Trang

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Hỏi đáp Triết học (180 -181)

Hỏi đáp Triết học (180) – Tại sao Bernardo Telesio được F.Bacon gọi là “người khởi đầu của thời hiện đại”?

Bernardo Telesio (1509-1588) đã nghiên cứu Triết học, Vật lý và Toán học ở Đại học Padua. Ngài nhận bằng tiến sĩ năm 26 tuổi. Những hoạt động sư phạm của ngài về sau bao gồm những cuộc đối thoại với những người bạn dưới sự bảo trợ của gia tộc Carafa ở Naples. Sau đó, ngài được Đức Giáo Hoàng Gregory XIII (1502-1585) mời tới Rome. Công trình chính của B.Telesio là On the Nature of Things According to their Principles.
(Tượng của Benardo Telesio tại Cosenza, Italia – ảnh st từ Internet)
Sáng kiến của B.Telesio là đề xuất rằng, hiểu biết về tự nhiên được dựa trên thông tin giác quan về vật chất và những ảnh hưởng của hơi nóng và lạnh. Vì sự nhấn mạnh vào thông tin cảm giác này mà Telesio được cho là đặt cơ sở cho những ý tưởng chính xác hơn về nghiên cứu khoa học vốn ngay sau đó được áp dụng trong công trình của Francis Bacon (1561-1626) và Galileo Galilei (1564-1642). Tuy nhiên, những học thuyết riêng của B.Telesio về những hoạt động của tự nhiên lại không đi ra khỏi những viễn tượng của phái Tân-Plato.
Theo B.Telesio, hơi nóng, mà bầu trời làm biểu trưng là nguồn của sự sống và nguyên nhân của những chức năng sinh học. Lạnh được biểu trưng bởi Trái đất và nó đối lại với hơi nóng. Nóng cũng phát sinh “tinh thần”, vốn trong động vật và con người được đặt ở bộ não, vì mục đích của việc dự liệu trước và lãnh nhận thông tin cảm giác. Con người cũng có một anima supperaddita, hay là tâm trí vốn được Thiên Chúa tạo dựng và biểu tỏ bởi cả tinh thần và thân xác. Mọi hữu thể đều có một khát vọng hoặc sự thúc đẩy hướng tới sự tự bảo tồn vốn ở nơi con người bao gồm một mục đích của sự sống đời đời.
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink




Hỏi đáp Triết học (181-2) – Về thánh Terexa Avila và tư tưởng của ngài

181. Thánh Teresa Avila là ai và những tư tưởng chính của ngài là gì?
Thánh Teresa thành Ávila (1515-1582) gia nhập dòng Carmelite (Cát-minh) năm 22 tuổi và nơi ấy, ngài đi tìm sự hướng dẫn về cách thức cầu nguyện cho tới lúc 47 tuổi. Vào năm 1560 ngài trở thành một bộ phận của phong trào canh tân giữa những tu sĩ dòng Carmelite Tây ban nha. Những trước tác chính của ngài là Vida (Cuộc sống)- tự thuật thiêng liêng của ngài, Way of Perfection (Con đường hoàn thiện) và The Interior Castle (Lâu đài nội tâm). Dự phóng chính của ngài là giúp những độc giả dâng hiến chính mình cho Ba Ngôi Thiên Chúa.
Thánh Teresa cho rằng, chủ nghĩa thần bí đã phát triển trong nhiều giai đoạn. Trong cuốn Vida, ngài viết rằng, linh hồn giống như một khu vườn. Trước hết, những loài cỏ dại cần phải được loại bỏ và sau đó nước cũng cần được dẫn về từ một cái giếng. Những giác quan cần phải được kìm nén để làm giảm đi sự chia trí trong suốt thời gian đầu của giờ cầu nguyện và suy gẫm. Cầu nguyện trong thinh lặng là giai đoạn thứ hai giống như sự tưới chăm với sự trợ lực của một bánh xe nước; trong giai đoạn thứ ba, một điều kiện chiêm niệm được đạt tới, là giai đoạn có tính loại suy để có một dòng suối tuôn chảy ngang qua khu vườn của họ. Vào lúc này, những giác quan không còn giữ chức năng thông thường nữa và linh hồn muốn rút khỏi thế gian và kết hiệp với Thiên Chúa. Trong giai đoạn thứ 4, sự hiệp nhất này thành tựu.
Trong cuốn The Interior Castle, thánh Teresa sử dụng lối loại suy về một lâu đài với nhiều căn phòng để diễn tả một đời sống chiêm niệm. Sau sáu giai đoạn đầu, linh hồn dần đi vào sự hiện diện trực tiếp của Thiên Chúa.
(Tượng Thánh nữ Terexa Avila tại nhà nguyện Cornaro, Italia – Ảnh st từ Internet)
182: Trong cách thức nào mà thánh Teresa thành Ávila được xem là một điển hình của giai đoạn Phục hưng?
Các bài viết của thánh Teresa thành Ávila (1515-1582) đã ghi chép một cách tường tận sự tiến triển về đàng thiêng liêng trong một cách thức mời gọi độc giả mang lấy cùng một con đường ấy cho mình. Không giống với thánh Augustine – tự thú của ngài tập trung hoàn toàn vào Thiên Chúa và cộng đồng tôn giáo, thánh Teresa đã tập trung vào cõi lòng và linh hồn cá nhân. Việc sử dụng hình ảnh giác quan của thánh Teresa và sự sánh ví của ngài trong sự tiến triển chủ nghĩa thần bí với sự tỏ tình và yêu đương trong toàn bộ những bài viết của ngài, hầu chắc chưa từng được viết trong suốt thời kỳ Trung cổ. Trước thời Phục hưng, cũng không hề có tiếng nói người phụ nữ rõ ràng nào có những diễn giải tôn giáo như vậy được tìm thấy.
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book (Visible Ink Pr

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét