Trang

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

MỒNG HAI TẾT ĐINH DẬU. KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ.

MỒNG HAI TẾT ĐINH DẬU.
KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ.
(phần 1)


Ngày Mồng 2 Tết Âm Lịch
Thánh Lễ Cầu Cho
Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ

Bài Ðọc 1: Hc 44,1.10-15
"Chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ."
Bài trích sách Huấn Ca.
Giờ đây, chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ.
Nhưng các vị sau đây là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không chìm vào quên lãng. Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu đó là lũ cháu đàn con. Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước; nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành. Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại, vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ. Các ngài được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế. Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen.
Ðó là lời Chúa.

Bài Ðọc 2: Ep 6,1-4.18.23.24
"Hãy tôn kính cha mẹ. Ðể ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này".
Bài trích thư của Thánh Phaolô Tông Ðồ các gửi tín hữu thành Êphêsô.
Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Ðó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Ðể ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này. Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy.
Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Ðể được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể các thánh. Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng; tôi là sứ giả của Tin Mừng này cả khi tôi đang bị xiềng xích. Anh em hãy cầu xin cho tôi để khi rao giảng Tin Mừng tôi nói năng mạnh dạn, như bổn phận tôi phải nói.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha, và nguyện xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ơn bình an và lòng mến cùng với lòng tin. Xin Thiên Chúa ban ân sủng cho tất cả những ai yêu mến Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta bằng một tình yêu bất diệt.
Ðó là lời Chúa.

Phúc Âm: Mc 7,1-2. 5-13a
"Hãy thảo kính cha mẹ".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch, nghĩa là không rửa trước.
Vậy những người biệt phái và luật sĩ hỏi Người: "Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?"
Người đáp: "Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng: "Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Chúng sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì chúng dạy những giáo lý và những luật lệ loài người". Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người: rửa bình, rửa chén và làm nhiều điều như vậy".
Và Người bảo: "Các ngươi đã khéo bỏ giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục của các ngươi. Thật vậy, Môsê đã nói: "Hãy thảo kính cha mẹ", và "ai rủa cha mẹ, người đó phải chết". Còn các ngươi thì lại bảo: "Nếu ai nói với cha mẹ mình rằng: Những của tôi có thể giúp cha mẹ được, nay tôi muốn nó trở thành Corban (nghĩa là của dâng cúng)", rồi các ngươi không để cho kẻ ấy giúp gì cho cha mẹ nữa. Như thế các ngươi hủy bỏ lời Chúa bằng những tập tục truyền lại cho nhau".
Ðó là lời Chúa.
- - - - - - - - - - - -
Hoặc: Lc 1,67-75
"Ðể tỏ lòng từ bi với tổ tiên chúng ta".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Dacaria, cha của Gioan, được đầy Thánh Thần, liền nói tiên tri rằng: "Chúc tụng Thiên Chúa của Israel, vì Chúa đã viếng thăm và cứu chuộc dân Người. Chúa đã gầy dựng cho chúng ta một uy quyền cứu độ. trong nhà Ðavít là tôi tớ Chúa, như Người đã phán qua miệng các thánh nhân từ ngàn xưa, là tiên tri của Chúa; để giải phóng chúng ta khỏi quân thù, và khỏi tay những người ghen ghét chúng ta; để tỏ lòng từ bi với tổ tiên chúng ta, và nhớ lại lời thánh ước của Người: lời minh ước mà Người tuyên thệ, với Abraham tổ phụ chúng ta, rằng: Người cho chúng ta không còn sợ hãi, sau khi thoát khỏi tay quân thù, được phục vụ trước tôn nhan Người, trong thánh thiện và công chính trọn đời chúng ta".
Ðó là lời Chúa.


SUY NIỆM :
MỒNG HAI TẾT
Anh chị em thân mến
Hôm nay là ngày mồng hai tết. Giáo Hội Mẹ của chúng ta muốn chúng ta dùng ngày đầu năm đặc biệt này để nhớ đến công ơn của tổ tiên, ông bà cha mẹ của chúng ta.
I. Công ơn của Tổ tiên Ông Bà cha mẹ thật không sao mà kể cho hết, như trời như biển. Công cha chẳng khác gì núi Thái - Nghĩa mẹ chẳng khác gì như nước trong nguồn.
Ngày xưa Đức Phật đã dạy các đệ tử: “Trên đời này có hai người mà ta không thể trả hết ơn được là cha và mẹ ta. Dù có cõng cha mẹ trên vai suốt cả trăm năm cuộc đời, hay có tán xương lóc thịt để làm thức ăn cho cha mẹ cả trăm ngàn kiếp, cũng chưa đáp đền được công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, vì công ơn cha mẹ to lớn lắm” (Kinh Vu Lan).
+ Có rất nhiều câu truyện cảm động về những lo lắng của cha mẹ dành cho con cái. Nhưng câu truyện về Mạnh Tử là một trong những câu truyện hay nhất. Thầy Mạnh Tử lúc còn nhỏ đã may mắn có được một người mẹ hết lòng lo lắng dạy dỗ cho mình. Truyện kể rằng hồi đó nhà Thầy Mạnh Tử ở gần nghĩa địa. Mẹ thầy Mạnh Tử thấy con bắt chước người ta đào bới rồi lăn ra khóc. Bà liền dời nhà đến gần chợ. Tại đây bà lại thấy con bắt chước người ta sống nghịch ngợm và gian dối. Bà cho đây không phải là chỗ thích hợp cho con của bà. Bà lại dời nhà đi nơi khác.Lần này thì chuyển nhà của bà đến ở gần trường học. Ở đây Mạnh Tử thấy các bạn trẻ cùng lứa tuổi đua nhau tập lễ phép và học chữ nghĩa thì cậu cũng bắt chước. Bà mẹ thấy như vậy mừng quá và bà quyết dịnh ở lại đây luôn.
+ Tin Mừng không nói cho chúng ta nhiều về việc Thánh Giuse và Đức Mẹ đã lo lắng cho Chúa Giêsu như thế nào, nhưng chắc chắn Chúa Giêsu đã được Thánh Giuse và Đức Mẹ giáo dục thật kỹ. Điều này quả không ai còn có thể hoài nghi.
+ Lịch sử của thế giới cũng để lại cho chúng ta rất nhiều những tấm gương thật cảm động về những người đã nên người nhờ công ơn cha mẹ.
Chẳng hạn như nhà Bác học Thomas Edison. Như nhà Bác học Louis Pasteur. Như Đức Thánh Giáo Hoàng Pio X. Như Thánh Gioan Don Bosco và còn biết bao nhiêu những người như thế. Họ là những đại ân nhân của cả nhân loại.
II. Nếu công ơn của tổ tiên Ông Bà Cha mẹ lớn lao như thế thì con cái phải làm gì để đền đáp?
Trong bức tâm thư gửi các gia đình nhân dịp năm quốc tế gia đình năm 1994 số 18 Đức Thánh Cha Gioan Phao-lô đã viết như sau:"Hãy thảo kính cha mẹ bởi vì theo một nghĩa nào đó, các vị ấy đối ngươi là những người đại diện của Chúa, những người dẵ ban tặng sự sống cho ngươi, đã đưa ngươi vào cõi sống nhân linh, vào trong một dòng dõi, một quốc gia, một nền văn hóa. Sau Thiên Chúa các vị ấy là những ân nhân đầu tiên của ngươi. Nếu chỉ một mình Thiên Chúa là đấng tốt lành, nếu chỉ mình Ngài là Đấng thiện hảo, thì cha mẹ ngươi cũng được thông phần một cách độc nhất vô nhị vào chính sự tốt lành tối thượng ấy. Bởi đó ngươi hãy thảo kính Cha mẹ ngươi".
Nhưng bằng cách nào kính thưa anh chị em?
Có nhiều cách nhưng tôi chỉ xin được đề cập  một vài cách cụ thể này:
a- Trước hết là phải biết ơn ông bà cha mẹ tổ tiên mình
Biết ơn là một trong những giá trị nền tảng cao quí nhất của cuộc sống làm người và đồng thời nó cũng là biểu hiện rõ rệt nhất của một con người biết sống với tư cách làm người của mình.
Trong Cựu Ước Thiên Chúa đã dùng cả một giới răn để nói về vấn đề này. Đó là giới răn thứ tư. “Ngươi hãy thảo kính cha mẹ ngươi”
Ngược lại vô ơn là thái độ đáng lên án. Đức Cha Bùi Tuần trong cuốn "Nói với chính mình" có viết những lời rất nặng như sau:"Người ta cho con chó một cái gì nó còn ngoáy ngoáy cái đuôi để tỏ lòng biết ơn. Con người mà không có lòng biết ơn thì không bằng con chó" Hơi nặng một chút nhưng thật là thấm thía.
Dân gian có một câu truyện đã được truyền lại từ đời này qua đời kia như thế này. Có một đôi vợ chồng kia làm ăn khá giả nhưng lại cư xử rất keo kiệt với những người trong gia đình. Trong nhà có một ông bố già. Vì già- đã trên 80 tuổi -  cho nên mắt đã mờ, sức đã yếu tay chân không còn được khoẻ mạnh như hồi còn trẻ. Chính vì vậy mà mỗi khi ăn uống ông thường đánh rơi ly chén xuống đất làm bể rất nhiều ly chén. Người con dâu thấy như vậy nên cứ cằn nhằn hoài với chồng. Người cha tuy mắt đã mờ nhưng tai còn rất thính. Ông rất buồn nhưng không thế làm cách nào khác hơn. Ngồi ăn mà không cầm được nước mắt. Rồi một hôm khi chị ta xúi chồng đẽo cho cha một cái chén bằng gỗ để tiện cho việc ăn uống của người cha.
Câu truyện tưởng như thế là xuông xẻ nhưng thật không ngờ là một ngày kia khi hai vợ chồng có việc phải đi xa trở về. Khi vào trong nhà thì nghe thấy có tiếng gì như những tiếng đục đẽo vọng ra từ ở một góc nhà. Hai vợ chồng lại gần thì thấy đứa con trai cưng của mình đang cầm một cái chén bằng gỗ đã được làm gần xong. Bà mẹ tò mò hỏi thì đứa con ngây thơ trả lời:
- Con làm cái chén này để mai sau ba má có chén mà dùng giống như chén ba má đẽo mà ông nội đang dùng vậy đó.
Kính thưa anh chị em. Không biết anh chị em có còn nhớ không chứ riêng tôi, tôi rất nhớ câu ngạn ngữ đá có từ bao thế hệ như thế này: "Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó - Vâng sóng trước đổ đâu thì sóng sau sẽ đổ ở đó" anh chị em.
Đó là điều thứ nhất.
b - Điều thứ hai là phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
+ Cách hiếu thảo tốt nhất là vâng lời cha mẹ trong những điều hợp lẽ nhất là khi còn trẻ.
Tin Mừng tóm gọn cả cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu ở Nagiareth bằng những lời như thế này:"Ngài vâng lời và chịu lụy hai ông bà"
Tại tiệc cưới Cana vì Đức Mẹ mà Chúa Giêsu đã làm phép lạ.
+ Tiếp đến là hãy biết làm vui lòng cha mẹ.
Đời nhà Hán bên Trung hoa có một người nổi tiếng là có lòng hiếu thảo với cha với mẹ. Đó là Bá Du. Hồi còn nhỏ mỗi khi làm điều gì sai quấy mà bị mẹ đánh thì Bá Du luôn tươi cười vui vẻ nhận lỗi, không bao giờ dám cãi. Nhưng một ngày nọ sau khi bị mẹ sửa phạt bằng roi thì Bá Du oà lên khóc. Thấy thế bà mẹ thắc mắc hỏi:
- Bao nhiêu lần mẹ đánh con để dạy con mà con không khóc thế thì tại sao lần này con lại khóc?
Bá Du lễ phép trả lời:
- Thưa mẹ, những lần trước mẹ đánh con đau lắm thế nhưng con không khóc vì con thấy sức của mẹ còn mạnh. Lần này mẹ đánh con, tuy không đau bằng những lần trước nhưng con lại khóc vì con thấy sức mẹ không còn khoẻ như xưa…mẹ đã già yếu. Con khóc vì thương mẹ chứ không phải vì giận hờn.
+ Cuối cùng nếu có thể được thì phải lo phụng dưỡng cho cha mẹ để cha mẹ được sống an vui khi tuổi đã xế chiều.
Dương Phủ sinh ra trong một gia đình nghèo. Nhưng ông để hết tâm phụng dưỡng song thân.
Một hôm, ông nghe nói bên đất Thục có ông Vô Tế đại sĩ. Dương Phủ bèn xin từ biệt song thân để đến thụ giáo bậc hiền triết.
Đi được nửa đường, ông gặp một Vị lão tăng. Vị lão tăng khuyên Dương Phủ: "Gặp được bậc Vô Tế chẳng bằng gặp được Phật".
Dương Phủ hỏi vặn lại: "Phật ở đâu?". Vị lão tăng giải thích: "Nhà ngươi cứ quay trở về, gặp người nào mặc cái áo sắc như thế này, đi đôi dép kiểu như thế này thì chính là Phật đấy".
Dương Phủ nghe lời quay về nhà. Đi dọc đường, ông chẳng gặp ai như thế cả. Về đến nhà thì đã khuya, Dương Phủ gõ cửa gọi mẹ. Người mẹ mừng rỡ, khoác chăn, đi dép ra mở cửa. Bấy giờ, Dương phủ mới chợt nhận ra nơi mẹ mình hình dáng của Đức Phật mà vị lão tăng đã mô tả. Từ đấy, Dương Phủ mới nhận ra rằng cha mẹ trong nhà chính là Phật.
Thứ nhất thì tu tại gia
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là đạo con.
Một trong những hình ảnh đẹp nhất về cuộc đời của Chúa Giêsu là cảnh Chúa Giêsu trao phó Đức Mẹ cho thánh Gioan ở dưới chân cây Thập giá. Trước khi nắm mắt Chúa còn cẩn thẩn gửi gấm người mẹ của mình cho người môn đệ yêu quí nhất để Gioan thay cho Chúa mà lo cho Đức Mẹ. Thật hiếm có một việc làm nào đẹp như thế.
Xin Chúa thánh hoá tất cả mọi gia đình Việt Nam. Xin Chúa ban cho bậc cha mẹ ý thức được trách nhiệm giáo dục của họ. Xin Chúa ban cho con cái lòng hiếu thảo để biết vâng phục, kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ, nhất là trong lúc tuổi già của các ngài... Và xin cho mọi gia đình Việt Nam luôn biết tranh đấu để bảo vệ sự hiệp nhất trong gia đình và biến gia đình thành Giáo Hội nhỏ của Chúa.
Lm. Giuse Đinh Tất Quý


Mồng hai Tết Nguyên đán Đinh Dậu
Kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ
Thờ cha kính mẹ
Lời Chúa: Mt 15, 1-6
Bấy giờ có mấy người Pharisêu và mấy kinh sư từ Giêrusalem đến gặp Ðức Giêsu và nói rằng: “Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa?” Người trả lời: “Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? Quả thế, Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: ‘Ai nói với cha mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy, không phải thờ cha kính mẹ nữa’. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa.”
Suy nim:
Giáo Hội dành Mồng Hai Tết để kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ.
Người Công Giáo thường bị coi là bỏ rơi việc thờ cúng ông bà tổ tiên,
như thế họ có thể bị coi là bất hiếu.
Thật ra thảo kính cha mẹ là điều răn thứ bốn Thiên Chúa đòi chúng ta phải giữ.
Cha Đắc Lộ trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày (1651) cho rằng
thảo kính cha mẹ gồm bốn phần, đó là yêu mến, kính sợ, chịu lụy và giúp đỡ.
Cha còn ghi nhận một tập tục đặc biệt vào thời đó.
Ngày Mồng Một Tết, người dân và cả những quan lớn,
sau khi theo vua chúa đi tế Nam Giao về,
“ai nấy về nhà mà lạy cha mẹ ông bà ông vải.”
Vào năm 1625, các thừa sai cho phép cúng giỗ các vị đã khuất.
Trong các gia đình, ngoài bàn thờ kính Chúa, còn có “bàn thờ” tổ tiên
Chỉ có hai điều không được phép,
đó là đốt vàng mã và tin tổ tiên về ăn đồ cúng.
Thật ra, người Công Giáo nhớ đến người quá cố
không qua những nghi lễ giỗ chạp hàng năm,
cho bằng qua việc cầu nguyện và dâng lễ hàng ngày.
Nhà Vua tế Trời ở đàn Nam Giao, nhà sư thờ Phật tại Chùa,
các bậc chức sắc trong làng xã thờ Thành Hoàng tại đình làng,
còn việc cầu nguyện, cúng giỗ tổ tiên được cử hành tại gia đình,
nơi người sống và người đã qua đời vẫn thông hiệp với nhau chặt chẽ.
Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Giêsu bênh vực quyền lợi của cha mẹ.
Ngài đòi người ta phải giữ điều răn thứ tư của Thiên Chúa.
Thảo kính cha mẹ hàm chứa việc săn sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
Cụ thể người con phải giúp cha mẹ về mặt tài chánh.
Đức Giêsu phản đối một truyền thống được bày đặt bởi người Pharisêu,
đó là khi một người con lấy số tiền lẽ ra dành để nuôi cha mẹ
mà dâng cúng cho đền thờ làm lễ phẩm
thì anh ta khỏi phải dùng tiền đó mà nuôi cha mẹ nữa (cc. 5-6).
Đối với Đức Giêsu, làm thế là nhân danh một truyền thống con người
mà “vi phạm điều răn của Thiên Chúa”và “hủy bỏ lời của Thiên Chúa” (cc. 3.6).
Khi suy nghĩ về tương quan giữa cha mẹ và con cái,
chúng ta cần tự hỏi:
Làm sao để có sự cảm thông giữa những thế hệ?
Làm sao để con cái biết vâng phục và tôn kính cha mẹ?
Làm sao để cha mẹ biết giáo dục con cái bằng khuyên răn và sửa dạy?
Cầu nguyn:

Lạy Chúa Giêsu,
sau hơn 30 năm sống dưới mái nhà ở Nadarét,
Chúa đã thành một người chín chắn
và trưởng thành,
sẵn sàng lãnh nhận sứ mạng Cha giao.

Bầu khí yêu thương đã góp phần không nhỏ
trong việc hình thành nhân cách của Chúa.
Chúa đã học nơi thánh Giuse
sự lao động miệt mài,
sự mau mắn thi hành Thánh ý Thiên Chúa,
sự âm thầm chu toàn trách nhiệm đối với gia đình.

Chúa đã học nơi Mẹ Maria
sự tế nhị và phục vụ,
sự buông mình sống trong lòng tin phó thác
và nhất là một đời sống cầu nguyện thâm trầm.

Xin nhìn đến gia đình chúng con,
xin biến nó thành nơi sản sinh những con người tốt,
biết yêu thương tha thứ,
biết cầu nguyện và phục vụ.

Ước gì xã hội chúng con lành mạnh hơn,
Giáo hội chúng con thánh thiện hơn,
nhờ có những con người khỏe mạnh, khôn ngoan
và tràn đầy ơn Chúa.

Lm Antôn Nguyn Cao Siêu, SJ


29/01/17       CHÚA NHẬT TUẦN 4 TN – A
MỒNG HAI TẾT. Kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ           Mt 15,1-6

HÃY THỜ CHA KÍNH MẸ


“Thiên Chúa dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ.”(Mt 15,4)

Suy niệm: “Mẹ thương con biển hồ lai láng, con thương mẹ kể tháng kể ngày.”  Đây không chỉ là tiếng thở dài của một người mẹ hay lời cay đắng của bà trút lên con mà còn là bản tường trình về tình yêu cằn cỗi, nghèo nàn của những người con đối với ông bà, cha mẹ mình. Thời nay, sự cằn cỗi ấy dường như có cơ hội gia tăng. Báo chí thông tin có những cụ già 80, 90 tuổi, hằng ngày phải lao động nặng nhọc để sống hoặc nuôi người vợ liệt lào, trong khi đàn con khôn lớn của ông hiếm khi trở lại thăm nom, phụng dưỡng. Với nhiều lý do, có những người con tự miễn chuẩn cho mình bổn phận đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Giáo Hội tại Việt Nam dùng ngày Mồng Hai Tết cầu nguyện đặc biệt cho tổ tiên để thực hành lời của Chúa: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, và hâm nóng lòng hiếu thảo của người tín hữu. Mẫu gương Chúa Giê-su đối với cha mẹ luôn cần được Ki-tô hữu khám phá để sống theo.

Mời Bạn: Bạn có những chương trình cho từng ngày trong những ngày Tết này. Trong số đó, có thời gian nào bạn sẽ dành cho ông bà, cha mẹ không? Bên cha mẹ, ông bà, bạn lắng nghe, ân cần vấn an, chuyện trò như là người con hay như người ban phát, thi ân?

Chia sẻ: Người ta đối xử với cha mẹ và người thân thế nào, họ sẽ đối xử với bạn như vậy. Bạn nghĩ gì về nhận định đó?

Sống Lời Chúa: Hôm nay, bạn  bày tỏ lòng hiếu thảo của bạn với tổ tiên, ông bà, cha mẹ qua những việc làm cụ thể.
Cầu nguyện: Lạy Cha, xin cho mẫu gương sống của Con Cha trở thành sống động trong lối sống của con đối với Cha và đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của con. Xin Cha ban ơn phúc cho các ngài, nhất là trong những ngày của tuổi già.

Chúa Nhật 4 Quanh Năm Năm A


Bài Ðọc I: Xp 2, 3; 3, 12-13
"Ta sẽ để sống sót lại giữa ngươi, một dân tộc khiêm tốn và nghèo hèn".
Trích sách Tiên tri Xôphônia.
Hãy tìm Chúa, hỡi tất cả các người hiền lành trong nước, là những kẻ tuân giữ luật Chúa; hãy tìm công lý, hãy tìm sự khiêm nhường, nếu các ngươi muốn được che chở trong ngày thịnh nộ của Chúa. Ta sẽ để sống sót lại giữa ngươi một dân tộc khiêm tốn và nghèo hèn, biết tin tưởng vào thánh danh Chúa. Kẻ sống sót của Israel sẽ không làm điều bất công, sẽ không nói dối, miệng chúng sẽ không nói lời phỉnh gạt, vì chúng sẽ được chăn dắt và nằm ngủ không bị quấy rầy.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10.
Ðáp: Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (Mt 5,3).
Xướng: 1) Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những kẻ đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. - Ðáp.
2) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân; Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. - Ðáp.
3) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời. Sion hỡi, Ðức Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua từ đời này sang đời khác. - Ðáp.

Bài Ðọc II: 1 Cr 1, 26-31
"Thiên Chúa đã chọn những điều hèn hạ đối với thế gian".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, anh em hãy xem ơn kêu gọi của anh em: Vì (trong anh em) không có mấy người khôn ngoan theo xác thịt, không có mấy người quyền thế, không có mấy người sang trọng. Nhưng điều mà thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những người khôn ngoan phải xấu hổ; điều mà thế gian cho là yếu hèn, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những gì là mạnh mẽ phải hổ ngươi. Thiên Chúa đã chọn những điều hèn hạ đối với thế gian, những điều bị khinh chê, những điều không không, để phá huỷ những điều hiện hữu, hầu mọi xác thịt không thể vinh vang trước mặt Người. Chính do Người mà anh em ở trong Chúa Giêsu Kitô, Ðấng do Thiên Chúa, đã trở nên sự khôn ngoan, sự công chính, sự thánh hoá và sự cứu rỗi cho chúng ta, ngõ hầu, như đã chép: "Ai tự phụ, thì hãy tự phụ trong Chúa".
Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Lc 19, 38
Alleluia, alleluia! - Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến, bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 5, 1-12a
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng:
"Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho những ai hiền lành, vì họ sẽ được Ðất Nước làm cơ nghiệp. Phúc cho những ai đau buồn, vì họ sẽ được ủi an. Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả. Phúc cho những ai hay thương xót người, vì họ sẽ được xót thương. Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa. Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời".
Ðó là lời Chúa.


Suy Niệm: Chúa nhật khó nghèo

Có thể gọi tên Chúa nhật này là Chúa nhật khó nghèo, Chúa nhật mà chúng ta phải suy nghĩ về tinh thần khó nghèo Phúc Âm. Như vậy chúng ta sẽ không bỏ rơi các mối phúc thật khác và chúng ta sẽ thấy bài Tiên tri và bài Thánh thư sáng sủa hơn nhiều. Vì tinh thần khó nghèo là điều kiện để được rao giảng Phúc Âm, là cơ sở của các mối phúc thật. Người khó nghèo được Chúa đoái thương và đổ đầy ơn cứu độ.

A. Khó Nghèo Là Cơ Sở
Có một ngộ nhận căn bản khiến việc suy nghĩ về Bài giảng trên Núi dễ đi đến chỗ lệch lạc. Người ta muốn tách rời từng câu, từng mối phúc thật, coi như những chân lý tuyệt đối, biệt lập không lồng vào nhau, không thông với nhau. Người ta nghĩ đó là một số các nhân đức, chỉ cần tập được một là được vào Nước Trời. Người ta quên bối cảnh của Bài giảng trên Núi. Người ta không thấy rõ ý của Ðức Yêsu khi tuyên bố các mối phúc thật.
Sách Tin Mừng kể hôm ấy Chúa trèo lên một sườn núi. Người gọi môn đệ lại chung quanh, rồi mở miệng dạy dỗ dân chúng. Người nói với hết mọi người. Người không muốn để người nào dửng dưng. Người muốn mọi lời Người nói trở nên của ăn tinh thần cho mỗi người. Rõ ràng Người không nói với người này trước, người kia sau. Người cũng chẳng muốn kẻ nghe lời này, kẻ bỏ lời kia. Người không đề ra một số những nhiệm vụ để mỗi người lựa chọn tùy ý hay để mọi người phải thi hành tất cả bằng nhau. Người giảng Tin Mừng cứu độ mọi người chứ không ban bố chỉ thị. Người vẽ ra các sắc thái của Nước Trời để người ta nhận ra Nước đó và muốn đi vào. Sau này sẽ có lần Người kể cho người ta nghe nhiều dụ ngôn về Nước Trời: các hình ảnh tuy khác nhau nhưng chỉ diễn tả một thực tại. Cũng vậy hôm nay trong Bài giảng trên Núi, Người cho thấy có nhiều hạng người ở trong Nước Trời hạnh phúc; tuy nhiên tất cả đều chung một mẫu số nào đó. Những con người khó nghèo, hiền lành, đói khát, thương xót v.v... không phải là những con người xa lạ nhau, không thông cảm gì với nhau, vì nếu không Nước Chúa sẽ là một cái chợ, một nơi ô hợp. Nhưng không! Nước Trời là một gia đình, một dân Nước, một cộng đoàn hòa hợp, một thân thể, Thân Thể Ðức Kitô. Giữa những con người hạnh phúc kia có một cái gì thông hiệp với nhau một cách mật thiết, đến nỗi có thể nói yếu tố khiến họ được phúc lộc quan trọng hơn các sắc thái riêng biệt của họ.
Vậy yếu tố ấy là gì?
Chắc chắn đó là yếu tố khiến người ta có khả năng đón nhận sự sống của Chúa, sự cứu rỗi của Người, Tin Mừng cứu độ Người mang đến. Thế mà rõ ràng Thánh Kinh viết: Tin Mừng được rao giảng cho người nghèo. Tinh thần khó nghèo được Chúa nhắc đến đầu tiên trong Bài giảng trên Núi, phải chăng không phải là phúc đầu tiên trong các mối phúc thật, mà là điều kiện đi trước để có các mối phúc thật sau? Ðó là cơ sở để phát huy mọi nhân đức, để đón nhận ơn cứu độ dẫn đến hạnh phúc Nước Trời.

B. Nhưng Khó Nghèo Là Gì?
Không thiếu gì ngộ nhận. Phần đông chúng ta nghĩ ngay đến phương diện vật chất. Và thật là kỳ cục. Suy nghĩ như vậy không thể nào đúng được mà người ta vẫn không bỏ. Ðiều lạ hơn nữa, là suy nghĩ như thế đưa đến nhiều mâu thuẫn mà dường như người ta vẫn cứ tỉnh bơ. Ðang khi bảo Giáo hội phải khó nghèo hơn, người ta lại hăng say phát triển đời sống vật chất cho con người. Cũng đừng lấy lẽ phải hiểu khó nghèo đây theo nghĩa tinh thần, nghĩa là có tinh thần khó nghèo chứ không nhất thiết phải thực sự nghèo khó. Thôi đi những luận điệu luẩn quẩn ấy! Chân lý rõ ràng là Bài giảng trên Núi nói về Nước Trời chứ không nói đến nước thế gian.
Vậy, trong bình diện Nước Trời, khó nghèo là gì? Là còn thiếu ơn cứu độ của Chúa, là muốn được ơn cứu độ ấy nhiều hơn, nhưng không có khả năng và còn bị trăm nghìn cản trở, là thiếu thốn thật sự và chỉ còn biết trông đợi vào lượng từ bi phong phú của Chúa, là đang đi trên đường về Nước Trời nên không dừng lại nơi một tạo vật nào mà chỉ bắt chước Phaolô: bỏ mọi sự lại đằng sau, lao thẳng về phía trước, theo ơn Chúa kêu gọi.
Hiểu như vậy thì nhất thiết phải nói mọi người đều khó nghèo. Nhưng thực tế thì lại ít ai có tinh thần khó nghèo như vậy. Cả những người nghèo về vật chất cũng thế. Và phải nói nhiều khi cái khó nó bó cái khôn; nghèo quá còn sức lực đâu mà nhận ra chân lý và theo đuổi được những sự tốt lành. Người Kitô hữu chắc như vậy nên nhiệt tình chống giặc đói, giặc dốt và quyết tâm đi vào con đường phát triển. Tuy nhiên như Chúa đã dạy, người giàu có khó vào Nước Trời vì người giàu thường cậy của, tin vào mình và chắc chắn về tương lai. Họ suy tính toàn chuyện làm ăn, phá lẫm cũ xây lẫm mới. Họ bảo linh hồn: bây giờ đã bảo đảm, hãy ung dung ngồi hưởng thụ.
Vấn đề không phải là tìm ra chỗ trung dung cho dù "đạo trung dung thật là khó vậy"; nhưng là đưa suy nghĩ lên bình diện khác, đặt con người không phải trước mặt của cải, mà là đối diện với Thiên Chúa. Người khó nghèo đặt mình ở trước Thiên Chúa, như người thu thuế khi vào Ðền thờ cầu nguyện. Người ấy không như người biệt phái. Ông này ở trước mặt Chúa mà chỉ thấy mình đầy công trạng. Ông giàu có quá. Còn người kia chỉ thấy khiếm khuyết và bất lực. Người ấy nghèo thật. Và Chúa bảo người này ra về thì được công chính hơn, còn người biệt phái thì không.
Vậy được công chính hơn nghĩa là gì? Ở đây có thể đáp là được hiền lành, ưu phiền, đói khát, thương xót, tinh sạch, hòa bình, bắt bớ, tức là được mọi tư cách khác của các mối phúc thật. Ðiều này cũng dễ hiểu và dễ nghiệm thôi. Chắc chắn người thu thuế kia khi ra về sẽ đổi hẳn nếp sống. Cũng như ông Zakkhê nọ, sau khi thấy mình nghèo trước ở trước mặt Chúa và được Chúa đổ ơn dư đầy cho đã giũ bỏ lòng tham lam ích kỷ; trở nên nhân đạo và đói khát sự công chính; đời sống từ nay trong sạch và sẵn sàng hy sinh vì Chúa. Ðược như vậy là vì tinh thần khó nghèo, nghe nói thì có vẻ tiêu cực, nhưng thật rất tích cực. Kinh nguyện Hòa Bình của thánh Phanxicô đầy những công thức diễn tả chân lý ấy. Con người càng nghèo ở trước mặt Chúa, ơn Người càng đổ đầy vào lòng họ, khiến ta thấy tinh thần khó nghèo thật là cơ sở. Và hiểu tinh thần khó nghèo như vậy, chúng ta mới thấy bài sách Sôphônia và Thánh thư Phaolô thật phong phú.

C. Thực Hành Khó Nghèo
Tiên tri Sôphônia kêu gọi người ta: Hãy tìm công chính và sự hiền lành nếu muốn được che chở trong ngày Chúa thịnh nộ. Là vì Người sẽ chỉ để sót lại một dân khó nghèo, thiếu thốn. Chính họ mới là những kẻ được chăn dắt, yên hàn, hạnh phúc.
Còn thánh Phaolô thì khẳng định dân khó nghèo thiếu thốn mà Chúa hứa để sót lại đó, chính là chúng ta, những thành phần không và chẳng ra gì, mà Chúa đã chọn để đổ đầy sự khôn ngoan, công chính và cứu rỗi cho chúng ta.
Chúng ta phải cảm tạ Chúa, nhưng đừng để mất những ơn đã được. Ðừng trở nên giàu có trước mặt Chúa và cố gắng mỗi ngày càng trở nên khó nghèo. Muốn vậy, thánh Phaolô nói, một mặt đừng tự phụ cậy dựa vào mình cũng như vào tiền của, vào khả năng nhân đức cũng như vào ai khác; và mặt khác hãy đón nhận Ðức Kitô là sự khôn ngoan, giàu có, thánh thiện và sự cứu rỗi của ta. Sở dĩ ta là dân nghèo của Chúa ngày hôm nay là vì ta đã mặc lấy Ðức Kitô. Từ nay ta càng là dân nghèo có phúc của Người nếu ta tiếp tục đón nhận Ngài.
Ngài thật nghèo không phải chỉ vì đã sinh ra nghèo, đã sống nghèo và đã chết nghèo. Nhưng cái nghèo đích thực của Ngài là cái nghèo ở trước mặt Thiên Chúa Cha. Khi bị cám dỗ nơi sa mạc, Ngài không tựa vào gì khác để chiến thắng ngoài việc tựa vào Lời Chúa. Suốt thời kỳ giảng đạo, lương thực của Ngài là ý định của Chúa Cha. Cuối cùng khi hoàn tất sứ mạng trên Thập giá, Ngài đã hư vô hóa mình, ra nghèo trong sự chết, để được đổ đầy sự phục sinh và được tôn làm Chúa.
Giờ đây, trong thánh lễ, Ngài lại đến trong hình thức khó nghèo của bánh rượu, kêu gọi chúng ta tham dự tinh thần khó nghèo của mầu nhiệm Tử nạn, để ơn cứu rỗi được thông ban cho chúng ta. Vậy ai khó nghèo hãy đến lãnh nhận. Ai muốn lãnh nhận hãy thú nhận thân phận khó nghèo. Và lãnh nhận rồi, hãy có tinh thần khó nghèo để không phải tôi sống, nhưng Ðức Kitô sống trong tôi. Ðời tôi sẽ đích thực là đời Kitô hữu. Chúa Kitô sẽ sinh động đời tôi để mọi mặt được phát triển, để đời tôi có đủ sắc thái của các mối phúc thật, vì không ai có thể hiền lành thật mà lại không trong sạch, thương xót, hòa bình, hy sinh v.v... Các mối phúc thật đều thông với nhau; và yếu tố chuyển thông ấy chính làtinh thần khó nghèo.

(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)

HÃY VUI MNG (29.1.2017 – Chúa nht 4 Thường niên, Năm A)
Thi nào con người cũng lao đao đi tìm hnh phúc. Phúc cho ai không khép li đ tìm hnh phúc cho mình, nhưng biết m ra đ sng cho Chúa và tha nhân.


Suy nim:
Ðời sống mỗi người đều có những chỗ khuyết, chỗ hụt,
những mất mát, yếu kém không thể bù đắp,
nên ở đời có vẻ chẳng ai được hạnh phúc trọn vẹn.
Ngay giữa lúc hạnh phúc nhất, cũng có điều làm bận lòng.
Trong bài giảng đầu tiên trên một ngọn núi,
Ðức Giêsu đã chỉ cho ta bí quyết để có hạnh phúc.
Hạnh phúc thực sự là quà tặng của Thiên Chúa,
nhưng con người cần sống tích cực để đón nhận.
Ðược Nước Trời, được Ðất Hứa, được thấy Thiên Chúa,
được Ngài ủi an, thương xót, và làm cho no thỏa:
những điều đó có nghĩa là sống thân tình với Ngài,
được vui hưởng hạnh phúc viên mãn của chính Thiên Chúa.
Chỉ nơi Ngài mới có hạnh phúc trọn vẹn, vững bền.
Con người chỉ có hạnh phúc khi gắn bó với Nguồn cội,
với Ðấng đã, đang và sẽ ban cho mình tất cả.
Nói cho cùng, người hạnh phúc là người biết mở ra,
mở ra với Thiên Chúa và mở ra với tha nhân.
Người có tâm hồn nghèo khó là người thật sự nghèo,
chẳng có nhiều của cải hay chỗ đứng trong xã hội.
Khi cảm nghiệm nỗi bất lực của mình,
họ khiêm tốn mở ra và phó thác cho duy Thiên Chúa.
Chính lúc đó họ thấy mình bình an, vững vàng.
Người khao khát trở nên công chính là người mong nên thánh.
Nên thánh là sống theo tinh thần của cả Bài Giảng trên Núi.
Nỗi khao khát không nguôi làm cho con người lớn lên.
Nỗi khao khát đào sâu, để con người chứa được nhiều.
Người sầu khổ về mọi mặt sẽ được hạnh phúc,
khi trong cơn đau, họ biết quay về với Thiên Chúa.
Phúc cho ai thấy đau khổ của mình có ý nghĩa:
đau khổ để đền tội, để phục vụ, để triển nở thiêng liêng.
Ngay cả đau khổ vô lý cũng làm ta gần Ðấng trên thập giá.
Người bị bách hại, lăng nhục, vu khống là người có phúc.
Ngay giữa ngặt nghèo họ vẫn cảm được niềm vui (Cv 5,41),
vì họ dám sống và dám chết cho Thầy Giêsu.
Người hiền lành là người có lòng nhân đối với người khác.
Họ học gương hiền lành của Thầy Giêsu (Mt 11,29),
không lấy oán báo oán khi mình bị xúc phạm (Mt 21,5).
Người có lòng thương xót là người biết mở ra để cảm thông,
đau nỗi đau người khác và chia sẻ những gì mình có.
Người có tâm hồn trong sạch là người ngay thẳng, thật thà,
không giả hình, nhưng làm với ý hướng trong sáng.
Chính sự trong sáng của thân xác và tâm hồn
sẽ làm người ấy dễ gặp được khuôn mặt Thiên Chúa.
Người xây dựng hoà bình là người gieo an hoà khắp nơi,
trong gia đình, ngoài xã hội và giữa các dân tộc.
Họ giải toả những bất đồng, tháo gỡ những tranh chấp.
Họ coi mọi người là anh em, con cùng một Cha.
Thời nào con người cũng lao đao đi tìm hạnh phúc.
Phúc cho ai không khép lại để tìm hạnh phúc cho mình,
nhưng biết mở ra để sống cho Chúa và tha nhân.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa,
xin cho con luôn vui tươi.
dù có phải lo âu và thống khổ,
xin cho con đừng bao giờ khép lại với chính mình;
nhưng biết nghĩ đến những người quanh con,
những người - cũng như con -
đang cần một người bạn.

Nếu như con nên yếu đuối,
thì xin cho con biết yêu thương và sáng suốt hơn,
thông cảm và nhân từ hơn.

Nếu bàn tay con run rẩy,
thì xin giúp con luôn biết mở ra và cho đi.
Khi lâm tử,
xin cho con biết đón nhận khổ đau và bệnh tật
như một lời kinh.

Ước chi con sẽ chết trong khiêm hạ và tín thác,
như một lời xin vâng cuối cùng.
Và con về nhà Chúa,
để dự tiệc yêu thương muôn đời. Amen.
Lm. An-tôn  Nguyễn Cao Siêu, SJ.


MỒNG HAI TẾT ĐINH DẬU.
KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ.
(phần 2)

Phng v Li Chúa: Mng Hai tết, kính nh ông bà t tiên
MNG HAI TT - KÍNH NH ÔNG BÀ T TIÊN
Hc 44,1.10-15 – Ep 6,1-4.18.23 – Mt 15,1-6
‘TH CHA KÍNH M: GII RĂN VÀ ĐO HIU

“Hãy tôn kính m cha... đ được hnh phúc và trường th – Ep 6,2
I. CÁC BÀI ĐC
Các bài đc ngày mng hai tết làm ni bt tinh thđo hiếu ca phn làm con đi vi t tiêông bà cha m. Tư tưởng này mi gi mi người suy nghĩ v ngun ci ca mình, ca dòng tc mình, ca dân tc mình... mà ngun ci ca mi ngun ci là chính Thiên Chúa. Đng thi cũng nhc nh mi người v bn phn góp phn mình vào vic cng c và phát trin các mi tương quan y.
1. Bài đc I  Hc 44,10-15
Tác gi sách Hun ca mi gđc gi cùng ca tng các bc cha ông trong tư cách là nhng v danh nhân. H được biếđến không phi bi tài năng hay thông minh xut chúng ca mi cá nhân, nhưng h đáng được con cháu tôn kính ch vì h là nhng ngườđo hnh, biết xót thương, tuân gi L Lut. Điu to nên công đc, vinh quang, danh thơm, khôn ngoan nơi bc cha ông chính là ch tín trung và nim son sđến cùng trong đc tin vào Chúa.
Mi n lđã làm cho các ngài sng mãi nơi gia tài mà các ngàđ li là đàn con cháu, danh thơm các ngàđược lưu truyn mãi hu thế. Chính nh ch tín nơi các ngài mà con cháu các ngài có th gi mãi ch trung vi giao ước vi Thiên Chúa.
2. Bài đc II  Ep 6,1-4.18.23
Trong phn bàn v ‘đi sng mi trong Đc Kitô’, thánh Phaolô đc bit chú trng ti bn phn ca nhng k làm con cũng như s mng ca nhng người làm cha m.
Theo v Tông Đ dân ngoi, bí quyết giúp có được hnh phúc và sng trường th chính là vâng li cha m và tôn kính các ngài. Thánh Phaolô còn ch ra nhng cách thc giúp bc làm cha m chu toàn s mng giáo dc con cáđược Chúy thác cho mình: tuyđi tránh làm con cái tc gin, nhưng phi luôn nh mình đang thay mt Chúa đ khuyên răn và sa dy các con.
Công vic giáo dc ca bc làm cha m cũng như lòng hiếu kính ca k làm con đu phđượđt trong bu khí cu nguyn theo Thn Khí hướng dn, trong s tnh thc và cu xin cho toàn th dân thánh.
Đ có th thc hiđượđiđó, thánh Phaolô ước mong cho mi người luôn có đượĐc Giêsu Kitô ban cho ơn bình an, đc mến và đc tin.
3. Bài Phúc âm – Mt 15,1-6
Khđi t tháđ duy l lut ca nhng người Pharisêu và Kinh sưĐc Giêsu đã minh đnh rõ cho mi người thđã có mt ln ln trong vic thc hành: gia mt bên là tp tc ca tin nhân và bên kia là l lut ca Thiên Chúa. Tp tc ca tin nhâđược hiu là nhng ý kiến, li gii thích và các quyếđnh ca các Rabbi Do thái tht t m, nhiu khi được coi như ngang hàng thm chí còn hơn c L Lut. Đc Giêsu t ra nghiêm khc vi s đo ln giá tr này và mt ln na cho thy vai trò nn tng ca L Lut trong vic thc hành đc tin.
‘Th cha kính m néđp cđo hiếu trong tư cách là con. Đó cũng là mnh đt văn hóa Vit mà chc chn t mnh đt này, ht ging Li Chútho kính cha m strĩu qu và nng ht. Hiếu kính vi bc trên, hiếu tho vi m cha, hiếu nghĩa vi anh ch em, hiếu hòa vi mi người... không ch là rường ct ca cng đng làng xãVit, nhưng trước hết chính là nhng mi tương quan tr ct trong vic thc hành đc tin trên nn tng ca giao ước ca Dân Thánh vi Thiên Chúa.
II. GÝ MC V
1. ‘Hãy ca tụng những vị danh nhân, cũng là các bậc cha ông chúng ta...’ li gý này  làm chúng ta nh ti các v T Đo Vit nam, trong tư cách là nhng v tin bi trong đc tin, như s ghi nhn ca Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong ngày l phong thánh: Máu các v T Đo là nguân sng cho anh em trước tiên, đ anh em thăng tiến trong Đc Tin. Gia anh em Đc Tin ca T Tiên vn tiếp tc và còn truyn tng sang nhiu thế h tương lai. Đc Tin này tn tđ làm nn tng xây dng s kiên trì cho tt c nhng người là Vit Nam thun tuý s trung thành vi quê hương đt nước, nhưng đng thi vn là người tín hu ca Chúa Kitô.’ Tri ân các bc tin nhân không ch vì nhm tôn vinh các ngài, nhưng vic tri ân các ngài còn làm cng c và gia tăng đc tin nơi chúng ta hôm nay.
2. Lnh truyHãy vâng li và tôn kính m cha’ nhc nh chúng ta v li kêu gi ca HĐng Giám Mc Vit nam trong thư đ ngày 20.11.2016: Trong mái m ca tình yêu và lòng thương xót, không th không nóđến bn phn hiếu tho ca con cáđi vi cha m.’ Đo hiếu ca phn làm con không đơn gin ch là mt néđp ca văn hóa, nhưng chính là l sng ca thn phn b tôi Chúa trong tương quan vi m cha ông bà, nhng người thay mt Chúđ giáo dưỡng chúng ta.
3. Trong ánh sáng ca Li ChúTho kính cha m’, li cĐc Tng Phaolô, v Ch Chăn giáo phn trong thư chúc tết, như còđang vang vng nơi mi người tín hu nhân dp xuâĐinh Dđang vHai nét đp ni bt nơi con gà là ch Tín và ch Nghĩa: ct tiếng gáy vang trong tro rđúng gi đúng canh vào mi sáng, đó làch Tín; mau mn gđàn khi tìđược thăn, luôn nhường nhn mà không tranh giành, đó là ch Nghĩa’. Mi người ch có th tín nghĩa vi m cha nếđã luôn tín nghĩa vi Thiên Chúa, Đng là M Cha ca mi bc m cha.
III. LI NGUYN CHUNG
Ch tế: Anh ch em thân mến! Kính nh t tiên và tho hiếông bà cha m là truyn thng tđp ca người Vit Nam, rt hp vi thánh ý Chúa. Trong tâm tình tri ân cm t ca nhng ngàđu xuân, chúng ta cùng tha thiết dâng li cu nguyn:
1. “Hãy ca ngi nhng v danh nhân, cũng là cha ông ca chúng ta qua các thế h.  Chúng ta cu nguyn cho Đc Giáo Hoàng Phanxicô cùng các v ch chăn trong Hi Thánh luôn trung thành tiếp ni s nghip và làm rng danh công đc ca các bc tin nhân.
2. “K làm con, hãy vâng li cha m theo tinh thn ca Chúa. Chúng ta cùng cu nguyn cho mi người, cách riêng các bn tr, biết chu toàn bn phn làm con cái: luôn hết lòng tôn th Thiên Chúa và trn tình hiếu kính vi bc t tiên, ông bà, cha m.
3. “Anh em hãy dùng mi li kinh và mi tiếng van nài mà cu nguyn luôn mãi. Chúng ta cùng cu xin Chúa cho nhng ngườđã khut là t tiêông bà cha m ca chúng ta sđược thông d vào s sng và vinh quang vĩnh cu ca Chúa trong nước tri.
4. “Xin Thiên Chúa ban ân sng cho tt c nhng ai yêu mếÐc Giêsu Kitô. Chúng ta cùng cu nguyn cho mi người trong cng đoàn chúng ta trong năĐinh Du này biết yêu mến và thc hành Li Chúa, đ xng đáng đón nhn muôn phúc lành Chúa ban.
Ch tế: Ly Chúa là Cha chúng con, Chúa dy chúng con phi tho hiếđi vi t tiên, ông bà, cha m. Xin nhn li chúng con cu nguyn và ban ơn Thánh Thn giúp chúng con biết sng cho đý Chúa trong bn phn ca bc con cháu. Chúng con cu xin nh Đc Kitô, Chúa chúng con. Amen.


Lectio Divina: Chúa Nhật IV Thường Niên (A)
Chúa Nhật, 29 Tháng 1, 2017


Tám Mối Phúc Thật

Thiên Chúa suy nghĩ một cách khác hơn chúng ta
Mt 5:1-12

1.  Lời nguyện mở đầu

Lạy Chúa Giêsu, xin hãy sai Thần Khí Chúa đến giúp chúng con đọc Kinh Thánh với cùng tâm tình mà Chúa đã đọc cho các môn đệ trên đường Emmau.  Trong ánh sáng của Lời Chúa, được viết trong Kinh Thánh, Chúa đã giúp các môn đệ khám phá ra được sự hiện diện của Thiên Chúa trong nỗi đau buồn về bản án và cái chết của Chúa.  Vì thế, cây thập giá tưởng như là sự kết thúc của mọi niềm hy vọng đã trở nên nguồn mạch của sự sống và sự sống lại.
Xin hãy tạo trong chúng con sự thinh lặng để chúng con có thể lắng nghe tiếng Chúa trong sự Tạo Dựng và trong Kinh Thánh, trong các sự việc và trong những người chung quanh, nhất là những người nghèo khó và đau khổ.  Nguyện xin Lời Chúa hướng dẫn chúng con để chúng con, cũng giống như hai môn đệ từ Emmau, có thể trải nghiệm được sức mạnh của sự phục sinh của Chúa và làm chứng cho những người khác rằng Chúa đang thực sự sống hiện hữu giữa chúng con như nguồn mạch của tình anh em, công lý và hòa bình.  Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu, con Đức Maria, Đấng đã mặc khải cho chúng con về Chúa Cha và đã sai Chúa Thánh Thần đến với chúng con.  Amen.


2.  Bài Đọc



a)  Chìa khóa cho bài Tin Mừng về Tám Mối Phúc Thật:

Trong Chúa Nhật tuần này, Giáo Hội mời gọi chúng ta suy gẫm về Tám Mối Phúc Thật.  Khi ấy, thấy đoàn lũ đông đảo đi theo Người, Chúa Giêsu đi lên núi gần biển hồ Galilê.  Ngồi trên chỗ cao nhất, và nhìn xuống đám đông, Người đã nói lời công bố long trọng này:  “Phúc cho những ai nghèo khó, đau buồn, khiêm nhường, những ai đói khát điều công chính, những ai đấu tranh cho hòa bình, những ai xót thương kẻ đói nghèo, có lòng trong sạch, bị bách hại vì lẽ công chính!”  Những lời nảy lửa mà thậm chí cho đến ngày nay vẫn còn vang lên trong thế giới!  Trong suốt hai ngàn năm qua, chúng đã đánh động hàng ngàn người, và chúng đã khiến cho chúng ta phải suy nghĩ và tự hỏi:  “Hạnh phúc là gì?  Ai là người thực sự được hạnh phúc?”

Một vài lời khuyên:  Sau khi đọc xong bài Tám Mối Phúc Thật, chúng ta không nên tức thì bắt đầu nghiên cứu và phân tích những lời của Chúa Giêsu.  Việc đầu tiên, tốt hơn là hãy giữ im lặng trong lòng một lúc và tin rằng chúng ta đang ở giữa đám đông dân chúng tụ tập với nhau ở chân núi, gần biển hồ, đang nhìn Chúa Giêsu và lắng nghe lời Người.
  
b)  Phân đoạn bài Tin Mừng để trợ giúp cho bài đọc:

Mt 5:1:  Việc công bố long trọng về Lề Luật mới  
Mt 5:2-10:  Tám cánh cửa cho phép người ta được vào Nước Trời   
Mt 5:11-12:  Đức Giêsu tuyên bố phúc cho những ai bị bách hại
  
c)  Phúc Âm:

1 Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người.  2 Bấy giờ Người cất tiếng dạy họ rằng:  3 “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó: vì Nước Trời là của họ. 4 Phúc cho những ai hiền lành: vì họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp. 5 Phúc cho những ai đau buồn: vì họ sẽ được ủi an. 6 Phúc cho những ai đói khát điều công chính: vì họ sẽ được no thỏa. 7 Phúc cho những ai hay thương xót người: vì họ sẽ được xót thương. 8 Phúc cho những ai có lòng trong sạch: vì họ sẽ được nhìn xem Thiên Chúa.  9 Phúc cho những ai ăn ở thuận hòa: vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. 10 Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính: vì Nước Trời là của họ. 11 Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác.  12 Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng các con sẽ trọng đại ở trên trời; quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước các con cũng bị người ta bách hại như thế”.

3.  Giây phút thinh lặng cầu nguyện

Để Lời của Chúa có thể thấm nhập và soi sáng đời sống chúng ta.

4.  Một vài câu hỏi gợi ý

Để giúp chúng ta trong việc suy gẫm cá nhân.

i)  Điều nào trong bài Tin Mừng này đánh động bạn nhất?  Tại sao?   
ii)  Ở đâu, khi nào và với ai mà Chúa Giêsu công bố bài giảng này?    
iii)  Những nhóm người nào đã được Chúa Giêsu tuyên bố là có phúc?  Mỗi nhóm nhận được những sự hứa hẹn nào?
iv)  Những nhóm người này được Chúa Giêsu nói đến có còn tồn tại trong ngày nay không?  Họ là những ai và phải tìm họ ở đâu?
v)  Làm cách nào có thể hiểu được rằng một người vừa nghèo khó vừa hạnh phúc trong cùng một lúc được?
vi)  Bạn hãy cố gắng nhớ đến hai thời điểm mà bạn đã thật sự cảm thấy hạnh phúc trong đời.  Định nghĩa của bạn về hạnh phúc có giống như của Chúa Giêsu không?
vii)  Ngày nay người ta kiếm tìm loại hạnh phúc nào?

5.  Ý chính của bài Tin Mừng

Dành cho những ai muốn đào sâu vào chủ đề

a)  Bối cảnh bài giảng của Chúa Giêsu:

Trong Tin Mừng của Mátthêu, Chúa Giêsu xuất hiện như một Người Làm Luật mới, một ông Môisen mới.  Là Con Thiên Chúa, Người Chúa Cha.  Người biết Chúa Cha đã có chủ đích gì trong quá khứ, khi Chúa Cha trao Lề Luật cho dân chúng qua tay ông Môisen.  Vì lý do này mà Chúa Giêsu có thể trao ban cho chúng ta một phiên bản mới Lề Luật của Thiên Chúa.  Việc loan báo long trọng về bản Lề Luật mới này bắt đầu ở đây, trong Bài Giảng Trên Núi.  Trong Cựu Ước, Luật của Môisen được viết trong năm quyển sách:  Sáng Thế Ký, Xuất Hành, Lê-vi, Dân Số và Đệ-Nhị-Luật.  Phỏng theo mô hình cũ, Mátthêu giới thiệu Lề Luật Mới trong năm bài giảng Tin Mừng sắp xếp rải rác trong quyển Phúc Âm của ông:  Bài Giảng Trên Núi (Mt chương 5 đến 7), Bài Giảng về Sứ Vụ Truyền Giáo (Mt 10), Bài Giảng về Mầu Nhiệm Nước Trời trong đời sống (Mt 13), Bài Giảng về Giáo Hội (Mt 18), Bài Giảng về Thời Cánh Chung (Mt 24 và 25).  Nhưng đối với Mátthêu, chỉ nghiên cứu về Lề Luật thôi thì chưa đủ.  Còn cần phải nghiêm chỉnh tuân theo sự thực hành của Chúa Giêsu, bởi vì trong đó Thần Khí của Thiên Chúa hoạt động, Người đã làm sống động những chữ bên trong Lề Luật ấy.  Lời mô tả về sự thực hành của Chúa Giêsu chiếm phần tường thuật xen kẽ giữa năm Bài Giảng và có mục đích cho thấy Chúa Giêsu đã tuân giữ Lề Luật như thế nào và nhập thể chúng trong cuộc sống của Người.   
 
b)  Lời bình giải về đoạn Phúc Âm:

Mt 5:1:  Lời loan báo long trọng về Lề Luật Mới
Trong Cựu Ước, ông Môisen đã lên núi Sinai để nhận lãnh Lề Luật của Thiên Chúa.  Đức Giêsu cũng vậy, ông Môisen mới, đi lên núi và nhìn xuống đám đông đã theo Người, công bố Lề Luật Mới.  Cho đến thời điểm này, chỉ có bốn môn đệ đi với Chúa Giêsu (Mt 4:18-22).  Nhưng thực ra, một đoàn người đông đảo đã đi theo Người.  Được bao quanh bởi các môn đệ, Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy cho họ, công bố Tám Mối Phúc Thật.

Mt 5:3-10:  Tám cánh cửa để vào được Nước Trời
Các Mối Phúc Thật tạo nên lời mở đầu trang trọng cho Bài Giảng Trên Núi.  Trong đó, Chúa Giêsu định nghĩa những ai có thể vào được Nước Trời.  Có tám loại người. Tám cửa vào.  Không có cửa nào khác để vào được Nước Trời, trong Cộng Đoàn!  Những ai mong ước được tham dự vào Nước Trời phải gắn bó với một trong các loại hay nhóm này.

Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó
Đây không phải là người giàu cũng chẳng phải là người nghèo có tâm tính của người giàu.  Nhưng đó là những người giống như Đức Giêsu sống nghèo khó (Mt 8:18), tin tưởng vào người nghèo hèn (Mt 11:25-26) và nhận ra họ là những người được nhận lãnh Tin Mừng đầu tiên (Lc 4:18).  Đó là những người nghèo hèn có Thần Khí của Đức Giêsu!    

Phúc cho những ai hiền lành
Đây không phải là loại người thụ động đã mất hết ý chí và không còn có thể phản ứng lại.  Nhưng họ là những người đã “tìm được sự bình yên” và bây giờ, giống như Đức Maria, sống trong “sự bẽ mặt” (Lc 1:48).  Họ đã mất đi phần đất mà họ đã sở hữu, nhưng họ sẽ lấy lại nó (Tv 37:7, 10-11, 22, 29, 34).  Giống như Đức Giêsu, họ cố gắng trở nên “hiền lành và khiêm nhu trong lòng” (Mt 11:19).

Phúc cho những ai đau buồn
Đây không phải là một câu hỏi chỉ về bất kỳ loại đau buồn nào, nhưng về nỗi đau buồn khi đối diện với sự bất công và việc thiếu nhân tính hiện hữu trong thế gian (Tb 13:16; Tv 119:136; Ed 9:4; 2Pr 2:7).  Họ đau buồn vì họ không chấp nhận tình trạng mà nhân loại đang sống như thế.

Phúc cho những ai đói khát điều công chính
Đây không chỉ là một câu hỏi của việc tìm kiếm công lý tại các tòa án và sự bất công đã được hợp pháp hóa nhiều lần.  Nhưng hơn hết cả, đó là điều công chính của Thiên Chúa được tìm kiếm theo một cách mà những việc và những người có thể ở trong vị trí thuộc về họ trong kế hoạch của Đấng Tạo Hóa.

Phúc cho những ai hay thương xót người
Đây không chỉ là việc làm từ thiện phân phối phúc lộc, nhưng đây là một vấn đề làm giống theo Thiên Chúa có lòng thương xót đối với những kẻ đau khổ (Es 34:6-7).  Lòng thương xót có nghĩa là phải cảm thông với những nỗi đau khổ của người khác để làm dịu bới nỗi thống khổ của họ.  Nó có nghĩa là chúng ta đừng thờ ơ với những nỗi đau khổ của người khác.

Phúc cho những ai có lòng trong sạch
Đây không phải là vấn đề của sự trong sạch theo pháp lý chỉ nhìn thấy bề ngoài, nhưng nó là một câu hỏi về việc có một cái nhìn thuần khiết chấp nhận Lề Luật của Thiên Chúa trong lòng mà trở nên trong sáng, và để cho người ta nhận biết được lời kêu gọi của Thiên Chúa trong các việc xảy ra trong đời sống và trong thiên nhiên.

Phúc cho những ai ăn ở thuận hòa
Đây không chỉ nói về việc không có chiến tranh.  Sự bình an mà Thiên Chúa muốn có trên thế gian là sự hoán cải một cách triệt để và hoàn toàn của đời sống, của thiên nhiên và của đời sống xã hội hoặc sự sống chung.  Đây là sự Bình An đã được loan báo bởi các ngôn sứ và của Chúa Giêsu ban cho các môn đệ của Người (Ga 20:21). 

Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính
Thế giới được xây dựng và tổ chức theo những người có chủ nghĩa cá nhân và những nhóm người (như hệ thống tân-phóng-túng đang thống trị thế giới ngày nay).  Những ai mong muốn được sống một đời sống yêu thương vô vị lợi sẽ bị bách hại và sẽ chết trên thập giá.

Những người trong nhóm thứ nhất và thứ tám (người nghèo khó và người bị bách hại vì lẽ công chính) cùng nhận được lời hứa tương tự của Nước Trời.  Và họ được nhận bây giờ, bởi vì Chúa Giêsu đã nói “Nước Trời là của họ!”  Giữa nhóm thứ nhất và nhóm thứ tám, còn có sáu nhóm khác nhận được lời hứa sẽ được thực hiện trong tương lai.  Trong sáu lời hứa này, có một dự án mới.  Đó là dự án Nước Trời muốn tái kiến thiết toàn bộ đời sống:  trong sự quan hệ với của cải vật chất, với nhân loại, và với Thiên Chúa.  Cộng đoàn Kitô hữu, nghèo hèn và bị bách hại, đã sẵn là một dấu hiệu của Nước Trời!  Đó là hạt giống của Nước Trời! 
(1)  Cặp đầu tiên là những người hiền lành và những người đau buồn, đề cập tới mối quan hệ với của cải vật chất.  Trong tương lai họ mong sẽ được sự chia sẻ công bằng của cải thế gian này cho tất cả mọi người.
(2)  Đôi thứ hai là những người đói khát điều công chính và hay thương xót người, đề cập tới mối quan hệ giữa người và người và với xã hội.  Trong tương lai họ mong sẽ xây dựng lại tình anh em của nhân loại sống với nhau.
(3)  Đôi thứ ba, những người có lòng trong sạch và ăn ở thuận hòa, đề cập đến mối quan hệ với Thiên Chúa:  để được nhìn xem Thiên Chúa và làm con cái Người.  Trong tương lai họ mong sẽ tái tạo lại mối quan hệ với Thiên Chúa.

Tám nhóm người
                        Tám Lời Hứa
                                                Dự án của Nước Trời
1.  Có tinh thần nghèo khó
                        Nước Trời là của họ
                                                Hạt giống Nước Trời
2.  Hiền Lành
3.  Đau buồn
                        Sẽ được đất nước làm cơ nghiệp
                        Sẽ được ủi an
                                                Chia sẻ của cải
                                                Loại trừ bất công
4.  Đói khát điều công chính
5.  Có lòng thương xót người
                        Sẽ được no thỏa
                        Sẽ nhận được xót thương
                                                Tái tạo tình anh em
                                                và mối quan hệ công lý
6.  Có lòng trong sạch
7.  Ăn ở thuận hòa
                        Sẽ nhìn xem Thiên Chúa
                        Sẽ được gọi là con Thiên Chúa
                                                Thiên Chúa hiện hữu
                                                Sự hiện diện thân thiện và trung thành
8.  Bị bách hại vì lẽ công chính
                        Nước Trời là của họ
                                                Hạt giống bị đóng đinh

Mt 5:11-12:  Đức Giêsu tuyên bố phúc cho những ai bị bách hại
Người tỏ lời an ủi những kẻ bị bách hại.  Tại thời thánh Mátthêu, vào khoảng thập niên 80 sau khi Chúa Kitô sanh ra, dự án tái thiết lập đời sống và việc sinh hoạt chung này hay đời sống cộng đoàn sắp sửa được cộng đoàn Kitô hữu gánh vác, tất cả đều nghèo và không có ý thức về sự diễn đạt ý nghĩ.  Đây là lý do tại sao họ đang bị bách hại.  Lời cuối của Chúa Giêsu khẳng định với cộng đoàn trong việc đối kháng vì tình yêu đối với Tin Mừng.  
                        
c)  Mở rộng viễn kiến của chúng ta về các Mối Phúc Thật:

*  Cộng đoàn nhận lãnh các Mối Phúc Thật
Mátthêu đề cập đến tám Mối Phúc Thật.  Luca chỉ có bốn mối phúc thật và bốn mối họa (Lc 6:20-26).  Bốn mối phúc thật được thánh Luca nhắc đến là:  “Anh em là những kẻ nghèo khó, anh em là những kẻ đói khát, anh em là những kẻ khóc lóc, anh em là những kẻ bị oán ghét và bị bắt bớ” (Lc 6:20-23).  Thánh Luca đã viết cho cộng đoàn dân ngoại mới tòng giáo.  Họ sống trong bối cảnh thù nghịch của đế quốc La Mã.
Thánh Mátthêu viết cho cộng đoàn người Do Thái cải đạo, những người sống trong bối cảnh phải lìa bỏ Hội Đường.  Trước khi phải lìa bỏ ra đi, họ đã có được một số chấp nhận nào đó trong xã hội.  Nhưng bây giờ, sau khi đã tách rời khỏi Hội Đường, cộng đoàn đã đi vào cuộc khủng hoảng và trong đó bắt đầu xuất hiện những khuynh hướng khác nhau và bất đồng lẫn nhau.  Một số thuộc dòng dõi Biệt Phái đã muốn duy trì sự chặt chẽ trong việc tuân theo các Lề Luật mà họ đã quen thuộc trước khi cải đạo đi theo Chúa Giêsu.  Nhưng làm như vậy, họ đã loại trừ những kẻ bé mọn và người nghèo khó.  Lề Luật mới được đưa ra bởi Chúa Giêsu đòi hỏi rằng tất cả mọi người phải được chấp nhận trong cộng đoàn như anh chị em.  Vì lý do này, sự bắt đầu tuân thủ theo Lề Luật mới giới thiệu tám Mối Phúc Thật xác định tám nhóm hoặc tám loại người sẽ được chấp nhận vào cộng đoàn:  người nghèo khó, người hiền lành, người đau khổ, người đói khát lẽ công chính, người hay xót thương, người có lòng trong sạch, người ăn ở hòa thuận, người bị bách hại.
 
*  Người có tình thần khó nghèo?
Chúa Giêsu công nhận sự phong phú và giá trị của người nghèo khó (Mt 11:25-26).  Sứ vụ của Người là “loan báo Tin Mừng đến những người nghèo khó” (Lc 4:18).  Chính bản thân Người cũng đã sống như một người nghèo khó.  Người không sở hữu vật gì, Người đã không có nơi để gối đầu (Mt 8:18).  Và đối với những người muốn theo Chúa Giêsu, Người đòi hỏi họ phải chọn lựa giữa Thiên Chúa và tiền bạc (Mt 6:24).  Có tinh thần nghèo khó là người đứng trước người nghèo hèn có tinh thần của Đức Giêsu.
Mỗi khi trong câu chuyện của Dân Thiên Chúa, họ tìm cách để hồi phục lại bản Giao Ước, nó đã được bắt đầu bằng cách tái thiết lập lại quyền lợi của những người nghèo và những người bị hắt hủi.  Nếu không có điều này, không thể nào làm mới được bản Giao Ước!  Đây là những gì các ngôn sứ đã làm, đây là những gì Đức Giêsu làm.  Người lên án hệ thống loại bỏ người nghèo và những người bị bách hại, những người tranh đấu cho công lý.  Nhân danh Thiên Chúa, Đức Giêsu loan báo một Dự Án mới, chấp nhận những kẻ bị hắt hủi.  Cộng đoàn chung quanh Chúa Giêsu phải là một tấm gương nơi mà Vương Quốc tương lai này bắt đầu thành hình.  Nó phải được biểu thị bằng một mối quan hệ mới với vật chất của cải, với những người xung quanh và với Thiên Chúa.  Nó phải là hạt giống của một quốc gia mới!  Này đây, một nhiệm vụ rất quan trọng cho những người Kitô hữu chúng ta, đặc biệt là cho các bạn trẻ.  Bởi vì đây là cách duy nhất để tạo dựng uy tín và để cho một ví dụ rất cụ thể về Nước Trời, một đời sống khác mà thật sự là Tin Mừng của Chúa cho người nghèo khó và người bị hắt hủi.

*  Hãy vui mừng và hân hoan hôm nay
Tin Mừng cho biết một cách chính xác trái với những gì mà xã hội ngoài đời trong đó chúng ta đang sống khẳng định.  Trong xã hội mà người nghèo được xem như là người bất hạnh, và hạnh phúc cho kẻ nào có tiền và có thể tiêu xài thỏa chí.  Trong xã hội chúng ta, hạnh phúc là những người có danh vọng và quyền thế.  Kẻ bất hạnh là những người nghèo hèn, đau buồn và khóc lóc!  Trên tivi, các tiểu thuyết lãng mạn, các phim tập truyền hình khuếch tán huyền thoại của những người hạnh phúc và thành công, và trong vô thức, các tiểu thuyết lãng mạn được trình chiếu trong các phim tập trở thành các mẫu mực của cuộc sống cho nhiều người chúng ta.  Những lời này của Chúa Giêsu vẫn còn giữ được ý thức của họ trong xã hội chúng ta:   “Phúc cho những người nghèo!  Phúc cho những ai đau buồn!”  Và cho tôi, là một Kitô hữu, ai là người đích thực có Phúc?

6.  Cầu Nguyện:  Thánh Vịnh 117:

Thiên Chúa đáng được ca tụng.
Muôn nước hỡi, nào ca ngợi CHÚA,
ngàn dân ơi, hãy chúc tụng Người!
Vì tình Chúa thương ta thật là mãnh liệt,
lòng thành tín của Người bền vững muôn năm.  Alleluia! 

7.  Lời nguyện kết

Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin cảm tạ Chúa vì những Lời của Chúa đã trao ban để giúp cho chúng con có thể hiểu cặn kẽ hơn Thánh ý của Chúa Cha.  Nguyện xin Thần Khí Chúa soi sáng cho những việc chúng con đang làm và ban cho chúng con sức mạnh để chúng con có thể thực thi những Lời Chúa đã mặc khải cho chúng con.  Chúng con nguyện xin được nên giống như Đức Maria, mẹ Người, không những chỉ lắng nghe mà còn thực hành Lời Chúa.  Chúa là Đấng hằng sống hằng trị cùng với Đức Chúa Cha trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.  Amen.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét