Mục đích của việc dạy giáo lý là kết hiệp với Chúa Kitô
la-croix.com, Clemence Houdaille, 2020-06-25
Phỏng vấn bà Pauline Dawance, giám đốc Ban Phục vụ Quốc gia giáo lý và tân tòng của Hội đồng Giám mục Pháp. Bà trả lời về Chỉ nam Huấn giáo được Tòa Thánh công bố ngày thứ năm ngày 25 tháng 6.
La Croix: Chỉ nam mới về Huấn giáo được Tòa Thánh công bố ngày 25 tháng 6 mang lại những đổi mới nào?
Bà Pauline Dawance: Cơ quan làm tài liệu đã khác so với các Chỉ nam đã công bố trước đây năm 1997, vì bây giờ là Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc âm hóa công bố, hội đồng được Đức Bênêđictô XVI lập ra, có trách nhiệm dạy giáo lý, và không còn thuộc Bộ giáo sĩ. Đây là điều đáng kể, vì năng lực truyền giáo theo sau Thượng Hội đồng về Tân Phúc âm hóa ở trong chiều hướng này, và cũng nhấn mạnh đến các giáo huấn đã đi theo chiều hướng trước. Ở đây chúng ta thấy có nhiều tài liệu tham chiếu của Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô. Có Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, đường hướng này nhắc chúng ta nhớ mục đích của việc dạy giáo lý là kết hiệp với Chúa Kitô. Mầu nhiệm Phục sinh là trọng tâm của đức tin kitô giáo và sự loan báo này luôn trên môi miệng của giáo lý viên. Đức Bênêđictô XVI cũng đã nói, việc dạy giáo lý là cuộc gặp gỡ với nhân vị Chúa Kitô. Gốc rễ thần học này đưa ra một định hướng cho việc dạy giáo lý, dựa trên mô hình dự tòng. Vai trò của cộng đồng kitô thể hiện rất rõ trong tài liệu giáo huấn này, trong đó có một chương dài nói về các giáo lý viên: đâu là cơ sở hành động của việc dạy giáo lý, mục tiêu của việc dạy giáo lý, ai sẽ dạy… Ở đây chúng ta thấy tầm quan trọng trong việc quan tâm đến đời sống thiêng liêng và đào tạo giáo lý viên, tất cả những điều này thuộc thẩm quyền của giám mục là người giáo lý viên đầu tiên.
Nó có thực sự mới không?
Người Pháp thấy mình rất tốt trong đường hướng này, vì văn bản quốc gia về định hướng dạy giáo lý của các giám mục Pháp năm 2005 đã yêu cầu đưa việc dạy giáo lý vào mô hình dự tòng. Ngoài ra chúng ta còn thấy ở đây về sự phát triển và đồng hành, những người thiết thân với đường hướng của Đức Phanxicô. Các nhà biên khảo Chỉ nam mới đã xem xét những gì đang xảy ra ở tất cả các quốc gia, và Pháp không vắng mặt trong kết quả này… Trong hoàn cảnh khó khăn, với ít nguồn nhân lực, chúng tôi đã có thể chứng minh rất nhiều cho tinh thần sáng tạo. Chúng tôi đã thấy điều này trong thời gian cách ly, trong mối quan tâm hàng đầu là nâng đỡ các dự tòng không được rửa tội vào dịp Lễ Phục sinh.
Việc đào tạo các giáo lý viên, trong đức tin thần học, Kinh thánh và thiêng liêng là thường trực, đặc biệt vì ở Pháp, các giáo lý viên là các tình nguyện viên và thường thay đổi. Việc đào tạo này trước hết là việc nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của họ. Đây là lãnh vực có các thách thức quan trọng về tinh thần hoán cải và đổi mới đức tin của chính họ.
Chỉ nam mới này sẽ được thực hiện như thế nào?
Vào tháng 1 và tháng 6 năm năm 2021, chúng tôi sẽ có các buổi làm việc với các người và các nhóm có trách nhiệm trong giáo phận, họ sẽ giúp chúng tôi xem kinh nghiệm cách ly gần đây để có thể có một số phát triển và các suy tư trong những năm vừa qua về sự tiến hóa của người học giáo lý, các giáo lý viên, các phương tiện… Vấn đề kỹ thuật số cũng có mặt rất nhiều trong Chỉ nam mới.
Chúng ta biết việc giảm sút số người học giáo lý đi kèm với việc các nhóm của giáo phận được cung cấp ít hơn, nhưng đồng thời chúng tôi cũng phát triển công việc của liên giáo phận. Các mô hình và tổ chức mới đang được thiết lập, với nhịp điệu khác, nhân vật khác để cố gắng tạo lại mối liên kết trong giáo hội.
Một giờ học giáo lý mỗi tuần, như đã làm trước đây vẫn còn giá trị trong một thế giới vẫn còn theo kitô giáo trên toàn cầu. Nhưng nó không thể thay thế một liên kết giáo hội. Do đó, có các mô hình mới xuất hiện như “giáo lý trong kỳ nghỉ hè”, học cầu nguyện, các loại hướng dẫn khác nhau… Chúng ta không có câu trả lời duy nhất nào có thể. Và điều này đã và đang phát triển ở nhiều nơi nhưng không vì thế chúng ta từ bỏ những nơi mà việc dạy giáo lý cổ điển vẫn hoạt động, kèm theo đời sống bí tích.
Chúng tôi sẽ tiếp tục suy nghĩ về cách đào tạo con người, và tiếp cận với những người đang đi tìm, như phụ huynh các em học giáo lý. Với mối quan tâm trong nỗ lực loan báo Chúa Kitô, vừa ngầm vừa rõ ràng. Một dự án to lớn, dù đã có cả một công trình khổng lồ kể từ Công đồng Vatican II đã đặt Sách Thánh trong việc dạy giáo lý. Việc các giáo lý viên đã nói lên Kinh Thánh là thứ trật của kinh nghiệm và hoán cải.
Một dự án khác mà chúng tôi muốn thực hiện là sự liên kết giữa các linh mục và giáo dân trong việc dạy giáo lý. Bản Chỉ nam mới nói về sứ vụ của giáo lý viên. Sự hiện diện của các linh mục trong việc dạy giáo lý là rất quan trọng, nhưng không phải chỉ để có mặt. Các cha xứ phải đào tạo giáo lý viên, biết rằng đối với họ, việc tuyên xưng đức tin là lớn lên trong đức tin.
Nguyễn Tùng Lâm dịch
http://phanxico.vn/2020/08/13/muc-dich-cua-viec-day-giao-ly-la-ket-hiep-voi-chua-kito/
Bài đọc thêm: Chỉ nam mới về Huấn giáo: Tám lời khuyên các giáo lý viên nên theo
Làm thế nào… để trở thành một giáo lý viên giỏi
Vatican có chỉ dẫn mới về huấn giáo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét