Trang

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Thánh Kinh nhập môn

Thánh Kinh nhập môn
Bài 1: Thánh Kinh là gì? 
Thánh Kinh: Theo nguyên ngữ thì Thánh Kinh nghĩa làSách thuộc Đấng tối cao, có giá trị đặc biệt mà người ta phải tuân theo. Theo nghĩa tôn giáo, thì Thánh Kinh là bộ sách được các Hội thánh Kitô Giáo coi là bản văn linh ứng và trung thực, ghi lại những mặc khải qua đó Thiên Chúa tỏ cho nhân loại biết về bản thân Chúa và ý định của Chúa đối với họ.
Để phân biệt giữa truyền thống Do Thái giáo và Kitô giáo, Thánh Kinh chia làm hai phần: Cựu Ước (Công Giáo có 46 quyển, Tin Lành có 39 quyển) và Tân Ước (27 quyển). Trong Tân Ước, Cựu Ước thường được gọi là “các Sách Thánh: Scripturae” (Mt 21,42). Dần dần từ ngữ này được dùng ở số ít là Sách Thánh: Scriptura. Sách Thánh trở thành đồng nghĩa với Kinh Thánh hay Thánh Kinh (Cv 8,32).
Bài 2: Ngôn ngữ, chất liệu và các bản dịch Thánh Kinh
1. Ngôn ngữ trong Thánh Kinh
Tiếng Dothái cổ: Người Dothái dùng ngôn ngữ Xêmít, gần giống tiếng Aram hay tiếng Arabi.
Tiếng Aram: Từ thế kỷ X trước CN, tiếng Aram trở thành ngôn ngữ chung của vùng Cận Đông và đế quốc Batư.
Tiếng Hylạp: Có nguồn gốc từ ngôn ngữ Ấn – Âu, được hình thành và sử dụng trong đất nước Hylạp.

2. Chất liệu của bản viết Thánh Kinh

Giấy cói: Giấy cói được dùng để viết Thánh Kinh từ đầu thế kỷ II sau CN.
Giấy daTừ thế kỷ IV và V sau CN, chúng ta có những bản văn Thánh Kinh trên giấy da.
3. Các bản dịch Thánh Kinh
- Bản dịch LXX - Hylạp: Theo truyền thuyết, 70 vị  thượng tế (hoặc 72) đã được gửi tới đảo Pharos, làm xong việc dịch thuật Thánh Kinh trong 70 ngày. 70 dịch giả này làm việc riêng, nhưng lại cho kết quả cuối cùng giống hệt nhau về cách thức và nội dung bản dịch.
- Bản dịch tiếng Aram:  Có nhiều bản dịch Cựu Ước sang tiếng Aram, sử dụng trong các hội đường Dothái trước CN, gọi là Targums.
- Bản dịch Latin:  Bản dịch Thánh Kinh thành tiếng Latin thay thế cho bản dịch tiếng Hylạp, vì Latin là ngôn ngữ được sử dụng chính thức ở phương Tây.


 Bài 3: Tiến trình hình thành bộ Thánh Kinh
- Ngôi Lời của Thiên Chúa nhập thể vào ngôn ngữ của nhân loại nói riêng. Do vậy, Thánh Kinh là chính lời của nhân loại, đồng thời cũng là chính Lời của Thiên Chúa.
- Thiên Chúa đã dùng chính lời của những con người bằng xương bằng thịt, có ngôi vị, có ý thức, tự do và tình cảm, để ngỏ lời với chúng ta. Nhờ ơn linh hứng của Thiên Chúa, các thánh ký được thúc đẩy và hướng dẫn, để chỉ viết những lời mà Thiên Chúa muốn nói với con người. Chúng ta muốn hiểu được Lời Thiên Chúa nói với chúng ta, khi chúng ta hiểu được chính xác điều mà các thánh ký muốn diễn tả qua bản văn Thánh Kinh.
- Hơn nữa, Thiên Chúa muốn thích nghi sứ điệp của Người với những đặc sủng của một dân tộc, đã được Người chọn như một dụng cụ, với nền văn hoá và ngôn ngữ riêng của họ. Đó là dân tộc Xêmít. Như vậy, Lời Thiên Chúa thành văn theo ngôn ngữ của người Xêmít; còn Ngôi Lời của Thiên Chúa lại nhập thể nơi dân tộc Dothái, vào thế kỷ thứ I.

 Bài 4: Tiến trình hình thành bộ Cựu Ước
toma
- Thánh Kinh Cựu Ước được hình thành qua nhiều thế kỷ. Lịch sử thánh bắt đầu từ việc Chúa gọi tổ phụ Abraham vào thế kỷ XIX trước CN. Những truyền thống được xây dựng xung quanh các tổ phụ là nguồn tư liệu của Thánh Kinh Cựu Ước, khởi đầu từ tổ phụ Abraham, là người của những lời Thiên Chúa hứa, rồi đến các tổ phụ kế tiếp là Isaác, Giacóp.
- Đến thế kỷ XIII, Môsê là vị lãnh tụ và nhà lập pháp của dân Israen, xây dựng dân tộc từ nhiều thành phần di dân phức tạp và đa dạng. Môsê khai mở một phong trào tôn giáo lớn và mãnh liệt. Những văn phẩm Thánh Kinh đầu tiên được xem là do ông viết ra, chính là quà tặng của Thiên Chúa ban cho nhân loại, qua dân tộc Israen.
- Ngũ Thư là bộ sách mang dấu ấn của thủ lãnh Môsê, nhưng mãi đến thế kỷ VI hoặc V trước CN, thì bộ sách này mới được hình thành đầy đủ.

- Nền văn chương ngôn sứ khởi đầu từ ngôn sứ Amốt và Hôsê ở thế kỷ VIII tcn và kết thúc vào khoảng thế kỷ IV tcn, với ngôn sứ Giôen và các chương 9-14 của ngôn sứ Dacaria.

 Bài 5: Tiến trình hình thành bộ Tân Ước
Từ thế kỷ I, ở Trung Đông, bộ sách Tân Ước được ghi chép trên giấy làm từ cọng cây papirút, hoặc trên da súc vật. Các tông đồ viết những tập sách này, gửi cho một giáo đoàn nhất định để họ đọc chung, rồi từ đó lại gửi đến cho các giáo đoàn khác lân cận (Cl 4,16). Bằng cách này, bộ sách Tân Ước được dân Chúa thu thập và bảo quản trong cộng đoàn.

Các giáo đoàn Kitô hữu tiên khởi dựa theo cách thức sinh hoạt phượng tự ở các hội đường Do thái, đọc sứ điệp của các tông đồ trong cuộc hội họp phụng vụ của giáo đoàn. Việc làm này đem lại uy tín lớn lao cho bộ sách của các tông đồ, nâng các tập sách này lên ngang hàng với sách Thánh, tức là bộ Cựu Ước kể từ cuối thế kỷ I (2Pr 3, 15-16). Từ đó, bộ sách Tân Ước được thu thập dần dần và được công nhận là “Lời Chúa”. Các tác giả ở thế kỷ II đã trân trọng bộ sách này như là Lời Chúa. Sứ điệp Tân Ước đã giúp cho các tín hữu hiểu biết về những chân lý đức tin. Qua đó, các giáo đoàn Kitô nhận thấy có Thần Khí Đức Giêsu hoạt động trong việc hình thành bộ Tân Ước để tạo nên giá trị đích thực cho bộ Tân Ước. Chính các giáo đoàn Kitô trong đời sống đức tin của họ đã đón nhận giá trị tuyệt đối của Tân Ước, chứ không phải do sự áp đặt của hàng giáo phẩm.


 Bài 6: Ơn linh hứng Thánh Kinh
toma
Thiên Chúa là Chân Lý tối cao và chỉ có Thiên Chúa mới có thể dạy chân lý cho con người.
  Thánh Kinh không khẳng định chân lý ở mọi phương diện. Những yếu tố khoa học, địa lý, lịch sử đời thường (được chấp nhận trong thời gian hình thành Thánh Kinh) được trình bày trong Thánh Kinh không luôn luôn chính xác so với thực nghiệm, vì Thánh Kinh không chủ ý dạy dỗ về khoa học mà chỉ nhằm truyền thông những chân lý mặc khải về Thiên Chúa.
Chân lý về Thiên Chúa là chân lý thuộc lãnh vực tôn giáo.
- Các tác giả Thánh Kinh nhìn xem mọi sự trong thiên nhiên, và xem xét các biến cố lịch sử dưới ánh sáng mặc khải của Thiên Chúa. Đó là những dấu hiệu và những biểu tượng diễn tả mầu nhiệm cứu độ và chỉ mầu nhiệm này mới là điều quan trọng nhất. Qua đó, vạn vật qui chiếu về nguồn gốc thần linh là chân lý sâu xa, hoàn hảo và đích thực của chúng.
- Chân lý siêu việt của Thiên Chúa được mặc khải tròn đầy với thời gian. Thiên Chúa tiến hành mặc khải nhờ những nét bút tiếp nối khác nhau, qua các tác giả và các luồng tư tưởng khác nhau. Do đó, mỗi giáo huấn riêng biệt của Sách Thánh phải được xét trong toàn bộ mặc khải của Thiên Chúa, trong tất cả bộ Sách Thánh. 

http://gxdaminh.net/gia-dinh-xa-hoi/7600-th-online-06-%C6%A1n-linh-h%E1%BB%A9ng-th%C3%A1nh-kinh.htm

 Bài 7: Tác giả Thánh Kinh
toma
* Thiên Chúa là tác giả của Sách Thánh – tác giả chính
- Các giáo phụ quả quyết Thiên Chúa là tác giả của các Sách Thánh (Cựu Ước và Tân Ước).
- Thánh Irênê: “Đấng sáng lập nên Tin Mừng và Luật Môsê cũng là một.”
- Thánh Âutinh: “Cũng như một Thiên Chúa thật là Đấng tạo thành của cải trần gian và những hồng phúc vĩnh cửu, thì chính Người cũng là tác giả của cả 2 Giao Ước, vì lẽ Tân Ước được phác hoạ trong Cựu Ước và Cựu Ước được mặc khải trong Tân Ước.”
- Thánh Lêô: “Chúa Kitô là cùng đích của Luật Môsê, không làm cho nó thành vô nghĩa, nhưng kiện toàn. Và cũng chính Người là tác giả của các thực tại cũ và mới.”
- Công thức “Thiên Chúa là tác giả” được dùng nhiều lần, qua các Công đồng: Phirenxê (1438-1445, ĐGH Eugeniô IV); Trentô (13.12.1545 – 04.12.1563, Cđgh Phaolô III, Juliô III, Piô IV); Vaticanô I (29.06.1868 – 20.10.1970, Đgh Piô IX, đnghĩa về ơn bất khả ngộ của đghoàng); Vaticanô II (11.10.1962 – 08.12.1965, Đgh Gioan XXIII, Tông đồ giáo dân); Hchế Dei Verbum số 11 (Cđ Vaticanô II).



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét