Trang

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Tông Huấn Marialis CulTus Của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI


Công bố Tông huấn và giới thiệu Tông huấn

Ngày 22.03.1974, ÐTC Phaolô VI cho công bố Tông Huấn "Marialis Cultus" (về việc tôn kính Ðức Maria trong Giáo Hội). Văn kiện này đã gây ngạc nhiên nhiều người. Lý do ban hành Tông Huấn: Ngày 20.04.1970, tại Ðền Thánh Ðức Mẹ ở Bonaris, đảo Sardegna (thuộc nước Ý) ÐTC can đảm tố cáo cơn khủng hoảng về lòng sùng kính Ðức Maria, gây nên bởi những giải thích sai lầm về Công Ðồng Vatican II và bởi việc trần tục hóa tư tưởng của rất nhiều tín hữu Kitô.
 
Trong dịp này, đi ngược dòng tư tưởng, ÐTC Phaolô VI tuyên bố: "Nếu chúng ta muốn là tín hữu Kitô đích thực, chúng ta phải là những người của Ðức Maria, nghĩa là phải công nhận mối quan hệ thiết yếu, sống còn, do Chúa Quan Phòng an bài... nối kết Ðức Maria với Chúa Giêsu và mối quan hệ này mở đường cho chúng ta đi đến với Chúa Giêsu".
 
Nội dung nòng cốt của Tông Huấn Marialis Cultus nằm trong những lời tuyên bố trên của ÐTC. Tông huấn được loan báo ngày 2.02.1974 (Lễ Ðức Mẹ Dâng Chúa vào Ðền Thánh) và được ban hành ngày 22.03.1974 sau đó. Thực ra, trong Tông Huấn, Ðức Phaolo VI gợi lại bốn chú ý để khám phá ra ý nghĩa, vẻ xinh đẹp và tính cách vững chắc của lòng sùng kính đối với Ðức Maria. Bốn chú ý này là: Chú ý Kinh Thánh, nền tảng cho việc sùng kính nghiêm chỉnh - chú ý phụng vụ, nghĩa là lời cầu nguyện chính thức của Giáo Hội - chú ý đại kết, nghĩa là sự lo lắng nói lên giáo lý truyền thống và bất di dịch, bằng việc quan tâm đến sự nhậy cảm của các giáo hội Kitô khác và sau cùng, chú ý về nhân loại học; sự chú ý này làm cho chúng ta đặt đúng chỗ hình ảnh của Ðức Maria trong tình hình văn hóa ngày nay.
 
Nói tóm lại: Sứ Ðiệp của Marialis Cultus là lời mời gọi sau đây: Chúng ta hãy yêu mến Ðức Maria, hãy yêu mến Người qua con đường Thánh Kinh và Ðức Maria không bao giờ sẽ là một cản trở trên con đường tiến về Chúa Giêsu, Ðức Maria sẽ là một cánh tay người mẹ dịu hiền dẫn đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu. Sứ điệp này của Marialis Cultus cũng là sứ điệp của tất cả giáo huấn của Ðức Gioan Phaolô II. Ðức Phaolô VI và Gioan Phaolô II thực sự đã đem chúng ta trở lại trong cánh tay của Mẹ Maria, bằng việc giáo dục chúng ta biết lắng nghe với nhiều chú ý giáo lý của Tin Mừng.

******************


 
Tông Huấn MARIALIS CULTUS của Đức Thánh Cha Phaolô VI

Chiều Hướng Đúng Đắn và Vấn Đề Phát Triển của Việc Sùng Kính Đức Trinh Nữ Maria

Cùng Tất Cả Chư Vị Giám Mục trong Bình An và Hiệp Thông với Tòa Thánh

Ngày 2/2/1974
 
DẪN NHẬP: BỐ CỤC VÀ LUẬN ĐỀ - CƠ HỘI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VĂN KIỆN

Chư Huynh Khả Kính: Sức Khỏe và Phép Lành Tòa Thánh
 
Từ lúc được kêu gọi lên Ngai Tòa Thánh Phêrô, chúng tôi đã liên tục nỗ lực làm tăng bổ lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, chẳng những với ý hướng bày tỏ các cảm thức của Giáo Hội cũng như sở thích của bản thân mình mà còn vì việc tôn sùng này, như đã quá rõ, là những gì hình thành một phần rất cao quí của toàn lãnh vực tôn thờ linh thánh, trong đó hòa trộn những thể hiện cao cả nhất của đức khôn ngoan với của đạo giáo (1) và vì thế nó là công việc căn bản của Dân Chúa.
 
Thực sự là nhờ chú ý đến công việc này mà chúng tôi đã luôn thiết tha và khuyến khích công cuộc canh tân cao cả về phụng vụ được phát động bởi Công Đồng Chung Vaticanô II, và đã thực sự xẩy ra theo ý định đặc biệt của Sự Quan Phòng thần linh đó là văn kiện đầu tiên của công đồng này, Hiến Chế Sacrosanctum concilium, một văn kiện chúng tôi đã cùng với các Nghị Phụ khả kính đã chuẩn nhận và ký ban hành trong Chúa Thánh Thần. Mục đích của văn kiện này chính là để phục hồi và tăng bổ phụng vụ, cũng như làm cho hiệu năng hơn việc tín hữu tham dự vào các mầu nhiệm thánh (2). Từ đó trở đi, nhiều việc làm của giáo triều chúng tôi đã hướng tới việc cải tiến việc tôn thờ thần linh, như được chứng thực bởi sự kiện là chúng tôi đã ban hành trong những năm gần đây nhiều cuốn sách về Lễ Nghi Rôma, việc tôn thờ được phục hồi theo những nguyên tắc và qui tắc của cùng một Công Đồng. Về vấn đề này chúng tôi hết lòng tạ ơn Chúa, Đấng ban cho tất cả mọi người những điều thiện hảo, và chúng tôi tri ân các hội đồng giám mục và cá nhân những vị giám mục, những vị đã hợp tác với chúng tôi bằng những cách thức khác nhau để soạn dọn những cuốn sách này.  
 
Chúng tôi hân hoan và cảm tạ khi thấy công việc này cho tới nay đã được hoàn thành cùng với những thành quả tích cực đầu tiên trong việc canh tân phụng vụ, một việc thực sự nhắm đến chỗ làm gia tăng việc hiểu biết những mục đích căn bản của việc canh tân này và áp dụng nó một cách đúng đắn.  Đồng thời chúng tôi cũng không ngừng khôn ngoan lo lắng quan tâm tới bất cứ những gì có thể giúp vào việc hoàn thành một cách xuôi thuận vấn đề canh tân phụng thờ, được Giáo Hội trong tinh thần và chân lý (cf Jn 4:24) tôn thờ Cha, Con và Thánh Thần, “đặc biệt yêu mến Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa rất thánh” (3) và sốt sắng tôn kính tưởng nhớ tới các vị tử đạo cùng các thánh khác.
 
Việc phát triển, như chúng tôi mong muốn, về vấn đề tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria là một dấu hiệu cho thấy lòng đạo đức thực sự của Giáo Hội. Việc tôn sùng này xứng hợp – như chúng tôi đã nói đến trên đây – với việc tôn thờ duy nhất đáng gọi là “Kitô giáo’, vì nó bắt nguồn và hiệu năng từ Chúa Kitô, hoàn toàn thể hiện nơi Chúa Kitô và dẫn đến Chúa Cha nhờ Chúa Kitô trong Thần Linh. Về lãnh vực tôn thờ thì việc tôn sùng này cần phản ảnh dự án cứu chuộc của Thiên Chúa, một dự án bao gồm một hình thức đặc biệt tôn kính xứng hợp với vị thế duy nhất của Mẹ Maria (4). Thật vậy, hết mọi thứ phát triển đích thực của việc tôn thờ Kitô giáo cần phải được tuân theo bởi việc gia tăng xứng hợp lòng tôn kính đối với Người Mẹ của Chúa.
 
Ngoài ra, lịch sử của lòng đạo đức cho thấy cách thức phát triển “những hình thức khác nhau của việc tôn sùng đối với Mẹ Thiên Chúa được Giáo Hội chuẩn nhận trong những giới hạn của tín lý lành mạnh và chính thống” (5) một cách phụ thuộc hòa hợp với việc tôn thờ Chúa Kitô và đã hướng về việc tôn thờ này như điểm qui chiếu tự nhiên và cần thiết của nó. Trong thời đại của chúng ta cũng đang xẩy ra như thế. Việc ngày nay Giáo Hội suy niệm về mầu nhiệm Chúa Kitô cũng như về bản tính của mình đã dẫn Giáo Hội tới chỗ thấy được, ở căn gốc của mầu nhiệm Chúa Kitô và là cái tột đỉnh của bản tính Giáo Hội, hình ảnh về một người nữ đó là Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Kitô và là Mẹ Giáo Hội. Và kiến thức gia tăng về sứ vụ của Mẹ Maria đã được bày tỏ bằng việc hân hoan tôn kính Mẹ cùng với niềm thiết tha trân trọng đối với dự án khôn ngoan của Thiên Chúa, Đấng đã đặt để trong gia đình của Ngài (là Giáo Hội), cũng như nơi hết mọi gia đình, hình ảnh của một Người Nữ, vị phục vụ cách âm thầm trong việc coi sóc gia đình này “và cẩn thận săn sóc nó cho tới ngày vinh hiển của Chúa” (6).
 
Trong thời đại của chúng ta, những thay đổi đã xẩy ra nơi tác hành về xã hội, nơi những cảm quan của dân chúng, những cách thức bày tỏ nơi nghệ thuật và chữ viết và nơi các hình thức truyền thông xã hội cũng đã ảnh hưởng đến các việc biểu lộ của cảm thức ton tôn. Có một số việc làm đạo đức không lâu trước đây dường như thích hợp để bày tỏ cảm thức tôn giáo của cá nhân cũng như cộng đồng Kitô giáo thì ngày nay dường như không còn thích đáng hay không thích hợp bởi chúng liên quan tới những kiểu mẫu xã hội và văn hóa trong quá khứ. Đàng khác, ở nhiều nơi dân chúng đang tìm kiếm những đường lối mới để bày tỏ mối liên hệ bất khả đổi thay của tạo vật với Đấng Hóa Công, của con cái với Cha mình. Nơi một số người thì điều này gây ra tình trạng tạm thời lẫn lộn. Thế nhưng bất cứ ai, với lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, suy nghĩ về hiện tượng này đều khám phá ra rằng có nhiều khuynh hướng của lòng đạo đức tân tiến (thí dụ, việc nội tâm hóa cảm thức đạo giáo) đang muốn đóng vai trò của mình trong việc phát triển lòng đạo đức Kitô giáo nói chung và việc tôn sùng Đức Trinh Nữ nói riêng. Bởi thế, thời đại của chúng ta, trung thành chuyên chú tới truyền thống cũng như tới sự tiến bộ của thần học cùng các khoa học, sẽ góp phần vào việc chúc tụng Mẹ, Vị mà theo những lời tiên báo của mình, tất cả mọi thế hệ sẽ ca ngợi Mẹ diễm phúc (cf Lk 1:48).
 
Bởi thế, chúng tôi nghĩ rằng, trong việc phục vụ của mình, Chư Huynh khả kính, cần phải trình bày bằng một thứ đối thoại ngắn gọn một số đề tài liên quan tới vị thế Đức Trinh Nữ có được trong việc thờ phượng của Giáo Hội. Những đề tài này một phần đã được Công Đồng Chung Vaticanô II bàn đến (7) cũng như chính chúng tôi bàn đến (8), thế nhưng cần phải trở về với chúng để loại trừ đi những ngờ vực, và nhất là để giúp vào việc phát triển lòng tôn sùng Đức Trinh Nữ là việc tôn sùng nơi Giáo Hội được tác động bởi Lời Chúa và được thực hành trong Thần Linh Chúa Kitô.
 
Thế nên chúng tôi muốn chú ý tới một số vấn đề liên quan tới mối liên hệ giữa phụng vụ thánh và việc tôn sùng Đức Trinh Nữ (I), cống hiến những chia sẻ và hướng dẫn thuận hợp cho việc phát triển lòng tôn sùng này (II), và sau hết đề ra một số suy nghĩ với mục đích khuyến khích thực hiện vấn đề phục hồi, một cách năng động và ý thức hơn, việc lần hạt Mân Côi, một việc thực hành được khuyến khích rất mạnh mẽ bởi các vị tiền nhiệm của chúng tôi và được lan truyền rất rộng rãi nơi thành phần Kitô hữu (III).

PHẦN MỘT: VIỆC TÔN SÙNG ĐỨC TRINH NỮ MARIA TRONG PHỤNG VỤ
 
Việc Tôn Sùng Đức Trinh Nữ Maria trong Phụng Vụ
 
1. Vì chúng ta sửa soạn bàn đến vị thế của Đức Trinh Nữ Maria nơi việc tôn thờ của Kitô giáo mà chúng ta trước hết cần phải chú ý tới phụng vụ thánh. Ngoài nội dung phong phú về tín lý của mình, phụng vụ còn có một tác dụng khôn sánh về mục vụ và là một chỉ đạo mẫu mực được công nhận đối với những hình thức tôn thờ khác. Chúng tôi muốn lưu ý tới những mẫu phụng vụ khác nhau ở cả Đông phương lẫn Tây phương, nhưng vì mục đích của văn kiện này, chúng tôi hầu như sẽ hoàn toàn căn cứ vào những sách Lễ Nghi Rôma mà thôi. Thật vậy, theo những tiêu chuẩn thực hành được Công Đồng Chung Vaticanô II ban hành (9), thì chỉ có Lễ Nghi này mới là đối tượng cho vấn đề sâu xa canh tân. Điều này cũng đúng đối với những việc bày tỏ lòng tôn kính giành cho Mẹ Maria. Bởi thế, Lễ Nghi này đáng được cẩn thận quan tâm và thẩm định. 
 
Đoạn Nhất: Đức Trinh Nữ trong Tân Phụng Vụ Rôma 
 
2. Việc canh tân phụng vụ Rôma bao gồm cả việc thận trọng phục hồi Lịch Chung của phụng vụ này. Lịch ấy được sắp xếp để làm nổi bật việc cử hành một cách xứng hợp vào những ngày thích đáng trong công cuộc cứu độ. Lịch này phân phối cho cả năm tất cả mầu nhiệm của Chúa Kitô, từ Nhập Thể cho tới việc mong đợi Người trở lại trong vinh quang (10), nhờ đó làm cho Lịch ấy có thể bao gồm, một cách hợp tình hợp lý và khít khao hơn, việc tưởng nhớ Người Mẹ của Chúa Kitô trong chu kỳ thường niên của các mầu nhiệm Con Mẹ.  
 
3. Chẳng hạn, trong Mùa Vọng, có nhiều qui chiếu phụng vụ về Mẹ Maria, ngoài Lễ Trọng 8/12, một lễ cử hành chung cho cả việc Hoài Thai Vô Nhiễm của Mẹ Maria, một sửa soạn căn bản (cf Is 11:1,10) cho việc xuất hiện của Chúa Cứu Thế, lẫn việc mở đầu phúc hạnh của Giáo Hội vô tì vết (11). Những qui chiếu phụng vụ này đặc biệt được thấy vào những ngày 17 đến 24 tháng 12, và đặc biệt hơn nữa vào Chúa Nhật trước Giáng sinh, ngày Chúa Nhật nhắc nhở những lời tiên tri liên quan tới Người Mẹ Đồng Trinh này và Đấng Thiên Sai (12), và bao gồm những bài đọc từ Phúc Âm liên quan tới việc hạ sinh sắp xẩy ra của Chúa Kitô và vị tiền hô của Người (13). 
 
4. Nhờ đó, tín hữu, khi sống tinh thần Mùa Vọng theo phụng vụ, bằng việc nghĩ về tình yêu khôn tả trong việc đón chờ Con mình của Người Mẹ Trinh Nguyên này (14), được mời gọi lấy Mẹ làm mô phạm để dọn mình gặp gỡ Chúa Cứu Thế là Đấng phải đến. Họ cần phải “tỉnh thức nguyện cầu và hân hoan … ngợi khen” (15). Chúng tôi cũng muốn lưu ý là phụng vụ Mùa Vọng, bởi liên quan tới việc đợi chờ Đấng Thiên Sai và việc chờ đợi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang với việc tưởng niệm tuyệt vời Mẹ của Người, cho thấy cái quân bình tốt đẹp nơi việc thờ phượng. Cái quân bình này có thể được coi như là một tiêu chuẩn trong việc tránh đi bất cứ khuynh hướng nào (như có những lúc đã xẩy ra ở một số hình thức đạo đức phổ thông) muốn tách phân việc tôn sùng Đức trinh Nữ với điểm qui chiếu cần thiết là Chúa Kitô. Cũng cần bảo đảm là mùa này, như các chuyên gia về phụng vụ đã nhận định, cần phải coi như là một thời điểm đặc biệt xứng hợp với việc tôn sùng Người Mẹ này của Chúa. Đây là một khuynh hướng chúng tôi muốn khẳng định và chúng tôi hy vọng được mọi nơi chấp nhận và tuân theo.
 
5. Mùa Giáng Sinh là một tưởng niệm kéo dài về vai trò làm mẹ thần linh, trinh nguyên và cứu độ của Mẹ là vị “có đức trinh nguyên đã đưa Chúa Cứu Thế vào thế gian” (16). Thật vậy, vào Lễ Trọng Chúa Kitô Giáng Sinh, Giáo Hội vừa tôn thờ Đấng Cứu Thế vừa tôn kính Người Mẹ vinh hiển của Người. Vào Lễ Hiển Linh, khi Giáo Hội cử hành ơn gọi cứu độ phổ quát, Giáo Hội chiêm ngưỡng Đức Trinh Nữ Maria, Ngai Tòa Khôn Ngoan đích thực và là Mẹ thật của Đức Vua, người mẹ đã tỏ cho những Nhà Hiền Triết Đấng Cứu Chuộc của muôn dân (cf Mt 2:11) để tôn thờ. Vào Lễ Thánh Gia của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse (Chúa Nhật trong tuần bát nhật Giáng Sinh), Giáo Hội hết sức tôn kính suy niệm về đời sống thánh đức trong nhà Nazarét của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa và Con Người, Mẹ Maria là Mẹ của Người và Thánh Giuse là người công chính (cf Mt 1:19).  
 
Theo thứ tự được cải tổ của giai đoạn Giáng Sinh, dường như tất cả mọi người chúng ta đều chú ý hướng tới một lễ được phục hồi là Lễ Trọng Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa. Việc cử hành này, được đặt vào ngày 1 tháng Giêng am hợp với ấn định cổ trong phụng vụ của Thành Rôma, là để tưởng niệm vai trò được Mẹ Maria thực hiện trong mầu nhiệm cứu độ này. Việc cử hành này cũng có ý tôn dương phẩm vị chuyên biệt do mầu nhiệm này mang lại cho “Người Mẹ thánh… vị chúng ta cảm thấy xứng đáng lãnh nhận Tác Giả sự sống” (17). Cũng thế, nó là một cơ hội thích hợp để lập lại việc tôn thờ Vị Hoàng Tử Hòa Bình mới sinh, để một lần nữa lắng nghe tin mừng của các vị thiên thần (cf Lk 2:14), cũng như để nài xin Thiên Chúa, nhờ vị Nữ Vương Hòa Bình, tặng ân hòa bình cao cả. Chính vì lý do này mà, trong biến cố Tuần Bát Nhật Giáng Sinh và ngày đầu năm xẩy ra trùng với nhau một cách thuận lợi, chúng tôi đã thiết lập Ngày Hòa Bình Thế Giới, một cơ hội đang càng ngày càng được ủng hộ và đã mang lại hoa trái hòa bình trong lòng nhiều người.
 
6. Cần phải thêm vào hai lễ trọng được đề cập tới (Hoài Thai Vô Nhiễm và Thiên Chúa Thánh Mẫu) những cử hành cổ kính và khả kính vào những ngày 25/3 và 15/8.
 
Vì Lễ Trọng Lời Nhập Thể, theo Lịch Rôma, danh xưng cổ kính là Lễ Truyền Tin về Chúa đã cố ý được phục hồi, thế nhưng lễ này đã và đang là một lễ chung về Chúa Kitô và về Đức Trinh Nữ: về Lời là Đấng đã trở nên Con Mẹ Maria (Mk 6:3), và về Trinh Nữ là vị đã trở nên Mẹ Thiên Chúa. Đối với Chúa Kitô, Đông phương lẫn Tây phương, nơi các kho tàng khôn cùng về phụng vụ của mình, cử hành lễ trọng này như một tưởng niệm về việc “xin vâng” cứu độ của Lời Nhập Thể, Đấng khi vào thế gian đã thưa: “Lạy Thiên Chúa, này con đây! Con đến để tuân hành ý Chúa” (cf. Heb 10:7; Ps 39:8-9). Cả Đông lẫn Tây đều tưởng niệm việc xin vâng này như khởi đầu của việc cứu chuộc và của mối hiệp nhất bất khả phân ly và hôn phối giữa bản tính thần linh với bản tính nhân loại nơi Ngôi Vị Lời duy nhất. Đối với Mẹ Maria, những cử hành phụng vụ này như là một lễ về tân Evà, vị trinh nữ tuân phục và trung thành, vị bằng tiếng “xin vâng” quảng đại (cf Lk 1:38) đã do tác động của Thần Linh trở nên Mẹ Thiên Chúa, nhưng cũng là Mẹ của sinh linh, và nhờ được lãnh nhận vào cung lòng của mình Đấng Trung Gian duy nhất (cf 1Tim 2:5), đã trở nên Hòm Bia Giao Ước đích thực và Đền Thờ Thiên Chúa thực sự. Những việc cử hành phụng vụ này như là giây phút tột đỉnh trong việc đối thoại cứu độ giữa Thiên Chúa và con người, và như là một tưởng niệm việc tự do đồng ý của Đức Trinh Nữ cộng tác vào dự án cứu chuộc.
 
Lễ trọng 15/8 cử hành việc Mông Triệu hiển vinh của Mẹ Maria về trời. Đây là một lễ về thân phận tròn đầy và phúc vinh của Mẹ, về linh hồn vô nhiễm và thân xác trinh nguyên của Mẹ được hiển vinh, về việc Mẹ được hoàn toàn nên giống Chúa Kitô Phục Sinh; một lễ nêu lên trước mắt của Giáo Hội và của tất cả loài người hình ảnh và chứng cớ an ủi về tầm vóc viên trọn nơi niềm hy vọng cuối cùng của mình, tức sự vinh hiển tròn đầy là thân phận của tất cả những ai Chúa Kitô đã làm nên anh em của mình, có “cùng huyết nhục với họ’ (Heb 2:14; cf Gal 4:4). Lễ trọng Mông Triệu này được kéo dài nơi việc cử hành mừng Thiên Chức Nữ Vương của Đức Trinh Nữ Maria sau đó 7 ngày. Vào dịp này, chúng ta chiêm ngưỡng Mẹ, vị ngồi bên Đức Vua của các thế hệ, rạng ngời như một Nữ Hoàng và chuyển cầu như một Người Mẹ (18). Bởi thế, bốn lễ trọng ở bậc phụng vụ cao nhất này đánh dấu những sự thật chính yếu về tín lý liên quan tới vị nữ tỳ của Chúa đây.
 
7. Sau các lễ trọng vừa được nói tới, cần phải chú ý tới những cử hành tưởng nhớ tới các biến cố cứu độ, trong đó Đức Trinh Nữ chặt chẽ liên kết với Con của Mẹ. Những lễ ấy là lễ Sinh Nhật Đức Mẹ (8/9), “niềm hy vọng của toàn thế giới và là hừng đông của ơn cứu độ” (19); và Mẹ Thăm Viếng (31/5), trong đó phụng vụ nhắc lại “Đức Trinh Nữ Maria cưu mang Con Mẹ trong mình” (20) và viếng thăm Bà Isave để yêu thương giúp đỡ và loan báo tình thương của Thiên Chúa Cứu Độ 921). Rồi tới việc tưởng niệm Đức Mẹ Đau Thương (15/9), một cơ hội thích đáng để sống lại giây phút quyết liệt trong lịch sử cứu độ, và để tôn kính, cùng với Người Con “bị treo trên thập giá, Người Mẹ sầu thương của Người” (22).
 
Lễ ngày 2/2, một lễ được trả lại cho nó cái tên gọi cổ kính là Lễ Hiến Dâng Chúa, cũng cần phải được coi như một tưởng niệm chung về cả Con lẫn Mẹ, nếu chúng ta hoàn toàn thấu hiểu được nội dung phong phú của nó. Nó là việc cử hành một mầu nhiệm cứu độ được Chúa Kitô hoàn thành, một mầu nhiệm được Đức Trinh Nữ sâu xa liên kết như Người Mẹ của Người Tôi Tớ Khổ (dau của Giavê, như vị thi hành một sứ vụ thuộc về Yên Duyên xưa, và như mô phạm cho Dân Chúa mới, một dân hằng bị thử thách niềm tin và lòng cậy trông bởi khổ đau và bách hại (cf Lk 2:21-35).
 
8. Lịch Rôma phục hồi đặc biệt đề cao những cử hành được liệt kê trên đây, thế nhưng nó cũng bao gồm cả những thứ tưởng niệm khác liên quan tới những việc tôn sùng địa phương, có tính cách thông dụng rộng rãi và lợi ích (chẳng hạn 11/2, Lễ Đức Mẹ Lộ Đức, 5/8 Lễ Cung Hiến Đền Thờ Đức Bà Cả). Rồi còn có các lễ khác nữa, đầu tiên được cử hành bởi riêng các gia đình tu trì, nhưng ngày nay, vì lý do phổ thông có được nơi những lễ này, chúng thực sự có thể được coi là của Giáo Hội (như 16/7 Lễ Đức Mẹ Carmêlô; 7/10 Lễ Đức Mẹ Mân Côi). Vẫn còn những lễ khác, những lễ, không kể nội dung có tính cách ngụy tác, cho thấy những giá trị cao quí và mẫu mực và chuyên chở những truyền thống khả kính bắt nguồn đặc biệt từ Đông phương (chẳng hạn như Lễ Trái tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Trinh Nữ, được cử hành vào Thứ Bảy trong Tuần Thứ Hai sau lễ Hiện Xuống).
 
9. Người ta cũng không được quên là Lịch Rôma Chung này không bao gồm tất cả mọi cử hành tôn kính Đức Trinh Nữ. Trái lại, các Lịch riêng, bằng việc trung thành với các tiểu chuẩn về phụng vụ một cách chân thành tuân hành, bao gồm các lễ Thánh Mẫu thích hợp với các Giáo Hội địa phương khác nhau. Sau hết, cần phải lưu ý là việc thường xuyên tưởng nhớ Đức Trinh Nữ này là những gì trở thành khả dĩ qua việc sử dụng các Thánh Lễ Thứ Bảy về Đức Mẹ. Đây là một tưởng niệm cố kính và đơn giản và là một tưởng niệm được tạo nên rất thích ứng và được biến khác bởi tính cách uyển chuyển của Lịch mới và số những công thức của Thánh Lễ.
 
10. Trong Tông Huấn này, chúng tôi không có ý định xem xét toàn thể nội dung của Sách Lễ Rôma mới. Thế nhưng, vì việc thẩm định chúng tôi đã đảm nhiệm thực hiện liên quan tới những ấn bản mới của Lễ Nghi Rôma (23), chúng tôi muốn đề cập tới một số những khía cạnh và đề tài của Sách Lễ này. Trước hết, chúng tôi hân hoan nhận thấy những Kinh Nguyện Thánh Thể của Sách Lễ này, hòa hợp một cách đáng khen với các loại phụng vụ Đông phương (24), chất chứa những tưởng niệm quan trọng về Đức Trinh Nữ. Chẳng hạn, Kinh Nguyện Thánh Thể cũ, một kinh nguyện tưởng niệm Mẹ Chúa với tất cả những gì là tín lý và lòng cảm mến tôn sùng: “Hiệp với toàn thể Giáo Hội chúng con tôn kính Mẹ Maria, Người Mẹ trinh nguyên của Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Thiên Chúa của chúng con”. Cũng thế, Kinh Nguyện Thánh Thể III mới đây bày tỏ, bằng một niềm thiết tha nguyện cầu, lòng ước ao của những ai muốn được chia sẻ với Mẹ gia sản của những người con: “Xin Người làm cho chúng con trở thành một lễ vật vĩnh viễn dâng lên Cha và làm cho chúng con được thông phần vào gia sản của các thánh, với Mẹ Maria, Trinh Mẫu của Thiên Chúa”. Việc tưởng niệm hằng ngày này, vì chỗ đứng của nó nơi tâm điểm của Hy Tế thần linh, cần phải được coi là một hình thức bày tỏ đặc biệt lòng tôn kính của Giáo Hội đối với Vị “Đầy Ơn Phúc” (cf Lk 1:28).
 
11. Khi chúng tôi xem xét các ấn bản mới của Sách Lễ chúng tôi thấy những đề tài Thánh Mẫu quan trọng của sách kinh nguyện Rôma đã được chập nhận một cách liên tục những gì trọn vẹn tín lý như trong quá khứ. Bởi thế, chúng ta thấy chẳng hạn có những đề tài về Ơn Hoài Thai Vô Nhiễm của Mẹ Maria và đầy ơn phúc, về vai trò làm Mẹ Thiên Chúa, về đức đồng trinh tuyền vẹn và hiệu quả, về Đền Thờ Chúa Thánh Thần, về việc Mẹ Maria hợp tác trong công cuộc của Con Mẹ, về sự thánh thiện mô phạm của Mẹ, về việc chuyển cầu nhân ái của Mẹ, về việc Mông Triệu về trời, về chức Nữ Vương từ mẫu của Mẹ, và nhiều đề tài khác. Chúng ta cũng thấy những đề tài khác, ở một nghĩa nào đó là những đề tài mới, đã được đưa vào một cách hoàn toàn hòa hợp tương đương với những phát triển về thần học ngày nay. Do đó chúng ta thấy chẳng hạn đề tài Mẹ Maria và Giáo Hội, một đề tài đã từng được đưa vào các văn bản của Sách Lễ này ở những khía cạnh khác nhau, một thứ khác nhau am hợp với nhiều mối liên hệ khác nhau vốn có giữa Người Mẹ của Chúa Kitô và Giáo Hội. Thí dụ, trong việc cử hành Lễ Mẹ Vô Nhiễm, các văn bản nhìn nhận nhìn nhận là lúc khởi đầu của Giáo Hội là Hiền Thê vô tì tích của Chúa Kitô (25). Nơi Lễ Mẹ Mông Triệu các văn bản nhận thấy lúc ban đầu đã được thực hiện và hình ảnh về những gì, đối với toàn thể Giáo Hội, vẫn cần phải qua đi (26). Nơi mầu nhiệm làm mẹ của Mẹ Maria, các văn bản tuyên xưng rằng Mẹ là Mẹ của Đầu và của các chi thể – Người Mẹ thánh của Thiên Chúa và vì thế là Người Mẹ được quan phòng của Giáo Hội (27).
 
Khi phụng vụ hướng mắt về Giáo Hội sơ khai hay Giáo Hội của thời đại chúng ta đây, bao giờ phụng vụ cũng thấy Mẹ Maria. Nơi Giáo Hội sơ khai, Mẹ được thấy đang cầu nguyện với các vị tông đồ (28); trong thời đại của chúng ta đây Mẹ hiện diện một cách chủ động và Giáo Hội mong muốn sống mầu nhiệm Chúa Kitô với Mẹ: “Xin ban cho Giáo Hội của Chúa, một Giáo Hội cùng với Mẹ Maria đã thông phần cuộc khổ nạn của Chúa Kitô cũng được xứng đáng thông phần vào cuộc phục sinh của Người” (29). Mẹ cũng được thấy tiêu biểu như tiếng chúc tụng mà Giáo Hội muốn hòa ca tôn vinh Thiên Chúa: “… Cùng với Mẹ cúng con xin chúc tụng Chúa” (30). Và vì phụng vụ là việc tôn thờ cần phải như là một cách sống hợp với phụng vụ mà việc tôn sùng Đức Trinh Nữ cần phải trở thành một lòng yêu mến cụ thể và sâu xa cảm nhận đối với Giáo Hội, như được diễn tả tuyệt vời trong lời nguyện sau Hiệp Lễ ở Thánh Lễ tháng Chín này: “… khi chúng con nhớ đến những đau thương mà Đức Trinh Nữ được thông phần, chúng con cùng với Giáo Hội được hoàn trọn nơi bản thân mình những gì còn thiếu nơi những khổ đau của Chúa Kitô”.
 
12. Sách Bài Đọc là một trong những cuốn sách của Lễ Nghi Rôma, một cuốn sách đã mang lại rất nhiều lợi ích từ cuộc canh tân hậu công đồng này, bởi cả những bài đọc được thêm vào lẫn giá trị nội tại của những bài đọc ấy, những bài đọc chất chứa lời hằng sống và tác hiệu của Thiên Chúa (cf Heb 4:12). Việc tổng hợp phong phú những bài đọc thánh kinh này đã giúp cho việc có thể sắp xếp toàn thể lịch sử cứu độ theo một chu kỳ thứ tự ba năm và bày tỏ choàn toàn hơn mầu nhiệm Chúa Kitô. Thành quả hợp lý là ở chỗ Sách Bài Đọc này chất chứa một số lớn các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước liên quan tới đức Trinh Nữ. Việc gia tăng về số lượng này, tuy nhiên, đã không căn cứ vào việc chọn lựa một cách tình cờ: chỉ có những bài đọc được chấp nhận, theo những cách thức và cấp độ khác nhau, mới có thể được coi là có tính cách Thánh Mẫu, một là qua nội dung hiển nhiên của chúng, hai là qua những lời dẫn giải thánh kinh một cách cẩn thận được hỗ trợ bởi những giáo huấn của huấn quyền hay Truyền Thống vững chắc.  Cũng cần phải lưu ý là những bài đọc này được soạn dọn chẳng những cho những ngày lễ về Đức Trinh Nữ mà còn được đọc vào những dịp khác nữa, chẳng hạn, vào một số ngày Chúa Nhật trong phụng niên, hay khi cử hành các lễ nghi hết sức liên quan tới đời sống bí tích của Kitô hữu và những chọn lựa họ gặp phải (32), cũng như nơi những cảm nghiệm vui buồn trong cuộc sống của họ trên thế gian này (33).
 
13. Phụng vụ Giờ Kinh, ấn bản mới Kinh Thần Vụ, cũng chất chứa những ví dụ đặc biệt về việc tôn sùng Người Mẹ của Chúa. Những thí dụ này được thấy ở trong những bản thánh ca – những bản thánh ca bao gồm cả một vài tuyệt phẩm văn chương thế giới, chẳng hạn ccnhư lời cầu nguyện cao quí của thi hào Dante dâng lên Đức Trinh Nữ (34) – cũng như ở trong những bài tụng ca kết thúc Kinh Thần Vụ hằng ngày. Ngoài những lời kêu cầu có tính cách trữ tình này còn có một kinh nguyện quá quen thuộc đó là kinh Sub tuum praesidium, khả kính bởi tính cách cổ xưa của nó và đáng ca ngợi bởi nội dung của nó. Những thí dụ khác ở nơi những kinh nguyện chuyển cầu Ban Mai và Chiều Hôm, những kinh nguyện thường bày tỏ việc tin tưởng chạy đến cùng Người Mẹ xót thương. Sau hết, có những chọn lựa từ kho tàng phong phú những bản văn về Đức Mẹ được viết bởi các tác giả thuộc những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, của Thời Trung Cổ và của thời tân tiến.
 
14. Việc tưởng nhớ Đức Trinh Nữ Maria thường diễn ra trong Thánh Lễ, trong Sách Bài Đọc và Phụng Vụ Giờ Kinh là những then chốt của việc cầu nguyện phụng vụ theo Lễ Nghi Rôma. Trong các ấn bản mới khác về phụng vụ cũng không thiếu những bày tỏ yêu mến và kính tôn khẩn cầu được ngỏ cùng Mẹ Thiên Chúa. Thế nên Giáo Hội khẩn cầu Mẹ, Người Mẹ của ân sủng, trước khi dìm các ứng viên vào nước cứu độ của phép rửa (35); Giáo Hội kêu cầu việc chuyển cầu của Mẹ cho những bà mẹ tỏ ra tri ân về vai trò làm mẹ đến nhà thờ để bày tỏ niềm hân hoan của mình (36); Giáo Hội nêu gương cho những ai theo Chúa Kitô bằng việc theo đuổi đời sống tu trì (37) hay những ai chấp nhận việc Thánh Hiến Sống Đời Ttrinh Nữ (38). Giáo Hội xin cho những người này việc trợ giúp từ mẫu của Mẹ (39). Giáo Hội thiết tha nguyện cầu thay cho thành phần con cái của Mẹ đang trong giờ lâm tử (40). Giáo Hội xin Mẹ Maria chuyển cầu cho những ai nhắm mắt lại trước ánh sáng thế gian và ra trước nhan Chúa Kitô là Ánh Sáng vĩnh cửu” (41); và Giáo Hội, qua những kinh nguyện về Mẹ Maria, kêu cầu ơn an ủi xuống trên những ai sầu thương tin tưởng than khóc về việc ra đi của thành phần yêu quí của họ (42).
 
15. Việc xem xét các ấn bản mới sách phụng vụ dẫn chúng ta tới nhận định an ủi là việc canh tân hậu công đồng đã, như trước đây được mong muốn bởi phong trào về phụng vụ, đã thích đáng lưu tâm tới Đức Trinh Nữ trong mầu nhiệm Chúa Kitô, và theo truyền thống, đã nhìn nhận vị thế đặc thù của Mẹ trong việc tôn thờ Kitô giáo như là Người Mẹ thánh của Thiên Chúa và là Công Sự viên xứng đáng của Chúa Cứu Chuộc.
 
Không thể nào lại xẩy ra khác được. Nếu người ta nghiên cứu lịch sử của việc thờ phượng Kitô giáo, thật sự người ta nhận thấy rằng ở cả Đông lẫn Tây những bày tỏ cao cả nhất và tinh tuyền nhất của việc sùng kính đối với Đức Trinh Nữ đã xuất phát từ phụng vụ hay được ghép vào phụng vụ.
 
Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến sự kiện là việc tôn kính được Giáo Hội hoàn vũ hôm nay hòa hợp với Mẹ Maria diễm phúc là một phát xuất từ và là một vươn dài mở rộng và không ngừng gia tăng của lòng sùng kính được Giáo Hội ở mọi thời đại giành cho Mẹ, hết sức lưu ý tới chân lý và bằng một bày tỏ hằng cao quí thận trọng. Từ Truyền Thống vĩnh viễn đang sống động nhờ việc hiện diện liên lỉ của của Thần Linh và tiếp tục chuyên chú tới Lời Chúa, Giáo Hội của thời đại chúng ta có được động lực, lý lẽ và phấn khích cho việc tôn kính Đức Trinh Nữ. Và phụng vụ, một phụng vụ được chấp nhận và sức mạnh từ huấn quyền, là bày tỏ cao quí nhất và là một chứng cớ hiển nhiên của Truyền thống sống động này.
 
Đoạn Hai: Đức Trinh Nữ là Mô Phạm của Giáo Hội trong Việc Tôn Thờ Thần Linh
 
16. Theo một số hướng dẫn của giáo huấn Công Đồng này về Mẹ Maria và Giáo Hội, giờ đây chúng tôi muốn khảo sát kỹ lưỡng hơn về một khía cạnh đặc biệt là mối liên hệ giữa Mẹ Maria và phụng vụ – tức là, Mẹ Maria như là một mô phạm của thái độ thiêng liêng mà Giáo Hội cần phải có để cử hành và sống các mầu nhiệm thần linh. Đức Trinh Nữ này là một mô phạm trong lãnh vực này xuất phát từ sự kiện là Mẹ được nhìn nhận như là gương mẫu tuyệt hảo nhất của Giáo Hội trong lãnh vực đức tin, đức mến và mối hiệp nhất tuyệt hảo với Chúa Kitô (43), tức là  trạng thái nội tâm mà Giáo Hội, hiền thê yêu dấu, chặt chẽ liên kết với Chúa của mình, kêu cầu Chúa Kitô và nhờ Người tôn thờ Cha hằng hữu (44).
 
17. Mẹ Maria là vị Trinh Nữ chuyên chú lắng nghe, vị lấy đức tin lãnh nhận lời Chúa, một đức tin ở nơi Mẹ là cửa ngõ và là đường lối dẫn đến chức làm mẹ thần linh, như Thánh Âu Quốc Tinh nhận định: “Đức Maria nhờ tin tưởng đã cưu mang Người là Đấng Mẹ tin tưởng hạ sinh” (45). Thật vậy, khi Mẹ lãnh nhận từ vị thiên thần câu trả lời cho tâm trạng bối rối của Mẹ, “tràn đầy đức tin, và thụ thai Chúa Kitô trong tâm trí của mình trước khi thụ thai Người trong long Mẹ, Mẹ đã thưa: ‘Này tôi là nữ tỳ Chúa, xin hãy thực hiện nơi tôi những gì ngài nói cùng tôi” (Lk 1:38)” (46). Đối với Mẹ, chính đức tin là nguyên nhân diễm phúc và niềm tin tưởng ở việc làm trọn những gì Ngài hứa: “Phúc thay cho em là người đã tin rằng những gì Chúa hứa với em sẽ được nên trọn” (Lk 1:45). Cũng thế, chính đức tin là những gì nhờ đó Mẹ đã đóng một phần vai trò trong việc Nhập Thể và là chứng nhân độc nhất về việc Nhập Thể này, khi nghĩ lại về các biến cố của thời thơ ấu Chúa Kitô, đã suy nghĩ trong long mình các biến cố này (cf. Lk 2:19,51). Giáo Hội cũng tác hành như thế, nhất là trong phụng vụ, khi Giáo Hội tin tưởng lắng nghe, chấp nhận, công bố và tôn kính lời Chúa, phân phát lời này cho tín hữu như bánh sự sống (47) và trong ánh sáng của lời ấy xem xét những dấu chỉ thời đại, dẫn giải và sống những biến cố của lịch sử.
 
18. Mẹ Maria cũng là vị Trinh Nữ sống nguyện cầu. Mẹ tỏ ra như thế trong cuộc viếng thăm người mẹ của vị tiền hô. Khi Mẹ tuôn tràn linh hồn Mẹ ra qua những lời bày tỏ tôn vinh Thiên Chúa, và những bày tỏ của long khiêm nhượngc, của đức tin và đức cậy. Lời cầu nguyện ấy là Ca Vịnh Ngợi Khen (cf Lk 1:46-55), lời cầu nguyệt tuyệt hảo của Mẹ Maria, bài ca của những lúc cứu tinh trong đó hòa trộn niềm vui của dân Yến Duyên cổ và tân. Hình như Thánh Irenaeus đã cho rằng chính trong bài ca vịnh này của Mẹ Maria đã vang lên ở đó một lần nữa niềm vui của Abraham là người đã thấy trước được Đấng Thiên Sai (cf. Jn 8:56) (48), và vang lên ở đó trong niềm ngưỡng vọng ngôn sứ tiếng nói của Giáo Hội: “Nơi lời chúc tụng của mình, Mẹ Maria đã nhân danh Giáo Hội tuyên bố moat cách tiên tri rằng: ‘Linh hồn con tôn vinh Chúa...’” 949). Thật thế, bài ca này của Mẹ Maria đã lan truyền xa rộng và đã trở thành kinh nguyện của toàn thể Giáo Hội ở mọi thời đại.
 
Ở Cana, Mẹ Maria lại tỏ ra như là vị Trinh Nữ sống nguyện cầu, khi Mẹ khéo léo nói với Con Mẹ về một nhu cầu trần thế mà Mẹ cũng đạt được một hiệu quả về ân sủng, tức là Chúa Giêsu, khi thực hiện dấu lạ đầu tiên của mình, đã củng cố niềm tin tưởng của các môn đệ nơi Người (cf Jn 2:1-12).
 
Cũng thế, đoạn diễn tả cuối cùng về đời sống Mẹ Maria cũng cho thấy Mẹ đang nguyện cầu. Các tông đồ “hiệp nhau liên lỉ cầu nguyện, cùng với một số phụ nữ, bao gồm cả Mẹ Maria là Mẹ của Chúa Giêsu, cũng như với anh em của Người” (Acts 1:14). Chúng ta thấy ở nơi đây sự hiện diện nguyện cầu của Mẹ Maria vớio Giáo Hội sơ khai cũng như với Giáo Hội qua mọi thời đại, vì, được mông triệu về trời, Mẹ vẫn không bỏ bê sứ vụ chuyển cầu và cứu độ của Mẹ (50). Tước hiệu Trinh Nữ sống nguyện cầu cũng hợp với Giáo Hội, moat Giáo Hội ngày ngày dâng lên Cha các nhu cầu của con cái mình, ‘không ngừng ca ngợi Chúa và chuyển cầu cho phần rỗi của thế giới” (51).
 
19. Mẹ Maria cũng là một Trinh Mẫu, người ‘nhờ tin tưởng và tuân phục... sinh hạ trên thế gian này Người Con của Cha. Mẹ làm điều này, bởi không biết đến nam nhân nhưng được Thánh linh bao phủ” (52). Đây là một chức phận làm mẹ diệu kỳ, được Thiên Chúa thực hiện như một kiểu mẫu và là gương mẫu cho việc sinh hoa kết trái của Giáo Hội Trinh Nữ, một Giáo Hội “chính mình trở thành một người mẹ... Vì nhờ việc giảng dạy của mình và bằng phép rửa, Giáo Hội manmg lại một sự sống mới bất tử cho con cái là thành phần được thụ thai bởi quyền phép Thánh Linh và hạ sinh bởi Thiên Chúa” (53). Các vị Giáo Phụ xưa đã có lý dạy rằng nơi bí tích Thanh Tẩy Giáo Hội kéo dài vai trò làm mẹ trinh khiết của Mẹ Maria. Trong những qui chiếu này chúng tôi muốn nhắc lại chi tiết của vị tiền nhiệm long lẫy của chúng tôi là Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả, vị đã nói trong bài giảng Giáng Sinh của mình rằng: “Cái nguồn gốc mà Chúa Kitô lãnh nhận trong cung long của Vị Trinh Nữ này Người đã cống hiến cho bể rửa tội, ở chỗ, Người đã cống hiến cho nước những gì Người đã ban cho Mẹ của Người, đó là quyền năng của Đấng Tối Cao và việc bao phủ của Chúa Thánh Thần (cf. Lk 1:35), những gì giúp cho Mẹ Maria hạ sinh Đấng Cứu Thế, để có cùng một công hiệu, nhờ đó nước có thể tái sinh tín hữu” (54). Nếu chúng ta muốn đi tới những nguồn mạch phụng vụ, chúng ta có thể trích từ những lời Illatio tuyệt vời của phụng vụ lễ nghi Mazarabic: “Mẹ Maria cưu mang Sự Sống trong lòng dạ của mình; Giáo Hội cưu mang Sự Sống nơi nước rửa tội. Chúa Kitô đã được thành hình nơi các chi thể của Mẹ Maria; Chúa Kitô đã được mặc lấy nơi nước của Giáo Hội” (55).
 
20. Sau hết, Mẹ Maria là vị Trinh Nữ dâng hiến những lễ vật. Trong đoạn về việc Dâng Chúa Giêsu trong Đền thờ (cf Lk 2:22-35), Giáo Hội, được Thần linh hướng dẫn, đã khám phá ra, vượt trên và ở trên việc làm trọn lề luật liên quan tới vấn đề hiến dâng người con đầu lòng (cf. Ex 13:11-16) và thanh tẩy người mẹ (cf. Lv 12:6-8), một mầu nhiệm cứu độ liên quan tới lịch sử cứu độ. Tức là Giáo Hội nhận thấy tính cách liên tục của việc hiến dâng căn bản này được Lời Nhập Thể hiến dâng lên Cha khi Người vào thế gian (cf. Heb 15:5-7). Giáo Hội đã thấy bản chất phổ quát của ơn cứu độ được loan báo, vì Simeon, khi chào kính qua Con Trẻ ánh sáng chiếu soi chư dân và là vinh quang của dân Yến Duyên (cf. Lk 2:32), đã nhận thấy Đấng Thiên Sai nơi Người, Đấng Cứu Thế của tất cả mọi người. Giáo Hội đã hiểu điều qui chiếu tiên tri này ám chỉ Cuô Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, ở chỗ, sự kiện những lời của Simeon, những lời liên kết trong một lời tiên tri duy nhất Người Con như “dấu hiệu phản khắc” (Lk 2:34) và Người Mẹ bị một lưỡi gươm đâm thâu qua hồn (cf. Lk 2:35), đã trở thành sự thật trên Đồi Canvê. Bởi thế, mầu nhiệm ơn cứu độ, một mầu nhiệm, qua những khía cạnh khác nhau của mình, hướng đoạn Hiến Dâng trong Đền Thờ này tới biến cố cứu độ của thập giá. Thế nhưng chính Giáo Hội, đặc biệt là từ Thời Trung Cổ trở đi, đã khám phá ra nơi trái tim của Vị Trinh Nữ mang Con mình lên Giêrusalem để hiến dâng Người cho Chúa này (cf Lk 2:22) một ước vọng muốn thực hiện việc hiến dâng, một ước muốn vượt lên trên ý nghĩa bình thường của nghi lễ. Một chứng từ cho cái trực giác này được thấy nơi lời kinh dễ thương của Thánh Bênađô: “Hỡi Vị Trinh Nữ thánh, xin hãy dâng Con Mẹ và hiến cho Chúa quả phúc của lòng Mẹ. Xin hãy dâng Tế Vật thánh hảo làm vui lòng Thiên Chúa cho việc hòa giải của tất cả chúng ta” (56).    
 
Mối hiệp nhất này của Người Mẹ với Người Con trong công cuộc cứu chuộc (57) đã tiến đến tột đỉnh của nó trên Đồi Canvê, nơi Chúa Kitô “đã dâng mình cho Thiên Chúa như lễ tế vẹn toàn” (Heb 9:14), và là nơi Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá (cf Jn 19:25), “sầu thương với Người Con duy nhất của Mẹ. Ở đó Mẹ liên kết mình bằng một tấm lòng từ mẫu với hy tế của Người, và vui lòng với việc sát tế của tế vật được chính Mẹ sinh ra” (58) và cũng hiến dâng lên Cha hằng hữu” (59). Để kéo dài qua các thế kỷ Hy Tế Thập Giá, Đấng Cứu Thế thần linh đã thiết lập hy tế Thánh Thể, việc tương nhớ đến cái chết và cuộc phục sinh của Người, và ký thác hy tế Thánh Thể này cho Giáo Hội hiền thê của Người (60), một Giáo Hội, đặc biệt vào các Chúa Nhật, kêu gọi tín hữu cùng nhau cử hành Cuộc Vượt Qua của Chúa cho đến khi lại đến (61). Giáo Hội đã làm điều này hiệp với các thánh trên thiên đàng và đặc biệt với Đức Trinh Nữ (62) là vị Giáo Hội bắt chước đức ái bừng cháy và đức tin bất khả chuyên lay của Mẹ.
 
21. Mẹ Maria chẳng những là gương mẫu cho toàn thể Giáo Hội trong việc tôn thờ thần linh mà hiển nhiên còn là thày dạy đời sống thiêng liêng cho mỗi Kitô hữu nữa. Ngay những ngày đầu tín hữu đã bắt đầu nhìn lên Mẹ Maria và bắt chước Mẹ trong việc làm cho đời sống của mình thành một tác động tôn thờ Thiên Chúa và làm cho việc tôn thờ của mình thành một dấn thân trong đời sống của mình. Ngay từ thế kỷ thứ tư, Thánh Ambrose, khi nói với dân chúng, đã bày tỏ niềm hy vọng là mỗi người có được tinh thần của Mẹ Maria để tôn vinh Thiên Chúa: “Chớ gì trái tim của Mẹ Maria ở nơi mỗi Kitô hữu tuyên dương sự cao cả của Chúa: chớ gì tinh thần của Mẹ ở trong mọi người để hớn hở hân hoan trong Thiên Chúa” (63). Thế nhưng, trên tất cả, Mẹ Maria là gương mẫu của việc tôn thờ làm cho đời sống của con người thành một của lễ dâng lên Thiên Chúa. Đây là một tín lý xa xưa và hằng mới mẻ mà mỗi người có thể nghe lại một lần nữa bằng việc lắng nghe giáo huấn của Giáo Hội, nhưng cũng bằng cả việc lắng nghe chính tiếng nói của Vị Trinh Nữ này khi Mẹ, hướng mình về lời thỉnh nguyện tuyệt vời trong Kinh Chúa Dạy là “ý Cha thể hiện” (Mt 6:10) – đã trả lời cùng sứ thần thiên Chúa rằng: “Này tôi là tỳ nữ Chúa. Xin hãy thực hiện nơi tôi những điều ngài nói” (Lk 1:38). Và tiếng “xin vâng” của Mẹ Maria, đối với tất cả mọi tín hữu, là một bài học và tấm gương tuân phục đối với ý muốn của Cha, là đường lối và là phương tiện cho việc thánh hóa của con người.
 
22. Cũng cần phải nhận định về cách thức Giáo Hội bày tỏ, qua những thái độ tôn sùng hiệu nghiệm khác nhau, nhiều mối liên hệ thắt kết Giáo Hội với Mẹ, ở chỗ, bằng một niềm sâu xa tôn kính, Giáo Hội suy niệm về phẩm vị chuyên nhất của Vị Trinh Nữ này, vị đã trở nên Mẹ của Lời Nhập Thể bởi tác động của Thánh Linh; bằng một lòng mến nóng nẩy, Giáo Hội chú ý tới vai trò làm mẹ thiêng liêng của Mẹ Maria đối với tất cả mọi phần tử của Nhiệm Thể; với niềm tin tưởng kêu cầu, Giáo Hội cảm thấy việc Mẹ chuyển cầu của Mẹ là vị chữa bầu và trợ giúp (64); trong việc yêu thương phục vụ, Giáo Hội thấy nơi người tỳ nữ khiêm hạ này của Chúa vị nữ hoàng của tình thương và là người mẹ của ân sủng; với sư nhiệt tâm muốn noi gương bắt chước, Giáo Hội chiêm ngưỡng sự thánh thiện và các nhân đức của Mẹ là đấng “đầy ơn phúc’ (Lk 1:28); bằng việc sâu xa ngỡ ngàng, Giáo Hội thấy nơi Mẹ, “như nơi một mô phạm hoàn hảo, những gì chính Giáo Hội hết sức ước muốn và hy vọng trở thành” (65); bằng việc chuyên chú học hỏi, Giáo Hội nhận thấy nơi vị cộng tác viên này của Đấng Cứu Chuộc, vị được hoàn toàn thông phần vào các hoa trái của Mầu Nhiệm Vượt Qua, một nên trọn được tiên báo trước về tương lai của Giáo Hội, cho đến ngày Giáo Hội được thanh tẩy khỏi hết mọi tì vết nhăn nheo (cf. Eph 5:27), Giáo Hội sẽ trở thành một hiền thê trang điểm lộng lẫy chờ đón chàng rể là Chúa Giêsu Kitô (cf. Rev 21:2).
 
23. Bởi thế, Chư Huynh khả kính, khi chúng ta xét tới lòng đạo hạnh được Truyền Thống về phụng vụ của Giáo Hội hoàn vũ và những bày tỏ của tân Lễ Nghi Rôma đối với Người Mẹ thánh của Thiên Chúa, và khi chúng ta nhớ rằng phụng vụ, với giá trị tôn thờ có tính cách siêu việt của mình, làm nên luật vàng cho lòng đạo đức Kitô hữu, và sau hết khi chúng ta nhận thấy cách thức Giáo Hội cử hành các mầu nhiệm thánh mặc lấy thái độ tin tưởng và mến yêu cnhư thái độ của Vị trinh Nữ này, chúng ta mới nhận thấy cái hợp lý của lời Công Đồng Chung Vaticanô II huấn dụ tất cả con cái Giáo Hội, đó là “việc tôn sùng, nhất là việc tôn sùng về phụng vụ, đối với Đức Trinh Nữ cần phải được hăng hái duy trì” (66). Đây là lời khuyến dụ chúng tôi muốn thấy được mọi nơi sẵn sàng chấp nhận và nhiệt tình man gar thực hành.
 
PHẦN HAI: VẤN ĐỀ CANH TÂN VIỆC TÔN SÙNG MẸ MARIA
 
Vấn Đề Canh Tân Việc Tôn Sùng Mẹ Maria
 
24. Công Đồng Chung Vaticanô II cũng kêu gọi chúng ta hãy cổ võ những hình thức khác của lòng đạo đức bên cạnh việc tôn thờ về phụng vụ, nhất là những hình thức được huấn quyền khuyến khích (67). Tuy nhiên, như chúng ta quá biết, lòng đạo đức của tín hữu và việc tôn kính của họ đối với Người Mẹ của Thiên Chúa đã mặc nhiều hình thức tùy theo hoàn cảnh về thời gian và nơi chốn, tùy theo những cảm quan của các dân tộc, cùng với những truyền thống về văn hóa khác nhau của họ. Bởi thế, những hình thức bày tỏ lòng tôn sùng này, khi bị thời gian tàn phá, cho thấy cần phải cải tiến để chúng có thể thay thế những yếu tố nhất thời, có thể nhấn mạnh đến những yếu tố hằng mới mẻ và hòa hợp với dữ kiện về tín lý của các suy tư thần học cũng như với những phác họa nơi huấn quyền của Giáo Hội. Điều này cần phải có các hội đồng giám mục, các giáo hội địa phương, các gia đình tu trì và Cộng Đồng tín hữu cổ võ một thứ hoạt động sáng tạo chân thực và đồng thời tiến hành việc thận trọng cải tiến những bày tỏ và thực hành lòng đạo đức đối với Đức Trinh Nữ. Chúng tôi muốn thấy việc cải tổ này chẳng những tỏ ra tôn trọng truyền thống lành mạnh mà còn cởi mở với những yêu cầu hợp lý của dân chúng trong thời đại của chúng ta. Bởi thế, Chư Huynh khả kính, thật là thích đáng trong việc đề ra một số nguyên tắc để hành động trong lãnh vực này.
 
Đoạn Một: Những Khía Cạnh Ba Ngôi, Kitô Học và Giáo Hội Học nơi Việc Tôn Sùng Đức Trinh Nữ
 
25. Trước hết, vấn đề hết sức thích đáng là những việc thực hành lòng đạo đức đối với Trinh Nữ Maria cần phải hiển nhiên thể hiện việc chú trọng đến tính cách Ba Ngôi và Kitô học nội tại và thiết yếu của chúng. Thật vậy, việc tôn thờ Kitô giáo tự mình là việc tôn thờ hiến dâng lên Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, hay, như phụng vụ diễn tả, hiến dâng lên Cha nhờ Chúa Kitô trong Thần Linh. Theo quan điểm này thì việc tôn thờ chính đáng được bao gồm, cho dù một cách khác nhau về thực chất, trước hết và trên hết, một cách đặc biệt là Mẹ Thiên Chúa, rồi tới các thánh, những vị mà nơi họ Giáo Hội công bố Mầu Nhiệm Vượt Qua, vì các vị đã chịu khổ với Chúa Kitô và đã được hiển vinh với Người (68). Nơi Trinh Nữ Maria hết mọi sự đều có liên quan tới Chúa Kitô và lệ thuộc vào Người. Chính vì Chúa Kitô mà Thiên Chúa Cha từ đời đời đã chọn Mẹ làm Người Mẹ hoàn toàn thánh hảo và đã trang điểm cho Mẹ những tặng ân của Thần Linh không một ai có. Lòng đạo đức chân chính của Kitô hữu thực sự không bao giờ ngừng nhấn mạnh đến mối liên kết bất khả phân ly và mối liên hệ thiết yếu của Vị Trinh Nữ này với Đấng Cứu Thế thần linh (69). Tuy nhiên, đối với chúng tôi lòng đạo đức này dường như đặc biệt am hợp với chiều hướng thiêng liêng của thời đại chúng ta, một chiều hướng bị chi phối và thấp nhập bởi “vấn đề về Chúa Kitô” (70), để khía cạnh Kitô học được đặc biệt nổi bật nơi những bày tỏ về lòng sùng kính Vị Trinh Nữ này. Cũng thế, đối với chúng tôi, những bày tỏ về việc tôn sùng này cũng cần phải phản ảnh dự án của Thiên Chúa, một dự án đã được phác họa “bằng một sắc lệnh duy nhất cái nguồn gốc của Mẹ Maria và việc Nhập Thể của Đức Khôn Ngoan thần linh” (71). Điều này chắc chắn là những gì sẽ góp phần vào việc làm cho lòng đạo đức đối với Người Mẹ của Chúa Giêsu vững chắc hơn, và làm cho nó thành một dụng cụ hiệu nghiệm để đạt được tất cả “kiến thức về Con Thiên Chúa, cho đến khi chúng ta trở nên con người thành toàn, đạt tới tầm vóc trọn vẹn của chính Chúa Kitô” (Eph 4:13). Nó cũng sẽ góp phần vào vấn đề làm gia tăng việc tôn thờ xứng với Chính Chúa Kitô, vì, theo tâm thức vĩnh viễn của Giáo Hội được lập lại theo thẩm quyền của mình trong thời đại của chúng ta đây (72), những gì được ban cho vị nữ tỳ này đều liên quan tới Chúa; bởi thế, những gì được ban cho Người Mẹ đều trở về với Người Con; … và vì thế những gì được dâng lên vị Nữ Vương như việc tôn kính khiêm hạ đều trở thành việc tôn kính qui về cho Đức Vua” (73).  
 
26. Chúng tôi thấy cần phải thêm vào việc đề cập tới chiều hướng Kitô học của lòng sùng kính Đức Trinh Nữ này một nhắc nhở về việc làm nổi bật một cách thích đáng nơi việc tôn sùng này đối với một trong những sự kiện thiết yếu của Đức Tin đó là Ngôi Vị và hoạt động của Thánh Linh. Thật vật, suy tư thần học và phụng vụ đã nhận thấy làm thế nào mà việc Thần Linh ra tay thánh hóa Vị Trinh Nữ thành Nazarét này lại là giây phút tột đỉnh của hoạt động Thần Linh trong lịch sử cứu độ. Bởi thế một số vị Giáo Phụ và những văn hào của Giáo Hội chẳng hạn đã qui sự thánh thiện nguyên thủy của Mẹ Maria cho hoạt động của Thần Linh, vị thực sự đã “được Thánh Linh làm thành một loại bản chất mới và tạo vật mới” (74). Khi suy niệm về các đoạn Phúc Âm – “Thánh Thần sẽ xuống trên trinh nữ và quyền phép Đấng Tối Cao sẽ bao phủ trinh nữ” (Lk 1:35) và “Maria được thụ thai bởi Thánh Linh… Người đã thụ thai bởi Thánh Linh” (Mt 1:18, 20) – các vị đã thấy nơi việc can thiệp của Thần Linh này tác động thánh hiến và phong phú hóa đức trinh khiết của Mẹ Maria (75) và biến đổi Mẹ thành “Nơi Ở của Đức Vua” hay “Hôn Phòng của Lời” (76), “Đến Thờ” hay “Nhà Tạm của Chúa” (77), “Hòm Bia Giao Ước” hay “Hòm Bia Thánh Thiện” (78), những tước hiệu âm vang đầy những ý nghĩa thánh kinh. Khi khảo sát sâu xa hơn nữa mầu nhiệm Nhập Thể, các vị thấy nơi mối liên hệ nhiệm mầu này giữa Thần linh và Mẹ Maria một khía cạnh đầy mầu sắc hôn phối, được Prudentius phác tả một cách thi ca rằng: “Vị Trinh Nữ chưa thành hôn này được Thần Linh kết hôn” (79) và các vị gọi Mẹ là “Đến Thờ của Thánh Linh” (80), một diễn tả nhấn mạnh đến tính chất linh thánh của Vị Trinh Nữ này, bấy giờ là nơi vĩnh cư của Thần Linh Thiên Chúa. Đào sâu vào tín lý về Đấng An Ủi, các vị thấy rằng xuất phát từ Ngài như từ một nguồn tuôn tràn tình trạng đầy ân phúc (cf Lk 1:28) và dồi dào các tặng ân điểm tô cho Mẹ. Bởi thế, các vị qui cho Thần Linh đức tin, đức cậy và đức mến là những gì làm sinh động con tim của Vị Trinh Nữ này, sức mạnh giúp Mẹ chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa, và khí thế nâng đỡ Mẹ chịu khổ đau dưới chân thập giá (81). Nơi bài ca vịnh tiên tri của mình (cf Lk 1:46-55), các vị đã thấy được một hoạt động đặc biệt của Thần Linh là Đấng nói qua môi miệng của các vị tiên tri (82), Sau hết, khi xét tới việc hiện diện của Mẹ Chúa Giêsu ở Căn Thượng Lầu, nơi Thần Linh đã ngự xuống trên Giáo Hội sơ khai (cf. Acts 1:12-14; 2:1-4), các vị làm phong phú thêm bằng những khai triển mới đề tài xa xưa về Mẹ Maria và Giáo Hội (83). Nhất là các vị chạy đến cùng việc chuyển cầu của Mẹ Maria để xin Thần Linh khả năng sinh sản Chúa Kitô trong linh hồn của các vị, như được chứng thực bởi Thánh Ildephonsus trong một lời nguyện cầu tuyệt vời với tín lý của nó và có tính cách nguyện cầu quyền năng: “Con van xin Mẹ, hỡi trinh Nữ thánh đức, hãy cho con có được Chúa Giêsu từ nơi Thánh Linh là Đấng đã làm cho Mẹ sinh hạ Chúa Giêsu. Chớ gì linh hồn con lãnh nhận Chúa Giêsu nhờ Thánh Linh là Đấng làm cho xác thịt của Mẹ thụ thai Chúa Giêsu…  Chớ gì con yêu mến Chúa Giêsu trong Thánh Thần là Đấng giúp Mẹ tôn thờ Chúa Giêsu là Chúa và nhín lên Người như là Con của Mẹ” (84).
 
27. Vấn đề ở đây là ngày nay có nhiều sách vở thiêng liêng không đủ chia sẻ tất cả tín lý về Thánh Linh. Nó là công việc của các chuyên gia trong việc kiểm chứng và cân nhắc sự thật về chủ trương này, thế nhưng nó cũng là việc chúng tôi muốn kêu gọi mọi người, nhất là những ai thực hiện thừa tác mục vụ và các thần học gia, hãy suy niệm sâu xa hơn về hoạt động của Thánh Linh trong lịch sử cứu độ, và hãy bảo đảm rằng những sách vở thiêng liêng của Kitô giáo cần phải đề cao một cách xứng hợp hoạt động ban sự sống của Ngài. Một cuộc nghiên cứu như thế sẽ đặc biệt làm sáng tỏ mối liên hệ âm thầm giữa Thần Linh của Thiên Chúa với Vị Trinh Nữ Nazarét, và cho thấy ảnh hưởng các vị có trên Giáo Hội. Từ việc suy niệm sâu xa hơn này về những sự thật của Đức Tin mới xuất phát một lòng đạo hạnh sống động hơn.
 
28. Những thực hành đạo hạnhtín hữu tỏ ra tôn kính Người Mẹ của Chúa cũng cần phải rõ ràng cho thấy vị thế Mẹ có ở trong Giáo Hội: “vị thế cao nhất và gần chúng ta nhất sau Chúa Kitô” (85). Những dinh thự về phụng vụ của lễ nghi Byzantine, cả về sự cấu tạo về kiến trúc cũng như về việc sử dụng các hình ảnh, đều rõ ràng cho thấy vị trí của Mẹ Maria trong Giáo Hội. Ở cửa chính gắn hình ảnh có trình bày cánh Truyền Tin và ở hậu cung là hình ảnh Mẹ Thiên Chúa vinh hiển. Như thế người ta thấy cách thức qua việc đồng ý của người tỳ nữ khiêm hạ của Cúa, nhân loại bắt đầu trở về cùng Thiên Chúa và thấy nơi vinh hiển của Vị Trinh Nữ hoàn toàn thánh thiện đích điểm của cuộc họ hành trình. Cái biểu hiệu này ở một ngôi nhà thờ chứng tỏ cho thấy vị thế của Mẹ Maria trong mầu nhiệm của Giáo Hội đầy những ý nghĩa và cho thấy lý do để hy vọng rằng những hình thức khác nhau của việc tôn sùng đối với Đức Trinh Nữ này có thể là những gì cởi mở trước các quan niệm của Giáo Hội ở hết mọi nơi. 
 
Tín hữu sẽ có thể cảm nhận một cách dễ dàng hơn sứ vụ của Mẹ Maria trong mầu nhiệm của Giáo Hội và vị thế đệ nhất của Mẹ trong mối hiệp thông các thánh, nếu chú ý tới những qui chiếu của Công Đồng Chung Vaticanô II về những quan niệm căn bản đối với bản chất của Giáo Hội như là Gia Đình của Thiên Chúa, của Dân Chúa, của Vương Quốc Thiên Chúa và của Nhiệm Thể Chúa Kitô (86). Điều này sẽ giúp cho tín hữu ý thức sâu xa hơn về một thứ tình huynh đệ liên kết tất cả họ lại như là những đứa con trai con gái của Trinh Nữ Maria, “vị đã cộng tác bằng tình yêu của một người mẹ vào việc tái sinh của họ và hình thành thiêng liêng của họ” 987), và như là những đứa con trai con gái của Giáo Hội, vì “chúng ta được sinh ra từ lòng Giáo Hội, chúng ta được nuôi dưỡng bằng sữa của Giáo Hội, chúng ta được Thần Linh của Giáo Hội ban cho sự sống” (88). Họ cũng sẽ nhận thấy rằng cả Giáo Hội và Mẹ Maria đều hợp tác sinh hạ Nhiệm Thể Chúa Kitô, vì “cả hai đều là Mẹ của Chúa kitô, thế nhưng khong ai sinh hạ toàn thân mà lại không có nhau” (89). Cũng thế, tín hữu  sẽ cảm nhận rõ ràng hơn nữa là tác động của Giáo Hội trên thế giới này có thể giống như là một thứ kéo dài mối quan tâm của Mẹ Maria. Tình yêu thương chủ động Mẹ tỏ ra ở Nazarét, nơi nhà bà Isave, ở Cana và trên đồi Golgotha – tất cả những giai đoạn cứu độ đều có tầm vóc giáo hội rất quan trọng – được kéo dài nơi mối quan tâm từ mẫu của Giáo Hội về việc tất cả mọi người cần phải nhận biết chân lý (cf 1Tim 2:4), nơi mối quan tâm của Giáo Hội đối với thành phần sống trong hoàn cảnh thấp hèn cũng như đối với thành phần nghèo khổ yếu kém, và nơi việc liên lỉ dấn thân của Giáo Hội cho hòa bình và việc sống hòa hợp trong xã hội, cũng như nơi những nỗ lực liên lỉ của Giáo Hội trong việc bảo đảm rằng tất cả mọi người được thông phần vào ơn cứu độ được mang lại cho họ nhờ cái chết của Chúa Kitô. Như thế tình yêu mến đối với Giáo Hội sẽ trở thành lòng mến yêu đối với Mẹ Maria, và ngược lại, vì bên này không thể tách khỏi bên kia, như Thánh Chromatius ở Aquileia đã nhận định một cách sâu xa rằng: “Giáo Hội đã liên kết… ở Căn Thượng Lầu với Mẹ Maria Mẹ Chúa Giêsu và với anh em của Người, Bởi thế Giáo Hội không thể được nói tới như thế nếu Giáo Hội không bao gồm Mẹ Maria là Mẹ của Chúa chúng ta, cùng với anh em của Người” (90).  Bởi thế, tóm lại, chúng tôi muốn lập lại rằng việc tôn sùng đối với Đức Trinh Nữ cần phải hiển nhiên cho thấy nội dung sâu xa và giáo hội của nó, nhờ đó nó mới có thể cải cách được những hình thức và những văn bản một cách thích đáng.
 
Đoạn Hai: Bốn Chỉ Dẫn cho Việc Sùng Kính Đức Trinh Nữ: Tính Cách Thánh Kinh, Phụng Vụ, Đại Kết và Nhân Loại Học
 
29. Những quan tâm trên đây xuất phát từ việc cứu xét về mối liên hệ của trinh Nữ Maria với Thiên Chúa – Cha, Con và Thánh Thần – cũng như với Giáo Hội. Theo đường lối được giáo huấn của Công Đồng vạch vẽ (91), chúng tôi muốn thêm vào một số những chỉ dẫn nữa theo Thánh kinh, phụng vụ, đại kết và nhân loại học. Những chỉ dẫn này cần phải lưu ý ở bất cứ việc cải tổ nơi những thựa hành đạo đức hay nơi việc tạo nên những thực hành mới, để nhấn mạnh và đề cao mối liên hệ thắt kết chúng ta với Mẹ là Mẹ Chúa Kitô và là Mẹ của chúng ta trong mối hiệp thông các thánh.
 
30. Ngày nay cần phải nhìn nhận như là một nhu cầu chung nơi lòng đạo đức của Kitô giáo đó là hết mọi hình thức thờ phượng đều phải có dấu vết thánh kinh. Việc tiến bộ đạt được nơi những nghiên cứu về thánh kinh, việc phổ biến Thánh Kinh mỗi ngày một hơn, và nhất là mẫu gương của Truyền Thống cùng tác động nội tại của Thánh Linh đang có khuynh hướng làm cho Kitô giáo tân tiên sử dụng Thánh Kinh hơn bao giờ hết như là một cuốn sách cầu nguyện căn bản, và kín múc được từ đó ơn soi động chân thực cũng như những mẫu gương cao cả nhất. Việc sùng kính Đức Trinh Nữ cũng không thể được châm chước khỏi chiều hướng chung này của lòng đạo đức Kitô giáo (92); thật vậy, nó cần phải kín múc hứng khởi một cách đặc biệt từ chiều hướng này để có được sinh lực mới và sự trợ giúp vững chắc. Nơi việc trình bày tuyệt vời dự án của Thiên Chúa đối với ơn cứu độ của con người, Thánh Kinh tràn đầy những mầu nhiệm về Đấng Cứu Thế, và từ Sách Khởi Nguyên đến Sách Khải Huyền, cũng chất chứa những qui chiếu rõ ràng đến vị là Mẹ và là cộng tác viên của Đấng Cứu Thế. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn dấu vết thánh kinh này chỉ là một thứ chuyên cần sử dụng đến các bản văn cùng với những biểu hiệu được chọn lựa một cách khéo léo từ Thánh Kinh. Cần phải hơn thế nữa. Điều cần thiết ở đây đó là những sách kinh nguyện và ca nguyện cần phải lấy cảm hứng và lời lẽ của mình từ Thánh Kinh, và nhất là việc tôn sùng vị Trinh Nữ này cần phải được thấm nhuần những đề tài trọng đại từ sứ điệp Kitô giáo. Điều này sẽ bảo đảm rằng, khi họ tôn kính Ngai Tòa của Đức Khôn Ngoan này, thì ngược lại, tín hữu sẽ được soi sáng bởi lời thần linh, và được soi động để sống cuộc đời của mình theo những chỉ thị của Đức Khôn Ngoan Nhập Thể.
 
31. Chúng tôi đã nói về việc tôn kính được Giáo Hội giành cho Người Mẹ của Thiên Chúa trong việc cử hành phụng vụ thánh. Tuy nhiên, khi nói tới những hình thức tôn sùng khác cùng với những tiêu chuẩn mà những hình thức tôn sùng này cần phải dựa vào, chúng tôi muốn nhắc lại tiêu chuẩn được đề ra trong Hiến Chế Sacrosanctum Concilium về Phụng Vụ Thánh. Văn kiện này, trong khi nhiệt tình chuẩn nhận những việc thựa hành đạo đức của dân Kitô giáo, đã tiếp tục nói rằng: “… tuy nhiên, những việc tôn sùng này, bằng việc lưu ý tới những mùa phụng vụ, cần phải được sắp xếp để làm sao hòa hợp với phụng vụ thánh. Chúng phải làm sao để có thể cảm thấy hứng khởi từ phụng vụ, và vì vai trò đệ nhất của phụng vụ thánh, chúng phải hướng dân Kitô giáo về phụng vụ thánh” (93). Mặc dù đó là một qui luật khôn ngoan và minh bạch, nhưng việc áp dụng qui luật này không phải là một vấn đề dễ dàng, nhất là liên quan tới những việc tôn sùng Thánh Mẫu, những việc rất khác nhau về những bày tỏ chính thức của chúng. Đối với phần vụ của trhành phần lãnh đạo nơi các cộng đồng địa phương thì điều cần đó là nỗ lực, cảm quan mục vụ và sự kiên trì, còn phần tín hữu cần phải tỏ ra s8ãn sàng chấp nhận những điều hướng dẫn và tư tưởng được rút tỉa từ bản chất đích thực từ việc tôn thờ của Kitô giáo; đôi khi điều nàykhiến phải thay đổi những tục lệ lâu đời đã trở nên lu mờ một cách nào đó trước bản chất thực sự của việc tôn thờ Kitô giáo này. 
 
Theo chiều hướng này, chúng tôi muốn đề cập tới hai thái độ mà theo thực hành mục vụ có thể vô hiệu hóa tiêu chuẩn này của Công Đồng Chung Vaticanô II. Trước hết có một số người quan tâm tới việc chăm sóc các linh hồn,  thành phần khinh thường một cách chủ quan những việc tôn sùng của lòng đạo đức có những hình thức đúng đắn đã được khuyến khích bởi huấn quyền, thành phần loại trừ chúng và vì thế tạo nên một thứ trống rỗng không được họ viên trọn. Họ quên rằng Công Đồng này đã nói là những việc tôn sùng của lòng đạo đức nào hòa hợp với phụng vụ thì không được dẹp bỏ. Sau nữa, có những người, không căn cứ vào những tiêu chuẩn lành mạnh về phụng vụ và mục vụ, đã pha trộn những việc thực hành đạo đức với những tác động phụng vụ nơi những cử hành lai căng. Đôi khi xẩy ra là những tuần chín ngày hay những việc thực hành tương tự được xen kẽ vào chính việc cử hành Hy Tế Thánh Thể. Điều này là những gì tạo nên sự nguy hiểm ở chỗ Lễ Nghi Tưởng Niệm về Chúa, thay vì là tột đỉnh của việc qui tụ của cộng đồng Kitô hữu, lại thực sự trở thành dịp thực hành việc sùng kính. Đối với những ai làm như thế, chúng tôi muốn nhắc lại qui luật được đề ra bởi Công Đồng này, qui định rằng những việc thực hành của lòng đạo đức cần phải hòa hợp với phụng vụ chứ không được tháp nhập vào phụng vụ. Hành động khôn khéo của mục vụ, một đàng cần phải vạch ra và nhấn mạnh đến bản chất thích đáng của các tác động phụng vụ, đàng khác, cần phải đề cao gaí trị của những thực hành của lòng đạo đức để thích ứng chúng với các nhu cầu của những cộng đồng riêng trong Giáo Hội và làm cho chúng trở thành những trợ giúp sáng giá cho phụng vụ.
 
32. Vì tính chất giáo hội của mình, việc tôn sùng Đức Trinh Nữ là những gì phản ảnh các mối bận tâm của chính Giáo Hội. Trong những mối bận tâm này, nhất là trong thời đại của chúng ta đây, đó là niềm tha thiết của Giáo Hội đối với việc tái thiết mối hiệp nhất Kitô giáo. Vì thế, việc tôn sùng Người Mẹ của Chúa cũng hòa hợp với những ước muốn sâu xa và mục đích của phong trào đại kết, tức là có chiều kích đại kết. Sở dĩ như vậy là vì một số lý do.
 
Trước hết, trong việc tôn kính bằng một lòng đặc biệt yếu mến Người Mẹ Thiên Chúa vinh hiển và trong việc tuyên xưng Mẹ là “Niềm Hy Vọng của Kitô hữu” (94), người Công Giáo liên kết mình với những người anh chị em thuộc các Giáo Hội Chính Thống là những giáo hội có lòng sùng kính Đức Trinh Nữ qua những bộc lộ của mình nơi thi ca tuyệt vời cũng như nơi tín lý vững chắc. Người Công Giáo cũng liên kết với tín hữu Anh Giáo, một cộng đồng có những thần học gia cổ điển đã chú trọng tới nền tảng lành mạnh từ thánh kinh đối với lòng sùng kính Người Mẹ của Chúa, và những thần học gia ngày nay đang càng ngày càng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vị thế Mẹ Maria nơi đời sống của Kitô hữu. Khi chúc tụng Thiên Chúa bằng chính những lời của Vị trinh Nữ này (cf Lk 1:46-55), người Công Giáo cũng liên kết với anh chị em thuộc các Giáo Hội Cải Cách vốn triển nữ lòng yêu chuộng Thánh Kinh.
 
Đối với những tín hữu Công Giáo, việc tôn sùng Người Mẹ của Chúa Kitô và là Người Mẹ của Kitô hữu cũng là một cơ hội theo tự nhiên và thường xuyên trong việc xin Mẹ chuyển cầu cùng Con Mẹ cho việc đạt được mối hiệp nhất của toàn thể thành phần lãnh nhận phép rửa trong một Dân Chúa duy nhất (95). Tuy nhiên, chiều kích đại kết nơi việc tôn sùng Thánh Mẫu được tỏ ra nơi ước muốn của Giáo Hội Công Giáo, cho dù không được lệch ra khỏi tính chất đặc thù của việc tôn sùng này (96), cũng phải hết sức cẩn thận để tránh đi bất cứ những thái quá có thể khiến cho anh chị em Kitô hữu khác hiểu lầm về tín lý chân thực của Giáo Hội Công Giáo (97). Cũng thế, Giáo Hội mong muốn rằng cần phải loại trừ bất cứ bày tỏ nào nơi việc sùng kính có tính cách ngược lại với việc thực hành đúng đắn của Công giáo.
 
Sau hết, vì theo tự nhiên nơi việc thực sự sùng kính Đức Trinh Nữ “Người Con cần phải được nhận biết, yêu mến và tôn vinh một cách xứng đáng… khi Người Mẹ được kính tôn” (98), mà việc tôn sùng như thế là một đường lối đến cùng Chúa Kitô là nguồn mạch và là tâm điểm của mối hiệp thông giáo hội, một mối hiệp thông mà tất cả những ai công khai tuyên xưng rằng Người là Thiên Chúa và là Chúa, là Đấng Cứu Thế và là vị trung Gian duy nhất (cf. 1Tim 2:5), đều được kêu gọi nên một, với nhau, với Chúa Kitô và với Cha trong sự hiệp nhất của Thánh Linh (99).
 
33. Chúng tôi nhận thấy rằng có những khác nhau hệ trọng giữa ý nghĩ của nhiều anh chị em của chúng ta ở những Giáo Hội và những cộng đồng giáo hội khác với tín lý Công giáo về “vai trò của Mẹ Maria trong công cuộc cứu độ” (100). Bởi thế cũng có những ý nghĩ khác nhau về việc tôn sùng cần phải được tỏ ra với Mẹ. Tuy nhiên, vì cùng một quyền năng của Đấng Tối Cao đã bao phủ Vị Trinh Nữ Nazarét này (cf Lk 1:35) và là quyền năng ngày nay đang hoạt động trong phong trào đại kết và làm cho phong trào này sinh hoa kết trái, chúng tôi muốn bày tỏ niềm tin tưởng của chúng tôi là việc tôn sùng đối với người tỳ nữ thấp hèn của Chúa, Vị đã được Đấng Toàn Năng thực hiện những điều cao trọng (cf Lk 1:49), sẽ trở nên, cho dù một cách chậm chạp, không phải là một chướng ngại mà là một đường lối và là một tu 5 điểm cho mối hiệp nhất của tất cả những ai tin vào Chúa Kitô. Chúng tôi thực sự cảm thấy hân hoan khi thấy rằng cả ở nơi những người anh chị em ly khai của chúng tôi việc hiểu biết hơn về vị thế của Mẹ Maria trong mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Giáo Hội đang là những gì thuận lợi cho con đường dẫn đến mối hiệp nhất. Như ở Cana, việc can thiệp của Đức Trinh Nữ đã làm cho Chúa Kitô thực hiện phép lạ đầu tiên của Người (cf Jn 2:1-12) thế nào, thì ngày nay cũng thế, việc can thiệp của Mẹ có thể giúp mang lại việc hiện thực hóa thời điểm thành phần môn đệ của Chúa Kitô sẽ tìm lại được mối hiệp thông trọn vẹn trong đức tin. Niềm hy vọng này của chúng tôi được củng cố bởi lời nhận định của vị tiền nhiệm Lêô XIII của chúng tôi, vị đã viết rằng nguyên do của mối hiệp nhất Kitô giáo “liên quan một cách thích đáng với vai trò làm mẹ thiêng liêng của Đức Maria. Vì Mẹ Maria đã không sinh ra và không thể nào sinh ra những ai thuộc về Chúa Kitô, nếu không bằng một đức tin duy nhất và tình yêu duy nhất: vì ‘phải chăng Chúa Kitô bị chia cắt?’ (1Cor 1:13) Tất cả chúng ta đều phải cùng nhau sống sự sống của Chúa Kitô, nhờ đó trong cùng một thân thể duy nhất, ‘chúng ta có thể sinh hoa kết trái cho Thiên Chúa’ (Rm 7:4)’” (101).
 
34. Việc tôn sùng Đức Trinh Nữ cũng cần phải cẩn thận chú ý tới một số khám phá mới về khoa học nhân bản. Điều này giúp loại trừ một trong những nguyên nhân gây ra những khó khăn xẩy ra trong việc tôn sùng Người Mẹ của Chúa, tức là cái trái nghịch giữa một số khía cạnh của việc tôn sùng này với những khám phá mới về nhân loại học cùng với những thay đổi sâu xa nơi lãnh vực tâm lý xã hội là lãnh vực theo đó con người sinh sống và hoạt động. Hình ảnh về Đức Trinh Nữ được trình bày theo một kiểu mẫu nào đó nơi văn chương sùng mộ không phải là những gì dễ dàng hòa hợp với lối sống của ngày hôm nay, nhất là cách thức sống của phụ nữ ngày nay. Ở nhà, vấn đề bình đẳng và tương đương với nam nhân trong việc điều hành gia đình đang được luật pháp cùng với vấn đề tiến hóa của tập tục chính đáng nhìn nhận. Nơi lãnh vực chính trị, phụ nữ ở nhiều quốc gia nắm giữ vị thế cân bằng với vị thế của nam nhân. Ở lãnh vực xã hội, phụ nữ làm việc ở hết mọi nghành nghề khác nhau, hằng ngày xa rời hơn nữa với môi trường hạn hẹp trong gia đình. Ở lãnh vực văn hóa, những cơ hội mới đang được mở ra cho nữ giới trong việc nghiên cứu khoa học và những hoạt động về tri thức.
 
Từ những hiện tượng này, một số người đang trở nên tỉnh ngộ trước việc tôn sùng Đức Trinh Nữ và cảm thấy khó noi gương bắt chước người nữ Maria Nazarét vì những chân trời cuộc đời của Mẹ, như họ nói, như thể bị hạn hẹp so với lãnh vực hoạt động bao rộng mở ra cho nhân loại ngày nay. Về vấn đề này, chúng tôi kêu gọi các thần học gia, những người có trách nhiệm với những cộng đồng Kitô hữu địa phương và chính thành phần tín hữu hãy xem xét những khó klhăn này một cách cẩn thận. Đồng thời chúng tôi muốn lợi dụng dịp này để cống hiến việc đóng góp riêng của chúng tôi vào vấn đề giải quyết những khó khăn ấy bằng một số nhận định sau đây.
 
35. Trước hết, Trinh Nữ Maria bao giờ cũng được Giáo Hội nêu lên cho thành phần tín hữu như là một mẫu gương cần phải noi theo bắt chước, không phải chính xác như loại đời sống của Mẹ, nhất là đối với bối cảnh về văn hóa xã hội Mẹ sống, một bối cảnh ngày nay khó thấy ở bất cứ nơi nào. Mẹ được nêu gương cho thành phần tín hữu thật ra là vì đường lối Mẹ hoàn toàn ý thức chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa (cf Lk 1:38) nơi cuộc sống riêng biệt của Mẹ, vì Mẹ nghe lời Chúa và đáp ứng, và vì đức bác ái và tinh thần phục vụ là động lực cho các hành động của Mẹ. Mẹ xứng đáng bắt chước vì Mẹ là môn đệ trên hết và tuyệt nhất của Chúa Kitô. Tất cả những điều ấy đều có một giá trị mô phạm vĩnh viễn và phổ quát.
 
36. Sau nữa, chúng tôi muốn vạch ra rằng những khó khăn được ám chỉ trên đây là những khó khăn liên hệ chặt chẽ với những khía cạnh về hình ảnh của Mẹ Maria được thấy nơi những bản văn phổ thông. Chúng không liên hệ với hình ảnh Phúc Âm về Mẹ Maria hay với những dữ kiện tín lý là những gì trở nên rõ ràng qua một tiến trình chậm rãi và tỉ mỉ của việc rút tỉa từ Mạc Khải. Cần phải coi là hoàn toàn bình thường đối với các thế hệ theo nhau của Kitô hữu ở những môi trường văn hóa xã hội khác nhau trong việc bày tỏ những cảm thức của mình về Người Mẹ của Chúa Giêsu bằng những đường lối và cách thức phản ảnh thời đại của họ. Trong việc chiêm ngưỡng Mẹ Maria và sứ vụ của Mẹ, những thế hệ Kitô hữu khác nhau này, khi nhìn lên Mẹ như Người Nữ Mới và là Kitô Hữu trọn hảo, đã thấy nơi Mẹ như là trinh nữ, là người phối ngẫu và là mẹ, kiểu mẫu trổi vượt về vai trò nữ giới và mẫu gương nổi bật về cuộc đời sống theo Phúc Âm và gồm tóm những tình trạng đặc biệt nhất của đời sống một người phụ nữ. Khi Giáo Hội lưu tâm tới lịch sử dài về việc tôn sùng Thánh Mẫu, Giáo Hội hân hoan trước việc liên tục của yếu tố sùng bái nơi việc tôn sùng này, nhưng Giáo Hội không liên kết mình với bất cứ việc bày tỏ đặc biệt nào của một giai đoạn văn hóa riêng hay với những ý nghĩ đặc biệt nào về nhân loại học nằm dưới những bày tỏ như thế. Giáo Hội hiểu rằng một số bày tỏ bề ngoài về tôn giáo, cho dù hoàn toàn tự mình có giá trị, cũng ít thích đáng với con người nam nữ ở những thời đại và văn hóa khác nhau.
 
37. Sau hết, chúng tôi muốn vạch ra cho thấy rằng thời đại của chúng ta, không thua gì những thời trước kia, được kêu gọi chứng thực kiến thức của mình về thực tại bằng lời Chúa, và, trong việc giữ cho vấn đề quan tâm được hiện đại, so sánh những ý nghĩ về nhân loại học của nó cùng với những vấn đề xuất phát từ đó với hình ảnh về Trinh Nữ Maria như được trình bày trong Phúc Âm. Việc đọc Thánh Kinh thần linh, được thực hiện theo Thánh Linh hướng dẫn, và với những khám phá về các khoa nhân bản học cùng với những tình trạng khác nhau trên thế giới hôm nay đang được chú ý tới, sẽ giúp chúng ta thấy được cách thức Mẹ Maria có thể được coi như là một tấm gương cho những niềm mong đợi của con người nam nữ thuộc thời đại của chúng ta. Bởi vậy, người phụ nữ tân tiến, nhiệt tình tham dự vào quyền quyết định nơi những sự vụ của cộng đồng, sẽ sâu xa hân hoan chiêm ngưỡng Mẹ Maria là vị, được đối thoại với Thiên Chúa, đã tỏ ra chủ động và sáng suốt chấp nhận (102), không phải để giải quyết một vấn đề ngẫu nhiên, mà là cho “một biến cố có tầm vóc hệ trọng toàn cầu”, như biến cố Lời Nhập Thể đã đáng được gọi như thế (103). Người phụ nữ tân tiến sẽ cảm nhận rằng việc chọn lựa sống đời khiết trinh, một thứ khiết trinh theo dự án của Thiên Chúa đã sửa soạn cho Mẹ đón nhận mầu nhiệm Nhập Thể, không phải là một thứ loại trừ bất cứ giá trị nào của đời sống hôn nhân mà là một chọn lựa can đảm Mẹ thực hiện để thánh hiến mình hoàn toàn cho tình yêu Thiên Chúa. Người phụ nữ tân tiến sẽ bỡ ngỡ hỉ hoan nhận thấy rằng Đức Maria Nazarét, trong lúc hoàn toàn hiến thân theo ý muốn của Thiên Chúa, vẫn không phải chỉ là một phụ nữ rụt rè thuần phục hay là một con ngườicó lòng đạo hạnh có khuynh hướng xa rời với những người khác; trái lại, Mẹ là một người nữ không ngần ngại loan báo rằng Thiên Chúa bênh đỡ người khiêm hạ và người bị áp bức, và hạ bệ thành phần quyền uy trên thế gian này (cf Lk 1;51-53). Người phụ nữ tân tiến sẽ nhận thấy nơi Mẹ Maria, vị “nổi bật trong thành phần nghèo khó và khiêm hèn của Chúa” (104), một phụ nữ quyền năng, vị trải qua cảnh nghèo khổ và đau khổ, trốn lánh và lưu đầy (cf Mt 2:13-23). Đó là những trường hợp không thể nào thoát được sự chú ý của những ai muốn ủng hộ, theo tinh thần Phúc Âm, những năng lực giải phóng của con người và của xã hội. Và Mẹ Maria sẽ xuất hiện không phải như là một Người Mẹ chỉ hoàn toàn quan tâm tới Người Con thần linh của riêng Mẹ, mà là như một người nữ thực hiện những hoạt động để giúp vào việc củng cố đức tin nơi Chúa Kitô của cộng đoàn tông đồ (cf Jn 2:1-12), và là người nữ có vai trò làm mẹ được mở rộng và trở nên phổ quát trên Đồi Canvê (105). Đó chỉ là những thí dụ, những thí dụ rõ ràng cho thấy rằng hình ảnh Đức Trinh Nữ này không làm vỡ mộng bất cứ niềm mong đợi sâu xa nào của con người nam nữ trong thời đại của chúng ta, nhưng cống hiến cho họ một mô phạm hoàn hảo về người môn đệ của Chúa: một người môn đệ trong khi xây dựng thành đô trần gian và tạm gửi này vẫn là một kẻ lữ hành chuyên chăm hướng về thành đô thiên quốc và vĩnh cửu; thế nhưng, trên hết, một người môn đệ là nhân chứng chủ động cho một tình yêu kiến tạo nên Chúa Kitô nơi cõi lòng của dân chúng.
 
38. Trong việc cống hiến những hướng dẫn này, những hướng dẫn có ý làm cho thuận lợi vấn đề phát triển một cách hòa hợp của việc tôn sùng Người Mẹ này của Chúa, chúng tôi coi là cơ hội thuận lợi để lưu ý một số những thái độ đạo đức không đúng đắn. Công Đồng Chung Vaticanô II đã lấy thẩm quyền bác bỏ cảnhững gì thái quá về nội dung và hình thức là những gì thậm chí làm sai lạc tín lý lẫn những gì thiển cận làm lu mờ ình ảnh và sứ vụ của Mẹ Maria. Công Đồng cũng bác bỏ một số những lệch lạc về việc tôn sùng, chẳng hạn như sự nhẹ dạ có tính cách phù phiếm, một thứ cả tin, thay thế cho niềm tin cậy, chỉ thuần dựa vào những thực hành bề ngoài để chứng tỏ việc trịnh trọng dấn thân. Một lệch lạc khácđó là tính cách cảm tình cằn cỗi và chóng phai tàn, rất xa lạ với một thứ tinh thần của Phúc Âm đòi phải tỏ ra hành động kiên trì và cụ thể (106).  Chúng tôi tái khẳng định việc Công Đồng bài bác những thái độ và thực hành như thế. Chúng không hợp với Đức Tin Công Giáo và vì thế chúng không được có chỗ đứng trong việc tôn thờ của Công giáo. Việc thận trọng bênh vực chống lại những sai lầm và lệch lạc ấy sẽ là những gì mang lại cho việc tôn sùng Đức Trinh Nữ thêm vững mạnh và thêm chân thực. Nó sẽ làm cho việc tôn sùng này có một nền tảng vững chắc, ở chỗ việc học hỏi những nguồn Mạc Khải và việc chú trọng tới những văn kiện của huấn quyền sẽ vượt trên việc nghiên cứu thái quá để tìm kiếm những gì là mới mẻ hay hiện tượng phi thường. Nó sẽ bảo đảm rằng việc tôn sùng này là những gì khách quan theo nhận định về lịch sử của nó, và vì lý do ấy cần phải loại trừ đi hết những gì tỏ tường là hoàng đường hay sai lầm. Nó sẽ bảo đảm rằng việc tôn sùng này có một nội dung tín lý phù hợp – vì thế cần phải tránh việc trình bày một chiều về hình ảnh của Mẹ Maria, việc trình bày, vì thái quá nhấn mạnh đến một yếu tố duy nhất, gây tác hại đến hình ảnh chung về Mẹ trong Phúc Âm. Nó sẽlàm cho việc tôn sùng này minh bạch về động lực của nó, vì thế, hết những gì là tưlợi bất xứng đều được cẩn thận loại bỏ khỏi phạm vi của những gì là linh thánh.
 
39. Sau hết, vì cần thiết chúng tôi muốn lập lại rằng mục đích tối hậu của việc tôn sùng Đức Trinh Nữ đó là tôn vinh Thiên Chúa và dẫn Kitô hữu tới việc dấn thân sống đời hoàn toàn hợp với ý muốn của Ngài. Khi con cái của Giáo Hội hiệp nhất tiếng nói của mình với tiếng nói của một người phụ nữ vô danh trong Phúc Âm và tôn vinh Người Mẹ của Chúa Giêsu mà thưa cùng Người rằng: “Phúc thay lòng đã cứu mang Thày và vú đã cho Thày bú” (Lk 11:27), họ sẽ cảm thấy suy nghĩ trước câu trả lời trang trọng của Vị Thày Thần Linh này: “Phúc hơn cho kẻnghe lời Thiên Chúa và tuân giữ” (Lk 11:28). Thật sự là câu trả lời đây tự nó là lời ca ngợi Mẹ Maria một cách sống động, như những vị Giáo Phụ khác nhau trong Giáo Hội đã giải thích (107) và Công Đồng Chung Vaticanô II đã khẳng định (108), câu trả lời này dù sao cũng là lời khuyên răn chúng ta hãy sống cuộc đời của mình theo các giới răn của Thiên Chúa. Nó cũng là một âm vang về những lời khác của Chúa Cứu Thế: “Không phải ai nói cùng Tôi rằng: ‘Lạy Chúa, Lạy Chúa’ đều sẽđược vào nước trời, nhưng là người làm theo ý muốn của Cha Tôi là Đấng ở trên trời” (Mt 7:21); và “các con là bạn hữu của Thày nếu các con làm những gì Thày truyền cho các con” (Jn 15:14).  

Những Nhận Định về Hai Việc Thực Hành Đạo Đức: Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi
 
40. Chúng tôi đã nói đến một số những nguyên tắc có thể giúp vào việc cống hiến sinh lực mới cho việc tôn sùng Người Mẹ của Chúa. Giờ đây tùy ở các hội đồng giám mục, tùy ở những ai có trách nhiệm với các cộng đồng địa phương và tùy ở các hội dòng khác nhau trong việc khôn ngoan cải tiến những việc thực hành và thi hành lòng đạo đức để tôn kính Đức Trinh Nữ, cũng như trong việc phấn khích động lực sáng tạo nơi những ai, qua cảm hứng đạo đức thực sự hay cảm quan về mục vụ, muốn thiết lập những hình thức mới của lòng đạo đức. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, chúng tôi cảm thấy thật là thích hợp để lưu tâm đến hai việc thực hành ở đây, những việc thực hành được thịnh hành ở Tây phương, và là những việc thực hành được Tòa Thánh đây đã bày tỏ mối quan tâm ở những dịp khác nhau, đó là Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi.

Những Nhận Định về Hai Việc Thực Hành Đạo Đức: Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi
 
Kinh Truyền Tin
 
41. Những gì chúng tôi cần phải nói về Kinh Truyền Tin đều chỉ là một lời kêu gọi đơn thành nhưng thiết tha là hãy tiếp tục việc nguyện kinh truyền thống này ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào có thể. Kinh Truyền tin này không cần phải được cải tiến, vì cấu trúc đơn sơ của nó, tính chất thánh kinh của nó, nguồn gốc lịch sử của nó là những gì liên kết nó với lời cầu cho hòa bình và an toàn, và nhịp điệu bán phụng vụ của nó trong việc thánh hóa những giây phút khác nhau trong ngày, và vì nó nhắc nhở chúng ta về Mầu Nhiệm Vượt Qua, trong đó, khi nhắc lại biến cố Nhập Thể của Con Thiên Chúa, chúng ta cầu xin để chúng ta được đến vinh hiển phục sinh của Người qua cuộc khổ nạn và thập giá của Người” (109).  Những yếu tố này bảo đảm rằng Kinh truyền tin mặc dù trải qua các thế kỷ vẫn giữ được giá trị nguyên vẹn và tính cách mới mẻ tinh tuyền. Thật sự là có một số tập tục theo truyền thống gắn liền với việc nguyện Kinh Truyền Tin đã biến mất hay chỉ có thể tiếp tục một cách khó khăn trong đời sống tân tiến. Thế nhưng đó là những yếu tố bên lề. Giá trị của việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm Nhập Thể của Lời, của lời chào Vị Trinh Nữ, và của chạy đến cùng việc chuyển cầu nhân hậu của Mẹ vẫn là những gì không thay đổi. Và bất chấp những điều kiện đổi thay của thời gian, đối với phần lớn dân chúng thì vẫn không đổi thay các giai đoạn đặc biệt trong ngày sống – sáng, trưa và tối – những giai đoạn đánh dấu các thời điểm hoạt động của họ và làm thành một lời mời gọi hãy dừng lặng nguyện cầu.

Những Nhận Định về Hai Việc Thực Hành Đạo Đức: Kinh Truyền Tin và Kinh Mân Côi
  
Kinh Mân Côi
 
42. Chư Huynh khả kính, giờ đây chúng tôi muốn tập trung chốc lát vào việc canh tân của việc thực hành đạo đức đã từng được gọi là “tổng lược toàn thể Phúc Âm” (110), đó là Kinh Mân Côi. Về kinh nguyện này, các vị tiền nhiệm của chúng tôi đã hết sức chú trọng và chăm sóc. Trong nhiều dịp, các vị đã kêu gọi lần hạt thường xuyên, đã khuyến khích phổ biến kinh nguyện này, đã giải thích bản chất của nó, đã công nhận tính chất thuận hợp của nó trong việc nuôi dưỡng việc cầu nguyện chiêm niệm – việc cầu nguyện vừa ca ngợi vừa thỉnh nguyện – và đã nhắc lại tính chất hiệu nghiệm nội tại của nó trong việc cổ võ sống đời Kitô hữu và dấn thân làm việc tông đồ.
 
Cả chúng tôi nữa, từ buổi triều kiến chung đầu tiên trong giáo triều của mình vào ngày 13/7/1963, đã cho thấy việc chúng tôi rất trân trọng đối với việc thực hành đạo đức đối với Kinh Mân Côi này (1110. Từ đó, chúng tôi đã đề cao giá trị của nó ở nhiều dịp khác nhau, một số dịp bình thường, một số dịp trọng đại. Bởi thế, ở vào một thời điểm của thống khổ và bất ổn, chúng tôi đã ban hành Tông ThưChristi Matri (15/9/1966), để xin nguyện cầu cùng Đức Mẹ Mân Côi và van nài cùng Thiên Chúa tặng ân hòa bình cao cả (112). “Chúng tôi lập lại lời kêu gọi này trong Tông Huấn Recurrens mensis October (7/10/1969), trong đó chúng tôi cũng tưởng niệm 400 năm Tông Thư Consueverunt Romani pontifices được ban hành bởi vị tiền nhiệm của chúng tôi là Thánh Piô V, vị đã giải thích trong văn kiện này và ở một nghĩa nào đó đã thiết lập hình thức truyền thống của Kinh Mân Côi (113).
 
43. Việc chúng tôi ân cần và thiết tha chú ý tới Kinh Mân Côi đã khiến chúng tôi theo dõi rất đặc biệt tới nhiều cuộc hộp họp trong các năm gần đây được tổ chức cho vai trò mục vụ của Kinh Mân Côi trong thế giới tân tiến, những cuộc hội họp được phát động bởi các hiệp hội và cá nhân hết sức gắn bó với Kinh mân Côi và được tham dự bởi các vị giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân đầy kinh nghiệm và có tiếng trong giáo hội. Trong số thành phần này cần phải đặc biệt đề cập tới những người con cái của Thánh Đaminh, thành phần theo truyền thống là những người bảo quản và cổ võ việc thực hành rất ích lợi này. Song song với các cuộc hội họp như thế còn có cả việc nghiên cứu của các sử gia, hoạt động không phải để xác định hình thức nguyên sơ của Kinh Mân Côi theo kiểu cách khảo cổ học, mà là để khám phá ra cái cảm hứng ngay từ ban đầu và nguyên động lực của kinh này cùng với cấu trúc thiết yếu của nó. Các đặc tính căn bản của Kinh Mân Côi, những yếu tố thiết yếu của nó và mối liên hệ hỗ tương của chúng tất cả đều được sáng tỏ qua những hội nghị này cũng như nhờ ở việc thực hiện việc nghiên cứu ấy.
 
44. Bởi thế, cảm hứng Phúc Âm của Kinh Mân Côi chẳng hạn đã hiện lên một cách rõ ràng hơn, ở chỗ, Kinh Mân Côi rút tỉa từ Phúc Âm việc trình bày về các mầu nhiệm cùng với những công thức chính yếu của kinh này. Vì xuất phát từ lời hân hoan chào mừng của thiên thần cùng với việc ngoan ngoãn đồng ý của vị Trinh Nữ mà Kinh Mân Côi lấy cảm hứng từ Phúc Âm để thấy được thái độ tín hữu cần phải có khi đọc kinh này. Nơi cái liên tục hòa điệu Kinh Kính Mừng, Kinh Mân Côi cho chúng ta thấy một lần nữa một mầu nhiệm căn bản của Phúc Âm, đó là mầu nhiệm Lời Nhập Thể, một mầu nhiệm được chiêm ngưỡng ở vào giây phút Truyền Tin quyết liệt cho Mẹ Maria. Kinh Mân Côi, bởi thế, có lẽ ngày nay còn hơn cả trong quá khứ nữa, là một kinh nguyện của Phúc Âm, như các vị mục tử và các học giả thích định nghĩa như thế.
 
45. Lại càng dễ dàng hơn nữa khi thấy việc mở ra một cách thứ tự và từ từ của Kinh Mân Côi là những gì phản ảnh chính đường lối Lời Thiên Chúa thực hiện việc Cứu Chuộc khi Người nhân ái bắt tay vào những sự vụ nhân loại. Kinh Mân Côi chú ý một cách hòa hợp liên tục các biến cố cứu độ chính yếu được hoàn thành nơi Chúa Kitô, từ khi Người được thụ thại một cách trinh nguyên và các mầu nhiệm thời niên thiếu của Người, tới những giây phút tột đỉnh của Cuộc Vượt Qua – cuộc khổ nạn hồng phúc và cuộc phục sinh vinh hiển – và tới các hiệu quả của Cuộc Vượt Qua này nơi Giáo Hội sơ khai trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, cũng như nơi Trinh Nữ Maria vào cuối cuộc sống trần gian của mình được mông triệu cả hồn lẫn xác về quê hương thiên đình. Cũng thấy được việc phân chia các mầu nhiệm Mân Côi làm 3 phần là những gì chẳng những hết sức gắn liền với những sự kiện thứ tự về Chúa Kitô mà nhất là phản ảnh dự án của việc khởi sự loan truyền Đức Tin và nêu lên một lần nữa mầu nhiệm về Chúa Kitô theo chính cách thức được Thánh Phaolô diễn tả trong bài “thánh ca” nổi tiếng ở Bức Thư gửi giáo đoàn Philiphê – hủy thân, tử nạn và tuyên tôn (cf 2:6-11).
 
46. Là một kinh nguyện Phúc Âm, tập trung vào mầu nhiệm Nhập Thể cứu chuộc, Kinh Mân Côi bởi thế là một kinh nguyện có chiều hướng Kitô học rõ ràng. Thật vậy, yếu tố nổi nhất của nó là tính cách liên tục như là kinh cầu của Kinh Kính Mừng tự nó trở thành một lời chúc tụng Chúa Kitô không ngừng, Đấng là đối tượng tối hậu của cả lời loan báo của thiên thần lẫn lời chào kính của mẹ Thánh Gioan Tẩy Giả: “Phúc thay quả phúc của lòng em” (Lk 1:42). Chúng ta có thể đi xa hơn để có thể nói rằng việc liên tục của Kinh Kính Mừng tạo nên một tấm vải dệt đan kết việc chiêm ngắm các mầu nhiệm. Chúa Giêsu được mỗi Kinh Kính Mừng nhắc lại cũng là Chúa Giêsu được các mầu nhiệm liên tục gợi lên cho chúng ta – bấy giờ là Con Thiên Chúa giờ đây là Người Con của Trinh Nữ - khi Người hạ sinh trong máng cỏ ở Bêlem, khi Người được Mẹ của mình dâng hiến trong Đền Thờ, như làmột thiếu niên nhiệt tình với các sự vụ của Cha mình, như Đấng Cứu Chuộc buồn khổ trong khu vườn ấy, bị hành hạ và đội mạo gai, vác thập giá và chết trên Đồi Canvê, sống lại từ cõi chết và hiển vinh về cùng Cha để thông ban tặng ân Thần Linh. Như quá rõ, đã từng có tập tục, vẫn còn được tồn tại ở một số nơi, thêm vào tên của Chúa Giêsu ở mỗi Kinh Kính Mừng chi tiết về mầu nhiệm đang được suy ngắm. Và điều này được thực hiện chính vì để giúp vào việc chiêm ngắm cũng như để làm cho tâm trí cùng môi miệng cùng tác hành một cách hợp nhất.
 
47. Cũng thấy rằng rất cần thiết để vạch ra một lần nữa tầm quan trọng của một yếu tố thiết yếu nơi Kinh Mân Côi, ngoài giá trị của những yếu tố ca ngợi và thỉnh nguyện, đó là yếu tố chiêm niệm. Không có yếu tố chiêm niệm này thì Kinh Mân Côi là một cái xác vô hồn, và việc lần hạt của nó có cơ nguy trở thành một thứ lập đi lập lại một cách máy móc những công thức và đi tới chỗ đối diện với lời cảnh giác của Chúa Kitô: “Trong khi cầu nguyện đừng có lải nhải nhiều lời trống rỗng như Dân Ngoại vốn làm; vì họ nghĩ rằng họ có nhiều lời mới được đáp ứng” (Mt 6:7). Tự bản chất, việc lần hạt Mân Côi cần một nhịp điệu bình lặng và một tốc độ khoan thai, để giúp cho cá nhân suy niệm các mầu nhiệm về cuộc đời của Chúa bằng cặp mắt của Mẹ là vị gần Chúa nhất. Có thế những phong phú khôn lường của những mầu nhiệm này mới được tuôn trào ra.
 
48. Sau hết, như thành quả của việc suy nghĩ mới mẻ, những mối liên hệ giữa phụng vụ và Kinh Mân Côi đã được hiểu rõ hơn nữa. Một đàng cần phải nhấn mạnh rằng Kinh Mân Côi thực sự là một nhánh xuất phát từ một thân cây cổ của phụng vụ Kitô giáo, đó là Thánh Thi ca về Đức Trinh Nữ, nhờ đó thành phần bình dân được liên kết với thánh ca chúc tụng và việc chuyển cầu phổ quát của Giáo Hội. Đàng khác, cũng thấy rằng việc phát triển này đã xẩy ra vào một thời điểm – giai đoạn cuối cùng của Thời Trung Cổ – khi mà tinh thần phụng vụ đã bị suy thoái và tín hữu bấy giờ đang hướng từ phụng vụ sang việc tôn thờ nhân tính của Chúa Kitô và Đức Trinh Nữ Maria, một việc tôn sùng hợp với một cảm tình đạo đức bề ngoài nào đó. Cách đây không nhiều năm có một số người bắt đầu bày tỏ ước muốn thấy Kinh Mân Côi được bao gồm vào các lễ nghi của phụng vụ, trong khi đó, cũng có những người khác, rất muốn tránh đi vết xe của những lầm lỗi về mục vụ trước đó, tỏ ra coi thường Kinh Mân Côi một cách bất chính đáng. Ngày nay vấn đề này có thể được dễ dàng giải quyết theo chiều hướng của Hiến Chế Sacrosanctum Concilium. Những việc cử hành phụng vụ và việc thực hành đạo đức của Kinh Mân Côi không được đối nghịch nhau cũng không được coi như nhau (114). Việc bày tỏ của kinh nguyện càng giữ được bản chất thực sự riêng cùng với những đặc tính cá biệt của mình thì càng sinh hiệu quả. Một khi tái khẳng định giá trị đệ nhất của các lễ nghi phụng vụ thì không khó khăn gì trong việc cảm nhận thấy sự kiện là Kinh Mân Côi là một việc thực hành đạo đức dễ hòa hợp với phụng vụ. Thật vậy, như phụng vụ, Kinh Mân Côi cũng có một bản chất cộng đồng, rút được cảm hứng của mình từ Thánh Kinh và hướng về mầu nhiệm Chúa Kitô. Việc tưởng niệm trong phụng vụ và việc tưởng nhớ một cách chiêm niệm hợp với Kinh Mân Côi, mặc dù thực sự khác nhau về thực tại, cũng có cùng chung đối tượng là những biến cố cứu độ được Chúa Kitô hoàn thành. Việc tưởng niệm trong phụng vụ, dưới tấm màn của các dấu hiệu và tác động một cách kín đáo, cho thấy một cách mới mẻ những mầu nhiệm cao cả nơi việc Cứu Chuộc của chúng ta. Việc tưởng niệm nơi Kinh Mân Côi, bằng việc sốt sắng chiêm niệm, nhắc lại cũng những mầu nhiệm ấy cho tâm trí của con người cầu nguyện và phấn khích ý muốn rút tỉa từ chúng những tiểu chuẩn sống. Một khi nắm được cái khác biệt chính yếu này thì không khó khăn để hiểu rằng Kinh Mân Côi là một việc thực hành đạo đức có được sinh động lực từ phụng vụ và dẫn về lại phụng vụ một cách tự nhiên, nếu được thi hành am hợp với cảm hứng nguyên tuyền của kinh nguyện này. Tuy nhiên, nó vẫn không trở thành một phần của phụng vụ. Thật vậy, việc suy niệm các mầu nhiệm Mân Côi, bằng cách tâm trí của tín hữu cảm thấy thân thương với các mầu nhiệm của Chúa Kitô, có thể là một việc dọn mình tuyệt hảo cho việc kiến tạo nên cũng những mầu nhiệm ấy nơi tác động phụng vụ và còn trở thành một âm vang liên tục từ đó nữa. Tuy nhiên, thật là sai lầm khi lần hạt Mân Côi trong khi cử hành phụng vụ, nhưng tiếc thay việc thực hành này vẫn còn xẩy ra đây đó.
 
49. Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria, theo truyền thống, đã được chấp nhận bởi vị tiền nhiệm chúng tôi là Thánh Piô V và được ngài chỉ dạy theo thẩm quyền của mình, bao gồm một số yếu tố được sắp xếp một cách thứ tự như sau:
 
a)      Việc hợp với Mẹ Maria chiêm ngắm về một chuỗi mầu nhiệm cứu độ được khéo léo phân chia thành 3 đoạn. Những mầu nhiệm này diễn tả niềm vui của thời điểm thiên sai, của khổ nạn cứu độ của Chúa Kitô và của vinh quang của Chúa Phục Sinh tràn đầy Giáo Hội. Tự chính bản chất của mình, việc chiêm ngưỡng này là những gì phấn khích việc suy niệm cụ thể và cống hiến những tiêu chuẩn sống hứng khởi.
b)     Kinh Chúa Dạy, hay Kinh Lạy Cha, bởi giá trị vô biên của mình, là nền tảng của kinh nguyện của Kitô giáo và làm tăng thêm giá trị cho kinh nguyện này qua những bày tỏ khác nhau của nó.
c)      Việc liên tục như kinh cầu của Kinh Kính Mừng là kinh được làm nên bởi lời chào v của thiên thần (cf. Lk 1:28) và của bà Isave (cf Lk 1:42) ngỏ cùng vị Trinh Nữ, kèm theo sau đó lời nguyện cầu Thánh Maria của Giáo Hội. Những chuỗi liên tục của Kinh Kính Mừng là đặc điểm của Kinh Mân Côi, và con số của kinh này, một con số đầy đủ và tiêu biểu 150 cho thấy sự tương tự như Sách Thánh Vịnh và là một yếu tố trở về với chính nguồn gốc của việc thực hành lòng đạo đức này. Thế nhưng, con số này, theo một tập tục đầy thử nghiệm, được chia thành các chục kinh gắn liền với các mầu nhiệm riêng biệt, được phân phối thành ba giai đoạn như đã nói tới, bởi đó Kinh Mân Côi mới có 50 Kinh Kính Mừng như chúng ta thấy. Kiểu 50 Kinh Kính Mừng này được sử dụng như là một thứ đo đếm bình thường của việc thực hành đạo đức này và đã được lòng đạo đức phổ thông thi hành cũng như được thẩm quyền giáo hoàng chuẩn nhận, một thẩm quyền cũng phong phú hóa kinh này bằng nhiều ân xá.
d)     Kinh Sáng Danh Đức Chúa Cha, một kinh, hợp với chiều hướng chung đối với lòng đạo đức Kitô giáo, kết thúc kinh nguyện này bằng việc tôn vinh Thiên Chúa, Đấng duy nhất ba ngôi, từ Ngài, nhờ Ngài và trong Ngài mà tất cả mọi sự hiện hữu (cf Rm 11:36).
 
50. Đó là những yếu tố của Kinh Mân Côi. Mỗi yếu tố có đặc tính riêng của mình, những đặc tính mà, nếu được hiểu biết và cảm nhận một cách khôn ngoan, cần phải phản ảnh nơi việc lần hạt để Kinh Mân Côi có thể thể hiện tất cả những gì phong phú và đa dạng của mình. Như thế, việc lần hạt này sẽ trân trọng và van nài trong khi đọc Kinh Lạy Cha, say mê và tràn đầy chúc tụng qua việc tuần tự một cách bình lặng của Kinh Kính Mừng, chiêm ngắm nơi việc chuyên chú suy niệm các mầu nhiệm và hết lòng tôn thờ trong khi đọc Kinh Sáng Danh. Điều này áp dụng cho tất cả mọi cách thức được sử dụng để lần hạt Mân Côi: tư riêng, trong thâm trầm suy niệm với Chúa; với cộng đồng, trong gia đình hay với các nhóm tín hữu qui tụ lại để có được sự hiện diện của Chúa hơn (cf Mt 18:20); hoặc công khai, nơi những cuộc nghị hội mà cộng đồng Giáo Hội được mời.
 
51. Trong thời gian gần đây có một số việc thực hành đạo đức đã được tạo nên xuất phát từ cảm hứng nơi Kinh Mân Côi. Trong số những việc thực hành này, chúng tôi muốn lưu ý tới và phấn khích những ai đưa vào việc cử hành bình thường lời Chúa một vài yếu tố của Kinh Mân Côi, chẳng hạn như việc suy niệm về những mầu nhiệm và việc lập lại như kiểu kinh cầu lời thiên thần chào MẹMaria. Làm như thế, những yếu tố ấy trở nên quan trọng hơn, vì chúng được liên hệ với các bài đọc Thánh Kinh, được dẫn giải bằng một bài giảng, được kèm theo bằng những lúc thinh lặng và được nhấn mạnh bằng những bài hát. Chúng tôi cảm thấy hân hoan khi biết rằng những việc thực hành này đã giúp gia tăng việc hiểu biết trọn vẹn hơn nữa kho tàng thiêng liêng của chính Kinh Mân Côi và giúp vào việc phục hồi niềm trân trọng đối với việc lần hạt Mân Côi nơi các hiệp hội và phong trào giới trẻ.
 
52. Giờ đây, chúng tôi muốn, như là những gì liên tục ý nghĩ từ các vị tiền nhiệm của chúng tôi, mạnh mẽ khuyên dụ việc lần hạt Mân Côi trong gia đình. Công Đồng Chung Vaticanô II đã vạch ra cho thấy làm thế nào gia đình là tế bào căn bản và sống còn của xã hội “chứng tỏ mình là một cung thánh tại gia của Giáo Hội qua việc cảm mến nhau nơi các phần tử trong gia đình cùng với việc cầu nguyện chung được họ dâng lên Thiên Chúa” (115). Nhờ thế, gia đình Kitô giáođược coi như là một Giáo Hội tại gia (116), nếu các phần tử của nó, mỗi người tùy theo vị thế và công việc thích hợp của mình, tất cả đều cổ võ công lý, thực hành các việc xót thương nhân ái, dấn thân giúp đỡ anh chị em của mình, tham gia vào hoạtđộng tông đồ của cộng đồng địa phương và thực hiện phần vụ của mình trong việc tôn thờ phụng vụ của cộng đồng địa phương ấy (117). Càng hay hơn nữa nếu họcùng nhau dâng lên Thiên Chúa những lời nguyện cầu. Nếu yếu tố cầu nguyện chung này bị hụt hẫng thì gia đình thiếu đi chính tính chất của nó như là một Giáo Hội tại gia. Bởi thế, cần phải thực hiện một cách hợp tình hợp lý một nỗ lực cụ thểtrong việc tái lập việc cầu nguyện chung trong đời sống gia đình nếu muốn phục hồi quan niệm thần học về gia đình như là một Giáo Hội tại gia.
 
53. Theo những chỉ thị của Công Đồng, bản Hướng Dẫn Tổng Quan về GiờKinh Phụng Vụ - Institutio Generulis de Liturgia Horarum đã có lý để liệt kê gia đình vào số những nhóm thích hợp trong việc cử hành Kinh Thần Vụ chung: “Thật là xứng đáng ... gia đình, là cung thánh tại gia của Giáo Hội, chẳng những cần phải dâng kinh nguyện chung lên Thiên Chúa, mà còn, tùy theo hoàn cảnh, phải đọc những phần nào đó của Phụng Vụ Giờ Kinh, để liên kết sâu xa hơn nữa với Giáo Hội” (118). Không được bỏ qua một cố gắng nào để bảo đảm là lời khuyến dụ rõ ràng và cụ thể này được tăng tiến và hân hoan chấp nhận nơi các gia đình Kitô hữu. 
 
54. Thế nhưng, chắc chắn một điều là, sau việc cử hành Phụng Vụ Giờ Kinh, cao điểm nơi việc cầu nguyện chung gia đình có thể đạt tới, thì Kinh Mân Côi phảiđược coi như là một trong những kinh nguyện chung tuyệt hảo nhất và hiệu nghiệm nhất mà gia đình Kitô hữu được mời gọi để đọc. Chúng tôi thích nghĩ, và thành thực hy vọng rằng, khi việc qui tụ gia đình trở thành một thời gian cầu nguyện, thì Kinh Mân Côi là một cách thức thường xuyên và hâm mộ của việc cầu nguyện. Chúng tôi quá biết rằng những điền kiện thay đổi trong cuộc sống ngày nay không giúp cho gia đình có thể dễ dàng qui tụ lại với nhau, và ngay cả khi việc qui tụ như thế có thể xẩy ra thì nhiều hoàn cảnh lại làm cho nó khó biến nó thành dịp để nguyện cầu. Không thể chối cãi được vấn đề khó khăn này. Thế nhưng đặc tính của Kitô hữu trong lối sống của mình đó là không chiều theo hoàn cảnh mà là thắng vượt hoàn cảnh, không chịu thua mà là cố gắng. Bởi thế những gia đình muốn sống trọn vẹn tầm vóc ơn gọi và linh đạo thích hợp với gia đình Kitô giáo can phải dốc toàn lực trong việc thắng vượt những áp đảo ngăn cản những cuộc qui tụgia đình và cầu nguyện chung.
 
55. Nơi những nhận định đúc kết này, những nhận định cho thấy mối quan tâm và niềm trân trọng của Tòa Thánh đối với Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ, chúng tôi đồng thời cũng muốn khuyến dụ rằng chính việc tôn sùng rất xứng đáng này không được truyền bá một cách quá một chiều hay độc đoán. Kinh Mân Côi là một kinh nguyện tuyệt vời, thế nhưng tín hữu cần phải cảm thấy tự do thanh thảnđối với kinh ấy. Họ cần phải được sức hấp dẫn nội tại của kinh này lôi kéo tới chỗhọ đọc kinh ấy một cách trầm lắng. 

KẾT LUẬN
 
Giá Trị Thần Học và Mục Vụ của Việc Tôn Sùng Đức Trinh Nữ
 
56- Chư Huynh khả kính, chúng ta tiến đến lúc kết thúc Tông Huấn này đây, chúng tôi muốn tóm tắt và nhấn mạnh đến giá trị thần học của việc tôn sùng Đức Trinh Nữ và vắn tắt nhắc lại thành quả về mục vụ của việc tôn sùng này đối với vấn đề canh tân cách sống của Kitô hữu.
 
Việc tôn sùng của Giáo Hội đối với Đức Trinh Nữ là một yếu tố nội tại nơi vấn đề tôn thờ của Kitô giáo. Việc tôn kình được Giáo Hội ở mọi nơi và trong mọi lúc bày tỏ cùng Người Mẹ của Chúa này, từ lời chúc tụng chào mừng của bà Isave ngỏ cùng Mẹ Maria cho đến những lời bày tỏ ngợi khen và thỉnh nguyện được sử dụng hiện nay, là một chứng từ rất mãnh liệt về tiêu chuẩn cầu nguyện của Giáo Hội và là lời mời gọi hãy sâu xa ý thức hơn về tiêu chuẩn đức tin này của Giáo Hội. Nếu nói ngược lại cũng đúng như vậy. Tiêu chuẩn đức tin của Giáo Hội đòi hỏi là tiêu chuẩn cầu nguyện của Giáo Hội ở hết mọi nơi cần phải triển nở liên quan tới Người Mẹ của Chúa Kitô. Việc tôn sùng này đối với Đức Trinh Nữ được sâu xa bắt nguồn từ lời mạc khải và có những nền tảng tín điều vững chắc. Nó được căn cứ vào phẩm vị chuyên biệt của Mẹ Maria, “Mẹ của Con Thiên Chúa, và vì thế là nữ tử dấu ái của Cha và Đền Thờ của Chúa Thánh Thần, mà Mẹ Maria, vì ân hệ phi thường này của mình, trổi vượt hơn bất cứ tạo vật nào khác trên trời dưới đất” (119). Việc tôn sùng này bao gồm cả phần của Mẹ trong những giây phút quyết liệt của lịch sử cứu độ được Con Mẹ hoàn thành, lẫn thánh đức của Mẹ, một thánh đức đã tràn đầy vào lúc Hoài Thai Vô Nhiễm của Mẹ nhưng vẫn luôn gia tăng theo thời gian khi Mẹ tuân theo ý Cha và chấp nhận con đường đau khổ (cf. Lk. 2:34-35, 41-52; Jn. 19:25-27), gia tăng một cách liên lỉ trong đức tin, đức cậy và đức mến. Việc tôn sùng Mẹ Maria cũng nhắc nhớ đến sứ vụ của Mẹ và vị thể đặc biệt của Mẹ nơi Dân Chúa là nơi Mẹ là một phần thể trổi vượt, một gương mẫu rạng ngời và là Người Mẹ nhân ái; nó nhắc nhớ việc Mẹ chuyển cầu một cách liên lỉ và hiệu nghiệm, những gì Mẹ dù đã được mông triệu về trời vẫn gần gũi với những ai kêu xin Mẹ giúp đỡ, bao gồm cả thành phần không nhận rằng họ là con cái của Mẹ. Nó nhắc đến vinh hiển của Mẹ là những gì làm cho toàn thể nhân loại thêm cao sang, như một câu nói nổi tiếng của Dante: “Mẹ có một nhân tính quá cao quí đến nỗi chính Đấng Tạo Dựng nên nó không ngại thông phần với nó” (120). Thật vậy, Mẹ Maria là một người thuộc giòng dõi của chúng ta, một nữ tử thật sự của Evà nhưng vướng mắc tội lỗi của người mẹ này – và thực sự là người chị của chúng ta, vị hoàn toàn thông phần với thân phận của chúng ta như là một người nữ nghèo hèn và khiêm hạ.
 
Chúng tôi xin thêm là vấn đề biện minh tối hậu cho việc tôn sùng Đức Trinh Nữ được thấy ở nơi ý muốn khôn dò và tự do của Thiên Chúa, Đấng, là tình yêu hằng hữu và thần linh (cf. Jn 4:7-8,16), đang hoàn thành tất cả mọi sự theo dự án yêu thương. Ngài đã yêu thương Mẹ và đã thực hiện những sự trọng đại cho Mẹ (cf. Lk 1:49). Ngài đã yêu thương Mẹ vì Ngài, và Ngài đã yêu thương Mẹ vì chúng ta nữa. Ngài đã cống hiến Mẹ cho chính mình Ngài và Ngài đã ban tặng Mẹ cho cả chúng ta nữa.
 
57- Chúa Kitô là con đường duy nhất đến cùng Cha (cf. Jn 14:4-11), và là gương mẫu tối hậu cho thành phần môn đệ căn cứ vào đó mà tác hành, cho đến độ có cùng cảm nhận của Chúa Kitô (cf Phil 2:5), sống cuộc đời của Người và có Thần Linh của Người (cf. Gal 2:20; Rm 8:10-11). Giáo Hội bao giờ cũng dạy điều ấy và không gì nơi hoạt động mục vụ được làm lu mờ tín lý này.  Thế nhưng, Giáo Hội, được Thánh Linh chỉ dạy và gặt hái được ích lợi kinh nghiệm từ nhiều thế kỷ, nhìn nhận rằng việc tôn sùng đối với Đức Trinh Nữ, vị lệ thuộc vào việc tôn thờ của Đấng Cứu Thế thần linh và liên hệ với việc tôn thờ này, cũng có một ảnh hưởng mục vụ lớn lao và tạo nên một năng lực cho việc canh tân đời sống của Kitô hữu. Thật là dễ dàng để thấy được lý do sứ vụ đa dạng của Mẹ Maria đối với Dân Chúa là một thực tại vượt tự nhiên đang tác động và sinh hoa trái nơi thân mình của Giáo Hội một cách hiệu nghiệm như thế. Người ta thấy được nguyên do vui mừng khi quan tâm tới những khía cạnh khác nhau của sứ vụ này, và thấy được mỗi khía cạnh ấy cùng với hiệu quả riêng tư của nó đều được nhắm đến cùng một đích điểm đó là làm xuất phát nơi con cái những đặc tính thiêng liêng của Người Con đầu lòng. Việc chuyển cầu từ mẫu của Vị Trinh Nữ này, thánh đức mô phạm của Mẹ và ân sủng thần linh ở nơi Mẹ đang trở nên cho nhân loại một lý do cho niềm hy vọng thần linh.
 
Vai trò của Đức Trinh Nữ như là một Người Mẹ khiến Dân Chúa với lòng tin tưởng thơ thảo hướng về Mẹ là vị hằng âu yếm một cách từ mẫu lắng nghe và rac tay trợ giúp một cách hiệu nghiệm (121). Bởi vậy, Dân Chúa đã biết kêu lên Mẹ như là Mẹ An Ủi kẻ khốn khó, Sinh Lực cho thành phần yếu đau, và là nơi Nương Náu cho các tội nhân, nhờ đó họ thấy được an ủi khi hoạn nạn, nhẹ nhàng khi đau yếu và mạnh mẽ vươn lên khi lầm lỗi. Vì Mẹ, vị được thoát khỏi tội lỗi, dẫn con cái Mẹ đến chỗ chiến đấu với tội lỗi một cách mạnh mẽ và dứt khoát (122). Việc giải thoát khỏi tội lỗi và sự dữ (cf. Mt 6:13) – xin lập lại một lần nữa – là tóm lược cần thiết cho bất cứ cuộc canh tân nào của đời sống Kitô hữu.
 
Sự thánh thiên gương mẫu của Đức Trinh Nữ là những gì phấn khích tín hữu hãy “ngước mắt lên Mẹ Maria là vị chiêá soi trước toàn thể cộng đồng được tuyển chọn như là mô phạm của các nhân đức” (123). Nó là một vấn đề của những nhân đức phúc âm vững vàng, đó là đức tin của Mẹ cùng với việc Mẹ ngoan ngoãn chấp nhận Lời Chúa (cf. Lk. 1:26-38, 1:45, 11:27-28; Jn. 2:5); việc Mẹ dấn thân tuân phục (cf Lk 1:38); việc Mẹ chân thành khiêm nhượng (cf Lk 1:48); việc Mẹ quan tâm yêu thương bác ái (cf Lk 1:39-56); việc Mẹ sâu xa khôn ngoan (cf. Lk. 1:29, 34; 2:19, 33:51); việc Mẹ tôn thờ Thiên Chúa là nhân đức được biểu lộ nơi thái độ nhanh nhẹn hoàn trọn các nhiệm vụ về đạo giáo (cf. Lk 2:21-41), nơi lòng tri ân đối với các tặng ân nhận lãnh (cf Lk 1:46-49), nơi việc Mẹ hiến dâng trong Đền Thờ (cf Lk 2:22-24) và nơi việc Mẹ cầu nguyện ở giữa cộng đồng tông đồ (cf Acts 1:12-14); việc Mẹ can đảm ở nơi lưu đầy (cf Mt 2:13-23) và trong lúc khổ đau (cf. Lk. 2:34-35, 49; Jn. 19 25); việc Mẹ sống tình yêu hôn nhân mạnh mẽ và tinh sạch. Những nhân đức ấy của Người Mẹ này cũng sẽ trang điểm cho con cái của Mẹ là thành phần kiên trì học hỏi gương mẫu của Mẹ để sống trong cuộc đời của mình. Để rồi việc tiến bộ về nhân đức này sẽ hiện lên như là thành quả và là hoa trái đã chín mùi của một lòng nhiệt tình mục vụ xuất phát từ việc tôn sùng Đức Trinh Nữ này.
 
Việc tôn sùng Người Mẹ của Chúa đối với tín hữu trở thành một dịp để lớn lên trong ân sủng thần linh, và đó là mục đích tối hậu của tất cả mọi hoạt động mục vụ. Vì không thể nào tôn kính Mẹ là vị “đầy ơn phúc” (Lk 1:28) mà lại từ đó không tôn kính nơi bản thân mình tình trạng ân sủng là mối thân hữu với Thiên Chúa, mối hiệp thông với Ngài và việc cư ngụ của Thánh Linh. Chính ân sủng thần linh này chiếm lấy toàn thể con người và làm cho họ nên giống hình ảnh của Con Thiên Chúa (cf. Rm 8:29; Col 1:18). Giáo Hội Công Giáo, có được kinh nghiệm qua các thế kỷ, nhận thấy nơi việc tôn sùng Đức Trinh Nữ một sự trợ giúp quyền năng cho con người khi họ nỗ lực đạt đến tầm vóc trọn vẹn. Mẹ Maria, một Người Nữ Mới, đứng bên Chúa Kitô, Người Nam Mới, một mầu nhiệm làm cho mầu nhiệm về con người (124) có được ý nghĩa thực sự; Giáo Hội được cống hiến cho mầu nhiệm con người này như là một bảo chứng và bảo đảm mà dự án của Thiên Chúa nơi Chúa Kitô cho phần rỗi của toàn thể nhân loại đã trở thành hiện thực nơi một tạo vật là Mẹ. Được chiêm ngưỡng ở những đoạn Phúc Âm cũng như nơi thực tại Mẹ có được nơi Thành Đô của Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria cống hiến một quan niệm trầm lặng và một lời lẽ bảo đảm cho con người tân tiến đang bị xâu xé giữa đau thương và hy vọng, bị thảm bại trước cảm giác về những hạn hữu của mình và bị tấn cống bởi những ước vọng vô hạn của mình, bị bối rối trong tâm trí và vị chia cắt trong tâm can, bị bất định trước cái nan giải của sự chết, bị áp đảo bởi tình trạng lẻ loi cô độc trong khi khát vọng tình bằng hữu, trở thành một con mồi ngon cho tâm trạng chán chường và chán ghét. Giáo Hội chiếu tỏ cho thấy cái vinh thắng của niềm hy vọng trên buồn thương, của tình bằng hữu đối với nỗi cô độc, của bình an đối với lo âu, của niềm vui và vẻ đẹp đối với những gì là chán chường và chán ghét, của những nhãn quan vĩnh hằng trên những quan niệm trần thế, của sự sống trên sự chết.
 
Chớ gì chính những lời Mẹ nói với những người đầy tớ ở tiệc cưới Cana: “Hãy làm những gì Người bảo anh em” (Jn 2:5) trở thành một ấn tín trên bản Tông Huấn của chúng tôi và là lý do hơn nữa cho giá trị mục vụ về việc sùng kính Đức Trinh Nữ như là một phương tiện dẫn con người đến cùng Chúa Kitô. Những lời ấy, thoạt tiên như bị giới hạn vào ước muốn chữa cho tình cảnh bẽ mặt ở bữa tiệc này, khi được thấy trong bối cảnh của Phúc Âm Thánh Gioan lại âm vang những lời được Dân Yến Duyên sử dụng để chấp nhận Giao Ước trên Núi Sinai (cf. Ex. 19:8, 24:3, 7; Dt. 5:27), và lập tái việc họ quyết tâm với giao ước này (cf. Jos. 24:24; Ezr. 10:12; Neh. 5:12). Và chúng là những lời hòa hợp một cách tuyệt vời với những lời của Cha trong cuộc thần hiển ở Nuí Tabor: “Hãy lắng nghe Người” (Mt 17:6).

Lời Kết

58. Chư Huynh khả kính, chúng tôi đã nói dài việc tôn sùng Người Mẹ của Chúa như là một yếu tố toàn diện của việc tôn thờ Kitô giáo. Điều này cần phải có bởi bản chất của vấn đề này, một vấn đề trong những năm gần đây đã trở thành đối tượng nghiên cứu và cải cách và có những lúc là nguyên nhân gây ra tình trạng lung túng. Chúng tôi cảm thấy an ủi khi nghĩ rằng công việc này được thực hiện bởi Tòa Thánh và bởi chính chư huynh để thi hành các tiêu chuẩn của Công Đồng – nhất là việc canh tân phụng vụ – là một tảng đá lót đường cho một việc tôn thờ Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần một cách sống động và mến yêu hơn bao giờ hết, cũng như để gia tăng đời sống Kitô giáo của tín hữu. Chúng tôi cảm thấy tràn đầy tin tưởng khi nhận thấy rằng phụng vụ canh tân Rôma, nói chung, là một minh chứng tỏ tường về việc tôn sùng của Giáo Hội đối với Đức Trinh Nữ. Chúng tôi cảm thấy có lý do để hy vọng rằng những hướng dẫn được ban hành này để giúp cho việc tôn sùng này trở thành tinh tuyền và vững mạnh hơn nữa sẽ được thành tâm áp dụng. Chúng tôi hân hoan là Chúa đã ban cho chúng tôi cơ hội để nêu lên một vài điểm suy tư để canh tân và xác định lòng trân quí đối với việc thực hành Kinh Mân Côi. Chúng tôi muốn biến những cảm tình an ủi, tin tưởng, hy vọng và vui mừng này thành lời thiết tha chúc tụng và tạ ơn Chúa khi chúng tôi hiệp tiếng của mình với tiếng của Đức Trinh Nữ theo như kinh nguyện của Phụng Vụ Rôma.
Chư Huynh thân mến, trong lúc chúng tôi bày tỏ niềm hy vọng là nhờ việc dấn thân quảng đại của chư huynh sẽ mới có được trong hàng giáo sĩ cũng như trong thành phần được trao phó cho việc chăm sóc của chư huynh một gia tăng tốt đẹp việc tôn sùng Mẹ Maria là những gì chắc chắn mang lại lợi ích cho Giáo Hội và xã hội, chúng tôi thân ái ban phép lành tòa thánh đặc biệt cho chư huynh cũng như cho tất cả mọi tín hữu là thành phần được chư huynh nhiệt tình chăm sóc mục vụ.
Ban hành tại Rôma, Đền Thờ Thánh Phêrô, vào ngày thứ hai của Tháng Hai, Lễ Dâng Chúa, trong năm 1974, năm thứ 11 của Giáo Triều chúng tôi.
Giáo Hoàng Phaolô VI
 
(Bản dịch tiếng Việt của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL; nguồn: thoidiemmaria.net). 
114.864864865135.135135135250

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét