Trang

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

"KINH LẠY CHA": CÁC TÍN HỮU TIN LÀNH CHỌN BẢN DỊCH MỚI CỦA CÔNG GIÁO

"KINH LẠY CHA": CÁC TÍN HỮU TIN LÀNH CHỌN BẢN DỊCH MỚI CỦA CÔNG GIÁO


Các giám mục công giáo quyết định sửa đổi câu thứ sáu và cũng là câu áp chót của kinh nổi tiếng nhất kitô giáo, chấm dứt tình trạng nhập nhằng.

Các tín hữu luther và cải cách cũng như người công giáo sẽ không đọc “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (ne nous soumets pas à la tentation) nhưng sẽ đọc “xin đừng để chúng con vào trong cám dỗ”(tạm dịch từ ne nous laisse pas entrer en tentation) khi đọc Kinh Lạy Cha. Ngày thứ hai 9 tháng 5, Giáo hội tin lành thống nhất của nước Pháp (EPUdF) đã chuẩn chi sự thay đổi này. Trong những năm vừa qua, vài chữ trong bản dịch tiếng Pháp của Kinh Lạy Cha đã tạo rất nhiều tranh luận.

Câu thứ sáu và là câu áp chót của Kinh Lạy Cha đã gây ra nhiều cuộc tranh luận thần học dữ dội. Cuối cùng, các giám mục công giáo đã quyết định không đọc “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, làm cho người ta nghĩ các tín hữu bị chính Chúa của mình đẩy vào dốc trơn tuột của tội lỗi. Thay vào đó là câu “xin đừng để chúng con vào trong cám dỗ” cho thấy Đấng Tạo Dựng mình che chở chăm sóc mình.

Câu này trong ấn bản mới của “sách lễ Rôma” (missel romain), quyển sách lễ của các nhà thờ công giáo, sẽ được áp dụng vào ngày chúa nhật đầu tiên Mùa Chay (5 tháng 3) năm 2017. Phần còn lại trong các giáo phái kitô khác, nếu có thể được, trong khuôn khổ đối thoại đại kết để có được một thỏa thuận chính thức của các giáo phái. Trong một bản thông báo của hội đồng giám mục quốc gia họp cuối tuần vừa qua ở Nancy, Giáo hội tin lành thống nhất của nước Pháp (EPUdF) đã yêu cầu các giáo xứ của mình dùng “ấn bản xin đừng để chúng con vào trong cám dỗ của Giáo hội công giáo Pháp”.

Biểu quyết dứt khoát

Trong quyết định của mình, quyết định do một sự biểu quyết dứt khoát, giáo phái luther-cải cách “ý thức sự việc các hội đồng giám mục Pháp đã hỏi giáo hội tin lành Pháp” về điểm này. Trung thành với truyền thống phân ra địa phương, Giáo hội tin lành Pháp để cho các cộng đoàn địa phương được tự do. Chỉ chờ xem làm thế nào và theo nhịp nào các tín hữu sẽ đổi thói quen, vì kinh hiện nay đã được đọc từ nửa thế kỷ nay, sau một một thỏa hiệp đại kết năm 1966, chỉ sau Công đồng Vatican II. Một cách cẩn thận, Giáo hội tin lành thống nhất của nước Pháp mời gọi các mục sư của mình “chú tâm đến sự tiếp nhận lời yêu cầu này và vào việc sử dụng đã thật sự được ghi nhận”.

(phanxico.vn 12.05.2016/ lepoint.fr, 2016-05-09)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét