Trang

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Thảo dược thời Chúa Giêsu

Thảo dược thời Chúa Giêsu
Người ta cho biết rằng thuốc dùng trong thời Chúa Giêsu ảnh hưởng nhiều bởi tiêu chuẩn y dược của Hy Lạp...

Thảo dược thời Chúa Giêsu


Người ta cho biết rằng thuốc dùng trong thời Chúa Giêsu ảnh hưởng nhiều bởi tiêu chuẩn y dược của Hy Lạp (*). Người Hy Lạp đã cách mạng hóa khái niệm và cách áp dụng thuốc, cũng ảnh hưởng người La Mã thời Chúa Giêsu. Đa số thuốc Hy Lạp liên quan 4 loại chất lỏng, hoặc “thể dịch” (humor), trong cơ thể con người (máu, đờm, mật đen, và mật vàng). Đa số thuốc dùng trong thời đó liên quan việc thay đổi mức độ các chất lỏng. Do đó, rất thông dụng việc chữa trị như trích máu, làm ói mửa, tắm rửa, làm nóng, làm mát, và làm toát mồ hôi.
Tuy nhiên, đó không chỉ là các dạng được thực hành. Ngoài nhiều dạng dân gian, nhiều loại thảo dược cũng được dùng để điều trị các bệnh thông thường. Một số cách điều trị được đề cập trong Kinh Thánh, các thảo dược thường được dùng cũng được ghi thành văn bản bởi những người có học thời Chúa Giêsu. Trong số đó có Di Medicina của Celsus (Y Dược) và Naturalis Historia (Lịch Sử Thiên Nhiên) của Gaius Plinius Secundus.
  1. TRẦM HƯƠNG
Một trong ba thứ được dâng tiến Hài Nhi Giêsu tại Hang Belem là trầm hương. Trầm hương được coi là có nhiều ích lợi cho sức khỏe. Trầm hương được dùng làm chất khử trùng để ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp tiêu hóa, trị ho, trị cảm lạnh, và là chất tốt cho nướu, tóc và da.
  1. MỘC DƯỢC
Một thứ khác trong ba thứ được dâng tiến Hài Nhi Giêsu là mộc dược. Loại nhựa thơm này cũng có ích lợi về y dược. Mộc dược có tính khử trùng, kháng khuẩn, chống nấm, và ngăn ngừa viêm nhiễm. Điều này khiến cho mộc dược được dùng để cải thiện huyết lưu, làm tăng hệ miễn nhiễm, giảm sốt, giúp tiêu hóa tốt, trị ho và trị cảm lạnh.
  1. CỦ TỎI
Từ lâu tỏi đã được dùng rộng rãi nhờ đa lợi ích cho sức khỏe. Nhiều năm nghiên cứu, người ta thấy rằng tỏi có tính kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, ngăn ngừa ký sinh, và chống ô-xít hóa. Vì vậy, dùng tỏi có lợi cho tiêu hóa mà còn có lợi cho sức khỏe tổng quát. Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi tươi.
  1. DẦU LƯU LY
Ngày nay, dầu lưu ly (borage oil) là loại dầu giàu a-xít béo omega-9 có khả năng chống nhiễm trùng. Dầu lưu ly được dùng để làm giảm sốt, chữa thấp khớp, chống trầm cảm, và làm thuốc xổ.
  1. CÂY THÌ LÀ
Theo tài liệu Naturalis Historia, cây thì là có lợi cho mắt. Ngày nay, nghiên cứu cho thấy cây thì là giàu vitamin C, có các chất chống ô-xít hóa khác, và có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng.
  1. CÂY NGẢI GIẤM
Cây ngải giấm (tarragon) được dùng làm gia vị giúp ngon miệng, đồng thời được dùng trong y học cổ truyền. Lá ngải giấm dùng làm ổn định bao tử. Lấy lá ngải giấm pha như pha trà, uống giúp ngủ ngon. Nhai lá ngải giấm trị đau răng.
  1. TRÁI LỰU
Thời Chúa Giêsu, lựu được dùng để chữa trị nhiều chứng bệnh. Rễ cây lựu nấu nước uống để trị sán dây (sán xơ mít), hoa lựu dùng để trị kiết lỵ và lở loét miệng. Ngày nay, nghiên cứu cho thấy rằng lựu chứa nhiều chất chống ô-xít hóa, ngăn ngừa một số chứng ung thư, và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  1. CẢI BẮP
Tài liệu Naturalis Historia  của Gaius Plinius Secundus cho biết ít nhất 87 liệu pháp liên quan cải bắp. Ăn cải bắp sống giúp chữa nhức đầu, mắt yếu, và có lợi cho sức khỏe. Giã nhuyễn cải bắp pha với nước ấm để đắp vào vết thương, trặc gân (bong gân), và ung nhọt.
  1. TRÁI MÂM XÔI
Tài liệu Naturalis Historia cho biết rằng trái mâm xôi đa lợi ích về chữa trị như chữa về nướu, hạch nhân (a-mi-đan) và nọc rắn. Nước ép cây mâm xôi giúp lợi tiểu, lá mâm xôi trị bệnh về miệng và da.
  1. CÂY BÀI HƯƠNG
Bài hương hoặc hương thảo (hyssop). Nhiều người coi cây này là “Thánh Thảo” (cỏ thánh) vì người ta dùng để rảy nước trong các nghi lễ tẩy trần người phong cùi và vảy máu trên tường nhà người Ít-ra-en trong kỳ lễ Vượt Qua. Quân lính La Mã đã dùng cây bài hương để đưa giấm lên cho Chúa Giêsu nếm khi Ngài bị đóng đinh trên Thập Giá. Với khái niệm y học, cây bài hương thuờng được thêm vào trà để trị ho và khó thở. Bài hương cũng được dùng để trị viêm khớp, thấp khớp, vết bầm, vết cắt và vết thương.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)


(*) Madsen AN. Wilt Thou Be Made Whole? In: The Lord of the Gospels: The 1990 Sperry Symposium on the New Testament. Salt Lake City: Deseret Book, 1991, pages 113-128.


Nguồn tin: khoahocnet.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét