Trang

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

 Phục sinh không đến để chống lại cái chết, nhưng đến tận cùng của chính cái chết

Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)




Mục sư Bonhoeffer thậm chí còn đi xa hơn khi ông viết lá thư từ trong tù: “Đức tin vào Phục sinh không phải là giải pháp cho vấn đề của cái chết”.

Đức tin là vấn đề với một số người, nhất là những người muốn tin, để cứu bản thân khỏi hối tiếc khi cuộc đời kết thúc. Nhưng, mục sư-tù nhân nói, chúng ta phải coi chừng tất cả những gì đến từ bên ngoài, có vẻ như sẽ giải quyết được mọi việc. Tin vào đời sống đời đời có đủ để giải thoát cho mình khỏi nỗi khổ của cái chết không? Không. Người ta sẽ nghĩ vậy. Sai.

Những gì cứu chúng ta đến từ bên trong.

Đắp miếng băng trên vết thương của chúng ta là vô ích. Việc băng bó không được gì nếu không có một tiến trình chầm chậm thành sẹo từ bên trong. Vết thương giữa miếng băng và vết sẹo.

Nếu chúng ta đặt Chúa ở bên ngoài, như mong ước được băng bó, đức tin vào Phục sinh sẽ không giúp được gì để chống lại nỗi sợ chết.

Khi Chúa ở trong lòng chúng ta, trong các nếp gấp thân thiết nhất của chúng ta, ở trọng tâm, trong trọng tâm bất định của chính Ngài, Ngài không bao giờ ngừng tỏa ra – như ngọn hải tuyệt vọng chiếu. Ngài kéo chúng ta về phía Ngài. Nếu chúng ta lắng nghe Ngài, Ngài sẽ tỏa ra và củng cố khả năng miễn nhiễm và tăng sức đề kháng cho chúng ta.

Nhưng gọi Chúa vào phút cuối thì cũng như gọi bác sĩ cấp cứu. Chúng ta có muốn được “bác sĩ gia đình” theo dõi, biết chúng ta từ trong ra ngoài, hay vì muốn khỏi bị đau quá, chúng ta uống Aspirin, các sản phẩm an thần hoặc các loại ma túy khác? Tất cả đều ở đây.

Nếu chúng ta tìm Chúa (bác sĩ vĩ đại nhất trong các bác sĩ) ở trọng tâm, trong cốt lõi cứng rắn của các yếu đuối mong manh của chúng ta thì chúng ta sẽ được Ngài chiếu rọi – miễn là chúng ta để Ngài làm. Ngài tăng cường sức mạnh miễn dịch thiêng liêng cho chúng ta.

Có phải đức tin vào Phục sinh nằm trong việc kéo dài đời sống của chúng ta không? Đó có phải là bông hoa kinh chiều đến từ đức tin chúng ta không?  Nếu không phải vậy thì ngược lại, với một mức độ nào đó, đức tin là một cái gì chúng ta phải có, một phần thưởng xứng đáng. Nếu Phục sinh không phải là niềm tin có từ bên trong, một hạt giống đang chờ nảy mầm, một khát vọng thân thiết lo âu nảy nở vào cuối cuộc đời, thì đó là niềm tin gần như ma thuật, mà người ta tin sai, để cứu khỏi thử thách của cái chết.

Đây là câu hỏi cần được đặt ra – theo Bonhoeffer. Ai có thể tin rằng, ngoài một số người hiện đại nào đó, có cách nào để thoát khỏi thử thách của cái chết không? Những người không tin, họ không ngừng lặp lại, đức tin là một trong các phương tiện này. Dù họ có nói gì, thử thách này là thử thách của mọi người. Đó là chuyện trái tai, một ngõ cụt, một con đường đi bị cấm.

Đức tin vào Phục sinh thuộc một thứ trật khác, mật thiết hơn, vượt quá giới hạn của hiểu biết hoặc các ngõ cụt của một nhân loại phải chết.

Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng

Phục Sinh là một niềm tin, một hạt giống được gieo trong tâm hồn chúng ta, một hạt giống vĩnh cửu trong da thịt chúng ta, một loại men làm cho bột nổi lên. Nếu đức tin ở đó để chống lại cái chết, đức tin sẽ không sinh hoa kết trái. Hãy xem đức tin như cái gì đến từ tận cùng của cái chết. Khi tôi nói “tận cùng”, tôi nói sau khi kết thúc, vượt qua giới hạn cuối cùng của cái chết, khi tất cả đã mất. Ý tưởng về Phục sinh là một thử thách về khả năng chống chọi của thời gian, thử thách sức mạnh của nó. Tất nhiên, thời gian là thước đo. Thời gian cũng là lời mời. Nhà văn nhà thơ Edmond Jabes đã nói với chúng ta: “Thời gian chỉ đo thời gian” nhưng ông nói thêm “thời gian đo với vĩnh cữu.”

Làm thế nào để nghe thấy Phục sinh? Làm thế nào để Phục sinh vang lên trong chúng ta?

Đức tin đi trước Phục sinh

Không có Phục sinh nếu không có đức tin vào sự Phục sinh này. Không có gì nảy mầm mà chưa được gieo. Phục sinh là một hạt giống nở hoa. Lòng tin tưởng luôn đi trước các điều hiển nhiên. Lòng tin tưởng mà tôi có nơi các chuyện hiển nhiên giúp cho các chuyện hiển nhiên này xảy ra. Tôi có tin tưởng hay không tin tưởng ở những gì có trong tôi để chiều lòng với vĩnh cữu không? Làm thế nào tôi có thể tin tưởng hạt giống này mang lại cho tôi sự vĩnh cửu? Tôi có thể làm gì để cho bông hoa nở trong tôi hơn là chờ đợi, trong nỗi buồn của tiện nghi trưởng giả mà người ta cho tôi một bó hoa không tàn?

Phục sinh không đến từ bên ngoài mình

Mặt trời (Thiên Chúa của tín hữu kitô là “mặt trời bất diệt”) làm nảy mầm các hạt giống nhưng không đặt chúng xuống đất. Phục Sinh không phải là lý thuyết tiêm nhiễm vĩnh cửu nhưng đúng hơn là một quá trình nảy mầm. Ai nói nảy mầm là nói hạt giống, quá trình nở ra, là đất đai. Nếu đất khô cằn, hạt giống sẽ vẫn nằm đó. Nếu đất đai được chăm bón, làm cỏ, vun xới thì hạt giống sẽ ra hoa. Tôi có thể làm gì, trong tôi và cho tôi, để gieo mầm vĩnh cửu hiện diện nơi mỗi chúng ta này?

Ý chí là bất lực để mang đến Phục sinh hồi sinh

Việc kéo dài đời sống không phụ thuộc vào ý chí của tôi, dù nó mạnh đến như thế nào. Việc quay trở về với đời sống không tùy thuộc vào tôi. Đó là một nghịch lý. Để có sự sống sau sự sống, ý chí của tôi tối đa khi sự bất lực của tôi cũng tối đa. Chúng ta hãy chấp nhận: tôi hoàn toàn bất lực để có được những gì tôi muốn. Chúng ta hãy hiểu Phục sinh như một tối hậu, một thực tập từ bỏ tối hậu, cao cả và kinh khủng. Một sự từ bỏ cần thiết và không thể thiếu. Từ bỏ chính mình, buông mình vào hố thẳm của từ bỏ, để đến thời điểm hoặc không còn gì có thể. Làm sao để từ bỏ mình? Làm sao để không chờ gì, để hy vọng tất cả? Làm thế nào để chấp nhận buông bỏ điều gì sẽ đến mà không nghi ngờ, không cần sự nhẫn nại của các hạt mầm bí mật?

Marta An Nguyễn dịch

http://phanxico.vn/2020/11/10/phuc-sinh-khong-den-de-chong-lai-cai-chet-nhung-den-tan-cung-cua-chinh-cai-chet/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét