paris.catholique.fr, Đức Giám mục Philippe Marsset, 2020-03-29
Trên trang web của Giáo hội công giáo giáo phận Paris
Chúa gởi coronavirus đến cho chúng ta? Đại dịch tấn công nước Pháp và thế giới buộc chúng ta phải nghĩ đến các sáng kiến mục vụ mới. Nó đặt ra nhiều câu hỏi về việc duy trì mối quan hệ giữa chúng ta, luôn có mặt bên cạnh những người yếu đuối nhất… Nó cũng đặt ra câu hỏi về Chúa. Để giúp nhau trong giai đoạn khó khăn, chúng tôi quyết định mở trang web này cho các linh mục giáo phận Paris để các linh mục nuôi dưỡng suy tư của mình.
Đức Giám mục Philippe Marsset, giám mục phụ tá giáo phận Paris, tổng đại dịch. © Marie-Christine Bertin
Cách đây một năm, địa phận chúng ta mất nhà thờ chính tòa. Năm nay trong Mùa Chay chúng ta dâng thánh lễ không có giáo dân! Mái nhà thờ chính tòa bị cháy, nhưng trong đêm hỏa hoạn thập giá vinh quang vẫn còn sáng trong nhà thờ. Khi người ta hỏi tôi, có phải Chúa muốn cho có hỏa hoạn này không, tôi đưa hình ảnh thập giá ra vì chúng ta không thể gán mọi sự là Chúa nói, để Chúa gánh tất cả những không hiểu thấu của chúng ta! Thiên Chúa mà chúng ta tin không chỉ hiện diện trong bất hạnh hay trong hạnh phúc, như thử vào một lúc nào đó, Ngài phân phát một sự kiện nào đó làm chúng ta chới với. Ngài cũng không vắng mặt vì có bất hạnh. Ngài luôn ở bên chúng ta, chính chúng ta mới không ở bên Ngài. Nhưng hỏa hoạn hay coronavirus là dịp để một số người bắt Ngài chịu trách nhiệm.
Các con coronavirus gieo sợ hãi vì nó vô hình: chúng ta chưa chế ngự được nó, nó âm thầm, có thể gây chết người và chúng ta truyền nó mà không biết. Như sự dữ, như tội lỗi, chúng ta biết nó qua tác hại của nó để lại trên chúng ta và chung quanh chúng ta. Con siêu vi trùng buộc cả hành tinh phải suy nghĩ về các định hướng của chúng ta trong cuộc sống: vi-rút không có biên giới, nó không có vếc-tơ nào khác hơn là cơ thể, nước bọt, ý chí chúng ta. Nó đặt cho mỗi người chúng ta câu hỏi về sự hiện thân của mình, về tình đoàn kết, về ý nghĩa của trách nhiệm. Trước hết, thái độ và hành vi của chúng ta ở trọng tâm câu hỏi này: Chúng ta sống như thế nào? Chúng ta bảo vệ người khác như thế nào? Thiên Chúa không gởi bất hạnh đến, nhưng câu hỏi được đặt ra: “Vì sao Chúa không làm gì, vì sao Chúa không ngăn chặn?” Câu trả lời, nếu có được một câu trả lời, tôi có thể tìm hoặc trong cơn nổi dậy tức thì của tôi, hoặc khi tôi nhìn lại mối quan hệ của tôi với Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa trong nỗi bất hạnh này như thế nào.
Trong Sự Thương Khó của Chúa Giêsu mà Ngài chịu một cách bất công, Ngài giữ đức tin, tình yêu và hy vọng trong nỗi đau đớn này. Ngài không nghĩ đến mình, Ngài nói với mẹ mình, Ngài nói với người kẻ trộm lành, anh sẽ ở thiên đàng với tôi ngay chiều hôm nay, Ngài chăm lo cho môn đệ mình… Ngài không đi tìm ý nghĩa cho sự đau khổ của mình (một giải thích thần học), Ngài mang ý nghĩa của tình yêu, tha thứ, phục vụ, cứu rỗi cho ai tự chính mình không có! Có phải điều bất hạnh chúng ta chịu đựng hôm nay là dịp để mang lại ý nghĩa cho cuộc sống chúng ta không?
Và chúng ta bây giờ, trong nhiều tuần không có thánh lễ, đúng ngay giữa Mùa Chay, một khổ hạnh Thánh Thể! Nhưng thực tế không phải vậy: các linh mục vẫn dâng thánh lễ mỗi ngày hiến tế hy sinh của Chúa. Thánh lễ được dâng nhưng chúng ta không hiện diện với thể lý của mình để rước Mình Thánh Chúa. Các ý chỉ cầu nguyện của chúng ta được linh mục dâng trong thánh lễ một mình, hoặc gần như một mình.
Chúng ta không phải là người nắm giữ mầu nhiệm trần thế, hữu hình, nhưng chúng ta dâng theo cách mà Chúa Giêsu đã chọn để hiện diện giữa chúng ta: trong thực tại bí tích. Bí tích đặt chúng ta trong một chiều kích khác, chiều kích của niềm tin vào Chúa Phục Sinh. Ngày nay chiều kích này được thể hiện qua việc thiếu thánh lễ. Hay đúng hơn, trong thử thách, đó là lòng bác ái xua tan nỗi sợ, đó là lòng thương xót khi thăm người bệnh, đó là đức tin khi chúng ta cầu nguyện không ngừng. Trong tiếng nói này, tín hữu kitô là dấu chỉ của hai chiều kích cấu trúc cho cuộc sống: chiều ngang để sống cho tình huynh đệ và chiều dọc là nguồn của mọi sự sống.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét