Trang

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

LINH MỤC CÓ ĐƯỢC PHÉP DẠY “GIÁO LÝ” VÀ CỬ HÀNH CÁC BÍ TÍCH THEO Ý RIÊNG MÌNH KHÔNG ?

-          LINH MỤC CÓ ĐƯỢC PHÉP DẠY “GIÁO LÝ” VÀ CỬ HÀNH CÁC BÍ TÍCH THEO Ý RIÊNG MÌNH KHÔNG ? 
-          30 TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM NAY TRÙNG LỄ TRO ?

LINH MỤC CÓ ĐƯỢC PHÉP DẠY “GIÁO LÝ” VÀ CỬ HÀNH CÁC BÍ TÍCH THEO Ý RIÊNG MÌNH KHÔNG ?

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.


Hỏi : xin cha giải thích vài thắc mắc  sau đây liên can đến việc dạy dỗ và cử hành bí tích của linh mục:

1. Có linh mục kia, khi dâng lễ ở tư gia, đã mời mọi người có mặt tham dự lên rước Mình Thánh Chúa, vì cho rằng Chúa đã tha hết mọi tội cho con người rồi nên không cần phải xưng tội trước khi rước Mình Thánh Chúa !

2. Có linh mục khác đã vào nhà thương và chứng hôn cho đôi vợ chồng đang “rối” về hôn phối, theo lời  yêu cầu của bà mẹ đang nằm nhà thương nhân lúc linh mục đến thăm bà này.Như vậy hôn phối kia có thành sự hay không ?

Trả lời :

1. Tôi thực ngạc nhiên về những câu hỏi trên đây. Trước hết là việc linh mục mời mọi người lên rước Mình Thánh Chúa trong Thánh lễ dù là ở tư gia hay ở nhà thờ là điều không đúng và không nên làm vì những lý do sau đây:

Đành rằng Thánh lễ, về một phương diện,  là Bữa ăn cuối cùng  mà Chúa Giêsu đã  cùng ăn uống với Nhóm Mười Hai Tông Đồ buổi tối trước khi Người bị trao nộp cho những kẻ đến bắt bớ vì Giuda phản bội, bán Chúa cho nhóm thượng tế và luật sĩ Do Thái.Vì thế, khi tham dự Thánh Lễ, mọi người cũng được mời ăn tiệc thánh là rước Mình Máu Chúa Kitô hiện diện thực sự dưới hai hình bánh và rượu nho.

Tuy nhiên, việc rước Mình Máu Chúa Kitô trong Thánh Lễ Tạ Ơn ( Eucharist)

Không phải là điều bó buộc cho mọi người tham dự Thánh Lễ, mà chỉ là lời  mời gọi cho những ai cảm thấy mình xứng hợp –hay không có gì ngăn trở-để rước Mình Máu Thánh Chúa mà thôi. Phải nói là không  có gì ngăn trở, nghĩa là không đang có tội trọng, ( mortal sin), vì nếu ai có tội trọng thì không được làm lễ ( linh mục) và rước Mình Thánh Chúa ( giáo dân) (x. SGLGHCG số 1415 , giáo luật số 916).Như vậy, nếu có tội trọng, thì phải đi xưng tội để làm hòa với Chúa trước khi rước Mình Thánh Chúa trong Thánh Lễ.

Lại nữa, những trẻ em chưa rước lễ lần đầu, cũng không được rước lễ khi tham dự Thánh lễ cùng  với cha mẹ,vì chưa được dạy giáo lý cần thiết về Phép Thánh Thể. Điều này cũng áp dụng cho những người thuộc  các tôn giáo khác, vì xã giao đến tham dự lễ  với người Công giáo.Không thể mời họ lên rước Mình Thánh Chúa được, vì họ không cùng hiệp thông với Giáo hội Công Giáo và không hiểu biết gì về bí tích Thánh Thể.

Sau hết, những người đang bị ngăn trở về hôn phối, đã li dị ngoài tòa  án dân sự nhưng chưa được Tòa án hôn phối của Giáo phận tháo gỡ hôn phối cũ mà lại sống chung với người khác như vợ chồng, thì cũng tạm thời không được lãnh nhận các bí tích hòa giải và Thánh Thể,  cho đến khi tình trạng hôn phối của họ được giải quyết thỏa đáng theo giáo luật. Nghĩa là họ phải được tháo gỡ hôn phối cũ ( annulled), nếu đủ điều kiện, rồi mới được  tái kết hôn và lãnh nhận các bí tích hòa giải và Thánh Thể.

Như vậy, mời tất cả mọi người tham dự Thánh lễ ở tư gia hay ở nhà thờ lên rước Mình Thánh Chúa là sai hoàn toàn ,  vì biết đâu trong số những người tham dự Lễ có người đang mắc tội trọng, có người ngoài Công giáo hay đang bị ngăn trở về phép hôn phối. Không thể nói Chúa đã tha hết mọi tội cho con người rồi nên mọi người được rước MÌnh Thánh Chúa,  bất kể họ đang ở tình trạng nào.Thiên  Chúa tha tội cho con người nhờ công  nghiệp  cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô, nhưng con người vẫn có thể lại  phạm tội nặng hay nhẹ nhiều lần nữa sau khi được rửa tội,  vì bản tính yếu đuối , vì ma quỉ cảm dỗ, vì gương xấu của thế gian và nhất là vì con người còn có tự do để tránh phạm tội hay cứ phạm vì  ỷ lại vào tình thương tha thứ của Chúa. Ai không cố gắng chừa tội mà cứ ỷ lại vào lòng thương xót tha thứ của Chúa, thì hãy nghe lời cảnh cáo nghiêm khắc sâu đây của Chúa Kitô:
   Ta biết các việc ngươi làm : ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi. Nhưng vì ngươi hâm hâm, chẳng nóng, chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa người ra khỏi miệng Ta. ( Kh 3:15-16)

Tóm lạị việc rước Mình Máu Chúa Kitô trong Thánh Lễ là hoàn toàn tùy thuộc ý muốn  của người tham dự Lễ. Không có luật nào buộc mọi người tham dự Lễ phải rước Mình Thánh, mà chỉ có lời mời cho những ai cảm thấy mình xưng đáng hay không có gì ngăn trở  để rước Mình Thánh Chúa mà thôi. Lại nữa ,về phần linh mục, nếu biết rõ ai không phải là công giáo, ai đang có ngăn trở về hôn phối  mà lên rước Lễ,  thì có quyền từ chối trao  Mình  Thánh Chúa cho những người ấy.Nếu họ thắc mắc,  thì sau đó giải thích lý do cho họ.

2. Về câu hỏi thứ hai, xin được trả lời như sau :

Trước hết, muốn chứng hôn cho ai, linh mục phải biết rõ đôi hôn phối đó có hội đủ điều kiện để kết hôn trong Giáo Hội hay không. Thứ đến linh mục có thẩm quyền để chứng hôn nữa hay không. Nghĩa là đôi hôn phối đó có thuộc quyền coi sóc mục vụ của mình hay không, vì không ai được chứng hôn cho những người vô gia cư, hay  không thuộc quyền coi sóc mục vụ của mình. ( giáo luật số 1071 & 1). Nếu không thuộc quyền coi sóc mục vụ của mình thì, muốn chứng hôn thành sự ( validly) linh mục  chứng hôn phải có sự ủy quyền về năng quyền chứng hôn của cha xứ coi sóc cặp hôn phối đó. ( x Giáo luật số 1111& 2).Ngoài ra, hai người kết hôn phải có hai người làm chứng ( witness) trước mặt đại diện của giáo quyền.

Sau hết, nhà thương hay tư gia không phải là nơi cho phép cử hành hôn lễ

Nghĩa là hôn lễ phải được cử hành ở nhà thờ hay nhà nguyện công do một linh mục hay phó tế chủ sự với sự có mặt chứng hôn của hai người làm chứng. ( giáo luật số  1116&2)

Như vậy, căn cứ theo câu hỏi trên đây, thì  linh mục kia đã sai trái hoàn toàn khi chứng hôn cho một một đôi hôn phối ở nhà thương, thể theo lời yêu cầu của bà mẹ đang nằm điều trị ở đây mà không biết đôi hôn phối đó đang bị ngăn trở kết hôn vì lý do gì. Sai trái  này khiến cho việc chứng hôn không thành  sự và bất hợp pháp ( invalidly  and llicitly ) vì đôi hôn phối không thuộc quyền coi sóc mục vụ của mình, hoặc không được thẩm quyền nào cho phép năng quyền ( faculty) để chứng hôn mà dám chứng hôn chỉ vì  nể lời bà mẹ của một trong hai người nam hay nữ yêu cầu. Lại nữa, thiếu hai người  làm chứng thì  hôn phối cũng không thể thành sự được, cho dù  thừa tác viên của bí tích là hai người phối ngẫu tự do ưng thuân lấy nhau trước mặt đại diện của giáo quyền và hai người làm chứng.

Tôi không hiểu vị linh mục nào kia  học về bí tích và giáo luật ở đâu mà dám liều lĩnh chứng hôn bừa bãi như vậy. Và chắc chắn việc chứng hôn này là vô hiệu quả và bất hợp pháp vì những lý do nêu trên.

Vậy ai biết việc này,  thì xin nói cho bà mẹ  và đôi hôn phối kia biết về việc kết hôn không thành sự của con bà  vì lỗi của linh mục kia.

Ước mong những giải đáp trên thỏa mãn các câu hỏi nêu ra.




30 TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM NAY TRÙNG LỄ TRO ?

Lm Fx Nguyễn hùng Oánh

Lễ Tro năm nay (2015)  là ngày  18-2-2015 củng là ngày 30 tháng chạp năm  Giáp Ngọ, ngày Lễ Tro ăn chay kiêng thịt .

Theo truyền thống ăn Tết Nguyên đán gọi ngày đó là ba mươi Tết , tức là ngày ăn Tết rồi . Chiều ngày hôm đó , người ta đã ăn uống vui mừng ‘tống cựu nghênh tân . Tại các tư sở , họ ăn uống , đãi nhau kết thúc năm lao đông. Taị tư gia, nấu bánh chưng , ăn uống vui vẻ . Hàng xóm quen thân, mở tiệc khoản đãi nhau vui vẻ .

Người Công giáo Việt Nam  năm nay ba mươi Tết phải ăn chay kiêng thịt . Ở nhà thì giữ được, nhưng ỏ công sở nhất là tư sở người ta tổ ăn uống với nhau..

 Hội Đồng Giam Mục Việt Nam đã xin  Tòa Thánh  cho dời "các giờ kinh Phụng vụ, Thánh lễ, Nghi thức xức tro, kiêng thịt và ăn chay vào sau ba ngày Tết Nguyên dán ( theo văn thư số  2407/ 981 của  Thánh Bộ về Phụng tự và kỷ luật Bí tích gửi Đức Hồng Y  Phạm Đình Tụng ngày  26-12-1998 ).

 Như hình văn thư xin phép chỉ xin dời toàn bộ Lễ Tro khi trùng vào một trong ba ngày Tết (mồng một hoặc mồng hai hoặc mồng ba)  và như vậy chưa thỏa mãn  các ngày mừng Tết Nguyên đán của phong tục ta .

Bây giờ chỉ có trông cậy vào quyết định riêng của Hội dồng Giám mục Việt Nam hoặc của Đức Giám mục địa phận .

Riêng các linh mục chánh xứ , Giáó luật điều  1245  nói về quyền miễn chuần của Ngài :”  Firmo iure Episcoporum  dioecesanorum de quo in can 87 , parochus , iusta  de causa  et secundum  Episcopi  dioecesani , singulis  in casibus  concedere  potest dispensationem  ab  obligatione servandi diem festum vel diem paenitentiae  …. ( miễn là giữ nguyên quyền của Đức Giám mục giáo phận ( Đức Cha chính địa phận )  được nói  đến ở điều 87 , cha sở ( cha chính xứ)  khi có lý do chính đáng  và theo quy định của Đức Giám mục địa phận , cò thể miễn chuẩn trong từng trường hợp không phải dự Thánh lễ hay ngày sám hối (ăn chay kiêng thịt)

Áp dụng luật nầy vào ba mươi Tết năm nay,  khi có khách tới (dù là người có đạo ), chủ nhà phải  chay tới nhà xứ, xin Cha sở  miễn cho ăn chay kiêng thit .Có khách mới tới Cha sở là một chuyện “phiền”  trong ngày Tết. Cha sở cho phép trước trong nhà thờ thì hơn !  Dĩ nhiên,  nếu Đức Giám mục địa phận  ra luật phải ăn chay kiêng thị  trong ngày đó, Cha sở không có quyển miễn chuẩn .



2. Về ngày THỨ TƯ LỄ TRO, ngày 18/02/2015: Theo Thông Báo của Hội đồng Giám Mục Việt Nam đề ngày 10.12.2007 thì ngày THỨ TƯ LỄ TRO luôn kèm theo VIỆC ĂN CHAY KIÊNG THỊT, năm nay vì trúng vào ngày Ba Mươi Tết Âm Lịch, nên sẽ được thực hiện như sau:

a. Thứ Tư Lễ Tro, ngày 18/02/2015 (ngày Ba Mươi Tết): Cử hành Lễ Tro với nghi thức xức tro, đọc các Giờ Kinh Phụng Vụ Lễ Tro.
b. Việc Ăn chay Kiêng thịt của ngày Thứ Tư Lễ Tro năm nay sẽ thực hiện vào ngày Thứ Sáu Tuần I Mùa Chay, ngày 27/02/2015, tức là ngày mồng 9 Tết Ất Mùi.

Chúng con chân thành cảm ơn và thân ái kính chào Quý Cha và ông bà anh chị em./.

Ban Mê Thuột, ngày 20 tháng 01 năm 2015
Lm. Steph. Nguyễn Văn Đậu


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét