Hai Dụ Ngôn Về Hạt Giống
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
CN 11B
Hai Dụ Ngôn Về Hạt Giống
Một hôm, cha Petitjean đến giảng đạo tại Nagasaki cho một số đông người Nhật. Nghĩ rằng họ đều là người ngoại giáo, nên sau bài giảng cha tươi cười hỏi:
- Anh chị em có thắc mắc gì không?
Một người đưa tay đặt câu hỏi:
- Chúng tôi muốn được hỏi ông ba điều, yêu cầu ông trả lời có hay không? Câu hỏi thứ nhất, các ông có Đức Mẹ đồng trinh không?
- Có.
- Câu hỏi thứa hai: Các ông có vâng lời và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng không?
- Có.
- Câu hỏi thứ ba: Là linh mục, các ông có giữ mình khiết tịnh và sống độc thân không?
- Có.
- Vậy thì mấy trăm người chúng tôi đây với ông là đồng đạo. Chúng tôi là người Công Giáo cả.
Cha Petijean bàng hoàng như từ cung trăng rơi xuống. Cha con âu yếm ôm cổ nhau. Nhà truyền giáo hỏi:
- Bây lâu nay, có ai giảng dạy cho anh em không?
- Thưa cha, không có ai suốt hai thế kỷ rồi! Đó là nhờ ông bà tổ tiên chúng con truyền lại, rồi chúng con âm thầm cầu nguyện, dạy giáo lý cho con em, đoàn kết đùm bọc nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông bà chúng con trước khi chết có nhắn nhủ: Sau này có ai đến giảng đạo, hãy cảnh giác, phải lấy ba tiêu chuẩn ấy mà nhận xem họ có phải là các cha đích thực, là người của Hội Thánh sai đến không. Hạt giống tử đạo đã nảy mầm và sinh ra những người Kitô hữu khác! (x.tgpsaigon.net/thanh-phaolo-miki-va-cac-ban-tu-dao).
Kể từ đó, Giáo Hội Nhật Bản được tái sinh sau 200 năm cấm đạo. Hạt giống Lời Chúa đã được gieo vào lòng đất Nhật Bản từ 200 năm trước vẫn âm thầm nẩy mầm, mọc lên và sinh hoa kết quả.
Sự kiện lịch sử này giúp chúng ta suy niệm trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hạt giống để rao giảng về Nước Thiên Chúa. Hình ảnh cụ thể và dễ hiểu. Nước Thiên Chúa giống như người nông dân gieo hạt xuống đất. Hạt giống âm thầm nẩy mầm, phát triển và sinh bông hạt. Cũng vậy, hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng thế giới và gieo vào lòng người sẽ nảy mầm và sinh nhiều hoa trái tốt lành. Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu và sự thật, không ngừng tăng trưởng dọc dài thời gian của lịch sử nhân loại. Không ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Thiên Chúa. “Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống này nảy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết”. Hạt cải nhỏ mọc thành cây to chứa đựng bài học: có nhiều việc lớn phải bắt đầu bằng những việc nhỏ. Sự kỳ diệu của hạt giống là vẫn âm thầm lớn lên theo quy luật tự nhiên và sẽ có một ngày nó trở thành cây cao bóng cả cho đàn chim trú ngụ. Hãy đi ra và gieo hạt giống Tin mừng, hạt giống yêu thương phục vụ, Chúa sẽ giúp hạt giống nảy mầm, lớn lên và sinh hoa kết trái nơi môi trường chúng ta đang sống.
Dụ ngôn “Hạt lúa âm thầm mọc lên” chính là hình ảnh của Tin mừng chan hoà trong một nền văn hoá.Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.
Trên nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một đời sống yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, tâm hồn người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.
Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới, những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái... khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến cho họ. Nhờ đó những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.
Rao giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người truyền giáo cần phải sống giữa những anh chị em này và chia sẽ đời sống của họ. Ðó là điều cần phải làm trước tiên và đó là chìa khóa thành công của một nhà truyền giáo thật sự. Cần huấn luyện những cá nhân trưởng thành và những tổ chức tự lập ngõ hầu những thành phần của địa phương có thể rao giảng phúc âm cho chính đồng bào của họ và cung cấp những giáo dân có đức tin vừng mạnh, có trình độ trí thức tốt, có khả năng làm việc cách hăng say giữa anh chị em mình.
Hai dụ ngôn hạt giống và hạt cải đều nói về sức sống và sức lớn lên của Nước Thiên Chúa: Dụ ngôn hạt giống âm thầm: Nước Thiên Chúa cũng như hạt giống có sức sống và sức phát triển nội tại. Dù hoàn cảnh thuận tiện hay không thuận tiện (“đêm hay ngày”), dù người ta có chăm sóc hay không (“người ấy ngủ hay thức”, “bằng cách nào người ấy không biết”), Nước Thiên Chúa vẫn cứ phát triển. Dụ ngôn hạt cải: mới ban đầu, Nước Thiên Chúa rất nhỏ bé như hạt cải, nhưng rồi nó sẽ phát triển thành một cây to.
Hai dụ ngôn hạt giống và hạt cải đều có chung một “biểu tượng” là sự nẩy mầm, là sức mạnh của “sự sống phát sinh”. Hạt giống Lời Chúa có sức phát triển nội tại, tuy âm thầm nhưng liên lỉ và mạnh mẽ. Hạt giống là Lời. Hạt giống mang trong mình một sức mạnh vô phương kháng cự. Một khi đã được gieo, hạt giống-Lời đi sâu vào trong các tâm trí và con tim và biến đổi những ai nghe Lời. Hoa trái không lệ thuộc người gieo giống, người rao giảng, nhưng lệ thuộc vào sức mạnh mà hạt giống có trong mình. Thiên Chúa là Đấng luôn kiên trì như người gieo giống, kiên nhẫn và chờ đợi. Nước Thiên Chúa lúc ban đầu thì khiêm tốn, nhỏ bé, nhưng với thời gian và ân sủng, nước ấy lớn mạnh đến phi thường.
Hai dụ ngôn hạt giống và hạt cải đều nhắm tới là tạo một lực đẩy mạnh mẽ hướng đến một lòng tin vững chắc và một niềm hy vọng kiên cường vào sự thành công của Nước Thiên Chúa. Bất chấp vẻ bề ngoài nhỏ bé, Nước Thiên Chúa chắc chắn sẽ lớn mạnh và đạt đến sự viên mãn mang tầm mức vũ hoàn trong chiến thắng chung cục.
Ở mọi nơi và qua mọi thời đại, Tin Mừng của Chúa Giêsu luôn gặp nhiều chống đối. Giáo Hội luôn bị bách hại khi làm chứng cho Tin Mừng. Có những lúc dường như quyền lực của ma quỉ vượt thắng được Giáo Hội của Chúa. Thế nhưng, qua bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu cho chúng ta biết kết cục Nước Thiên Chúa sẽ đến. Anh em hãy vững tin vì “Thầy đã thắng thế gian”. Bổn phận của chúng ta là “cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện” (Tv 36, 3). Lắm lúc, trong đời sống đức tin, khi bị thử thách, khi xin Chúa mà mãi không được, chúng ta mất đức tin hay nghi nan. Đức tin cần phải được thanh luyện bằng sự kiên trì, trung thành và cố gắng mỗi ngày. Nhiều khi, vì cho rằng đọc và suy gẫm Lời Chúa không sinh kết quả gì cả nên chúng ta buông xuôi. Hai dụ ngôn hôm nay mời gọi chúng ta hãy kiên trì, chính Chúa mới làm cho hạt giống mọc lên như Thánh Phaolô đã cảm nghiệm: “Tôi trồng, Apollo tưới, nhưng chính Thiên Chúa cho mọc lên. Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả. Nhưng Thiên Chúa Đấng làm cho lớn lên mới đáng kể” (1 Cr 3,6-7). Chúa Giêsu dạy chúng ta tin tưởng vào sức mạnh của Lời Tin Mừng. Chúng ta chỉ góp phần rất bé nhỏ, còn Thiên Chúa mới làm cho hạt giống Nước Chúa lớn lên theo cách của Ngài. Giáo Hội Nhật Bản đã phải trải qua 200 năm âm thầm và kiên nhẫn chờ đợi ngày tái sinh. “Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên, lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng...". Hạt cải mà Chúa đã gieo trên mảnh đất Việt Nam qua những vị thừa sai và truyền giáo, nay đã mọc thành cây lớn, cành lá xum xuê, tỏa lan ra khắp địa cầu. Tại hải ngoại, ở đâu có người Việt tỵ nạn, ở đó có những cộng đoàn Kitô hữu sống Đức Tin trong tinh thần văn hóa Việt Nam một cách sung mãn.
Hạt giống Nước Chúa mà chúng ta gieo vào lòng tha nhân mọc lên rất nhiều cách và nhiều dạng: có thể họ trở thành những Kitô hữu, có thể thành những người tuy còn là lương dân nhưng thiện cảm với Kitô giáo, có khi thành những ý lực hướng dẫn cuộc sống của những người vì lý do nào đó chưa thể theo đạo. Xin Chúa cho chúng ta biết hăng say gieo cho đời những lời hay ý đẹp bằng những việc lành, để sau này những hạt giống nhỏ đó trở thành những cây cao xanh tươi đem lại cho mọi người niềm vui, hạnh phúc. Và xin Chúa cũng cho chúng ta, như những hạt giống được Chúa gieo vào nơi nào tùy ý Ngài.
Hạt giống đã trải qua một quá trình phát triển âm thầm trước khi tới mùa gặt; hạt cải được gieo vào lòng đất cũng phải trải qua một quá trình cho đến khi trở thành một cây lớn. Trong những bổn phận dù âm thầm hằng ngày, chúng ta hãy tin tưởng phó thác cho quyền năng yêu thương của Chúa, chính Ngài sẽ làm cho công việc chúng ta thực hiện theo ý Chúa đạt tới kết quả, và như vậy chúng ta sẽ làm ích cho chính bản thân, cho tha nhân và cho Nước Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết kiên trì gieo Lời Chúa dù gặp điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi. Amen.
Hai Dụ Ngôn Về Hạt Giống
Một hôm, cha Petitjean đến giảng đạo tại Nagasaki cho một số đông người Nhật. Nghĩ rằng họ đều là người ngoại giáo, nên sau bài giảng cha tươi cười hỏi:
- Anh chị em có thắc mắc gì không?
Một người đưa tay đặt câu hỏi:
- Chúng tôi muốn được hỏi ông ba điều, yêu cầu ông trả lời có hay không? Câu hỏi thứ nhất, các ông có Đức Mẹ đồng trinh không?
- Có.
- Câu hỏi thứa hai: Các ông có vâng lời và hiệp thông với Đức Giáo Hoàng không?
- Có.
- Câu hỏi thứ ba: Là linh mục, các ông có giữ mình khiết tịnh và sống độc thân không?
- Có.
- Vậy thì mấy trăm người chúng tôi đây với ông là đồng đạo. Chúng tôi là người Công Giáo cả.
Cha Petijean bàng hoàng như từ cung trăng rơi xuống. Cha con âu yếm ôm cổ nhau. Nhà truyền giáo hỏi:
- Bây lâu nay, có ai giảng dạy cho anh em không?
- Thưa cha, không có ai suốt hai thế kỷ rồi! Đó là nhờ ông bà tổ tiên chúng con truyền lại, rồi chúng con âm thầm cầu nguyện, dạy giáo lý cho con em, đoàn kết đùm bọc nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ông bà chúng con trước khi chết có nhắn nhủ: Sau này có ai đến giảng đạo, hãy cảnh giác, phải lấy ba tiêu chuẩn ấy mà nhận xem họ có phải là các cha đích thực, là người của Hội Thánh sai đến không. Hạt giống tử đạo đã nảy mầm và sinh ra những người Kitô hữu khác! (x.tgpsaigon.net/thanh-phaolo-miki-va-cac-ban-tu-dao).
Kể từ đó, Giáo Hội Nhật Bản được tái sinh sau 200 năm cấm đạo. Hạt giống Lời Chúa đã được gieo vào lòng đất Nhật Bản từ 200 năm trước vẫn âm thầm nẩy mầm, mọc lên và sinh hoa kết quả.
Sự kiện lịch sử này giúp chúng ta suy niệm trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hạt giống để rao giảng về Nước Thiên Chúa. Hình ảnh cụ thể và dễ hiểu. Nước Thiên Chúa giống như người nông dân gieo hạt xuống đất. Hạt giống âm thầm nẩy mầm, phát triển và sinh bông hạt. Cũng vậy, hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng thế giới và gieo vào lòng người sẽ nảy mầm và sinh nhiều hoa trái tốt lành. Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình yêu và sự thật, không ngừng tăng trưởng dọc dài thời gian của lịch sử nhân loại. Không ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Thiên Chúa. “Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống này nảy mầm và mọc lên, bằng cách nào thì người ấy không biết”. Hạt cải nhỏ mọc thành cây to chứa đựng bài học: có nhiều việc lớn phải bắt đầu bằng những việc nhỏ. Sự kỳ diệu của hạt giống là vẫn âm thầm lớn lên theo quy luật tự nhiên và sẽ có một ngày nó trở thành cây cao bóng cả cho đàn chim trú ngụ. Hãy đi ra và gieo hạt giống Tin mừng, hạt giống yêu thương phục vụ, Chúa sẽ giúp hạt giống nảy mầm, lớn lên và sinh hoa kết trái nơi môi trường chúng ta đang sống.
Dụ ngôn “Hạt lúa âm thầm mọc lên” chính là hình ảnh của Tin mừng chan hoà trong một nền văn hoá.Hạt giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.
Trên nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình, cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một đời sống yêu thích tĩnh mịch và chiêm niệm, tâm hồn người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.
Nhờ các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới, những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái... khiến họ, nhất là những người thuộc lớp bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến cho họ. Nhờ đó những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.
Rao giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người truyền giáo cần phải sống giữa những anh chị em này và chia sẽ đời sống của họ. Ðó là điều cần phải làm trước tiên và đó là chìa khóa thành công của một nhà truyền giáo thật sự. Cần huấn luyện những cá nhân trưởng thành và những tổ chức tự lập ngõ hầu những thành phần của địa phương có thể rao giảng phúc âm cho chính đồng bào của họ và cung cấp những giáo dân có đức tin vừng mạnh, có trình độ trí thức tốt, có khả năng làm việc cách hăng say giữa anh chị em mình.
Hai dụ ngôn hạt giống và hạt cải đều nói về sức sống và sức lớn lên của Nước Thiên Chúa: Dụ ngôn hạt giống âm thầm: Nước Thiên Chúa cũng như hạt giống có sức sống và sức phát triển nội tại. Dù hoàn cảnh thuận tiện hay không thuận tiện (“đêm hay ngày”), dù người ta có chăm sóc hay không (“người ấy ngủ hay thức”, “bằng cách nào người ấy không biết”), Nước Thiên Chúa vẫn cứ phát triển. Dụ ngôn hạt cải: mới ban đầu, Nước Thiên Chúa rất nhỏ bé như hạt cải, nhưng rồi nó sẽ phát triển thành một cây to.
Hai dụ ngôn hạt giống và hạt cải đều có chung một “biểu tượng” là sự nẩy mầm, là sức mạnh của “sự sống phát sinh”. Hạt giống Lời Chúa có sức phát triển nội tại, tuy âm thầm nhưng liên lỉ và mạnh mẽ. Hạt giống là Lời. Hạt giống mang trong mình một sức mạnh vô phương kháng cự. Một khi đã được gieo, hạt giống-Lời đi sâu vào trong các tâm trí và con tim và biến đổi những ai nghe Lời. Hoa trái không lệ thuộc người gieo giống, người rao giảng, nhưng lệ thuộc vào sức mạnh mà hạt giống có trong mình. Thiên Chúa là Đấng luôn kiên trì như người gieo giống, kiên nhẫn và chờ đợi. Nước Thiên Chúa lúc ban đầu thì khiêm tốn, nhỏ bé, nhưng với thời gian và ân sủng, nước ấy lớn mạnh đến phi thường.
Hai dụ ngôn hạt giống và hạt cải đều nhắm tới là tạo một lực đẩy mạnh mẽ hướng đến một lòng tin vững chắc và một niềm hy vọng kiên cường vào sự thành công của Nước Thiên Chúa. Bất chấp vẻ bề ngoài nhỏ bé, Nước Thiên Chúa chắc chắn sẽ lớn mạnh và đạt đến sự viên mãn mang tầm mức vũ hoàn trong chiến thắng chung cục.
Ở mọi nơi và qua mọi thời đại, Tin Mừng của Chúa Giêsu luôn gặp nhiều chống đối. Giáo Hội luôn bị bách hại khi làm chứng cho Tin Mừng. Có những lúc dường như quyền lực của ma quỉ vượt thắng được Giáo Hội của Chúa. Thế nhưng, qua bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu cho chúng ta biết kết cục Nước Thiên Chúa sẽ đến. Anh em hãy vững tin vì “Thầy đã thắng thế gian”. Bổn phận của chúng ta là “cứ tin tưởng vào Chúa và làm điều thiện” (Tv 36, 3). Lắm lúc, trong đời sống đức tin, khi bị thử thách, khi xin Chúa mà mãi không được, chúng ta mất đức tin hay nghi nan. Đức tin cần phải được thanh luyện bằng sự kiên trì, trung thành và cố gắng mỗi ngày. Nhiều khi, vì cho rằng đọc và suy gẫm Lời Chúa không sinh kết quả gì cả nên chúng ta buông xuôi. Hai dụ ngôn hôm nay mời gọi chúng ta hãy kiên trì, chính Chúa mới làm cho hạt giống mọc lên như Thánh Phaolô đã cảm nghiệm: “Tôi trồng, Apollo tưới, nhưng chính Thiên Chúa cho mọc lên. Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả. Nhưng Thiên Chúa Đấng làm cho lớn lên mới đáng kể” (1 Cr 3,6-7). Chúa Giêsu dạy chúng ta tin tưởng vào sức mạnh của Lời Tin Mừng. Chúng ta chỉ góp phần rất bé nhỏ, còn Thiên Chúa mới làm cho hạt giống Nước Chúa lớn lên theo cách của Ngài. Giáo Hội Nhật Bản đã phải trải qua 200 năm âm thầm và kiên nhẫn chờ đợi ngày tái sinh. “Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên, lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng...". Hạt cải mà Chúa đã gieo trên mảnh đất Việt Nam qua những vị thừa sai và truyền giáo, nay đã mọc thành cây lớn, cành lá xum xuê, tỏa lan ra khắp địa cầu. Tại hải ngoại, ở đâu có người Việt tỵ nạn, ở đó có những cộng đoàn Kitô hữu sống Đức Tin trong tinh thần văn hóa Việt Nam một cách sung mãn.
Hạt giống Nước Chúa mà chúng ta gieo vào lòng tha nhân mọc lên rất nhiều cách và nhiều dạng: có thể họ trở thành những Kitô hữu, có thể thành những người tuy còn là lương dân nhưng thiện cảm với Kitô giáo, có khi thành những ý lực hướng dẫn cuộc sống của những người vì lý do nào đó chưa thể theo đạo. Xin Chúa cho chúng ta biết hăng say gieo cho đời những lời hay ý đẹp bằng những việc lành, để sau này những hạt giống nhỏ đó trở thành những cây cao xanh tươi đem lại cho mọi người niềm vui, hạnh phúc. Và xin Chúa cũng cho chúng ta, như những hạt giống được Chúa gieo vào nơi nào tùy ý Ngài.
Hạt giống đã trải qua một quá trình phát triển âm thầm trước khi tới mùa gặt; hạt cải được gieo vào lòng đất cũng phải trải qua một quá trình cho đến khi trở thành một cây lớn. Trong những bổn phận dù âm thầm hằng ngày, chúng ta hãy tin tưởng phó thác cho quyền năng yêu thương của Chúa, chính Ngài sẽ làm cho công việc chúng ta thực hiện theo ý Chúa đạt tới kết quả, và như vậy chúng ta sẽ làm ích cho chính bản thân, cho tha nhân và cho Nước Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết kiên trì gieo Lời Chúa dù gặp điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét