Trang

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

Phanxicô, giáo hoàng không sợ gì

Phanxicô, giáo hoàng không sợ gì

bởi  - 
43
europe1.fr, 2016-02-12

Giáo hoàng Phanxicô quen đến những vùng “bất trắc”

 PALESTINIAN-ISRAEL-VATICAN-RELIGION-POPE
Thứ sáu 12 tháng 2-2016, Đức Phanxicô đến Mêhicô và mong muốn đến thăm những vùng đặc biệt có tiếng nguy hiểm từ Ciudad Juarez đến Michoacan. 
Từ năm 2008, ở đây đã có hơn 10 000 người đã thiệt mạng, đây là thành phố-biên giới nguy hiểm nhất, nhưng chính đây là nơi Đức Phanxicô sẽ kết thúc chuyến đi Mêhicô của mình. An ninh được tăng cường tối đa vì Đức Phanxicô muốn dâng thánh lễ ở phía biên giới bên này, một phần thành phố này ở dưới sự kiểm soát của những người buôn lậu ma túy. Đây là một thách thức lớn về mặt an ninh, vì giáo dân sẽ tham dự thánh lễ ở cả hai bên biên giới. Không ngờ trước và theo bản năng, Đức Phanxicô thường đi đến những nơi nổi tiếng nguy hiểm. Đức Phanxicô không thích đi xe chắn đạn, ngài mơ sống một đời sống không có người bảo vệ.
Ở Mêhicô, lực lượng an ninh được tăng cường tối đa. Hàng triệu người Mêhicô sẽ đứng hai bên đường để chào đón Đức Phanxicô, ngài sẽ đi trên xe mui trần. “Tôi muốn đến đây như sứ giả của lòng thương xót và của hòa bình (…) Tôi muốn gần anh chị em nhiều nhất có thể và những người đang đau khổ”, Đức Phanxicô tuyên bố trong một video gởi 120 giáo dân công giáo Mêhicô vào ngày thứ hai 8 tháng 2 vừa qua. Lộ trình của ngài sẽ đi qua Tiểu bang Michoacan, một phần của bang này chịu dưới sự kiểm soát của những người buôn ma túy, và sẽ kết thúc ở Ciudad Juarez, thành phố-biên giới sát Mỹ, nơi ngài sẽ gặp các nạn nhân của của băng đảng vũ trang. Lực lượng an ninh sẽ lạnh xương sống khi bảo vệ các sự kiện này.
Từ những người khốn cùng đến bức tường Israel-Palestina, “giáo hoàng bất kham” Jorge Bergoglio, người sẽ mừng sinh nhật 80 của mình vào tháng 12-2016. Đây không phải là lần đầu tiên ngài đi đến những vùng nguy hiểm. Chuyến đi đầu tiên ra nước ngoài của ngài là chuyến đi dự Ngày Giới Trẻ ở Rio de Janeiro, nhưng ngài cũng đến thăm người dân ở một phu phố nghèo, nơi có các tù nhân, các người nghiện ma túy. “Ngài không thích bị đối xử như một ngôi sao”, linh mục phát ngôn viên Vatican Federico Lombardi giải thích chỉ một thời gian ngắn sau khi ngài nhậm chức năm 2013. Ngay lập tức, ngài đã bỏ hàng rào ngăn cách mình với giáo dân ở Quảng trường Thánh Phêrô. Một trong các vệ binh đội bảo vệ giáo hoàng cho biết, “đây không phải là một giáo hoàng dễ ‘quản lý’”.
pope-francisNgài thích tiếp xúc với đám đông và giáo dân. Tiếp xúc nồng hậu với giáo dân là tính tự phát của ngài. Mùa thu 2015, khi ngài ngỏ ý muốn đi Trung Phi thì lực lượng Otan, quân đội Pháp có mặt ở Trung Phi đều thuyết phục ngài không nên đi. Các cuộc chạm trán dữ dội giữa các dân quân Séléka theo hồi giáo và dân quân bài-balaka, theo kitô giáo đã làm chia rẽ đất nước từ năm 2013. Nhưng Đức Phanxicô cương quyết đến đó, tháng 12-2015 ngài đến khu vực PK-5, một khu vực nguy hiểm của thủ đô Bangui. “Sứ điệp của Đức Phanxicô cho thế giới hồi giáo ở Bangui là phải bỏ hết mọi biện minh nhân danh Chúa để gây bạo lực”, linh mục Lombardi giải thích. Một cuộc viếng thăm an toàn nhưng đã huy động hơn 4.000 cảnh vệ và binh sĩ.
Một giáo hoàng tìm cách xoay với các điều cấm. Để giữ an ninh cho chuyến đi Đất Thánh năm 2014, Shin Beth, cơ quan an ninh nội bộ của Do Thái đã huy động một chiến dịch khổng lồ lấy tên “chiến dịch áo chùng trắng” ở Giêrusalem, gồm 8.500 nhân viên ngoài đường, 320 máy camera canh phòng. Đức Giáo hoàng không thể nào gặp đám đông vì các con đường đã bị phong tỏa, các tín hữu Israel rất lấy làm tiếc. Nhưng Đức Giáo hoàng cũng đã có được một giây phút tự phát, ngài bất ngờ ngừng trước rào cản ngăn Israel và Cisjordania. Ở Bêlem, nơi Chúa Giêsu sinh ra, ngài đã lờ đi các điểm quy định về an ninh, ngài xuống xe đi bộ vài phút trước bức tường bêtông cao này. Hình ảnh mang tính biểu tượng rất cao, đã nhanh chóng lan đi khắp thế giới, gắn cho ngài thành giáo hoàng không ngờ trước được.
Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét