Giải đáp phụng vụ: Tại sao không đọc số chương và số câu của bài đọc?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Gần đây con đã được yêu cầu giải thích lý do tại sao người đọc trong Thánh lễ không đọc số chương và số câu được trích từ đâu, cho bài đọc trong Thánh lễ. Con đã cố gắng kiểm tra nhiều tài liệu để tìm ra lời giải thích, nhưng cho đến nay con đã không tìm thấy đó là một quy định, hoặc thậm chí chỉ nhắc sự thực hành mà thôi. - C. M., Lusaka, Zambia
Đáp: Tôi muốn nói rằng có một số lý do tại sao việc công bố chương và các câu đọc thường không phải là một phần của truyền thống phụng vụ, cho dù là Công Giáo hay Chính thống giáo. Theo như tôi có thể xác định, các buổi cử hành của Anh giáo đều công bố chương và câu trước khi đọc.
Lý do đầu tiên, tôi có thể nói, là rằng các nghi thức phụng vụ về công bố các bài đọc đã được thiết lập từ lâu, trước khi có việc đưa số chương và số câu vào Kinh thánh. Khi giảng thuyết, các Giáo phụ nói: “Như thánh Gioan nói ở đâu đó…” hoặc “Như lời ngôn sứ Êdêkien về đền thờ…,” vì các tham chiếu chương và câu chưa có lúc ấy.
Việc đưa số chương vào Kinh Thánh đã được thực hiện bởi Đức Hồng Y Stephen Langton, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Canterbury (1150-1228). Có lẽ công trình này đã được thực hiện khi ngài còn là giáo sư tại Đại học Paris vào những năm 1204-1205, để mang lại sự đồng nhất trong việc giảng dạy Kinh Thánh cho các sinh viên đến từ khắp châu u. Các số chương này sau đó đã được chọn đưa vào ấn bản đầu tiên của Kinh Thánh Phổ thông Latinh.
Còn số các câu được giới thiệu trễ hơn, sau khi phát minh báo in. Đối với Cựu Ước, sự phân chia câu dựa trên một thoả thuận năm 1440 của Kinh thánh Do Thái do Giáo sĩ Isaac Nathan ben Kalonymus chuẩn bị, dựa trên một hệ thống phân chia cũ hơn nhiều, được sử dụng để nghiên cứu và soạn thảo sách thánh trong cộng đồng Do Thái. Thoả thuận này được in lần đầu tiên vào năm 1523 và hệ thống của nó đã trở thành tiêu chuẩn.
Mặc dù không phải là người đầu tiên phân chia Tân Ước thành các câu, nhưng hệ thống hiện đại này được giới thiệu bởi học giả và nhà xuất bản Robert Estienne (1503-1559) trong ấn bản Tân Ước Hy Lạp năm 1551, một phiên bản tiếng Pháp năm 1553 và bản Phổ thông Latinh năm 1555.
Vì chu kỳ các bài đọc và các nghi thức giới thiệu đã có sẵn, và cho đến thời gian tương đối gần đây, các bài đọc được công bố bằng tiếng Latinh, việc phân chia thành chương và câu không bao giờ được đưa vào phụng vụ.
Một lý do thứ hai là rằng Hội Thánh Công Giáo Rôma thường chọn và xóa các văn bản cho việc công bố phụng vụ, để truyền tải một thông điệp cụ thể phù hợp với thời đại, trong khi bỏ đi một số câu. Thí dụ, vào Chúa Nhật 23-2-2020, bài đọc 1 trích từ sách Lêvi 19: 1-2 và 17-18, các câu đầu giới thiệu và bối cảnh hóa các câu sau. Sự thực hành này sẽ làm cho việc công bố là khá lúng túng.
Một lý do thứ ba là rằng các lời giới thiệu phụng vụ hướng đến việc thúc đẩy một thái độ lắng nghe chăm chú nơi tín hữu, hơn là truyền đạt thông tin. Điều này là khá đơn giản trong nghi thức Rôma, mặc dù việc loan báo Tin Mừng được mở đầu bằng lời chào và lời đáp “Chúa ở cùng anh chị em. - Và ở cùng cha” nhấn mạnh rằng sự giao tiếp đến từ Chúa Kitô. Đó là lời sống động được cảm nghiệm, chứ không chỉ là một bài đọc hay bản văn được sử dụng như một điểm khởi đầu để rao giảng.
Phụng vụ phương Đông có xu hướng nhấn mạnh thực tại này mạnh mẽ hơn nhiều. Chẳng hạn, Phụng vụ Thánh Gioan Kim Khẩu được sử dụng rộng rãi giới thiệu Phụng vụ Lời Chúa theo cách như sau:
“Đối với Thư, linh mục hát: Chúng ta hãy lắng nghe.
(Người đọc đọc các câu từ Thánh vịnh.)
Phó tế: ‘Đức Khôn ngoan.’
Người đọc: Bài đọc từ sách …(tên của sách Tân Ước mà từ đó bài đọc Tông đồ được chọn).
Phó tế: Chúng ta hãy lắng nghe.
(Người đọc đọc bản văn)
Linh mục: Bình an của Chúa ở cùng anh chị em.
Cộng đoàn: Alleluia. Alleluia. Alleluia.
Linh mục (đọc nhỏ): Lạy Chúa yêu thương, xin tỏa chiếu trong tâm hồn chúng con ánh sáng thuần khiết của trí khôn của Chúa, và mở mắt của tâm trí chúng con, để chúng con có thể hiểu được thông điệp Tin Mừng của Chúa. Xin thấm nhuần trong chúng con sự quý trọng các điều răn của Chúa, để khi chinh phục các ham muốn tội lỗi, chúng con có thể theo đuổi một đời sống thiêng liêng, suy nghĩ và làm tất cả những gì làm đẹp lòng Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, là Thiên Chúa, và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.”
Các nghi thức giới thiệu cho việc công bố bài Tin Mừng theo sau:
Linh mục: Đức Khôn ngoan. Hãy đứng lên. Chúng ta hãy nghe bài Tin Mừng. Bình an của Chúa ở cùng anh chị em.
Cộng đoàn: Và ở cùng cha.
Phó tế: Bài đọc từ Tin Mừng theo thánh (Tên). Chúng ta hãy lắng nghe.
Cộng đoàn: Lạy Chúa, vinh danh Chúa.
(Phó tế đọc bài Tin Mừng đã định.)
Cộng đoản: Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa. (Zenit.org 3-3-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/chapter-and-verse-of-the-readings/
Hỏi: Gần đây con đã được yêu cầu giải thích lý do tại sao người đọc trong Thánh lễ không đọc số chương và số câu được trích từ đâu, cho bài đọc trong Thánh lễ. Con đã cố gắng kiểm tra nhiều tài liệu để tìm ra lời giải thích, nhưng cho đến nay con đã không tìm thấy đó là một quy định, hoặc thậm chí chỉ nhắc sự thực hành mà thôi. - C. M., Lusaka, Zambia
Đáp: Tôi muốn nói rằng có một số lý do tại sao việc công bố chương và các câu đọc thường không phải là một phần của truyền thống phụng vụ, cho dù là Công Giáo hay Chính thống giáo. Theo như tôi có thể xác định, các buổi cử hành của Anh giáo đều công bố chương và câu trước khi đọc.
Lý do đầu tiên, tôi có thể nói, là rằng các nghi thức phụng vụ về công bố các bài đọc đã được thiết lập từ lâu, trước khi có việc đưa số chương và số câu vào Kinh thánh. Khi giảng thuyết, các Giáo phụ nói: “Như thánh Gioan nói ở đâu đó…” hoặc “Như lời ngôn sứ Êdêkien về đền thờ…,” vì các tham chiếu chương và câu chưa có lúc ấy.
Việc đưa số chương vào Kinh Thánh đã được thực hiện bởi Đức Hồng Y Stephen Langton, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Canterbury (1150-1228). Có lẽ công trình này đã được thực hiện khi ngài còn là giáo sư tại Đại học Paris vào những năm 1204-1205, để mang lại sự đồng nhất trong việc giảng dạy Kinh Thánh cho các sinh viên đến từ khắp châu u. Các số chương này sau đó đã được chọn đưa vào ấn bản đầu tiên của Kinh Thánh Phổ thông Latinh.
Còn số các câu được giới thiệu trễ hơn, sau khi phát minh báo in. Đối với Cựu Ước, sự phân chia câu dựa trên một thoả thuận năm 1440 của Kinh thánh Do Thái do Giáo sĩ Isaac Nathan ben Kalonymus chuẩn bị, dựa trên một hệ thống phân chia cũ hơn nhiều, được sử dụng để nghiên cứu và soạn thảo sách thánh trong cộng đồng Do Thái. Thoả thuận này được in lần đầu tiên vào năm 1523 và hệ thống của nó đã trở thành tiêu chuẩn.
Mặc dù không phải là người đầu tiên phân chia Tân Ước thành các câu, nhưng hệ thống hiện đại này được giới thiệu bởi học giả và nhà xuất bản Robert Estienne (1503-1559) trong ấn bản Tân Ước Hy Lạp năm 1551, một phiên bản tiếng Pháp năm 1553 và bản Phổ thông Latinh năm 1555.
Vì chu kỳ các bài đọc và các nghi thức giới thiệu đã có sẵn, và cho đến thời gian tương đối gần đây, các bài đọc được công bố bằng tiếng Latinh, việc phân chia thành chương và câu không bao giờ được đưa vào phụng vụ.
Một lý do thứ hai là rằng Hội Thánh Công Giáo Rôma thường chọn và xóa các văn bản cho việc công bố phụng vụ, để truyền tải một thông điệp cụ thể phù hợp với thời đại, trong khi bỏ đi một số câu. Thí dụ, vào Chúa Nhật 23-2-2020, bài đọc 1 trích từ sách Lêvi 19: 1-2 và 17-18, các câu đầu giới thiệu và bối cảnh hóa các câu sau. Sự thực hành này sẽ làm cho việc công bố là khá lúng túng.
Một lý do thứ ba là rằng các lời giới thiệu phụng vụ hướng đến việc thúc đẩy một thái độ lắng nghe chăm chú nơi tín hữu, hơn là truyền đạt thông tin. Điều này là khá đơn giản trong nghi thức Rôma, mặc dù việc loan báo Tin Mừng được mở đầu bằng lời chào và lời đáp “Chúa ở cùng anh chị em. - Và ở cùng cha” nhấn mạnh rằng sự giao tiếp đến từ Chúa Kitô. Đó là lời sống động được cảm nghiệm, chứ không chỉ là một bài đọc hay bản văn được sử dụng như một điểm khởi đầu để rao giảng.
Phụng vụ phương Đông có xu hướng nhấn mạnh thực tại này mạnh mẽ hơn nhiều. Chẳng hạn, Phụng vụ Thánh Gioan Kim Khẩu được sử dụng rộng rãi giới thiệu Phụng vụ Lời Chúa theo cách như sau:
“Đối với Thư, linh mục hát: Chúng ta hãy lắng nghe.
(Người đọc đọc các câu từ Thánh vịnh.)
Phó tế: ‘Đức Khôn ngoan.’
Người đọc: Bài đọc từ sách …(tên của sách Tân Ước mà từ đó bài đọc Tông đồ được chọn).
Phó tế: Chúng ta hãy lắng nghe.
(Người đọc đọc bản văn)
Linh mục: Bình an của Chúa ở cùng anh chị em.
Cộng đoàn: Alleluia. Alleluia. Alleluia.
Linh mục (đọc nhỏ): Lạy Chúa yêu thương, xin tỏa chiếu trong tâm hồn chúng con ánh sáng thuần khiết của trí khôn của Chúa, và mở mắt của tâm trí chúng con, để chúng con có thể hiểu được thông điệp Tin Mừng của Chúa. Xin thấm nhuần trong chúng con sự quý trọng các điều răn của Chúa, để khi chinh phục các ham muốn tội lỗi, chúng con có thể theo đuổi một đời sống thiêng liêng, suy nghĩ và làm tất cả những gì làm đẹp lòng Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, là Thiên Chúa, và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.”
Các nghi thức giới thiệu cho việc công bố bài Tin Mừng theo sau:
Linh mục: Đức Khôn ngoan. Hãy đứng lên. Chúng ta hãy nghe bài Tin Mừng. Bình an của Chúa ở cùng anh chị em.
Cộng đoàn: Và ở cùng cha.
Phó tế: Bài đọc từ Tin Mừng theo thánh (Tên). Chúng ta hãy lắng nghe.
Cộng đoàn: Lạy Chúa, vinh danh Chúa.
(Phó tế đọc bài Tin Mừng đã định.)
Cộng đoản: Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa. (Zenit.org 3-3-2020)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/chapter-and-verse-of-the-readings/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét