Romano Guardini: Giáo Hội và Người Công Giáo, Con đường Dẫn đến Tự do
Vũ Văn An
4. CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN TỰ DO
Khi Kitô hữu Công Giáo xử lý một vấn đề quan trọng một cách lý thuyết hoặc thực tế, tình hình nên được thay đổi ngay lập tức. Nó nên giống như khi một điều gì đó được đưa từ ánh sáng giả tạo vào ánh sáng đầy đủ và rõ ràng của ban ngày; hoặc một vật trước đây bị giữ chặt trong một kìm kẹp bạo lực của một số kẻ bắt nạt thô lỗ đã được giải thoát khỏi quyền sở hữu của kẻ này và được trao qua tay của một người biết tôn trọng và đánh giá cao họ.
Mọi đối tượng được đưa vào phạm vi ảnh hưởng Công Giáo và chịu sự chi phối của tinh thần Công Giáo nên phục hồi tự do của nó và một lần nữa thể hiện được đầy đủ bản chất của nó. Tinh thần Công Giáo nên áp đặt tiêu chuẩn đích thực, điều vĩ đại nên xuất hiện vĩ đại, và điều nhỏ nhen nên xuất hiện nhỏ nhen; và ánh sáng và bóng tối nên được đặt đúng chỗ.... Đúng – phải như vậy nếu người ta muốn thực sự là Công Giáo! Như thế thì quả thật chúng ta nên sở hữu Sự Tốt lành đích thực biết nhìn mọi sự như chúng vốn là, và đem lại tự do. Và cuộc đời, mà ở khắp nơi hiện đang phải chịu đựng bạo lực, một lần nữa sẽ được thở tự do trong tất cả những gì chúng ta đang là và đang làm, và mọi điều đều trở thành mới mẻ!
Điều này chắc chắn được những người đang nhìn vào họ từ bên ngoài mong đợi nơi Kitô hữu Công Giáo. Những người này không mong đợi họ ăn nói xuất sắc, hay sống theo phong cách đặc biệt xa rời cuộc sống, độc đoán và phiến diện. Có một giới trí thức hành động bạo lực đối với cuộc sống còn xuất sắc hơn và đáng kể hơn họ, theo phong cách tri thức. Những người bàng quan này không mong đợi điều này từ người Công Giáo. Họ mong đợi người Công Giáo sở hữu một điều gì đó theo viễn kiến tinh ròng của Ađam, và quyền lực sáng tạo mà con người đầu tiên đã dùng để đặt tên cho vạn vật theo bản chất của chúng. Họ mong đợi tìm thấy nơi người Công Giáo một thoáng nhìn phát xuất từ tâm điểm linh hồn và xuyên thấu tâm điểm của các đối tượng, và họ tự bộc lộ hoàn toàn bản thân họ trong đó; tình yêu vĩ đại đó cứu chuộc sự khốn cùng thầm lặng của thế giới [1].
Nhưng chúng ta không thực sự là người Công Giáo, nếu thuật ngữ này phải được hiểu theo hệ luận đầy đủ và đòi hỏi nhiều của nó, và quả là may mắn lớn lao, tuy đau đớn, khi chúng ta nhận ra mình là người Công Giáo ít ỏi xiết bao. Nhưng làm người Công Giáo thực sự là hình thức hiện sinh nhân bản duy nhất chân chính, cách sống của nó cùng một lúc được ấn định bởi bản chất sâu thẳm nhất của con người và bởi sự mặc khải của Thiên Chúa. Đó là một cách nhìn sự vật và suy nghĩ về chúng đã trở thành bản năng. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể được hình thành trong quá trình vận hành của một truyền thống lâu đời, khi thái độ bản thân của cá nhân đã được hình thành dưới những hình thức, phong tục tập quán, tổ chức khách quan, những thành tựu thực tiễn và những điều này gây ảnh hưởng đào tạo lên các cá nhân, đến lượt được họ tái lên khuôn. Phong trào Cải cách và Phong trào Ánh sáng (Aufklarung) đã tạo ra sự hủy diệt khôn lường; tất cả chúng ta đều đang chịu ảnh hưởng của tinh thần chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự nhiên và tự do.
Do đó, chắc chắn chúng ta có nguy cơ khi nói về cuộc sống con người, mà không thực sự là người Công Giáo. Nhưng chúng ta dự kiến và nhận thức rõ rằng công phúc lớn lao nhất mà chúng ta có thể đạt được là trở thành các vị tiền hô. Thầy của chúng ta là Thánh Gioan Tẩy giả, người đã nói rằng sau ngài, một Đấng sẽ đến, Đấng mà Chúa Thánh Thần sẽ làm phép rửa cho bằng lửa. Chỉ sau chúng ta, mới có những người sẽ suy nghĩ, cảm nhận, sản xuất và lên tiếng, từ sự viên mãn của đời sống Công Giáo. Niềm vui của chúng ta hẳn là niềm vui nhỏ nhoi hơn của những người dọn đường cho họ.
* * * * *
Chúng ta sẽ nói về một trong những kho báu tối cao của cuộc sống - về tự do.
Từ ngữ này đã trở nên nhàm chán xiết bao, nhưng nó là một trong những từ ngữ cao quý nhất! Người Công Giáo chúng ta thường để cho những gì thân thiết nhất của chúng ta bị tước khỏi chúng ta; và tràn đầy tinh thần lầm lỗi, và sau đó lắng nghe một cách nghi ngờ những gì linh hồn chúng ta nên thốt ra với những âm sắc trầm bổng của ngôn từ bẩm sinh của nó! Tự do – từ ngữ đã nhận được những vọng âm đáng nghi ngờ xiết bao! Tuy nhiên, nó chứa đựng mọi điều Chúa Kitô đã mang lại cho chúng ta. Nó là một trong những từ ngữ hoàng gia mà các bậc thầy linh đạo thời Trung cổ mô tả là sự uy nghi của Thiên Chúa. "Chúa Đấng tự do," họ gọi Người như thế.
* * * * *
Thế thì tự do là gì? Chính xác thì loại người nào là người tự do?
Trả lời rằng tự do là không có sự ràng buộc bên ngoài, quyền lựa chọn, theo ý muốn của chính mình, trong một số cách có thể, không cho ta một khái niệm nào về sự phong phú bao hàm trong thuật ngữ này. Vì không thể chứa nó trong một cụm từ ngắn gọn.
Chúng ta hãy cố gắng đưa ra ánh sáng một điều gì đó từ kho báu này.
Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một khuôn mẫu nào đó về hữu thể của mình, ý niệm thần linh, trong đó Đấng Tạo Hóa chiêm ngưỡng họ. Nó không chỉ bao gồm ý niệm phổ quát về bản chất con người, mà còn bao gồm mọi thứ khác, cấu thành nên cá nhân đặc thù này. Mỗi cá nhân đều độc đáo, và là một muôn mầu muôn sắc độc đáo của bản chất con người. Thật vậy, Rembrandt-German [2] có thể nói đúng, thậm chí có thể chủ trương, có thể nói một cách chính xác như thế, rằng không nên kể một số người lại với nhau, vì trên thực tế, mỗi người đều độc đáo và không thể so sánh với những người khác.
Khi tính chất độc đáo này của hữu thể cá thể nơi một con người được phép xuất hiện, và xác định ra trọn hiện hữu và các hoạt động của họ; và, khi họ sống từ tâm điểm của chính hữu thể mình, không tự đặt cho mình một hạn chế giả tạo nào, nhưng một cách tự nhiên và như một lẽ đương nhiên, họ là một người tự do. Họ tự do sống hoàn toàn hòa hợp với ý niệm thần linh về nhân cách của họ, và là điều Đấng Dựng nên họ muốn họ trở thành. Họ đã đạt được trạng thái cân bằng hoàn toàn, hậu quả của một căng thẳng nhưng là một căng thẳng đã được giải quyết, một nhịp sống mạnh mẽ nhưng nhẹ nhàng, một cuộc sống vừa phong phú vừa tập trung, đầy đủ nhưng hạn chế.
Tuy nhiên, tất cả những điều trên chỉ là một phần của tự do đích thực. Con người tự do cũng phải nhìn sự vật như chúng vốn là, với một tầm nhìn không bị che phủ bởi ngờ vực, cũng không bị thu hẹp bởi thành kiến, cũng không bị bóp méo bởi đam mê, dù là hận thù, kiêu ngạo hay ích kỷ; phải nhìn chúng trong toàn bộ thực tế khách quan của chúng, và trong thước đo chân chính của chúng. Họ phải nhìn chúng trong tính toàn vẹn của chúng, được làm cho cân đối, hiển thị ở mọi phía, trong mối liên hệ đích thực của chúng với các đối tượng khác, và theo đúng thứ tự của chúng. Vì vậy, họ sẽ nhìn chúng từ quan điểm của ý niệm thần linh về chúng, hệt như chúng là. Cái thoáng nhìn của họ phải xuyên suốt từ tâm điểm linh hồn họ qua tâm điểm của các đối tượng của nó. Tình yêu của họ, phát xuất từ trọn trái tim, sẽ bao trùm toàn bộ sự viên mãn của chúng. Và hành động của họ, được hỗ trợ bởi một nhân cách không bị phân chia để chống lại chính nó, nắm bắt thế giới một cách vững chắc và rút ra từ nó điều vốn đã chờ đợi bàn tay của con cái Thiên Chúa, để được đưa tinh trong và trọn vẹn vào ánh sáng.
Con người đó nên phản ứng với bản chất đích thực của sự vật bằng sự chính trực của chính bản tính họ và theo kiểu độc đáo của tính cá thể được Thiên Chúa định sẵn cho họ, để ý niệm thần linh bên trong và ý niệm thần linh bên ngoài gặp nhau trong cuộc sống bản thân của họ - đó là tự do.
* * * * *
Nhưng tự do thậm chí còn nhiều hơn thế. Một người được tự do khi họ có thể thấy điều vĩ đại là vĩ đại, và điều nhỏ mọn là nhỏ mọn; điều vô giá trị là vô giá trị và điều có giá trị là có giá trị; khi họ thấy một cách chính xác các phân biệt giữa các đối tượng khác nhau và các điều kiện khác nhau; các mối liên hệ giữa các vật thể và thước đo của chúng. Họ tự do khi họ nhận ra một cách trung thực phẩm trật của các sự vật và các giá trị của chúng, đặt cơ sở và đỉnh cao của nó, và mỗi điểm trung gian vào đúng vị trí của nó. Họ tự do khi họ hiểu thấu ý tưởng trong sự thuần khiết của nó, nhưng chiêm ngưỡng thực tại hoàn chỉnh dưới sự soi sáng của nó; khi họ thấy cuộc sống hàng ngày với tất cả những gập ghềnh và lộn xộn và tất cả những thiếu sót của nó, nhưng cũng với những gì vĩnh cửu trong đó. Họ tự do khi tầm nhìn của họ về ý niệm không làm họ mù quáng trước thực tại, và cuộc hiện sinh hàng ngày không khiến họ quên mất ý niệm, khi họ "có thể ngắm các vì sao, nhưng vẫn thấy đường xuyên qua phố phường".
Thấy tất cả những điều đó, nắm vững viễn kiến với trái tim kiên cường và ý chí không chao đảo, và hành động phù hợp với nó giữa sự hồ đồ của ngoại hình và đam mê - đó là tự do.
Nhưng họ phải làm điều đó không phải vì họ bị ép buộc, mà vì họ quyết tâm về nó; không chỉ đơn thuần như một việc áp dụng các nguyên tắc một cách gian khổ và đau đớn, mà vì sự thôi thúc và ý chí của bản chất họ thôi thúc họ, và vì chính tâm điểm của nhân cách họ nhờ đó được nên trọn – nhờ thế chứ không nhờ điều gì khác, họ được tự do.
Tự do là một điều tuyệt vời - sự thành toàn tối cao và là tiêu chuẩn thuần túy nhất của giá trị, sự thật và bình an.
Và với tất cả những gì chúng ta đã nói, chúng ta vẫn chưa thăm dò được độ sâu cuối cùng của tự do. Đó là con người thực sự tự do là con người biết mở lòng mình ra với Thiên Chúa và lao vào Người. Đây là thứ tự do dành cho Chúa và ở trong Chúa.
Các bạn sẽ hỏi, nếu đó là tự do, thì chúng ta có tự do không? Tất nhiên, bề ngoài, chúng ta thường tự do. Chúng ta có thể chống lại sự kiềm chế có thể sờ thấy được. Về mặt tâm lý cũng thế, vì chúng ta có thể chọn giữa phải và trái. Nhưng còn tự do theo nghĩa toàn diện mà chúng ta đã được ban tặng thì sao? Không, chúng ta chắc chắn phải nhìn nhận rằng chúng ta là nô lệ.
Ở đây một lần nữa chúng ta gặp sứ mệnh của Giáo hội - Giáo hội, và chỉ một mình Giáo hội, dẫn chúng ta đến sự tự do này.
* * * * *
Những ràng buộc mà một con người phải phá vỡ để giành được tự do hoàn toàn này là gì?
Trước hết, có những hoàn cảnh bên ngoài cản trở sự phát triển của một con người. Chúng có thể rất mạnh; nhưng nếu năng lực của họ đủ, cuối cùng họ sẽ vượt qua chúng, hoặc bề ngoài, bằng cách thay đổi chúng, hoặc bên trong, bằng một sự từ bỏ tự do nâng họ lên trên chúng.
Môi trường tri thức gắn bó các phong tục và truyền thống cách mạnh mẽ hơn, qua các ý kiến đương thời; qua tất cả những lực lượng nhỏ nhoi nhưng liên tục tác động như gương sáng và ảnh hưởng, về tinh thần và cảm xúc. Những điều này thấm sâu vào những tầng sâu thẳm nhất của tinh thần. Ngay cả các thiên tài cũng không thể phá vỡ hoàn toàn các sức lôi cuốn ma thuật của chúng. Và những người bình thường chúng ta đều phải chịu những ảnh hưởng này, cho dù chúng ta đồng ý với chúng hay phản đối chúng.
Chỉ cần xem xét một chút mức độ ảnh hưởng của chúng. Điều gì không thể chịu hậu quả bởi một khẩu hiệu nếu môi trường thuận lợi? Không ai có thể hoàn toàn thoát khỏi sức mạnh của nó. Các khuynh hướng tri thức của một thời đại mạnh mẽ xiết bao! Chúng có sức mạnh đến mức các ý tưởng đơn giản không thể hiểu được nhưng khi hoàn cảnh tri thức đã thay đổi có thể nhận được độ đáng tin không chút nghi ngờ nhờ các tín điều của đức tin. Ngày nay, há chúng ta không ngạc nhiên tự hỏi mình tại sao một số ý tưởng nhất định của Kant lại có thể được chấp nhận như bao nhiêu tín điều, mà nếu bất đồng với chúng bị coi như một bằng chứng của sự yếu kém về tri thức? Cũng nên nhớ rằng, các loại hình nghệ thuật phát triển cao đã gây được sức ép buộc mạnh mẽ như thế nào nếu môi trường văn hóa là tương đắc. Hãy nghĩ đến những cách thức đa dạng, thường rất tinh vi đến khó mà khám phá ra được, trong đó một số hình thức chính trị, xã hội hoặc kinh tế nhất định, thí dụ, nền dân chủ hoặc chủ nghĩa tư bản, đã lên khuôn toàn bộ tâm lý của một con người; làm thế nào một loại nhân tính được công nhận là lý tưởng, chẳng hạn, hiệp sĩ, đan sĩ, hoặc khách du lịch, lại lên khuôn người ta bằng ảnh hưởng của nó đối với cốt lõi hữu thể của họ. Chống lại những lực lượng như vậy, cá nhân hết sức bất lực.
Các các bạn hãy suy gẫm, dưới sự mê hoặc của một khuynh hướng tổng quát như vậy, một thời đại đặc thù, chẳng hạn, thời Phục hưng, với quyết định phát sinh từ cảm thức về một sự vượt trội vô biên, làm thế nào lại bác bỏ những gì mà một thời đại khác - trong trường hợp này là thời Trung cổ - đã nhiệt thành tiếp nhận, làm thế nào mà bây giờ chúng ta mới bắt đầu coi thời kỳ Phục hưng và những gì theo sau nó là một thảm họa, và thời Trung cổ - hiểu đúng – là tương lai của chúng ta. Và các các bạn hãy nhớ rằng đây không chỉ là sự thay đổi bên ngoài, mà là thái độ của con người đối với những điều thiết yếu, các giá trị và ý tưởng. Xét về tất cả những điều này, chúng ta chỉ có một lựa chọn. Hoặc chúng ta phải tuyên phong thuyết tương đối dưới hình dạng này hay hình dạng nọ, ở hình thức thô thiển hơn của nó, là lý thuyết môi trường, hay dưới hình thức do Keyserling đề xuất, về mặt tâm lý học sâu sắc hơn và dựa trên cơ sở siêu hình, hay hết lòng chấp nhận một sức mạnh có thể giải phóng chúng ta.
Đó là Giáo Hội.
* * * * *
Trong Giáo hội, vĩnh cửu đã đi vào thời gian. Ngay trong Giáo hội, đúng là có rất nhiều điều mang tính tạm thời. Không ai từng quen thuộc với lịch sử của Giáo hội lại phủ nhận điều đó. Nhưng bản chất học lý của Giáo hội, những sự kiện căn bản xác định ra cơ cấu trong hệ thống tôn giáo của Giáo hội và những phác thảo tổng quát về quy tắc đạo đức và lý tưởng hoàn thiện của Giáo hội, vượt quá thời gian.
Ngay từ đầu, tự bản chất của mình, Giáo hội vốn nghĩ bằng tâm trí không phải một chủng tộc nào, mà là thế giới toàn diện và Công Giáo. Giáo hội đánh giá và sống, không phải bằng cái nhìn thông sáng về khoảnh khắc mau qua, mà là bằng truyền thống. Tuy nhiên, truyền thống là tổng số kinh nghiệm tập thể của quá khứ Giáo hội. Do đó, Giáo hội vượt quá các giới hạn địa phương, quốc gia và thời gian, và những người sống và suy nghĩ với Giáo hội đều có " điểm tựa" vượt trên tất cả các lĩnh vực viễn kiến hạn chế như vậy, và do đó có thể đạt được một cái nhìn tự do hơn.
Tự bản chất của mình, Giáo hội bắt nguồn, không phải từ những điều kiện địa phương đặc thù hay những giai đoạn lịch sử đặc thù, nhưng từ phạm vi vượt trên không gian và thời gian, từ việc tồn tại vĩnh viễn. Tất nhiên, Giáo hội bước vào mối liên hệ với mọi thời đại. Nhưng Giáo hội cũng phản đối mỗi thời đại. Giáo hội không bao giờ hiện đại. Điều này đúng ngay trong thời Trung cổ. Chúng ta chỉ cần đọc ẩn ý của cuốn Gương Phúc [Imitation] sẽ phát hiện ra điều ấy. Hiện tại luôn trách mắng Giáo hội thuộc quá khứ. Nhưng đó là một quan niệm sai lầm; sự thật là Giáo hội không thuộc về thời gian. Giáo hội từ nội tâm tách biệt khỏi mọi thứ tạm thời, và thậm chí có phần hoài nghi trong thái độ của Giáo hội đối với nó.
Và Giáo hội cũng bị buộc tội liên tục rằng Giáo hội không phải có tính quốc gia, Giáo hội đại diện cho các nước ngoài, không hẳn một quốc gia đặc thù nào. Đó là một quan niệm sai lầm về sự thật. Xét cho cùng, Giáo hội không quan tâm đến các quốc gia, mà là với toàn thể nhân loại, và từng cá nhân nam nữ. Tuy nhiên, đó là hai biểu thức của nhân loại đụng đến vĩnh cửu, trong khi mọi điều nằm ở giữa chúng, và cách riêng các tổ chức chính trị và quốc gia, đều bị ràng buộc vào thời gian.
Do đó, Giáo hội đứng giữa các trào lưu thời trang tri thức như một đê chắn sóng [breakwater] rộng lớn. Giáo hội là sức mạnh chống lại sứ lôi cuốn ma thuật của mọi chuyển động lịch sử, bất kể là điều gì. Giáo Hội mạnh mẽ nghi ngại mọi thế lực đe dọa nô dịch linh hồn - các lý thuyết kinh tế, các khẩu hiệu chính trị, các lý tưởng hoàn thiện của con người, các thời trang tâm lý - và bác bỏ việc chúng tự cho là có giá trị tuyệt đối. Giáo hội luôn là đối thủ của đương thời. Khi một ý tưởng mới mẻ, nó có một sức lôi cuốn đặc biệt. Nó tươi mát và mới lạ; mở ra cho tâm trí những nẻo đường suy nghĩ chưa ai khám phá, và do đó khơi dậy nhiều nhiệt tình hơn các giá trị nội tại của nó Và khi một dân tộc trở nên quen thuộc với một nền văn hóa trước đây chưa từng được biết đến và khi các điều kiện thuận lợi, thì nền văn hóa này kiềm chế dân tộc đó một cách không thể cưỡng lại được, như nền văn hóa Á Châu, chẳng hạn, đang ảnh hưởng đến chúng ta ngày nay. Cùng cách này, các khuynh hướng mới trong nghệ thuật, các nguyên tắc chính trị mới, thực sự là những nét mới lạ trong mọi lĩnh vực cho đến những hình thức bên ngoài như thời trang ăn mặc và các quy ước giao tiếp xã hội. Nếu môi trường dễ lĩnh hội, mọi điều mới mẻ đều mạnh gấp đôi, giống như khí ốcxi "trong trạng thái phát sinh” [in statu nascendi]. Điều rất thông thường là sức mạnh của nó hầu như không mang bất cứ tỷ lệ nào so với giá trị thực của nó, với kết quả là bức tranh của chúng ta về nó bị làm sai lệch đến mức méo mó. Do đó, hiện tại, đến một mức độ nào đó, luôn là một ảo giác và một nhà tù. Nó luôn tấn Công Giáo Hội, vì nó quá phấn khích, và sự thanh thản vượt thời gian của Giáo Hội chống lại sự thúc bách đầy nóng nẩy của nó; vì nó một chiều, và sự toàn diện của Giáo hội vượt quá tầm nhìn hạn chế của nó. Và Giáo hội luôn luôn là kẻ thù của hiện tại, vì bạo lực phi tâm linh của nó nô dịch linh hồn và tiếng ồn ào khó chịu của nó át đi tiếng nói vĩnh cửu. Trong mọi thời đại, Giáo hội đều phản đối những gì Ở Đây và Bây giờ vì lợi ích của Mãi mãi; chống các khuynh hướng đương thời và "chính trị", vì các khía cạnh nhân tính mở cửa hướng tới vĩnh cửu - nhân cách cá nhân và nhân tính. Khi ta hiểu rõ điều này, rất nhiều điều trở nên rõ ràng.
Ai sống với Giáo hội thoạt đầu sẽ cảm thấy một bất bình nôn nóng, vì Giáo hội liên tục thúc đẩy họ chống lại các mục tiêu của những người cùng thời với họ. Bao lâu họ coi những gì đang được nói ở khắp mọi nơi, công luận đang thịnh hành vào lúc này như lời cuối cùng cho bất cứ vấn đề nào, và biến các đảng hoặc quốc gia thành các tiêu chuẩn cho các giá trị của mình, họ chắc chắn sẽ cảm thấy bị kết án là ngu đần. Nhưng một khi tấm băng dán đã được gỡ khỏi mắt, họ sẽ thừa nhận rằng Giáo hội luôn giải thoát những người sống trong lòng Giáo Hội khỏi sự chuyên chế của những điều tạm thời, và việc đo lường các giá trị của Giáo Hội sẽ đem lại cho họ tiêu chuẩn của sự thật vĩnh cửu. Một sự kiện đáng chú ý là không ai hoài nghi, độc lập trong nội tâm đối với “những gì mọi người đang nói” hơn người thực sự sống trong Giáo hội. Và khi một người từ bỏ sự kết hợp của mình với Giáo hội, họ sẽ sa vào các ảo tưởng mạnh mẽ của môi trường họ ở cùng một mức độ, thậm chí đến mức hoàn toàn mê tín.Và chắc chắn quyết định giữa hai thái độ này liên quan đến chính gốc rễ của nền văn hóa nhân bản. Giáo hội thực sự là con đường dẫn đến tự do.
Còn tiếp
Khi Kitô hữu Công Giáo xử lý một vấn đề quan trọng một cách lý thuyết hoặc thực tế, tình hình nên được thay đổi ngay lập tức. Nó nên giống như khi một điều gì đó được đưa từ ánh sáng giả tạo vào ánh sáng đầy đủ và rõ ràng của ban ngày; hoặc một vật trước đây bị giữ chặt trong một kìm kẹp bạo lực của một số kẻ bắt nạt thô lỗ đã được giải thoát khỏi quyền sở hữu của kẻ này và được trao qua tay của một người biết tôn trọng và đánh giá cao họ.
Mọi đối tượng được đưa vào phạm vi ảnh hưởng Công Giáo và chịu sự chi phối của tinh thần Công Giáo nên phục hồi tự do của nó và một lần nữa thể hiện được đầy đủ bản chất của nó. Tinh thần Công Giáo nên áp đặt tiêu chuẩn đích thực, điều vĩ đại nên xuất hiện vĩ đại, và điều nhỏ nhen nên xuất hiện nhỏ nhen; và ánh sáng và bóng tối nên được đặt đúng chỗ.... Đúng – phải như vậy nếu người ta muốn thực sự là Công Giáo! Như thế thì quả thật chúng ta nên sở hữu Sự Tốt lành đích thực biết nhìn mọi sự như chúng vốn là, và đem lại tự do. Và cuộc đời, mà ở khắp nơi hiện đang phải chịu đựng bạo lực, một lần nữa sẽ được thở tự do trong tất cả những gì chúng ta đang là và đang làm, và mọi điều đều trở thành mới mẻ!
Điều này chắc chắn được những người đang nhìn vào họ từ bên ngoài mong đợi nơi Kitô hữu Công Giáo. Những người này không mong đợi họ ăn nói xuất sắc, hay sống theo phong cách đặc biệt xa rời cuộc sống, độc đoán và phiến diện. Có một giới trí thức hành động bạo lực đối với cuộc sống còn xuất sắc hơn và đáng kể hơn họ, theo phong cách tri thức. Những người bàng quan này không mong đợi điều này từ người Công Giáo. Họ mong đợi người Công Giáo sở hữu một điều gì đó theo viễn kiến tinh ròng của Ađam, và quyền lực sáng tạo mà con người đầu tiên đã dùng để đặt tên cho vạn vật theo bản chất của chúng. Họ mong đợi tìm thấy nơi người Công Giáo một thoáng nhìn phát xuất từ tâm điểm linh hồn và xuyên thấu tâm điểm của các đối tượng, và họ tự bộc lộ hoàn toàn bản thân họ trong đó; tình yêu vĩ đại đó cứu chuộc sự khốn cùng thầm lặng của thế giới [1].
Nhưng chúng ta không thực sự là người Công Giáo, nếu thuật ngữ này phải được hiểu theo hệ luận đầy đủ và đòi hỏi nhiều của nó, và quả là may mắn lớn lao, tuy đau đớn, khi chúng ta nhận ra mình là người Công Giáo ít ỏi xiết bao. Nhưng làm người Công Giáo thực sự là hình thức hiện sinh nhân bản duy nhất chân chính, cách sống của nó cùng một lúc được ấn định bởi bản chất sâu thẳm nhất của con người và bởi sự mặc khải của Thiên Chúa. Đó là một cách nhìn sự vật và suy nghĩ về chúng đã trở thành bản năng. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể được hình thành trong quá trình vận hành của một truyền thống lâu đời, khi thái độ bản thân của cá nhân đã được hình thành dưới những hình thức, phong tục tập quán, tổ chức khách quan, những thành tựu thực tiễn và những điều này gây ảnh hưởng đào tạo lên các cá nhân, đến lượt được họ tái lên khuôn. Phong trào Cải cách và Phong trào Ánh sáng (Aufklarung) đã tạo ra sự hủy diệt khôn lường; tất cả chúng ta đều đang chịu ảnh hưởng của tinh thần chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự nhiên và tự do.
Do đó, chắc chắn chúng ta có nguy cơ khi nói về cuộc sống con người, mà không thực sự là người Công Giáo. Nhưng chúng ta dự kiến và nhận thức rõ rằng công phúc lớn lao nhất mà chúng ta có thể đạt được là trở thành các vị tiền hô. Thầy của chúng ta là Thánh Gioan Tẩy giả, người đã nói rằng sau ngài, một Đấng sẽ đến, Đấng mà Chúa Thánh Thần sẽ làm phép rửa cho bằng lửa. Chỉ sau chúng ta, mới có những người sẽ suy nghĩ, cảm nhận, sản xuất và lên tiếng, từ sự viên mãn của đời sống Công Giáo. Niềm vui của chúng ta hẳn là niềm vui nhỏ nhoi hơn của những người dọn đường cho họ.
* * * * *
Chúng ta sẽ nói về một trong những kho báu tối cao của cuộc sống - về tự do.
Từ ngữ này đã trở nên nhàm chán xiết bao, nhưng nó là một trong những từ ngữ cao quý nhất! Người Công Giáo chúng ta thường để cho những gì thân thiết nhất của chúng ta bị tước khỏi chúng ta; và tràn đầy tinh thần lầm lỗi, và sau đó lắng nghe một cách nghi ngờ những gì linh hồn chúng ta nên thốt ra với những âm sắc trầm bổng của ngôn từ bẩm sinh của nó! Tự do – từ ngữ đã nhận được những vọng âm đáng nghi ngờ xiết bao! Tuy nhiên, nó chứa đựng mọi điều Chúa Kitô đã mang lại cho chúng ta. Nó là một trong những từ ngữ hoàng gia mà các bậc thầy linh đạo thời Trung cổ mô tả là sự uy nghi của Thiên Chúa. "Chúa Đấng tự do," họ gọi Người như thế.
* * * * *
Thế thì tự do là gì? Chính xác thì loại người nào là người tự do?
Trả lời rằng tự do là không có sự ràng buộc bên ngoài, quyền lựa chọn, theo ý muốn của chính mình, trong một số cách có thể, không cho ta một khái niệm nào về sự phong phú bao hàm trong thuật ngữ này. Vì không thể chứa nó trong một cụm từ ngắn gọn.
Chúng ta hãy cố gắng đưa ra ánh sáng một điều gì đó từ kho báu này.
Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một khuôn mẫu nào đó về hữu thể của mình, ý niệm thần linh, trong đó Đấng Tạo Hóa chiêm ngưỡng họ. Nó không chỉ bao gồm ý niệm phổ quát về bản chất con người, mà còn bao gồm mọi thứ khác, cấu thành nên cá nhân đặc thù này. Mỗi cá nhân đều độc đáo, và là một muôn mầu muôn sắc độc đáo của bản chất con người. Thật vậy, Rembrandt-German [2] có thể nói đúng, thậm chí có thể chủ trương, có thể nói một cách chính xác như thế, rằng không nên kể một số người lại với nhau, vì trên thực tế, mỗi người đều độc đáo và không thể so sánh với những người khác.
Khi tính chất độc đáo này của hữu thể cá thể nơi một con người được phép xuất hiện, và xác định ra trọn hiện hữu và các hoạt động của họ; và, khi họ sống từ tâm điểm của chính hữu thể mình, không tự đặt cho mình một hạn chế giả tạo nào, nhưng một cách tự nhiên và như một lẽ đương nhiên, họ là một người tự do. Họ tự do sống hoàn toàn hòa hợp với ý niệm thần linh về nhân cách của họ, và là điều Đấng Dựng nên họ muốn họ trở thành. Họ đã đạt được trạng thái cân bằng hoàn toàn, hậu quả của một căng thẳng nhưng là một căng thẳng đã được giải quyết, một nhịp sống mạnh mẽ nhưng nhẹ nhàng, một cuộc sống vừa phong phú vừa tập trung, đầy đủ nhưng hạn chế.
Tuy nhiên, tất cả những điều trên chỉ là một phần của tự do đích thực. Con người tự do cũng phải nhìn sự vật như chúng vốn là, với một tầm nhìn không bị che phủ bởi ngờ vực, cũng không bị thu hẹp bởi thành kiến, cũng không bị bóp méo bởi đam mê, dù là hận thù, kiêu ngạo hay ích kỷ; phải nhìn chúng trong toàn bộ thực tế khách quan của chúng, và trong thước đo chân chính của chúng. Họ phải nhìn chúng trong tính toàn vẹn của chúng, được làm cho cân đối, hiển thị ở mọi phía, trong mối liên hệ đích thực của chúng với các đối tượng khác, và theo đúng thứ tự của chúng. Vì vậy, họ sẽ nhìn chúng từ quan điểm của ý niệm thần linh về chúng, hệt như chúng là. Cái thoáng nhìn của họ phải xuyên suốt từ tâm điểm linh hồn họ qua tâm điểm của các đối tượng của nó. Tình yêu của họ, phát xuất từ trọn trái tim, sẽ bao trùm toàn bộ sự viên mãn của chúng. Và hành động của họ, được hỗ trợ bởi một nhân cách không bị phân chia để chống lại chính nó, nắm bắt thế giới một cách vững chắc và rút ra từ nó điều vốn đã chờ đợi bàn tay của con cái Thiên Chúa, để được đưa tinh trong và trọn vẹn vào ánh sáng.
Con người đó nên phản ứng với bản chất đích thực của sự vật bằng sự chính trực của chính bản tính họ và theo kiểu độc đáo của tính cá thể được Thiên Chúa định sẵn cho họ, để ý niệm thần linh bên trong và ý niệm thần linh bên ngoài gặp nhau trong cuộc sống bản thân của họ - đó là tự do.
* * * * *
Nhưng tự do thậm chí còn nhiều hơn thế. Một người được tự do khi họ có thể thấy điều vĩ đại là vĩ đại, và điều nhỏ mọn là nhỏ mọn; điều vô giá trị là vô giá trị và điều có giá trị là có giá trị; khi họ thấy một cách chính xác các phân biệt giữa các đối tượng khác nhau và các điều kiện khác nhau; các mối liên hệ giữa các vật thể và thước đo của chúng. Họ tự do khi họ nhận ra một cách trung thực phẩm trật của các sự vật và các giá trị của chúng, đặt cơ sở và đỉnh cao của nó, và mỗi điểm trung gian vào đúng vị trí của nó. Họ tự do khi họ hiểu thấu ý tưởng trong sự thuần khiết của nó, nhưng chiêm ngưỡng thực tại hoàn chỉnh dưới sự soi sáng của nó; khi họ thấy cuộc sống hàng ngày với tất cả những gập ghềnh và lộn xộn và tất cả những thiếu sót của nó, nhưng cũng với những gì vĩnh cửu trong đó. Họ tự do khi tầm nhìn của họ về ý niệm không làm họ mù quáng trước thực tại, và cuộc hiện sinh hàng ngày không khiến họ quên mất ý niệm, khi họ "có thể ngắm các vì sao, nhưng vẫn thấy đường xuyên qua phố phường".
Thấy tất cả những điều đó, nắm vững viễn kiến với trái tim kiên cường và ý chí không chao đảo, và hành động phù hợp với nó giữa sự hồ đồ của ngoại hình và đam mê - đó là tự do.
Nhưng họ phải làm điều đó không phải vì họ bị ép buộc, mà vì họ quyết tâm về nó; không chỉ đơn thuần như một việc áp dụng các nguyên tắc một cách gian khổ và đau đớn, mà vì sự thôi thúc và ý chí của bản chất họ thôi thúc họ, và vì chính tâm điểm của nhân cách họ nhờ đó được nên trọn – nhờ thế chứ không nhờ điều gì khác, họ được tự do.
Tự do là một điều tuyệt vời - sự thành toàn tối cao và là tiêu chuẩn thuần túy nhất của giá trị, sự thật và bình an.
Và với tất cả những gì chúng ta đã nói, chúng ta vẫn chưa thăm dò được độ sâu cuối cùng của tự do. Đó là con người thực sự tự do là con người biết mở lòng mình ra với Thiên Chúa và lao vào Người. Đây là thứ tự do dành cho Chúa và ở trong Chúa.
Các bạn sẽ hỏi, nếu đó là tự do, thì chúng ta có tự do không? Tất nhiên, bề ngoài, chúng ta thường tự do. Chúng ta có thể chống lại sự kiềm chế có thể sờ thấy được. Về mặt tâm lý cũng thế, vì chúng ta có thể chọn giữa phải và trái. Nhưng còn tự do theo nghĩa toàn diện mà chúng ta đã được ban tặng thì sao? Không, chúng ta chắc chắn phải nhìn nhận rằng chúng ta là nô lệ.
Ở đây một lần nữa chúng ta gặp sứ mệnh của Giáo hội - Giáo hội, và chỉ một mình Giáo hội, dẫn chúng ta đến sự tự do này.
* * * * *
Những ràng buộc mà một con người phải phá vỡ để giành được tự do hoàn toàn này là gì?
Trước hết, có những hoàn cảnh bên ngoài cản trở sự phát triển của một con người. Chúng có thể rất mạnh; nhưng nếu năng lực của họ đủ, cuối cùng họ sẽ vượt qua chúng, hoặc bề ngoài, bằng cách thay đổi chúng, hoặc bên trong, bằng một sự từ bỏ tự do nâng họ lên trên chúng.
Môi trường tri thức gắn bó các phong tục và truyền thống cách mạnh mẽ hơn, qua các ý kiến đương thời; qua tất cả những lực lượng nhỏ nhoi nhưng liên tục tác động như gương sáng và ảnh hưởng, về tinh thần và cảm xúc. Những điều này thấm sâu vào những tầng sâu thẳm nhất của tinh thần. Ngay cả các thiên tài cũng không thể phá vỡ hoàn toàn các sức lôi cuốn ma thuật của chúng. Và những người bình thường chúng ta đều phải chịu những ảnh hưởng này, cho dù chúng ta đồng ý với chúng hay phản đối chúng.
Chỉ cần xem xét một chút mức độ ảnh hưởng của chúng. Điều gì không thể chịu hậu quả bởi một khẩu hiệu nếu môi trường thuận lợi? Không ai có thể hoàn toàn thoát khỏi sức mạnh của nó. Các khuynh hướng tri thức của một thời đại mạnh mẽ xiết bao! Chúng có sức mạnh đến mức các ý tưởng đơn giản không thể hiểu được nhưng khi hoàn cảnh tri thức đã thay đổi có thể nhận được độ đáng tin không chút nghi ngờ nhờ các tín điều của đức tin. Ngày nay, há chúng ta không ngạc nhiên tự hỏi mình tại sao một số ý tưởng nhất định của Kant lại có thể được chấp nhận như bao nhiêu tín điều, mà nếu bất đồng với chúng bị coi như một bằng chứng của sự yếu kém về tri thức? Cũng nên nhớ rằng, các loại hình nghệ thuật phát triển cao đã gây được sức ép buộc mạnh mẽ như thế nào nếu môi trường văn hóa là tương đắc. Hãy nghĩ đến những cách thức đa dạng, thường rất tinh vi đến khó mà khám phá ra được, trong đó một số hình thức chính trị, xã hội hoặc kinh tế nhất định, thí dụ, nền dân chủ hoặc chủ nghĩa tư bản, đã lên khuôn toàn bộ tâm lý của một con người; làm thế nào một loại nhân tính được công nhận là lý tưởng, chẳng hạn, hiệp sĩ, đan sĩ, hoặc khách du lịch, lại lên khuôn người ta bằng ảnh hưởng của nó đối với cốt lõi hữu thể của họ. Chống lại những lực lượng như vậy, cá nhân hết sức bất lực.
Các các bạn hãy suy gẫm, dưới sự mê hoặc của một khuynh hướng tổng quát như vậy, một thời đại đặc thù, chẳng hạn, thời Phục hưng, với quyết định phát sinh từ cảm thức về một sự vượt trội vô biên, làm thế nào lại bác bỏ những gì mà một thời đại khác - trong trường hợp này là thời Trung cổ - đã nhiệt thành tiếp nhận, làm thế nào mà bây giờ chúng ta mới bắt đầu coi thời kỳ Phục hưng và những gì theo sau nó là một thảm họa, và thời Trung cổ - hiểu đúng – là tương lai của chúng ta. Và các các bạn hãy nhớ rằng đây không chỉ là sự thay đổi bên ngoài, mà là thái độ của con người đối với những điều thiết yếu, các giá trị và ý tưởng. Xét về tất cả những điều này, chúng ta chỉ có một lựa chọn. Hoặc chúng ta phải tuyên phong thuyết tương đối dưới hình dạng này hay hình dạng nọ, ở hình thức thô thiển hơn của nó, là lý thuyết môi trường, hay dưới hình thức do Keyserling đề xuất, về mặt tâm lý học sâu sắc hơn và dựa trên cơ sở siêu hình, hay hết lòng chấp nhận một sức mạnh có thể giải phóng chúng ta.
Đó là Giáo Hội.
* * * * *
Trong Giáo hội, vĩnh cửu đã đi vào thời gian. Ngay trong Giáo hội, đúng là có rất nhiều điều mang tính tạm thời. Không ai từng quen thuộc với lịch sử của Giáo hội lại phủ nhận điều đó. Nhưng bản chất học lý của Giáo hội, những sự kiện căn bản xác định ra cơ cấu trong hệ thống tôn giáo của Giáo hội và những phác thảo tổng quát về quy tắc đạo đức và lý tưởng hoàn thiện của Giáo hội, vượt quá thời gian.
Ngay từ đầu, tự bản chất của mình, Giáo hội vốn nghĩ bằng tâm trí không phải một chủng tộc nào, mà là thế giới toàn diện và Công Giáo. Giáo hội đánh giá và sống, không phải bằng cái nhìn thông sáng về khoảnh khắc mau qua, mà là bằng truyền thống. Tuy nhiên, truyền thống là tổng số kinh nghiệm tập thể của quá khứ Giáo hội. Do đó, Giáo hội vượt quá các giới hạn địa phương, quốc gia và thời gian, và những người sống và suy nghĩ với Giáo hội đều có " điểm tựa" vượt trên tất cả các lĩnh vực viễn kiến hạn chế như vậy, và do đó có thể đạt được một cái nhìn tự do hơn.
Tự bản chất của mình, Giáo hội bắt nguồn, không phải từ những điều kiện địa phương đặc thù hay những giai đoạn lịch sử đặc thù, nhưng từ phạm vi vượt trên không gian và thời gian, từ việc tồn tại vĩnh viễn. Tất nhiên, Giáo hội bước vào mối liên hệ với mọi thời đại. Nhưng Giáo hội cũng phản đối mỗi thời đại. Giáo hội không bao giờ hiện đại. Điều này đúng ngay trong thời Trung cổ. Chúng ta chỉ cần đọc ẩn ý của cuốn Gương Phúc [Imitation] sẽ phát hiện ra điều ấy. Hiện tại luôn trách mắng Giáo hội thuộc quá khứ. Nhưng đó là một quan niệm sai lầm; sự thật là Giáo hội không thuộc về thời gian. Giáo hội từ nội tâm tách biệt khỏi mọi thứ tạm thời, và thậm chí có phần hoài nghi trong thái độ của Giáo hội đối với nó.
Và Giáo hội cũng bị buộc tội liên tục rằng Giáo hội không phải có tính quốc gia, Giáo hội đại diện cho các nước ngoài, không hẳn một quốc gia đặc thù nào. Đó là một quan niệm sai lầm về sự thật. Xét cho cùng, Giáo hội không quan tâm đến các quốc gia, mà là với toàn thể nhân loại, và từng cá nhân nam nữ. Tuy nhiên, đó là hai biểu thức của nhân loại đụng đến vĩnh cửu, trong khi mọi điều nằm ở giữa chúng, và cách riêng các tổ chức chính trị và quốc gia, đều bị ràng buộc vào thời gian.
Do đó, Giáo hội đứng giữa các trào lưu thời trang tri thức như một đê chắn sóng [breakwater] rộng lớn. Giáo hội là sức mạnh chống lại sứ lôi cuốn ma thuật của mọi chuyển động lịch sử, bất kể là điều gì. Giáo Hội mạnh mẽ nghi ngại mọi thế lực đe dọa nô dịch linh hồn - các lý thuyết kinh tế, các khẩu hiệu chính trị, các lý tưởng hoàn thiện của con người, các thời trang tâm lý - và bác bỏ việc chúng tự cho là có giá trị tuyệt đối. Giáo hội luôn là đối thủ của đương thời. Khi một ý tưởng mới mẻ, nó có một sức lôi cuốn đặc biệt. Nó tươi mát và mới lạ; mở ra cho tâm trí những nẻo đường suy nghĩ chưa ai khám phá, và do đó khơi dậy nhiều nhiệt tình hơn các giá trị nội tại của nó Và khi một dân tộc trở nên quen thuộc với một nền văn hóa trước đây chưa từng được biết đến và khi các điều kiện thuận lợi, thì nền văn hóa này kiềm chế dân tộc đó một cách không thể cưỡng lại được, như nền văn hóa Á Châu, chẳng hạn, đang ảnh hưởng đến chúng ta ngày nay. Cùng cách này, các khuynh hướng mới trong nghệ thuật, các nguyên tắc chính trị mới, thực sự là những nét mới lạ trong mọi lĩnh vực cho đến những hình thức bên ngoài như thời trang ăn mặc và các quy ước giao tiếp xã hội. Nếu môi trường dễ lĩnh hội, mọi điều mới mẻ đều mạnh gấp đôi, giống như khí ốcxi "trong trạng thái phát sinh” [in statu nascendi]. Điều rất thông thường là sức mạnh của nó hầu như không mang bất cứ tỷ lệ nào so với giá trị thực của nó, với kết quả là bức tranh của chúng ta về nó bị làm sai lệch đến mức méo mó. Do đó, hiện tại, đến một mức độ nào đó, luôn là một ảo giác và một nhà tù. Nó luôn tấn Công Giáo Hội, vì nó quá phấn khích, và sự thanh thản vượt thời gian của Giáo Hội chống lại sự thúc bách đầy nóng nẩy của nó; vì nó một chiều, và sự toàn diện của Giáo hội vượt quá tầm nhìn hạn chế của nó. Và Giáo hội luôn luôn là kẻ thù của hiện tại, vì bạo lực phi tâm linh của nó nô dịch linh hồn và tiếng ồn ào khó chịu của nó át đi tiếng nói vĩnh cửu. Trong mọi thời đại, Giáo hội đều phản đối những gì Ở Đây và Bây giờ vì lợi ích của Mãi mãi; chống các khuynh hướng đương thời và "chính trị", vì các khía cạnh nhân tính mở cửa hướng tới vĩnh cửu - nhân cách cá nhân và nhân tính. Khi ta hiểu rõ điều này, rất nhiều điều trở nên rõ ràng.
Ai sống với Giáo hội thoạt đầu sẽ cảm thấy một bất bình nôn nóng, vì Giáo hội liên tục thúc đẩy họ chống lại các mục tiêu của những người cùng thời với họ. Bao lâu họ coi những gì đang được nói ở khắp mọi nơi, công luận đang thịnh hành vào lúc này như lời cuối cùng cho bất cứ vấn đề nào, và biến các đảng hoặc quốc gia thành các tiêu chuẩn cho các giá trị của mình, họ chắc chắn sẽ cảm thấy bị kết án là ngu đần. Nhưng một khi tấm băng dán đã được gỡ khỏi mắt, họ sẽ thừa nhận rằng Giáo hội luôn giải thoát những người sống trong lòng Giáo Hội khỏi sự chuyên chế của những điều tạm thời, và việc đo lường các giá trị của Giáo Hội sẽ đem lại cho họ tiêu chuẩn của sự thật vĩnh cửu. Một sự kiện đáng chú ý là không ai hoài nghi, độc lập trong nội tâm đối với “những gì mọi người đang nói” hơn người thực sự sống trong Giáo hội. Và khi một người từ bỏ sự kết hợp của mình với Giáo hội, họ sẽ sa vào các ảo tưởng mạnh mẽ của môi trường họ ở cùng một mức độ, thậm chí đến mức hoàn toàn mê tín.Và chắc chắn quyết định giữa hai thái độ này liên quan đến chính gốc rễ của nền văn hóa nhân bản. Giáo hội thực sự là con đường dẫn đến tự do.
Còn tiếp
Vietcatholic News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét