Trang

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2022

Chọn các tài liệu Kinh Thánh để nói về Ukraine

 Chọn các tài liệu Kinh Thánh để nói về Ukraine

Trong đường hướng của một chiến tranh “huynh đệ tương tàn” các bài diễn văn chính trị-tôn giáo thường trích dẫn các câu trong Thánh Kinh. Giáo sư Anne-Marie Pelletier, nhà trí thức và kinh thánh học cảnh báo việc lựa chọn các tài liệu tham khảo Kinh thánh thường được trích.

lavie.fr, Anne-Marie Pelletier, 2022-03-14



Bà Anne-Marie Pelletier, giải Ratzinger năm 2014, là nhà chú giải Kinh Thánh và giáo sư đại học.  CORINNE SIMON / CIRIC

Trong những ngày quân đội Nga xâm lược Ukraine hung bạo, khi thượng phụ Kyrill, giáo chủ Giáo hội chính thống Nga phát biểu để biện minh cho tính hợp pháp về mặt thiêng liêng của một bộ máy tội ác thì việc các nhà bình luận kitô giáo dùng đến các câu tham khảo trong Kinh thánh là chuyện tự nhiên. Chúng ta phải cố gắng vượt qua sự điếng lòng, vượt lên ngổn ngang, bằng cách đặt lời, bằng cách bám vào những khuôn mẫu quen thuộc.

Nhưng cảnh giác là cần thiết. Tạo mối liên hệ phỏng chừng giữa thời sự và Kinh Thánh là thêm hoang mang vào cho điều ác. Khá rõ ràng qua câu chuyện Đa-vít và Gô-li-át, vang lên cách công chính cho tình huống. Đồng thời, câu chuyện tiêu biểu cho sự bất cân xứng rõ rệt giữa kẻ xâm lược và kẻ bị tấn công, hỗ trợ niềm tin rằng quyền lực cuối cùng đứng về phía người yếu bị tước vũ khí.

Từ Ca-in và A-ben đến “người anh xô viết”

Nhưng vấn đề lớn hơn nhiều khi trích dẫn câu chuyện Ca-in và A-ben. Tất cả những gì giải thích ở đây là tình tiết mới trong cuộc chiến xa xưa giữa các anh em, người này chống người kia. Thậm chí… chúng ta đừng quên thuật ngữ xô viết thường dùng và đã lạm dụng việc ám chỉ người anh em này. Chúng ta còn nhờ những lời kêu gọi trữ tình về “các nước anh em”, dưới sự bảo vệ của “người anh cả xô viết”. Có một câu nói đùa phổ biến, phản đối lối chơi chữ “chia sẻ như anh em”, nhưng chia sẻ “một nửa-một nửa” thì đồng đều hơn…

Hôm nay không còn là anh em, người này đối đầu đương đầu với người kia. Đúng hơn là, tùy thuộc vào các phân tích lịch sử thiết yếu, một quyết chí bá quyền không giới hạn, nuôi dưỡng bởi một ký ức thao túng, tuyên bố hủy diệt mọi thứ đối lập mình: như đòi lại phẩm chất (đã đặt tên cho thời Mạdan năm 2014), khát vọng mãnh liệt được sống trong một thế giới mà sự thật và tự do có ý nghĩa. Trước mắt thế giới, một cường quốc say sưa bạo lực đang săn đuổi nước láng giềng của mình, bất chấp luật pháp quốc tế cơ bản nhất.

 Trong ký ức Kinh thánh: Chân dung của những bạo chúa

Vì vậy, nếu chúng ta thực sự muốn tìm một tài liệu tham khảo trong Kinh thánh, thì nên xem một vài chân dung nổi bật về bạo chúa, vẫn còn trong ký ức của Kinh thánh. Tài liệu này vượt qua các thời đại và các nền văn minh. Ngày nay bạo chúa hiện thân nơi chủ nhân ông Điện Kremlin, hậu duệ đặc biệt của chủ nghĩa man rợ xô viết và KGB, làm cho ông thành chuyên gia về dối trá và tội phạm.

Điều đáng ngạc nhiên, bỗng người anh em một thời, trong tiến trình phá hoại của mình, của một ông vua chuyên chế  Át-sua xa xôi, người mà sách tiên tri Isaia lặp lại những lời rất kiêu căng: “Ta đã dời đổi biên giới của các dân; cướp đoạt các kho báu của chúng. Như một dũng sĩ ta đã phế bỏ các kẻ ngồi trên ngai. Tay ta đã lấy của cải các dân như bắt tổ chim, như người lượm trứng bỏ rơi, ta đã thu cả trái đất”(Is 10, 13).

Các chương sau của sách Isaia là nói về cái chết của vua Babylon. Trình tự đúng, vì theo ký ức Israel thì cũng không xa các cuộc giao chiến của Át-sua với Babylon. Sau đó, văn bản nói đến thế giới của người chết, bằng tiếng do thái sheol, hợp lực để đẩy lùi vị khách mới này, người đã “làm cho trái đất run rẩy”, người đã “thu nhỏ thế giới thành sa mạc, san bằng các thành phố”, thầm nói: “Ta sẽ lên trời: ta sẽ dựng ngai vàng của ta trên cả các vì sao của Thiên Chúa”. Từ đó đến nay, trong số những người chết chỉ còn lại một “mầm non ghê tởm”, “thây ma bị người ta giày xéo” (Is 14, 13-19).

Và bản văn Kinh thánh nói lên sự sụp đổ của nó như một niềm an ủi lớn lao, đi khắp trái đất và kêu lên tiếng kêu giải phóng. Ký ức cá nhân của một giáo sư đại học về chuyện này vào cuối năm 1989, khi đã giảng dạy Kinh thánh như “mật mã tuyệt vời” của văn hóa chúng ta, tại một phân khoa ở Paris.

Tình cờ của tiến trình lịch sử làm chúng ta đọc lại câu chuyện kinh hoàng này về cái chết của vua Babylon vài giờ sau khi nhà độc tài Ceausescu sụp đổ và cảnh ô nhục về cái chết của ông được phát đi trên màn ảnh thế giới. Lúc đó một im lặng lịm người, không cần phải bình luận: câu chuyện trong Kinh thánh rõ ràng là câu chuyện chúng ta đang sống.

Ngày mà “chủng tộc của kẻ ác” sẽ biến mất

Thêm một lần nữa, câu chuyện này là câu chuyện của chúng ta, vào giờ thuốc độc chầm chậm của chủ nghĩa cộng sản nhiễm vào đầu người lãnh đạo của những điên rồ kiểu mới, gieo rắc những kinh hoàng mới. Bí ẩn của Lịch sử. Bí ẩn của những bóng tối dường như không thể cưỡng lại được. Tuy nhiên, Kinh thánh báo trước Ngày mà “chủng tộc của kẻ ác” sẽ tuyệt chủng. Nhưng đó không phải là câu chuyện thần tiên.

Ánh sáng này hình thành ở cuối con đường trong đêm, đó là lịch sử nhân loại như chúng ta sống ngày nay, đặc biệt, trong nỗi bất hạnh mênh mông đang đeo bám người dân Ukraine. Một đêm đau đớn nhưng không thể quên lời hứa trong sách tiên tri Isaia. Kinh thánh là quyển sách về cuộc chiến. Chống lại sự đe dọa của cái ác. Thượng phụ Mátxcơva có thể học hỏi nhiều khi đọc lại Thánh Kinh.

Marta An Nguyễn dịch

http://phanxico.vn/2022/03/19/chon-cac-tai-lieu-kinh-thanh-de-noi-ve-ukraine/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét