Trang

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Kỹ thuật viết bài: Tít xen




Kỹ thuật viết bài: Tít xen

Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Tập hợp kỹ thuật viết bài

Tít xen là những tít nhỏ nằm xen trong bài viết, giữa hai đoạn.

1. Chức năng của tít xen

* Tít xen cho phép người đọc nghỉ lấy hơi khi đọc bài viết, nó tạo không gian thông thoáng mắt.
* Giãn mắt.
* Tít xen là một lối vào bài viết
* Trợ giúp bài viết. Với một người độc đang mất dần hứng thú, tít xen có thể tạo ra hứng thú mới
* Giúp tổ chức bài viết.

2. Đặt tít xen ở đâu? khi nào?

Tít xen nhất thiết phải có khi bài viết vượt quá 1500 ký tự. KHông bao giờ đặt tít xen ở ngay đầu bài viết, dưới sapô, hoặc dưới tít phụ, cũng như ở ngay đầu một cột. Cứ sau khoảng một khổ báo, giữa hai đoạn có thể đặt một tít xen. Cần tránh làm cho bài viết về hình thức có hình bậc thang hay nằm ngang, bằng cách tránh dùng tít xen với các phỏng vấn dạng hỏi/trả lời, vì như thế sẽ khó đọc.

3. Viết tít xen thế nào?

Đơn giản, có nghĩa, trung thành với bài viết và ngắn gọn (chỉ một từ cũng được). Với mỗi cột, tít xen có thể chiếm từ một đến ba dòng.

Tìm tít xen trong một hay nhiều đoạn tiếp theo những từ liên quan, chứa thông tin. Đó có thể là một công thức, một hình ảnh hay câu nói. Cần phải tìm thấy trong bài viết những chữ dùng ở tít xen.

Có thể viết các tít xen của một bài viết dưới một dạng duy nhất, bằng cách hoà hợp chúng để tạo ra ấn tượng khi đọc.

Có thẻ vừa viết bài vừa viết tít xen. Tuy nhiên, phải chú ý kết quả cuối cùng sau khi dàn trang. Thường vào lúc này người ta mới viết tít xen. Tít xen phải gắn với đoạn tiếp theo chứ không phải đoạn trước đó.

Có hai lỗi cần tránh:

(1) Dùng lại từ có trong tít xen khác hay trong tít,
(2) Thay đổi chỗ của một tít xen đã viết. Có thể đẩy nó lên trên chứ không được đẩy xuống dưới, bởi nó phải gắn với đoạn tiếp theo

4. Biến thể của tít xen: Mở đầu

Chức năng của mở đầu gần với chức năng của sapô có tính gợi. Đây là một kiểu thư giãn mắt và là một lối vào bài viết. Mở đầu có thể gồm nhiều dòng, viết ở phông chữ khác và to hơn nhiều so với cỡ chữ của bài viết, đôi khi còn lớn hơn cỡ chữ của sapô. Thường đặt trong bài viết, phần không có minh hoạ, để làm giãn mắt giống như bằng một cửa sổ (philê). Dùng lại một câu có ý nghĩa, một công thức gây sốc, một trích dẫn trong bài và viết lại, thường là bằng cách giảm nhẹ đi.

Trần Trí Dũng

Sưu tầm
Fabienne Gerault-ESJ, dịch giả: Nguyễn Thị Vân Anh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét