Trang

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

Hãy sống tốt nhất với huyền bí của con người và đương đầu với bóng tối bằng các ngọn nến nhỏ

 Hãy sống tốt nhất với huyền bí của con người và đương đầu với bóng tối bằng các ngọn nến nhỏ




Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)

Đâu là rủi ro phải gánh chịu? Nếu cuối cùng các câu hỏi của chúng ta không có câu trả lời, thì rồi cũng nhanh, vì lười chúng ta không còn lo đến chúng nữa, lo cũng là tốt nhưng chúng ta quá lười để lo. Và, cũng vì cuộc chiến mệt mỏi, chúng ta để trí thông minh của mình ngủ gật, nhìn nó đầu hàng với một sự hài lòng hèn nhát.

Rốt cuộc, Chúa, vượt ngoài các câu hỏi không có câu trả lời của chúng ta, Ngài không còn là chủ của tất cả các câu trả lời và nhất là các câu trả lời còn mù mờ – thậm chí các câu trả lời vẫn còn mãi mãi mù mờ đó sao? Vì vậy, trong các điều kiện này, vì sao đi tìm, vì sao muốn hiểu, cố gắng thắp sáng đêm tối thui bằng ngọn nến nhỏ của mình, trong khi đôi khi chỉ cần dựa vào Đấng ẩn giấu trong ánh sáng trọn vẹn của Ngài?

Kiêu ngạo của trí thông minh nghĩ rằng chúng ta có thể trả lời cho mọi trọng tội. Cũng giống như tội phạm, nhưng ở phía ngược lại, chúng ta lười biếng để không chịu chính mình đi tìm cuộc chiến mệt mỏi, để không bao giờ giải hòa với Chúa. Trong cả hai trường hợp, việc từ nhiệm là tội phạm.

Không phải sứ mệnh của chúng ta là sống tốt nhất với huyền bí của con người, luôn tiến tới đàng trước và vẫn luôn đương đầu với bóng tối bằng các ngọn nến nhỏ, mà không nản lòng khi đối diện với các vô minh và âu lo của chúng ta đó sao? Cám dỗ để thoái lui rất mạnh. Nó luôn ở trước mặt chúng ta. Nó liên tục quay lại. Từ nhiệm trước huyền bí của con người, của chúng ta, của tôi, của bạn, ở đây, tất cả chung quanh đây, có mặt trong chúng ta và xung quanh chúng ta. Sự từ nhiệm của tinh thần khi nó không còn nghe ngóng, không còn tìm giải pháp, tìm giả thuyết mới hoặc tìm câu trả lời cứ lặp đi lặp lại mãi. Các từ nhiệm này chỉ tạo nên một: sự từ nhiệm của người chiến đấu, đã từ bỏ vũ khí và từ chối tiếp tục cuộc chiến với chính mình.

Một cuộc chiến? Cuộc chiến nào? Giáo phụ Gregoire de Nysse nói: “Cuộc chiến mà mỗi chúng ta đều tham gia.”

 

Từ chối tham chiến là thất bại. Nhận diện nó để đi vào cuộc chiến. Nêu đích danh đối thủ là nhận diện nó. Biết chắc chắn mình phải đứng về phía nào và chiến đấu chống bất công nhân danh công lý là điều kiện thiết yếu để trở thành chiến binh dày dạn kinh nghiệm.

Có một rủi ro lớn khi nghĩ sai, các giải pháp tự nó  đưa ra. Không. Chúng không bao giờ dễ tìm và cũng không đến như chúng ta hái trái trên cây. Tất cả có được nhờ chiến đấu cam go. Mọi thứ xảy ra sau cuộc chiến, sau tranh cãi nội bộ lành mạnh giữa bản thân và chính mình. Cuộc đấu tranh là cần thiết. Những ai đi theo dòng Thánh Kinh của ông Gia-cốp, người lo lắng chiến đấu với thiên sứ để được chúc lành, đều biết rõ chúng ta không được ở bờ sông mà ngược lại, phải cầm cự và chinh phục, chiến đấu gay go, cũng như các từ nhiệm, các thuận lợi, các ngõ cụt và các câu trả lời của mình.

Chúa mời gọi chúng ta tham gia vào các cuộc chiến đấu này, làm quen với chúng để tìm kiếm, dò dẫm tốt hơn các câu trả lời đúng cho các câu hỏi đúng. Chúa xin chúng ta cùng kết hiệp với Ngài vượt ngoài trí thông minh chúng ta. Chúa đã ở đó, trong sâu thẳm mật thiết nhất của chúng ta, quảng đại tiếp thêm sinh lực hơn những gì chúng ta có thể nghĩ.

Và, thay vì đẩy chúng ta ra ngoài chính mình, để chìm trong bóng tối của chúng ta, Ngài hướng chúng ta về phía Ngài – và do đó là hướng chúng ta đến các nơi chốn mật thiết nhất của chính chúng ta.

Ngài đến để cứu chúng ta khỏi các thử thách trong cuộc sống không? Không. Ngược lại. Chúng ta phải trải nghiệm, phải dâng lên, phải đảm trách chúng để vượt qua chúng.

Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng

Điều quan trọng là phải nói chuyện với đúng người. Chúa là bác sĩ của tâm hồn. Giáo phụ Clement ở Alexandria nói rõ: “Ngôi Lời chữa các đam mê của chúng ta; Ngài là người chữa bệnh (…), Ngài hứa chữa lành các đam mê trong chúng ta”.

Và rất quan trọng, chúng ta phải dự phần trong quá trình chữa bệnh của mình. Không có gì xảy ra nếu không có chúng ta. Nếu tôi không nói cho bác sĩ biết tôi bệnh như thế nào thì làm sao bác sĩ chữa cho tôi. Nếu tôi không muốn chữa, tôi sẽ không lành. Nếu tôi không giữ vệ sinh cần thiết để chữa bệnh, thuốc sẽ mất tác dụng.

Làm thế nào? Đâu là các việc cần thiết phải làm để lành bệnh?

Sự khiêm tốn của người bệnh

Khi bệnh đã có, tôi phải nhận ra. Khi các đam mê làm rối loạn và trái tim đang xáo trộn (trong trạng thái thê thảm, rách nát lên men của tâm hồn), tính kiêu ngạo thúc giục tôi không làm gì và nói rằng “tất cả đều ổn.” Khi đó, khiêm tốn là đức tính cần thiết. Nhận biết mình bị bệnh tâm hồn, nhận biết mình có “sức thổi ở quả tim” là điều rất quan trọng. Ở đó có sức mạnh tâm hồn, chứ không phải tính tình yếu đuối. Trong đời sống của tôi, làm thế nào để tôi chấp nhận sức mạnh tâm hồn này, lòng khiêm tốn của người biết mình bệnh?

Giao cho bác sĩ

Chúa cứu. Chúa giải thoát. Chúa chữa lành. Giáo phụ Clement ở Alexandria nói: “Chúa là Đấng chữa lành tâm hồn bị bệnh.” Tin vào bác sĩ làm cho thuốc men có hiệu lực hơn. Nếu tôi không tin vào “bác sĩ vĩ đại nhất trong tất cả các bác sĩ” tâm hồn, nếu tôi nghi ngờ toa thuốc của Ngài, nếu tôi ơ hờ, thì toa thuốc của Ngài sẽ không hiệu quả. Bác sĩ đánh thức trong tôi khát khao chữa lành và tôi càng tin tác động của thuốc men trong tôi, thì tôi sẽ được cứu. Làm thế nào để tin tưởng vào bác sĩ? Làm thế nào chấp nhận phương thuốc thiêng liêng này không tùy thuộc ở tôi?

Giúp bác sĩ và trở thành y tá của tâm hồn mình

Bác sĩ (và ngay cả “bác sĩ của các bác sĩ” là Chúa) dù có quyền năng đến đâu, họ cho thuốc nhưng cũng phải chờ sự hợp tác của người bệnh. Bệnh nhân vừa là người đau vừa là người tham dự vào việc chữa bệnh. Tôi vừa là y tá chăm sóc tại gia cho tôi, vừa là người quản lý toa thuốc của bác sĩ như Giáo phụ Irénée thành Lyon đã nói. Làm thế nào chấp nhận sự tham gia này cho công việc chữa lành của tôi? Tôi vừa là người săn sóc, vừa là người được săn sóc. Sau toa thuốc là việc điều trị. Sau khi đã nhận toa thuốc, làm thế nào chấp nhận tiếp tục điều trị?

Marta An Nguyễn dịch

http://phanxico.vn/2020/11/09/hay-song-tot-nhat-voi-huyen-bi-cua-con-nguoi-va-duong-dau-voi-bong-toi-bang-cac-ngon-nen-nho/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét