Trang

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II VÀ NỖ LỰC CANH TÂN VIỆC DẠY GIÁO LÝ



CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II VÀ NỖ LỰC CANH TÂN VIỆC DẠY GIÁO LÝ

I.    MỞ

1.  Nỗ lực canh tân việc dạy giáo lý đã có trước Công Đồng: khởi đầu từ Munich - Đức (1925) và lớn mạnh trong thập niên 50:

-     Từ việc dạy giáo lý cho dự tòng nhằm dạy đạo lý căn bản (khai tâm) dựa trên tín biểu của thời các giáo phụ (tk 2-5) đến việc dạy giáo lý cho người lớn nhằm đào sâu đức tin (thường xuyên) dựa trên thủ bản giáo lý của thời trung cổ (tk 6-15) và cho trẻ em (tin lành) hoặc giáo dân (công giáo) đào sâu đức tin và chuẩn bị lãnh bt Thánh Thể dưới hình thức vấn đáp (hỏi thưa) mang tính hộ giáo (biện luận và thần học) của thời cận đại (tk 16-18).

-     Trong thời cận đại, Công đồng Trentô (1545-1563) ra quy định dạy giáo lý cho các tín hữu và truyền soạn thảo cuốn sách giáo lý chung làm mẫu để các giáo phận soạn sách giáo lý riêng. Catechismus Romanus phát hành vào năm 1566, gồm bốn phần (tin kính, bí tích, mười điều răn và cầu nguyện): hai phần đầu (fides quae tức sự can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ), hai phần sau (fides qua tức sự đáp trả của con người). Cũng trong thời này, cha Petrus Canisius dòng Tên, người Đức, soạn ba thủ bản giáo lý (1555: cho hs sắp tốt nghiệp trung học,1556: cho người thất học,1559: cho h strung học); cha Roberto Bellarminô soạn hai thủ bản giáo lý (1597: ngắn, 1598: dài)*. 

-      Sang thời hiện đại (tk 19-20), Công đồng Vat.I do ĐGH Piô IX triệu tập (1869-1870) đã có lược đồ soạn thảo cuốn giáo lý chung cho cả Hội Thánh nhưng không thành vì công đồng bị gián đoạn. ĐGH Piô X với TĐ Acerbo nimis (1905) tái lập việc dạy giáo lý cho người lớn vào Chúa Nhật và cho trẻ em để chuẩn bị rước lễ & thêm sức, với phương pháp học thuộc lòng và giải thích bản văn. Ngài cũng soạn sách giáo lý cho giáo phận Rô-ma (1905). Nhờ việc nghiên cứu lịch sử thời các giáo phụ và sự khảo cứu của các khoa xã hội nhân văn, phong trào Canh tân việc dạy giáo lý từ Munich (Đức) chớm nở (1925) và lớn mạnh (thập niên 50) muốn mở rộng việc dạy giáo lý cho toàn thể Dân Chúa nhằm giúp họ đào sâu đức tin, với phương pháp tâm lý (quy nạp) và hoạt động (chủ động) .  

2.  Công Đồng không trực tiếp đề cập đến chủ đề giáo lý, nhưng đường hướng của Vatican II đã tác động sâu xa trongnỗ lực canh tân việc dạy giáo lý.

3.  Trong bài này, tôi bàn về 4 điểm: 1/ Tình trạng thúc đẩy ĐGH Gioan 23 triệu tập Công Đồng, 2/ Đường hướng chính của Công Đồng: canh tân và hòa giải, 3/ Sự hiện diện của hai khuynh hướng khác biệt nhưng bổ túc cho nhau tại Công Đồng: khái niệm và hiện sinh, 4/ Tác động của Công Đồng trong nỗ lực canh tân việc dạy giáo lý.

II.  THÂN

1.   TÌNH TRẠNG THẾ GIỚI VÀ GIÁO HỘI THÚC ĐẨY TRIỆU TẬP CÔNG ĐỒNG

1.1  Tình trạng thế giới: a/ cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật tác động trên cách suy tư (thực tế, trước mắt) và lối sống (tự thể hiện) của con người, b/ phong trào cổ vũ cho độc lập, tự do, dân chủ, giải phóng và thăng tiến, c/ chủ nghĩa tục hóa, duy vật, vô thần.
1.2 Tình trạng giáo hội: a/ khép kín như một pháo đài, b/ độc tôn về nhân bản, chân lý và tôn giáo, c/ chia rẽ giữa các giáo hội Kitô, d/ khác biệt trong quan điểm thần học và trong việc dạy giáo lý.

1.3 Tình trạng dạy giáo lý: a/ đối tượng (từ dự tòng đến người lớn, trẻ em và các tín hữu), b/ mục đích (từ đạo lý căn bản đến đào sâu đức tin), c/ phương pháp (từ phương pháp học thuộc lòng và giải thích đến phương pháp tâm lý và hoạt động), d/ nội dung (từ dạy kiến thức hay luân lý đến loan báo sứ điệp Kitô giáo), e/ phương tiện (ngoài thủ bản còn có kinh thánh, phụng vụ, chứng tá…).
(*) Phan Tấn Thành: “Thời sự thần học”, s.59, Trung Tâm Học Vấn Đa Minh XB, 2/2013, tr. 11-45.

2.  ĐƯỜNG HƯỚNG CHÍNH CỦA CÔNG ĐỒNG

2.1   Canh tân & hòa giải với nhau trong Giáo Hội: để ý thức và canh tân bản thân.
2.2   Canh tân & hòa giải với các Giáo Hội tách biệt: tìm cách hiểu nhau và đại kết.
2.3   Canh tân & hòa giải với trần gian: tìm cách hiện diện để loan báo Tin Mừng.

3.  SỰ HIỆN DIỆN CỦA HAI KHUYNH HƯỚNG KHÁC BIỆT TẠI CÔNG ĐỒNG

3.1   Lối nhìn theo khái niệm luận: muốn duy trì và khẳng định giáo lý,
3.2   Lối nhìn theo hiện sinh : muốn tìm kiếm những cách thức thích hợp và hữu hiệu nhất để trình bày giáo lý.

4.   TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG ĐỒNG TRONG NỖ LỰC CANH TÂN VIỆC DẠY GIÁO LÝ

4.1 Qua các văn kiện Công Đồng: Trong Sắc lệnh về Truyền giáo (s.14), CĐ tái lập chế độ dự tòng (catechumenatus đã biến khỏi châu Âu từ thời Trung Cổ). Trong Tuyên Ngôn về Giáo dục (s.3 &4), CĐ coi việc dạy giáo lý là cách thức để Giáo Hội thực hiện việc giáo dục con người. Việc dạy giáo lý soi sáng và kiện cường đức tin cho học sinh.

4.2  Qua các văn kiện của Giáo Hội:

a/ Hướng dẫn việc Dạy Giáo lý (1971) của Bộ Giáo Sĩ theo đề nghị của Công Đồng nhằm hướng dẫn các HĐGM soạn thảo sách giáo lý riêng,  
b/ TH. Loan Báo Tin Mừng (1975) của ĐGH Phaolô VI xét việc dạy giáo lý trong toàn bộ sứ mạng của Giáo Hội là Loan Báo Tin Mừng,
c/ TH. Catechesi Tradendae (1979) là kết quả của THĐGM 1977 về huấn giáo: nhằm hiểu biết đạo lý và tham gia vào đời sống Kitô giáo, nhằm trí tuệ hơn tâm tình người nghe, và nhằm các đối tượng,
d/ Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (1992) kết quả của THĐGM 1974 về việc Loan Báo Tin Mừng & 1985 cử hành 20 năm bế mạc công đồng,
e/ Hướng dẫn dành cho Giáo lý viên (1993) của Bộ Loan báo Tin Mừng bàn về ơn gọi, căn tính, linh đạo của giáo lý viên, việc tuyển chọn, đào tạo và trợ cấp cho giáo lý viên. Giáo lý viên được xem là chứng tá của đức tin cũng như chứng tá của cộng đoàn đức tin là Hội Thánh.

f/ Hướng dẫn Tổng quát việc Dạy Giáo lý (1997) của Bộ Giáo Sĩ nhằm cập nhất hóa HDTQ 1971: đặt việc dạy giáo lý trong viễn tượng Loan báo Tin Mừng, chứ không chỉ là dạy đạo lý đức tin, việc dạy giáo lý được xác định là thời điểm chính yếu trong tiến trình loan báo Tin Mừng, việc dạy giáo lý là loan báo sứ điệp Tin Mừng, là tác vụ Lời Chúa, là giáo dục đức tin và hoạt động của cộng đoàn. Giáo lý viên trước và trên hết là chứng nhân, kế đến mới là thầy dạy và là nhà giáo dục.

III. KẾT

Hàng loạt các văn kiện hướng dẫn việc dạy giáo lý và đào tạo giáo lý viên sau Vaticanô II cho thấy ảnh hưởng lớn lao của Công Đồng trong nỗ lực canh tân việc dạy giáo lý và đem lại cho nó một khuôn mặt mới với những nét sau: 1/ Một định hướng căn bản mới: trong viễn tượng LBTM, 2/ Một nhận định mới về chủ thể và chủ đích của việc dạy giáo lý, 3/ Một cái nhìn mới về nội dung giáo lý, 4/ Một viễn tượng mới về sư phạm giáo lý, 5/ Sự quan tâm đến nơi chốn và môi trường cho việc dạy giáo lý, 6/ Một dung mạo mới cho giáo lý viên và đào tạo giáo lý viên, và 7/ Một ý nghĩa mới về việc dạy giáo lý trong Giáo Hội và xã hội (x. EMILIO ALBERICH, La catechesi oggi. Manuale di Catechetica fondamentale, Elledici (TO), 2001, 307-310).

Lm Pr Nguyễn Văn Hiền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét