Trang

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Mười phong cách Giáo hoàng Phanxicô làm cho chúng ta kính phục trong năm 2014

Mười phong cách Giáo hoàng Phanxicô làm cho chúng ta kính phục trong năm 2014

47
latimes.com, Michael McGough, 8-12-2014
Trong năm 2014, Giáo hoàng Phanxicô tiếp tục lôi cuốn đàn chiên Công giáo của mình và cả phần còn lại của thế giới. Không có một tuyên bố nào kiểu như câu trả lời gây xôn xao hồi năm ngoái, khi được hỏi về vấn đề linh mục đồng tính: “Tôi là ai mà phán xét.” Nhưng Giáo hoàng Dòng Tên từ Argentina tiếp tục cho thấy ngài có một tinh thần Công giáo trong sáng và dấn thân hơn nữa.
Nhưng không phải tất cả những gì giáo hoàng nói đều làm hài lòng người Công giáo theo chủ nghĩa tự do, những chiến sĩ lớn nhất của ngài. Một giáo hoàng, không chấp nhận phán xét người đồng tính, đã không thay đổi huấn giáo của Giáo hội về đồng tính luyến ái và “sự bổ túc” của người nam và người nữ, vốn là tâm điểm huấn giáo Công giáo, tuyên bố rằng chỉ có hôn nhân khác giới mới nằm trong chương trình hoạch định của Thiên Chúa. Và đến cuối năm, ngài lại làm cho người bảo thủ hài lòng với việc bổ nhiệm một hồng y Phi châu có tư tưởng truyền thống làm trưởng Thánh bộ Phụng vụ.
Vào tháng 1, Giáo hoàng bổ nhiệm 19 hồng y, trong đó có 10 hồng y Châu Mỹ La Tinh, vùng Caribê, châu Á và châu Phi. Việc tập trung nâng tầm các giáo sĩ từ thế giới đang phát triển, chính là theo đúng trọng tâm của Đức Phanxicô, Công giáo là giáo hội của người nghèo.
Thiết lập trật tự tài chính
Để đối phó với các tai tiếng tài chính, mà có thể đây là nguyên do quyết định thoái vị của Đức Bênêđictô XVI, hồi tháng 2, Đức Phanxicô Phanxicô đã thành lập một văn phòng độc lập xử lý mọi sự vụ, quản lý điều hành và nhân sự ở Vatican. Phòng kinh tế mới thành lập được giao phó cho Hồng y Geogre Pell từ Úc. (Trong năm qua, hồng y Pell đã khám phá ra tình hình tài chính Vatican ổn định hơn mọi người tưởng.)
Cách chức “giám mục lấp lánh”
Hồi tháng 3, Đức Phanxicô đã cách chức giám mục Franz-Peter Tebartz-van Elst, giám mục địa phận Limburg, Đức. Giám mục này nổi tiếng là “giám mục lấp lánh” đã xây dinh thự của mình ở Limburg hết 43 triệu. Trong đó bồn tắm tốn 20 ngàn mỹ kim, 620 ngàn cho các công trình mỹ thuật, và 1,1 triệu cho vườn hoa cảnh.
Làm phấn chấn cả hai phái trong Giáo hội
Trong một nghi thức chưa từng có, hồi tháng 4, Giáo hoàng Phanxicô đã chủ trì việc phong thánh cho hai vị tiền nhiệm, Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II. Việc phong thánh đồng thời cho Gioan, vị giáo hoàng thần tượng của những người theo chủ nghĩa tự do, và Gioan Phaolô, người hùng của nhiều người Công giáo bảo thủ được xem là một tuyên bố của Đức Phanxicô muốn vươn đến cả hai phái trong giáo hội.
Chủ trì buổi gặp gỡ cầu nguyện cho Peres và Abbas
Trong một buổi gặp gỡ thượng đỉnh thiêng liêng, phát xuất từ chuyến công du đến Thánh địa, Đức Phanxicô đã chủ trì một buổi gặp gỡ cầu nguyện hồi tháng 6 tại Vatican cho tổng thống Shimon Peres của Israel và tổng thống Mahmoud Abbas của chính quyền Palestine. Việc cầu nguyện này, với sự tham gia của thượng phụ Bartholomew, lãnh đạo tinh thần của Kitô giáo Chính thống Đông phương, đã hàn gắn được đôi chút sau khi đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine do Hoa Kỳ chủ trì đã thất bại.
Gặp gỡ các nạn nhân bị giáo sĩ xâm hại tình dục
Hồi tháng 7, trong một việc mà một số nhà phê bình xem là “trễ còn hơn không.” Giáo hoàng Phanxicô đã lần đầu tiên gặp các nạn nhân bị các tu sĩ xâm phạm tình dục. Giáo hoàng so sánh việc xâm phạm này với hành động “tà đạo phạm thánh” đã làm cho các nạn nhân bị đẩy vào con đường nghiện thuốc và tự vẫn. Ngài đã nói với 6 nạn nhân đến từ Anh quốc, Ireland và Đức rằng, Giáo hội phải “khóc than” và “sám hối” vì những đau khổ của họ.
Bổ nhiệm một người ôn hòa làm Tân Tổng giám mục Chicago
Trong một hành động mà những người tự do lẫn bảo thủ Hoa Kỳ xem là một biến đổi triệt để, hồi tháng 9 giáo hoàng đã bổ nhiệm Giám mục có tinh thần ôn hòa Blase Cupich làm tổng giám mục Chicago, thay thế cho hồng y về hưu Francis Geogre. Hồng y Geogre, lãnh đạo trí tuệ của những người Công giáo bảo thủ, đã gây chú ý với nhận định này về giáo hoàng, “Ngài nói những điều tuyệt vời, nhưng không phải lúc nào ngài cũng đặt chúng chung với nhau, vậy nên có nhiều khi bạn phải giải ô chữ để biết ý của ngài.”
Chủ trì Thượng Hội Đồng Giám mục về gia đình
Vào tháng 10, Giáo hoàng đã chủ trì Hội đồng Giám mục tập trung vào các vấn đề liên quan đến gia đình. Hội đồng đã đưa ra một văn bản sơ bộ nói rằng người đồng tính có “những ơn và phẩm tính” mà Giáo hội nên giữ lấy. Nhưng tuyên bố trên, ngay cả khi đã xuống nước, vẫn không được 2/3 Hội đồng ủng hộ. Một đề xuất tương tự, được nhiều người tin là được Đức Phanxicô ủng hộ, cho rằng Giáo hội nên xem xét việc cho người ly dị rồi tái hôn được rước lễ, cũng chịu số phận tương tự. Đức Phanxicô đã kiên quyết cho công khai về việc bỏ phiếu này.

Làm hăng hái và nản lòng những người Công giáo cả bảo thủ lẫn tự do
Vào tháng 11, Đức Phanxicô có hai quyết định về nhân sự. Hồng y Raymond Burke, đã được thuyên chuyển khỏi vị trí trưởng Tối cao Pháp viện Vatican, và được bổ nhiệm vào một vị trí chủ yếu mang tính hình thức là bảo trợ cho Dòng Hiệp sĩ Malta. Việc giáng chức Burke, một người nổi tiếng vì việc không chấp nhận cho các chính trị gia ủng hộ phá thai được rước lễ, đã làm phấn chấn người theo chủ nghĩa tự do và gây nhụt chí cho người bảo thủ. Nhưng rồi ngài lại bổ nhiệm một người bảo thủ, hồng y Robert Sarah của Guinea, làm trưởng Thánh bộ Phụng vụ Thánh, và việc này làm hài lòng người bảo thủ, đặc biệt những người thích Thánh lễ Nghi thức La Tinh truyền thống, nhưng lại gây lo ngại cho những người tự do.
Một cử chỉ khiêm hạ
Gần cuối năm, Đức Phanxicô đi Thổ Nhĩ Kỳ, gặp lại Thượng phụ Bartôlômêô. Trong một cử chỉ khiêm nhượng đầy xúc động, Giáo hoàng đã xin người lãnh đạo Chính thống giáo chúc lành “cho tôi và cho Giáo hội Roma.” Đức Phanxicô cũng cho rằng nếu Giáo hội Công giáo và Chính thống tái hiệp nhất, Roma sẽ không khăng khăng đòi “sự quy phục, hay đồng hóa.”
J.B.Thái Hòa dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét