Giá Trị Thực
Lm Vũđình Tường
Chúng ta quan sát cùng một sự vật, nhưng khi diễn tả, mỗi người diễn tả cách khác nhau. Điều này giải thích tường thuật bài giảng Mối Phúc Thật, có chung chủ ý, nhưng ít nhiều khác biệt về chi tiết giữa thánh Mathêu và thánh Luca. Phần cốt lõi bài giảng giống nhau, nhưng chi tiết có khác. Thánh Mathêu ghi lại Đức Kitô giảng trên núi và ghi lại chi tiết tỉ mỉ hơn; thánh Luca ghi Đức Kitô giảng nơi đồng bằng, vắn, gọn hơn và ít chi tiết hơn.
Khác biệt trên núi và đồng bằng thể hiện hai cách nhìn khác biệt về chương trình cứu chuộc của Đức Kitô. Mỗi tác giả Kinh Thánh chú trọng đến cách nhìn của riêng mình. Thánh Mathêu muốn nói đến điểm Đức Kitô 'nâng nhân loại lên khỏi vũng lầy tội lỗi', bằng cách kêu gọi nhân loại đi lên, theo Ngài đi lên, thoát khỏi vòng u tối của ma quỉ và tội lỗi. Trình thuật thánh Luca muốn nhấn mạnh đến điểm Đức Kitô 'nâng nhân loại lên khỏi vũng lầy tội lỗi' bằng cách không phải kêu gọi nhân loại đi lên với Ngài, nhưng chính bản thân Ngài đi xuống, xuống cùng chung sống với nhân loại để cứu chuộc nhân loại. Ngoài việc giảng dậy ra, Ngài còn cùng đồng hành, cùng chia sẻ đau khổ, lo lắng, nỗi thống khổ của nhân loại. Hình ảnh rõ ràng nhất là Ngài cùng chịu đau khổ, đói khát, chịu vu vạ, cáo gian, chịu đóng đanh, chịu chết và sống lại vinh quang. Vì thế Đức Kitô luôn kèm theo sau mỗi đớn đau, tủi nhục một lời hứa, một hy vọng trong bài giảng bằng niềm vui thật, hạnh phúc thật, 'Phúc cho anh em'.
Đức Kitô kêu gọi môn đệ luôn tìm hy vọng vào tình yêu, lòng Chúa xót thương. Chúng ta thường nghe nói 'không ai thành công trong nhung lụa'. Mọi thành công lớn nhỏ trên đời đều đòi cố gắng, hy sinh. Điều này đúng cho mọi thành công nơi trần thế và cũng đúng với thành công về mặt tâm linh. Niềm vui thật, nỗi mừng thật trong cuộc lữ hành trần thế không đến trước, nhưng đến sau khi đau khổ, thử thách qua đi; lúc đó niềm vui thật mới xuất hiện. Thiên Chúa tạo lập thế giới với nhiều niềm vui, hạnh phúc, không phải của riêng ai, nhưng cho tất cả mọi người chung hưởng. Chúa cũng ban cho con người quyền tự do chọn lựa trong cuộc sống. Ma quỉ nhảy vào ăn có, dụ dỗ, con người lún sâu vào cám dỗ. Thứ nhất, chúng dụ dỗ con người lạm dụng quyền tự do. Chọn sống theo í riêng, làm ngơ điều tốt lành Chúa dậy bảo. Từ đó sinh ra giai cấp lãnh đạo, nắm quyền thống trị và giai cấp phục vụ, bị cai trị. Thứ hai, quyền hành và tham vọng luôn chung vai, sát cánh, vì thế kẻ có quyền luôn có tham vọng kèm theo. Tham vọng nảy sinh từ đó. Vũ trụ Chúa tạo dựng có khả năng cung cấp đủ thực phẩm cho toàn thể nhân loại. Đói khổ, thiếu ăn, rách rưới là do khôn ngoan con người tạo ra cảnh thầy tớ, chủ thợ. Một khi đặt chân vào nấc thang danh vọng, mấy ai có khả năng từ chối leo cao. Người nào cũng muốn leo cao hơn, leo cho tới đỉnh. Ghen tị xảy ra, lập bè, kéo phái, tạo đảng tranh giành vật chất, quyền hành. Tranh giành không tránh khỏi chém giết, thù oán gây đau khổ cho mọi người. Tranh giành không thắng thì tạm hòa hoãn, hòa đàm, chia chác vì thế giới lãnh đạo nắm hầu hết tài sản đất nước trở thành đại tỉ phú, trong khi đó đại đa số tằn tiện đủ ăn, đủ mặc, số khác cố gắng lắm cũng ngày đói, ngày no. Đức Kitô loan báo Tin Mừng cho giới nghèo.
Đức Kitô nói với Kitô hữu, dù đang sống trong hoàn cảnh đớn đau, sầu khổ, đói khát; đừng bao giờ thất vọng. Thứ nhất những đau khổ trên có giới hạn, sẽ có ngày chúng qua đi. Thứ hai, sau đau khổ là chân trời hy vọng, tươi sáng bởi tình Chúa thắng mọi toan tính của con người. Những gì trần gian coi là 'bất hạnh' sẽ trở thành 'ân sủng' trong tình yêu Chúa. Của cải, vật chất, danh vọng là những thứ trao tay. Hôm nay chúng ở tay người này, ngày mai có thể sẽ sang tay người khác. Theo nghĩa đó của cải, danh vọng gắn liền với đau khổ, thất vọng. Thứ hai, danh vọng, vật chất mang lại niềm vui nhất thời, vì thế người ham thích chúng ngày đêm chăm lo cầm giữ, mong chúng khỏi vuột khỏi tay.
Giới nghèo vừa chiếm đại đa số, vừa là nạn nhân của áp bức, đè nén, chèn ép, thiệt thòi đủ điều, vì thế Tin Mừng Đức Kitô loan báo là Tin Mừng cho giới nghèo, không phải Tin Mừng cho thiểu số mà cho đại đa số. Thực ra Tin Mừng là cho bất cứ ai chọn sống, thực hành điều Đức Kitô rao giảng: Mến Chúa, yêu tha nhân như chính mình. Ân sủng Chúa ban mang lại niềm vui hạnh phúc muôn đời, bất tận.
Những gì thuộc về trần thế sẽ ở lại trần thế; những gì thuộc về Chúa sẽ về nước trời với Chúa. Những gì thuộc về Chúa không phải là những gì con người gom góp, tích trữ mà chính là những gì con người cho đi, ban phát, thi ân. Những gì làm cho cuộc sống tha nhân tốt hơn, ít bất hạnh hơn, no ấm hơn tồn tại mãi mãi. Cho đi có thể nghèo hơn về vật chất nhưng lại giầu hơn về tinh thần, giầu hơn về lòng mến. Đây chính là điều Đức Kitô dậy trong bài giảng Phúc Thật. Cốt lõi bài giảng chính là chọn sống theo í Chúa, từ bỏ í riêng. Í riêng cho riêng mình; trong khi í Chúa cho tha nhân, cho mọi người. Chọn í Chúa chính là chọn sống cho tha nhân. Sống không có Chúa, là sống tạm bợ, không có hy vọng trong tương lai. Chúng ta cầu xin đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô.
TiengChuong.org
Khác biệt trên núi và đồng bằng thể hiện hai cách nhìn khác biệt về chương trình cứu chuộc của Đức Kitô. Mỗi tác giả Kinh Thánh chú trọng đến cách nhìn của riêng mình. Thánh Mathêu muốn nói đến điểm Đức Kitô 'nâng nhân loại lên khỏi vũng lầy tội lỗi', bằng cách kêu gọi nhân loại đi lên, theo Ngài đi lên, thoát khỏi vòng u tối của ma quỉ và tội lỗi. Trình thuật thánh Luca muốn nhấn mạnh đến điểm Đức Kitô 'nâng nhân loại lên khỏi vũng lầy tội lỗi' bằng cách không phải kêu gọi nhân loại đi lên với Ngài, nhưng chính bản thân Ngài đi xuống, xuống cùng chung sống với nhân loại để cứu chuộc nhân loại. Ngoài việc giảng dậy ra, Ngài còn cùng đồng hành, cùng chia sẻ đau khổ, lo lắng, nỗi thống khổ của nhân loại. Hình ảnh rõ ràng nhất là Ngài cùng chịu đau khổ, đói khát, chịu vu vạ, cáo gian, chịu đóng đanh, chịu chết và sống lại vinh quang. Vì thế Đức Kitô luôn kèm theo sau mỗi đớn đau, tủi nhục một lời hứa, một hy vọng trong bài giảng bằng niềm vui thật, hạnh phúc thật, 'Phúc cho anh em'.
Đức Kitô kêu gọi môn đệ luôn tìm hy vọng vào tình yêu, lòng Chúa xót thương. Chúng ta thường nghe nói 'không ai thành công trong nhung lụa'. Mọi thành công lớn nhỏ trên đời đều đòi cố gắng, hy sinh. Điều này đúng cho mọi thành công nơi trần thế và cũng đúng với thành công về mặt tâm linh. Niềm vui thật, nỗi mừng thật trong cuộc lữ hành trần thế không đến trước, nhưng đến sau khi đau khổ, thử thách qua đi; lúc đó niềm vui thật mới xuất hiện. Thiên Chúa tạo lập thế giới với nhiều niềm vui, hạnh phúc, không phải của riêng ai, nhưng cho tất cả mọi người chung hưởng. Chúa cũng ban cho con người quyền tự do chọn lựa trong cuộc sống. Ma quỉ nhảy vào ăn có, dụ dỗ, con người lún sâu vào cám dỗ. Thứ nhất, chúng dụ dỗ con người lạm dụng quyền tự do. Chọn sống theo í riêng, làm ngơ điều tốt lành Chúa dậy bảo. Từ đó sinh ra giai cấp lãnh đạo, nắm quyền thống trị và giai cấp phục vụ, bị cai trị. Thứ hai, quyền hành và tham vọng luôn chung vai, sát cánh, vì thế kẻ có quyền luôn có tham vọng kèm theo. Tham vọng nảy sinh từ đó. Vũ trụ Chúa tạo dựng có khả năng cung cấp đủ thực phẩm cho toàn thể nhân loại. Đói khổ, thiếu ăn, rách rưới là do khôn ngoan con người tạo ra cảnh thầy tớ, chủ thợ. Một khi đặt chân vào nấc thang danh vọng, mấy ai có khả năng từ chối leo cao. Người nào cũng muốn leo cao hơn, leo cho tới đỉnh. Ghen tị xảy ra, lập bè, kéo phái, tạo đảng tranh giành vật chất, quyền hành. Tranh giành không tránh khỏi chém giết, thù oán gây đau khổ cho mọi người. Tranh giành không thắng thì tạm hòa hoãn, hòa đàm, chia chác vì thế giới lãnh đạo nắm hầu hết tài sản đất nước trở thành đại tỉ phú, trong khi đó đại đa số tằn tiện đủ ăn, đủ mặc, số khác cố gắng lắm cũng ngày đói, ngày no. Đức Kitô loan báo Tin Mừng cho giới nghèo.
Đức Kitô nói với Kitô hữu, dù đang sống trong hoàn cảnh đớn đau, sầu khổ, đói khát; đừng bao giờ thất vọng. Thứ nhất những đau khổ trên có giới hạn, sẽ có ngày chúng qua đi. Thứ hai, sau đau khổ là chân trời hy vọng, tươi sáng bởi tình Chúa thắng mọi toan tính của con người. Những gì trần gian coi là 'bất hạnh' sẽ trở thành 'ân sủng' trong tình yêu Chúa. Của cải, vật chất, danh vọng là những thứ trao tay. Hôm nay chúng ở tay người này, ngày mai có thể sẽ sang tay người khác. Theo nghĩa đó của cải, danh vọng gắn liền với đau khổ, thất vọng. Thứ hai, danh vọng, vật chất mang lại niềm vui nhất thời, vì thế người ham thích chúng ngày đêm chăm lo cầm giữ, mong chúng khỏi vuột khỏi tay.
Giới nghèo vừa chiếm đại đa số, vừa là nạn nhân của áp bức, đè nén, chèn ép, thiệt thòi đủ điều, vì thế Tin Mừng Đức Kitô loan báo là Tin Mừng cho giới nghèo, không phải Tin Mừng cho thiểu số mà cho đại đa số. Thực ra Tin Mừng là cho bất cứ ai chọn sống, thực hành điều Đức Kitô rao giảng: Mến Chúa, yêu tha nhân như chính mình. Ân sủng Chúa ban mang lại niềm vui hạnh phúc muôn đời, bất tận.
Những gì thuộc về trần thế sẽ ở lại trần thế; những gì thuộc về Chúa sẽ về nước trời với Chúa. Những gì thuộc về Chúa không phải là những gì con người gom góp, tích trữ mà chính là những gì con người cho đi, ban phát, thi ân. Những gì làm cho cuộc sống tha nhân tốt hơn, ít bất hạnh hơn, no ấm hơn tồn tại mãi mãi. Cho đi có thể nghèo hơn về vật chất nhưng lại giầu hơn về tinh thần, giầu hơn về lòng mến. Đây chính là điều Đức Kitô dậy trong bài giảng Phúc Thật. Cốt lõi bài giảng chính là chọn sống theo í Chúa, từ bỏ í riêng. Í riêng cho riêng mình; trong khi í Chúa cho tha nhân, cho mọi người. Chọn í Chúa chính là chọn sống cho tha nhân. Sống không có Chúa, là sống tạm bợ, không có hy vọng trong tương lai. Chúng ta cầu xin đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô.
TiengChuong.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét