Trang

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Cắm hoa cúc đơn giản nghệ thuật

Cắm hoa cúc đơn giản nghệ thuật

Hoa cúc vốn có vẻ đằm thắm, mặn mà, nếu khéo sắp xếp, bạn sẽ có được lọ hoa đôi rất tươi tắn và đầy ý nghĩa!
Mọi người thường bảo cắm hoa cúc trông “già lắm”, chỉ để thắp hương thôi, nói thế thật không đúng chút nào! Vẻ đằm thắm, mặn mà của hoa cúc khi biểu đạt tình cảm sẽ thêm phần sâu sắc và không kém lãng mạn so với những loại hoa khác. Đôi hoa vàng cắm sát nhau và sát cuống vào bình hoa dạng khay trông như đang cùng trôi trên một chiếc thuyền riêng tư. 3 ngọn lá thông xanh làm nền phía sau thêm nổi bật sắc hoa tươi tắn và chia ra 3 hướng tạo không gian rộng mở. Sự hài hòa giữa dạng lá kim với những cánh hoa nhỏ xòe ra tương phản với cành khô vươn lên phía trên. Tất cả mang đến cho bạn một ấn tượng rõ nét và sự rạng rỡ và đằm thắm của hoa cúc:
Bạn cũng đừng quá cầu kỳ khi trút hết những ý nghĩa lớn lao, sâu sắc vào một bình hoa, bởi tùy theo không gian, tùy theo thời gian, tùy theo rung cảm hiện tại của bạn mà bình hoa sẽ có một ý nghĩa nào đó, cũng đừng mặc định hoa cúc là trường tồn, là rạng rỡ, là mùa thu, là “già dặn”,… Những ai yêu thích văn hóa Nhật và nghệ thuật Ikebana, hẳn họ cảm thấy có gì đó rất “Nhật” trong bình hoa này, mường tượng như đóa hoa đôi trên mái tóc thiếu nữ với những trâm cài truyền thống. Nhưng nếu bạn gần gũi với phong cảnh làng quê Việt Nam, hẳn bạn lại cảm tới những dóng tre mộc mạc, chân quê, những khóm cây xanh hồn hậu bên lề đường làng, những chuỗi hạt quả dại nghiêng mình và lấp ló những bông hoa của tự nhiên hướng về phía ánh sáng:
Thử một lần bỏ qua cách cắm hoa cúc quen thuộc: một bó lớn cắm đều trong một chiếc lọ cơ bản. Hãy chọn một chiếc lọ kiểu cách, chỉ với 2 bông cúc tỉa bớt lá, chỉ 1 lá loang màu xanh vàng dạng lá trầu và chút cành nhánh uốn cong, bạn sẽ thấy được sự khác biệt giữa “già dặn” và “tươi trẻ”, giữa quen thuộc và mới lạ, giữa đóng khung ý nghĩa với sự phóng khoáng tự do của cảm xúc:
.
Nếu vẫn muốn giữ lại vẻ trang trọng mà bạn thường cần khi cắm hoa , bạn hãy cắm hai bông cúc lớn trên một chiếc khay xứ ô van màu đen. Hãy chọn lá màu xanh nâu nhưng có thể cắm nhiều lá hơn tạo vẻ tự nhiên, giống như chúng vẫn đang mọc ngoài mặt đất vậy. Hai nhánh lá maples vàng uốn cong tạo dáng vươn lên cao và vài nhánh quả nhỏ màu xanh vàng và đỏ, tạo thêm màu sắc mùa thu và rất hợp với những ngày cuối năm phải không nào, rất nhẹ nhàng và đáng yêu:
Cuc vang
Hoa cúc gắn liền với mùa thu. Những đoá cúc vàng nói lên sự cao thượng và lòng yêu mến chân thành. Tặng hoa cúc cho người bậc trên là nghĩa cử của lòng biết ơn và hiếu thảo. Màu vàng trang nhã của hoa cúc tượng trưng cho tuổi xế chiều, là tuổi chững chạc, đầy kinh nghiệm về những truân chuyên của cuộc sống. Sắc màu hoa cúc không ồn ào mạnh mẽ, nhưng thâm trầm sâu lắng. Đoá hoa cúc mời gọi chúng ta hãy sống đời nội tâm, hãy nhìn ngắm và suy tư trước những biến cố xảy đến trong cuộc đời.(Gm.VVT)
Và vẫn là vẻ đằm thắm, sâu sắc, tươi tắn, nhưng nếu bạn chọn màu cúc xanh, trông bình hoa sẽ sang trọng và hiện đại hơn rất nhiều. Cành lá nhỏ và mềm tiện cho bạn uốn các đường cong tự nhiên, một nhánh cây khô tróc vỏ sắp đặt đan cài giữa hoa và lá trên một chiếc bình kiểu cách lệch dáng, hai bông cúc cũng vươn dài như muốn phá vỡ cái trật tự cân đối của cành lá với bình. Vươn lên một chỗ thoáng đãng và khoe sắc, trông hoa cúc xanh thật đáng yêu!
Có vẻ như hoa cúc hợp với bình màu tối, nền cảnh thoáng đãng và nhạt màu, không gian tĩnh lặng và ánh sáng dịu dàng, bởi vì bản thân hoa đã rực rỡ và tươi tắn lắm rồi. Bạn hãy thử một lần cắm hoa đôi với loài cúc đằm thắm này.
Ðào Viên Thi Các Sưu tầm
hoa cúc đơn giản nghệ thuật 2013 (1)

Nghệ thuật Ikebana và những điều bí ẩn

Người Nhật không chỉ trồng ra nhiều loại hoa đẹp mà họ có truyền thống cắm hoa nghệ thuật rất phát triển. Cũng như trà đạo hay các văn hóa truyền thống khác, nghệ thuật cắm hoa truyền thống của Nhật bản (Ikebana) có tính nghệ thuật rất cao và tinh túy.
Người Nhật Bản nổi tiếng về nghệ thuật cắm hoa trên thế giới. Trong khi tại nhiều quốc gia khác, mọi người ưa thích hình thể và màu sắc của các bông hoa thì đặc điểm của nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản là sự chú trọng vào đường nét.
Một cành hoa tuy tầm thường nhưng phải được xếp đặt thế nào để tạo nên một đườg chảy xuôi phối hợp với tính tự nhiên, như vậy đòi hỏi sự hiểu biết của người cắm hoa về cách mọc tự nhiên của vật liệu hoa lá, cũng như tấm lòng yêu thiên nhiên của người đó trong mọi giai đoạn tăng trưởng của hoa lá cành.
Hoa Cuc va Nghe thuat Ikebana (89)
Ikebana là một từ ghép giữa Ikeru: sắp xếp, làm sống lại và hana: hoa; nghĩa là tạo cho những bông hoa sự sống.
Không chỉ là cắm những bông hoa vào lọ, Ikebana là một bộ môn nghệ thuật đầy quy tắc mà theo người Nhật có thể gắn kết con người và thiên nhiên.
cắm hoa cúc đơn giản nghệ thuật

1. Ý nghĩa và nội dung của Nghệ thuật Ikebana

Ikebana ra đời vào 14 thế kỷ trước, được nghĩ ra để tượng trưng cho một số quan niệm triết học của Phật Giáo tại Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian trôi dần qua, năng khiếu riêng của người Nhật đã làm cho nghệ thuật cắm hoa mất dần đi ý nghĩa tôn giáo ban đầu, và rồi đặc tính về thiên nhiên trong cách cắm hoa được nhấn mạnh.
Trong cách cắm hoa, cần tới sự hiểu biết về dòng thời gian và người nào có con mắt phân biệt có thể dễ nhận ra được điều này. Việc cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng. Thí dụ:
Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô.
Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo.
Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới.
Hoa Cuc va Nghe thuat Ikebana (132)
Sự cân nhắc về vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày:
Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực.
Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy.
Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt.
Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng nghỉ.
Phương pháp cắm hoa phải mang tính cách tượng trưng, mô tả, nhưng một số hình thể của hoa lá lại phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Vào các ngày quốc lễ, lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và vào các dịp lễ hội, các nghi lễ gia đình có thể bị coi là thiếu đầy đủ nếu không theo cách cắm hoa thích hợp và không trưng bày thứ hoa thích hợp. Hoa cúc trắng là hoa của ngày Tết đầu năm, trong khi vào ngày Tết Búp Bê (mồng 3 tháng 3), người Nhật thường dùng tới hoa đào, và hoa diên vĩ (iris) là thứ hoa của ngày Tết Con Trai (mồng 5 tháng 5).
oct-7th-2011

2. Ikebana với đời sống và thiên nhiên

Người ngoại quốc thường dùng các loại hoa với nhiều màu sắc, nhiều hình dạng vào việc trang trí, nhưng trong cách trang hoàng, người Nhật Bản còn dùng các lá cây, cành cây… Như vậy vật liệu dùng trong nghệ thuật cắm hoa không phải chỉ giới hạn vào màu sắc của bông hoa mà còn có vẻ đẹp nằm trong hình thể của lá và hoa, và trong sự tăng trưởng của hoa lá nơi thiên nhiên.
Hoa Cuc va Nghe thuat Ikebana (44)
Hoa được ưa thích nhất là thứ đang mọc tự nhiên trong vườn hay nơi miền quê, vào lúc cắm hoa. Hoa lại được phối hợp với đám lá tự nhiên của thứ hoa đó, điểm thêm vào là một vài bụi cây con hay bụi hoa nhỏ mọc tự nhiên ở dưới nền.
Người Nhật Bản ít khi dùng loại lá hay loại hoa đã nở hết tầm cỡ, bởi vì các hoa lá được cắm vào lúc nở rộ nhất sẽ mau héo tàn, rủ xuống, diễn tả sự suy tàn hay chấm dứt. Các cành cây có lá lớn hay các bụi cây nhiều lá cũng không được dùng đến, mà nụ lá, nụ hoa được ưa thích hơn. Lý do của điều này là vì trong khi ở trạng thái nụ, vẻ đẹp của cành hoa không bị che khuất và trong khi dùng các nụ, người ngắm hoa có được niềm vui là ngắm nhìn chúng nở ra từ từ, chậm chạp… Như vậy Nghệ Thuật Cắm Hoa phải mang theo ý nghĩa phát triển liên tục trong đời sống và phải diễn tả sinh lực của cuộc sống.
Hoa Cuc va Nghe thuat Ikebana (216)
Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản đặt căn bản trên màu sắc, đường nét, sự nhịp nhàng hài hòa để cố gắng diễn tả cách tăng trưởng của hoa. Trong khi người Tây phương luôn luôn nhấn mạnh vào các màu sắc và số lượng của vật liệu, hướng sự chú tâm vào vẻ đẹp của các bông hoa thì người Nhật Bản lại đặt nặng về các đường nét của cách xếp đặt, lối bố cục, và họ đã phát triển nghệ thuật cắm hoa bao gồm cả cành, cuống, lá cũng như hoa

3. Triết Lý tiềm ẩn trong nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản

Nói một cách tổng quát, cách cắm hoa Nhật Bản gồm ba nhóm hoa hay cành lá xếp đặt theo hình tam giác. Nhóm chính ở giữa, thẳng đứng, nhóm thứ hai nghiêng về một bên so với nhóm chính và nhóm thứ ba ngược lại, nghiêng về phía đối so với nhóm thứ hai. Thêm vào đó, ba đường nét chính trong bình hoa hay lẵng hoa là thứ tượng trưng cho Trời – Đất – Người (Thiên, Địa, Nhân). Chính trong cấu trúc này mà cách cắm hoa được tạo nên.
Hoa Cuc va Nghe thuat Ikebana (250)
Đường nét quan trọng nhất là cành hoa tượng trưng cho “Trời” (shin). Đây là đường trung tâm của toàn thể bình hoa, lẵng hoa, vì thế người ta đã chọn cành hoa nào mạnh nhất làm công việc này. Tiếp theo cành chính là cành thứ (soe), đại diện cho con người (Nhân). Cành này phải được xếp đặt thế nào để diễn tả rõ đường hướng phát triển, bung ra từ đường trung tâm.
Chiều cao của cành thứ bằng 2/3 chiều cao của cành chính, lại có phần hơi nghiêng về cành chính.
Hoa Cuc va Nghe thuat Ikebana (171)
Cành thứ ba (hikae) tượng trưng cho “Đất” (Địa), là phần ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hay hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia. Tất cả ba phần lại được cột chặt vào một bộ phận giữ và lại phải diễn tả cho thấy sự xuất phát từ một nguồn cội. Sau đó, các bông hoa khác được thêm vào mỗi phần nhưng cách bố cục khéo léo của ba phần chính kể trên được coi là quan trọng nhất.
Hoa Cuc va Nghe thuat Ikebana (173)
Trong khi cắm hoa, người ta đặt chiếc khay đựng tất cả các hoa, lá, cành… về phía bên phải và bình hoa hay đĩa cắm hoa cách 60 phân trước mặt người cắm hoa. Nếu đặt đĩa cắm hoa gần hơn thì dễ cắm hơn, nhưng để có thể dễ nhận ra cách bố cục thì nên đặt bình hoa xa hơn một chút. Bình hoa cũng nên được đặt hơi cao hơn là hơi thấp, bởi vì nếu đặt thấp, người ta sẽ quen với cách nhìn xuống và ảnh hưởng mang lại sẽ khác khi bình hoa sau này lại được bày trên cao.
N.H (tổng hợp)
Hoa Cuc va Nghe thuat Ikebana (141)
The Pink Chrysanthemum was hiding inside White Chrysanthemums ….. (by Amy RM Stahl / Sogetsu School )

Tinh tế nghệ thuật cắm hoa Ikebana

Nhật Bản không chỉ nổi tiếng vì những cảnh đẹp mà còn bởi những nét văn hóa tinh tế.
Ikebana là một từ ghép giữa Ikeru: sắp xếp, làm sống lại và hana: hoa; nghĩa là tạo cho những bông hoa sự sống.
Không chỉ là cắm những bông hoa vào lọ, Ikebana là một bộ môn nghệ thuật đầy quy tắc mà theo người Nhật có thể gắn kết con người và thiên nhiên.
-Đặc biệt, không giống như phong cách cắm hoa Châu Âu với những bông hoa đua nở nhiều màu sắc, nghệ thuật Ikebana nhấn mạnh vào nhiều phần khác nhau của cây cỏ như lá cây, thân cây và đặc biệt chú trọng về hình khối, đường nét của tác phẩm.
ikeban23
Người cắm hoa Ikebana gửi gắm vào những tác phẩm của mình nhiều ý tưởng thông qua những mảng màu sắc, những đường nét tinh tế.
Vì vậy, Ikebana theo thiên hướng tối giản, thể hiện ít mà ý tưởng nhiều.
Những tác phẩm hoa Ikebana thường bao gồm 3 yếu tố chính, tượng trưng cho thiên đường, mặt đất và con người, hoặc mặt trời, mặt trăng và trái đất.
Chính lọ đựng hoa cũng góp phần vào thể hiện ý tưởng của tác phẩm. Ở thời hồng hoang, Ikebana khá đơn giản, chỉ bao gồm vài thân cây và nhánh xanh, loại này được gọi là Kuge.
Đến khoảng cuối thế kỷ 15, Ikebana phát triển hơn.
-Dạng Rikka ra đời với những bông hoa được cắm thẳng đứng, thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, nó bao gồm những nhánh cây nhỏ biểu trưng cho những ngọn đồi, thác nước, thung lũng và những viên ngọc khác của thiên nhiên.
ikeban24
Phong cách cắm hoa cho phòng trà được gọi là Chabana, vừa tinh tế nhưng lại cũng rất thôn dã.
Jiyuka là dạng sáng tạo tự do. Người cắm hoa có thể sử dụng bất cứ nguyên vật liệu nào.
Ngày nay, cùng với dòng chảy thời gian và xã hội hiện đại, Ikebana đã phát triển thành nhiều dạng hơn nữa. Mỗi loại đều vô cùng cầu kỳ, đòi hỏi người học từ 3 – 5 năm.
- Ikebana được giảng dạy trên các chương trình truyền hình và được dạy tại trường học.
Có thể nói Ikebana thể hiện rõ nhất cái tinh túy trong tính cách người Nhật: sự trầm tĩnh, nét quyến rũ tiềm ẩn, sự tỉ mỉ và niềm yêu mến giao hòa với thiên nhiên.
hannahlinhflowers-2013-b
Phong Cách Rikka
-Rikka là phong cách cắm hoa ra đời sớm nhất và vẫn được phổ biến cho đến ngày nay. Rikka có nghĩa là cắm hoa thẳng đứng, yêu cầu của kiểu cắm hoa này là bình dùng để cắm hoa phải cao và to, hoa cắm trong bình ở tư thế thẳng. Rikka thể hiện vẻ đẹp của tự nhiên. Một bình hoa Rikka luôn có 7 cành thể hiện cho đồi núi, thác nước, thung lũng và những sự vật khác trong tự nhiên.
Phong Cách Shoka
-Shoka là phong cách cắm hoa thông dụng nhất trong Ikebana. Nó có nghĩa là hoa sống. Xét về hình thức thì kiểu cắm hoa Shoka khá đơn giản nhưng để lột tả hết ý nghĩa của nó thì không phải ai cũng làm được. Một bình hoa shoka đạt yêu cầu là sự hội tụ đủ 3 thành phần: Ten, Chi và Jin nghĩa là Trời, Đất và Con người.
Khi cắm, chiều cao và độ dài của các cành hoa phải thể hiện rõ vị trí của 3 yếu tố trên. Người ta dùng chiều cao của bình hoa làm chuẩn, nhành hoa cao nhất trong bình đại diện cho Thiên, chiều cao của nó bằng 3 lần chiều cao của bình hoa. Nhành hoa thứ 2 đại diện cho Nhân, cao chỉ bằng 2/3 nhành hoa Thiên và cành Địa thấp nhất, chỉ bằng 1/3. Một bình hoa được cắm theo đúng phong cách Shoka phải đáp ứng các quy tắc cân bằng nêu trên.
-Shoka là phong cách cắm hoa được đơn giản hóa từ phong cách cắm theo kiểu thẳng đứng Rikka để phù hợp với nhiều tầng lớp dân chúng.
-Shoka thể hiện vẻ đẹp giản dị của tự nhiên bằng việc sử dụng ít cành lá nhưng thể hiện sự vươn lên hướng về mặt trời. Shoka theo thuyết Thiên – Địa – Nhân, trong đó có 3 cành chính với tên gọi là Shin – Soe – Tai, tượng trưng cho sự hòa hợp của Trời, Đất và Con người. Người Nhật thường dùng phong cách cắm hoa Shoka để trang trí nhà cửa trong những ngày đầu Năm Mới.
Phong cách Shoka nhấn mạnh đến sức sống, nguồn năng lượng đang phát triển.
Những bình hoa được cắm theo phong cách Shoka thường được người Nhật bày trí ở hốc tường Tokonoma, nơi trang nghiêm nhất trong căn phòng.
Phong Cách Jiyuka
Một phong cách cắm hoa tự do được phát triển từ những chuyển hướng nghệ thuật trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Jiyuka không bị ràng buộc bởi bất cứ quy tắc truyền thống nào và người thực hiện có thể sử dụng bất kỳ vật liệu nào để tự do sáng tạo theo cá tính của mình. Vì là một phong cách cắm hoa mới phù hợp với thời đại công nghiệp và đô thị hóa nên Jiyuka được người Nhật chào đón nồng nhiệt vào những năm 1920.
Với tình yêu và sự nâng niu lớn lao dành cho thiên nhiên của người Nhật, nghệ thuật cắm hoa Ikebana đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản và rất được nhiều người quan tâm. Các trường dạy nghệ thuật cắm hoa Ikebana đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới, mang đến cho mọi người nét đẹp của tự nhiên.
Camlysg
tham khảo ikebanaby

1 nhận xét: