Trang

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

 Là người không tôn giáo, không tiên nghiệm, không thành kiến

Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)




Đây có phải là cách đến gần Chúa như chiếc phao cuối cùng, chiếc phao sau tất cả các phao và như thế có đúng không?

Chắc chắn, Chúa nghe tôi. Chắc chắn, dưới đáy vực thẳm, Ngài làm gạch nối giữa bóng tối, khi nó xâm chiếm mọi thứ, ngay cả lòng tin tưởng, ngay cả khi nó xua đuổi bóng tối. Dĩ nhiên, tôi có thể quay về Ngài bất cứ lúc nào, không xấu hổ, không e dè. Ngài vẫn ở đó. Luôn luôn ở đó. Hiện diện nơi rốt cùng của mọi vắng mặt. Nhưng chúng ta có cần  Ngài đến lúc yên bình không? Có phải Ngài luôn là Đấng chúng ta cầu cứu khi bão táp để xin Ngài làm dịu cơn bão đó sao? Có phải Ngài cũng là Chúa tể của khí hậu ôn hòa, của im lặng kéo dài, của những xoa dịu luôn trường tồn đó không?

Tôi còn nhớ một trong các lá thư cuối cùng của mục sư Dietrich Bonhoeffer trong thử thách cuối cùng của ông. Lá thư từ nhà tù Đức Quốc xã năm 1944, khi ông bị giam cầm, bị xét xử, ông chờ cái chết sắp đến. Chắc chắn ông không còn chờ gì ở người Đức quốc xã (những người không có lòng thương xót nhân đạo), chắc chắn ông chẳng còn chờ gì ở bất cứ ai, dứt khoát sẽ không tránh được cái chết, ông hướng về Chúa. Cùng lúc, ông nhận ra việc hướng về Chúa khi ông đang đau khổ vì cái chết sắp đến là phản xạ của sợ hãi, một cách xin Chúa cho điều mà Ngài không thể cho. Ông nói, tất cả những điều này không phải là tinh thần kitô.

Trong nhiều năm, từ bục giảng của mình với tư cách là mục sư, ông rao giảng, loan báo và tìm kiếm trong Kinh thánh một điều gì sống động hơn sự sống. Bây giờ, lời cầu nguyện của ông ở bên phía cái chết hay sự sống? Dĩ nhiên là cái chết. Ông nghĩ Chúa chống lại cái chết chứ không phải chống lúc cuối đời. Ông xin gì? Ông xin rất nhiều để được an ủi – và làm thế nào mà chúng ta không hiểu điều này? Bây giờ, ông nói, Chúa không phải là đôi nạng. Ngài sẽ không thay đổi được gì trước cái chết sắp đến. Vậy thì, ông nói, ông thích “nói về Chúa (…) không phải trong sự yếu đuối, nhưng trong sức mạnh, không phải về cái chết và lỗi lầm, nhưng về cuộc sống và lòng tốt của con người”.

Người tù nhân, nơi ông đang ở, giữa thử thách, với cái chết trước mặt, ông xem thường những người quá mộ đạo. Họ chỉ nói về Chúa khi họ đối diện với các giới hạn của sự hiểu biết loài người. Họ van xin Ngài khi họ không còn hiểu được thế giới  như nó vốn có – với sự kinh hoàng của nó. Đối với họ, Chúa vượt quá tầm hiểu biết của họ, trong huyền bí của các điều chưa biết. Họ chỉ gợi lên Chúa, hay đúng hơn là chỉ viện đến Chúa “khi sức lực con người còn thiếu”.

Vì vậy, trong cuộc chiến mệt mỏi, người tù nhân ở tận cùng phòng giam, thú nhận sự thu hút của mình trước “các người không có tôn giáo.” Không tôn giáo, không tiên nghiệm hoảng sợ, không thành kiến trên đó chúng ta dựa vào để chống lại, không xác quyết định sẵn. Nếu chúng ta đi theo mục sư Bonhoeffer và chúng ta gặp ông trong phòng giam, chúng ta phải “thanh tẩy ước ao về Chúa” trước khi nói chuyện với ông. Chúng ta phải nhổ tận gốc các đức tính an ủi mà chúng ta sử dụng và lạm dụng, khi để cho sầu não thống trị chúng ta.

Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng

Tôi kêu cầu Chúa, tôi hướng về Ngài, tôi không được gởi nhầm đến người nhận, đến ý chỉ, lời xin. Luôn có một loại quá tải khi tôi xin Chúa giúp tôi. Khi chúng ta gặp bác sĩ, chúng ta xin bác sĩ chữa bệnh, chứ không xin bác sĩ giải quyết vấn đề của chúng ta với người láng giềng hoặc xin bác sĩ cho mình giàu. Với Chúa cũng vậy. Giám mục Theophile thành Antioche từ thế kỷ thứ 2 đã nói: “Nếu Chúa muốn, Chúa có thể chữa lành; chúng ta phó vào tay bác sĩ, ông sẽ mổ đôi mắt của tâm hồn và trái tim bạn”. Đối với Giám mục, người bác sĩ đó là ai? “Là Chúa chữa lành, là làm sinh động bằng Lời và sự khôn ngoan”.

Làm thế nào tôi có thể “thanh tẩy” các lời van xin của tôi với Chúa? Làm thế nào tôi có thể “thanh lọc” ý tưởng tôi dựng lên về Chúa? Làm sao để tôi không xin Ngài một thứ gì khác ngoài chăm sóc, thuốc bổ thiêng liêng, thuốc bổ cho tâm hồn, một thanh tẩy tinh tuyền cho tâm hồn tôi?

Tự hỏi Chúa là ai đối với tôi trước khi nói chuyện với Chúa

Để được hiểu, chúng ta còn phải không được lầm và không xin Chúa những gì chúng ta không còn có thể đòi hỏi ở loài người. Trên tất cả, một câu hỏi thiết yếu: theo tôi, Chúa ở đâu? Ngài có ở trọng tâm các yếu đuối hay các sức mạnh của tôi, của cái chết hay của sự sống của tôi? Đây là lựa chọn mở ra cho tôi, cho chúng ta. Lựa chọn quyết định. Điều thiết yếu được chia sẻ giữa các dòng nước.

Trước hết, hãy tự hỏi mình, lời xin của mình dâng cho Chúa là lời xin nào

Cầu xin Ngài khi chúng ta đau khổ vì sự lười biếng của mình, khi chúng ta cần được an ủi vì nhiều nỗi khốn khổ của thế giới này, có đúng không? Chúng ta có để một bên các nơi đen tối thân thiết nhất của mình không? Bên các đau khổ một mình của chúng ta? Chỉ nghe các lời kêu nài của chúng ta thôi ư? Ngài có ở đó không? Có. Nhưng tôi có nên cất nó vào chiếc tủ duy nhất chứa các nỗi khổ của tôi không? Trong tất cả những gì vượt quá khả năng chịu đựng, của hợp lý, của chấp nhận được, của những gì có thể dung thứ được không? Có phải Ngài ở đó, trong vùng ngoại vi đau đớn duy nhất của tôi, cái gì làm tôi đau, tôi đau ở đâu?

Chúa ở đó nơi Ngài hiệu quả nhất chứ không phải nơi tôi muốn Ngài phải ở đó

Tôi không thể chọn nơi Ngài ở, cũng không thể ra lệnh cho Ngài nên ở đây, không nên ở đó. Ngài ở đâu Ngài thấy phù hợp. Lựa chọn của tôi, lựa chọn duy nhất của tôi là đi tìm Ngài, hơn là muốn tìm Ngài ở đó, ở đây. Ở đây, trong hoàn cảnh khó khăn. Ở đó, khi đời sống sung túc, tràn ra như sữa trên ngọn lửa.

Cứ chờ nơi không có Ngài thì chúng ta nghĩ Ngài không có ở đó

Cứ tìm Ngài nơi khô cằn, cũng như đi tìm giọt nước trong sa mạc mênh mông, chúng ta có mạo hiểm đánh mất Ngài và đánh mất cả chính mình không? Cứ xin Ngài băng bó vết thương của chúng ta, chúng ta đừng mạo hiểm giam hãm Ngài trong các câu chuyện không có câu trả lời. Hay đúng hơn, tôi tìm Ngài trong yên tĩnh thoải mái, là trọng tâm trái tim tôi? Ở đó, trong mật thiết vô cùng mật thiết che khuất trong tâm hồn tôi? Và dĩ nhiên, không ai có quyền quyết định Ngài ở đâu.

Marta An Nguyễn dịch

http://phanxico.vn/2020/11/08/la-nguoi-khong-ton-giao-khong-tien-nghiem-khong-thanh-kien/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét