Trang

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Các nhà khảo cổ khai quật thành Đan theo truyền thuyết

Các nhà khảo cổ khai quật thành Đan theo truyền thuyết

Thành vĩ đại theo Kinh Thánh cung cấp phần lớn các bí mật của nó cho các nhà khảo cổ.
Wed, Dec 28, 2011

N
hìn đến các phế tích hôm nay, khó mà tin rằng chỉ một mảnh của khu vực đồ sộ cổ xưa đã được khám phá ra. Thế nhưng nó đã cung cấp một số những khám phá ấn tượng nhất của ngành khảo cổ Cận Đông. Ở đây, thể theo bài tường thuật của Kinh Thánh, Israel cổ đã thiết lập một trong số các đền thờ to lớn. Và tại đây, dân chúng Thời hậu Đồ Đá mới lúc đầu đã định cư sớm nhất là vào năm 4500tCN, và dân cư Thời Đồ Đồng đã xây cái cổng tò vò có cánh cổng cổ nhất của thế giới.

Được biết vào ngày hôm nay như là Tell el-Qadi, hoặc quen thuộc hơn như là "Tel Đan", thành này tọa lạc gần Núi Khe-môn phía bắc Israel kế cận một trong những nguồn của Sông Giođan. Cái 'Tel', hoặc đồi nhỏ này, được xác định là có rất sớm vào giữa thời kỳ Đồ Đồng, khi mà những tường lũy phòng thủ đồ sộ được xây dựng bao quanh thành. Cho dù các thành ấy lên cao khoảng 20m so với mặt bằng trong vùng, phần bên trong hiện nay lại thấp 10m so với các đỉnh của tường thành. Lúc đầu, dựa trên các tư liệu sử, người ta đã nghĩ đây là thành Laish, một thành phố liên minh với người Siđôn và Phênixi và sau này được đặt tên lại là “Đan” theo chi tộc Đan của Israel, là chi tộc đã chinh phục nơi này rồi định cư tại đó, như được ghi lại trong sách các Thủ Lãnh. Nhờ bản khắc hai thứ tiếng là Hy Lạp và A-ram được tìm thấy tại địa điểm vào năm 1976, tên của thành đã được xác nhận. Bản khác được dịch ra như sau: “Với vị Thiên Chúa ở tại Đan, Zoilos đã khấn hứa”. Các bản văn Ai Cập cổ thời và các bản chữ hình đinh tìm ra ở Mêsôpôtamia xác định ý nghĩa cho Đan trong thiên niên kỷ ii tCN. Sau này, trong Thời Đồ Sắt, người A-ram, người Israel và người Át-sua đã lục soát khắp thành. Đan là trung tâm phượng tự nổi tiếng ngay trong thời Hy Lạp - Rôma.


Một phần thành lũy tại Tel Dan.  Ani Nimi,  
WikimediaCommons
Cho dù địa điểm được Edward Robinson tìm ra đầu tiên vào năm 1838, những cuộc khai quật được biết đến nhiều nhất tại khu vực chỉ bắt đầu vào năm 1966, với nhà khảo cổ quá cố người Israel là ông Avraham Biran, và chính là dưới sự hướng dẫn của ông mà người ta đã có những khám phá ngoạn 
mục nhất.

Toán người khai quật của ông đã tìm ra một cổng thành bằng gạch đất có vào khoảng năm 1750 tCN, thời các tổ phụ trong Kinh Thánh. Cái cổng này thường được gọi là cổng Abraham bởi vì theo tường thuật của Kinh Thánh, Abraham đã đi đến Đan để cứu cháu ông là Lót. Họ cũng đã tìm ra một đền thờ  Israel, được các học giả Kinh Thánh cho là đến thờ được xây bởi Giêrôbôam, Vua Israel sau khi Vương quốc thống nhất bị chia thành Israel ở phía bắc và Giuđa ở phía nam. Theo Kinh Thánh, đền thờ này là nơi nhà vua đặt con bê vàng và thách thức đền thờ ở Giêrusalem như là một trung tâm tôn giáo của Israel. Ngoài ra, người ta còn khám phá ra một cổng Israel, gồm một cổng bên trên và một cổng bên dưới. Tuy nhiên, có thể nói khám phá ngoạn mục nhất là khám phá ra các phần của một phiến đá ba-san trên đó có một bản khắc chứa một tuyên bố của một vị vua ở Đamát (có thể là Khazaen, khoảng năm 840 tCN, hoặc Ben-Hadad, khoảng năm 802  tCN). Khi được dịch ra, người ta đọc thấy đây là bài ca tụng chiến thắng quân sự của nhà vua và mô tả cuộc tàn phá ít ra một vài phần của Vương quốc Israel, và việc giết hai vị vua của Israel. Bản văn có mấy chữ "Nhà Đavít" ["......và Ta đã giết [Ahaz]iahu con của [Jehoram vu]a Nhà Đavít"], một câu hiếm khi đọc được trong bất cứ văn cảnh nào ngoài Kinh Thánh. Hôm nay,  nhiều nhà khảo cổ và học giả Cận Đông đồng ý rằng nó quy về một dòng dõi vương giả của Đavít và như vậy Tấm Bia Tel Đan là bằng chứ rõ ràng rằng quả thật đã có một “vương quốc”, hoặc một dòng dõi vương giả, của Đavít (Xem thêm các hình về Tel Đan ở dưới).


Quảng trường công ngoài của quần thể cổng Israel Thời Đồ Sắt, nhìn về phía cổng. Ảnh: Ronald A. Simkins and the Virtual World Project

Phòng ở cổng trên của quần thể cổng Israel
. Ảnh: Ronald A. Simkins and Virtual World Project

Bàn thờ đá trong một phòng phụ của quần thề cổng trên Thời Đồ Đá II. Ảnh: Ronald A. Simkins and the Virtual World Project

Cầu thang tại sân thượng đền thờ. Ảnh: Ronald A. Simkins and the Virtual World Project


Các bậc tam cấp lên sân thượng đền thờ. Ảnh: Ronald A. Simkins and Virtual World Project



Các tường bao quanh sân thượng đền thờ. Ảnh: Ronald A. Simkins and the Virtual World Project.

Vẫn còn nhiều thứ để khai thác. Một toán các nhà khảo cổ, sinh viên và người thiện nguyện đã lên kế hoạch trở lại địa điểm vào năm 2012 dưới sự điều khiển của David Ilan thuộc Hebrew Union College, Ryan Byrne thuộc Rhodes College và Nili Fox thuộc HUC-JIR/Cincinnati. Họ sẽ nghiên cứu thêm trên những gì đã được thực hiện, khai thác 90 phần trăm khu vực còn cần được khám phá.

Trong số nhiều điều, các cuộc khai quật tại Tel Đan đã cung cấp một thứ “sách mở ngỏ” về quá khứ của phần này tại Cận Đông. Các câu khắc tìm được lâu nay hàm chứa nhiều điều phải nghiên cứu tiếp. Toán ấy báo cáo: "Các bản văn cho phép chúng tôi nhìn lướt qua các tư tưởng và các nền văn hóa của những con người thật trong ngôn ngữ của chính họ". "Tel Đan đã rất hào phóng về điểm này. Ngoài những cụm từ được khắc là 'Nhà Đavít' và 'Thiên Chúa đang ở Đan', chúng ta có một bộ sưu tập rất tốt các mầu khắc, đặc biệt có từ thời Israel chiếm đóng. “Người ta đã đọc được các bản khắc với các tên riêng trên các chén bát bằng sành và quai các bình. Chẳng hạn, người ta đọc được một dòng chữ Phênixi trên một mảnh sành “thuộc về Baalpalt”, và trên một mảnh khác, bằng tiếng Hípri, “thuộc về Amotz”. Các dòng chữ khắc được thực hiện vào lúc đất sét còn ướt trong quá trình làm các bình vại. Có hai câu khác, dưới dạng con dấu đòng lên (để chứng tỏ chủ quyền) trên các quai bình, ta đọc được “thuộc về Immadiyaw”, một cái tên Hípri thuộc một thổ âm miền Bắc”, và "Zakariyaw", hay Zechariah. Chữ khắc Immadiyaw được tìm thấy bên trong một lớp phế tích thồi Átsua, vào năm 732tCN, có lẽ là năm vua Átsua là Tiglath-pileser III đi chinh chiến chống lại thành Israel phía nam.

Bản dịch kinhthanhvn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét