiên khởi và cộng đồng của họ để biết về sự hiểu biết về xã hội học của bản văn Thánh Kinh. Các nhà Thần Học Giải Phóng ở Nam Mỹ đã dùng phương pháp này để biện minh cho các hoạt động xã hội và chính trị của họ.










Thế Giới nằm bên dưới Bản Văn
(Phạm vi Xã Hội)

GIẢI THÍCH THEO
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ GIẢI PHÓNG

Trình bày phương pháp:

Phạm vi xã hội của Thánh Kinh nói về cái thế giới nằm dưới bản văn để đôi khi ám chỉ hoàn cảnh xã hội của tác giả và của các độc giả, là những người đóng góp vào sự hình thành tác phẩm gốc và các giải thích các bản văn Thánh Kinh sau đó. 

Nghiên cứu Thánh Kinh theo phương pháp khoa học xã hội chú trọng đến hoàn cảnh xã hội trong lịch sử của các tác giả tiên khởi và cộng đồng của họ để biết về sự hiểu biết về xã hội học của bản văn Thánh Kinh.  Tiếp cận này coi ngôn ngữ như phản ảnh các thực thể xã hội. Các phương pháp và học thuyết xã hội, nhân chủng và đôi khi tâm lý được dùng như dụng cụ để "nhìn xuống dưới bản văn" hầu hiểu hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng đến tác giả và bản văn thế nào. Bản văn Thánh Kinh được đọc như một tiết lộ về các trào lưu, cơ chế, và xung đột xã hội, cũng như vai trò của xã hội thời ấy, cùng một thông điệp cho độc giả thời nay cùng với lịch sử xã hội riêng của họ.

Giải thích Thánh Kinh theo cách Giải Phóng nhấn mạnh nhiều đến hoàn cảnh xã hội của độc giả Thánh Kinh hiện đại trong khi nghiên cứu tình trạng xã hội của các thánh sử. Các nhà thần học Giải Phóng nhấn mạnh rằng độc giả đang bị vướng mắc vào một hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh này sẽ hình thành cách giải thích Thánh Kinh của họ. Các nhà thần học Giải Phóng đặc biệt lo ngại rằng những người chiếm địa vị uy quyền, giàu sang và thế giá trong xã hội sẽ không hiểu được cái thông điệp hùng hồn về giải phóng xã hội nằm trong các bản văn Thánh Kinh. Các nhà thần học này lấy  việc Thiên Chúa giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ làm then chốt cho cho việc giải thích Thánh Kinh. Thông điệp giải phóng trong cuộc Xuất Hành của dân Israel được tiếp tục qua những lời rao giảng của các ngôn sứ về công bằng và được hoàn tất trong Tin Mừng cho người nghèo của Chúa Giêsu. Để hiểu đúng thông điệp này của Tin Mừng, người ta phải đọc Tin Mừng "cùng với người nghèo" hay từ chỗ đứng của họ trong xã hội của họ, là chỗ đứng của những người cần sự giải phóng mà Thiên Chúa đã hứa. Như thế, việc giải thích Thánh Kinh phải đi đôi với việc phân tích hoàn cảnh xã hội hiện đại cách hoà hợp với thông điệp của Thánh Kinh về giải phóng xã hội cho những người bị áp bức trong xã hội hôm nay. 

Biện minh cho
phương pháp giải thích Thánh Kinh theo thuyết xã hội

Đạo Công Giáo xác nhận diện xã hội của công trình của Thiên Chúa trên thế gian. Hiến Chế về Hội Thánh (Lumen Gentium) công bố rõ ràng:

Thiên Chúa không thánh hóa con người và cứu chuộc họ chỉ như những cá nhân không có liên hệ hay dính líu gì với nhau. (Lumen Gentium 9)

Tài liệu Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh chú thích về phạm vi xã hội của việc giải thích Thánh Kinh như sau:

Để tự liên lạc, Lời của Thiên Chúa đã đâm rễ trong đời sống của các cộng đồng nhân loại.

Bằng việc nhấn mạnh đến phương diện xã hội của ơn cứu độ của Thiên Chúa, nhà chú giải Thánh Kinh Công Giáo sẵn sàng đón nhận việc nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường xã hội mà trong đó mặc khải đã xảy ra.

Giáo huấn xã hội của Công Giáo cũng dành chỗ cho những đóng góp của việc giải thích Thánh Kinh theo Giải Phóng, mặc dù một vài phương diện của khoa thần học này đã bị phê bình trong các giáo huấn của Hội Thánh. Giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo xác nhận "quyền ưu tiên của người nghèo" là trọng tâm của khoa thần học Giải Phóng. Ngay cả trong những tài liệu vạch ra một số sai lầm của khoa thần học Giải Phóng, Hội Thánh cũng xác quyết sự quan trọng và giá trị của việc đọc Thánh Kinh theo nhãn quan và cảm nghiệm của người nghèo, và sự cần thiết của việc giải phóng xã hội:

Một đóng góp rất tích cực, vì môn thần học này làm nổi bật những khía cạnh của Lời Thiên Chúa mà sự phong phú của Lời này chúng ta vẫn chưa hoàn toàn nắm được.  (Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Giáo huấn về Sự Tự Do và Giải Phóng của Kitô hữu, 70)

Cảm nghĩ này cũng được vọng lại trong Giải Thích Thánh Kinh trong Hội Thánh:

Thần học Giải Phóng bao gồm những yếu tố có giá trị chắc chắn: một ý thức sâu xa về sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng cứu độ; sự khẳng định về phương diện cộng đồng của Đức Tin; một ý thức cấp bách về sự cần thiết của việc giải phóng bắt nguồn từ công bình và bác ái; một cách đọc Thánh Kinh mới mẻ trong đó tìm cách làm cho Lời Thiên Chúa thành ánh sáng và của ăn cho Dân Thiên Chúa giữa các cuộc đấu tranh và các niềm hy vọng của họ.  

Giới hạn của
phương pháp giải thích Thánh Kinh theo xã hội

Phân tích xã hội của thế giới Thánh Kinh phải luôn được tiến hành với một ý thức rằng tiếp cận này có bản chất thử nghiệm. Chúng ta có một sự hiểu biết rất giới hạn về các môi trường xã hội của các bản văn Thánh Kinh và thường phải dùng các phương thức và lý thuyết được khai triển trong những môi trường xã hội khác.
Giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo cảnh cáo những điểm thần học Giải Phóng quá đáng sau:

•    Đơn giản hóa thông điệp giải phóng của Thánh Kinh thành một thông điệp chỉ nhằm đến việc giải phóng về kinh tế và chính trị, chứ không phải là một cuộc giải phóng toàn diện gồm cả canh tân đời sống thiêng liêng và phục sinh vào sự sống môn đời.

•    Đồng hóa Nước Thiên Chúa với những chương trình chính trị, cách mạng, hay không tưởng nào đó.

•    Áp dụng lý thuyết này vào những cuộc đấu trang giai cấp đến nỗi phủ nhận sự hợp nhất của Dân Thiên Chúa.

Phương Tiện

Một sách nhập môn về việc dùng Thánh Kinh trong Thần Học Giải Phóng là sách do Norman K. Gottwald xuất bản, The Bible and Liberation. Orbis, 1983.
Áp Dụng

•    Câu bạn đọc cho thấy gì về hoàn cảnh xã hội mà trong đó sách này được soạn thảo?
•    Câu này có ám chỉ gì về tình trạng kinh tế, chính trị và xã hội hiện đại không?








 Tất cả những gì viết trong Sách Thánh
đều do Thiên Chúa linh hứng,
 và có ích cho việc giảng dạy,
biện bác, sửa dạy,
giáo dục để trở nên công chính.
2 Tm 3,16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét