Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

GIÁO LÝ VẤN ĐÁP : Tại sao Thánh Lễ được gọi là “bẻ bánh”?

GIÁO LÝ VẤN ĐÁP : 

Tại sao Thánh Lễ được gọi là “bẻ bánh”?

Thánh lễ là trung tâm điểm là chóp đỉnh của đời sống người Kitô hữu, gồm có hai phần chính là phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể. Trong phần phụng vụ Thánh Thể, chúng ta thấy chủ tế bẻ bánh. Vậy việc bẻ bánh này liên hệ thế nào với việc cử hành Thánh Thể ?
“Bẻ bánh” là một trong những tên gọi cổ nhất để chỉ Thánh Thể. Theo nghi thức bữa ăn của người Do-thái, sau khi đọc lời chúc tụng, vị chủ tọa bàn ăn bẻ bánh chia cho các thực khách. Chúa Giêsu đã thực hiện cử chỉ này 2 lần, khi Người làm cho bánh hóa nhiều (Mt 14,19 ; 15,36 ; Ga 6,11) và lúc Người thiết lập bí tích Thánh Thể (Lc 22,19). Kể từ đó, nghi thức bẻ bánh trở thành biểu tượng để chỉ Chúa Kitô – Người Tôi Trung hiến dâng mạng sống mình để chúng ta được sống dồi dào : Người tự nộp mình để được bẻ ra (qua đau khổ) và phân phát cho mọi người.
Các Kitô hữu tiên khởi, trong những ngày đầu tuần, tụ họp nhau để cử hành nghi thức mà chính Chúa Giêsu thiết lập và truyền dạy họ tái diễn ; và họ gọi việc này là “việc bẻ bánh”.  Bẻ và cùng trao cho nhau tấm bánh là chính Chúa Giêsu, các Kitô hữu tiên khởi cũng bắt chước Chúa Giêsu, chia sẻ cuộc sống cho nhau, như được ghi lại trong sách Công vụ Tông Đồ : họ để chung lại tất cả những gì họ có, họ chia sẻ cho nhau, yêu thương nhau như anh em trong cùng một gia đình. Việc bẻ bánh như thế là cao điểm của cuộc sống huynh đệ, chia sẻ.
Trung thành với truyền thống ban đầu này, Giáo Hội qua mọi thời đại đã cử hành việc bẻ bánh trong thánh lễ. Trong lúc cử hành thánh lễ, sau lời chúc bình an, đang khi đọc kinh Lạy Chiên Thiên Chúa, chủ tế bẻ bánh Thánh Thể. Khi đưa lời cầu khẩn đó vào trong Thánh lễ, Đức Giáo Hoàng Sergiô (687-701) qui định phải hát kinh này trong lúc cùng nhau chia sẻ Mình Chúa. Bẻ bánh là một cử chỉ chuẩn bị hiệp lễ, cần thực hiện với lòng sùng kính đặc biệt, vì đó là lập lại cử chỉ của Chúa Giêsu – như dấu chỉ sự sống được ban cho hết mọi người.  Đây cũng là dấu chỉ diễn tả sự hiệp nhất của mọi Kitô hữu khi họ cùng chia sẻ một Tấm Bánh là Đức Giêsu.
Thánh Thể có nhiều danh xưng khác nhau : như Bí tích Tạ ơn (ngay từ hồi giáo hội sơ khai, được gọi là Eucharistia –do nguyên từ Hi lạp Eukharistia : cảm tạ, tạ ơn). Bí tích Thánh Thể cũng được gọi là Bữa Tiệc của Chúa (theo thư của thánh Phaolô gửi cho Giáo đoàn ở Côrinrô). Thánh Thể còn được gọi là Hy lễ thánh, Bánh các Thiên Thần (thành ngữ này bắt nguồn từ Thánh vịnh 75,25:”Chúa nuôi họ bằng bánh các thiên thần, Ngài ban cho họ dư dật lương thực”)…
Quả vậy, Thánh Thể không chỉ nói lên ý nghĩa và thực hiện sự hiệp nhất của tín hữu đối với Chúa Kitô, mà còn diễn tả sự hiệp nhất của các tín hữu với nhau, nghĩa là thực hiện sự hiệp nhất của Giáo Hội trong Chúa Kitô. Khi thông phần vào Thánh Thể duy nhất của Chúa Kitô, chúng ta được liên kết với nhau trong Thân mình duy nhất của Chúa Kitô là Giáo Hội, như thánh Phaolô đã quả quyết trong thư thứ nhất Côrintô:” …Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể (10: 16-17).
Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI dạy rằng Thánh Thể được thiết lập để chúng ta trở thành anh em với nhau, để từ những con người xa lạ, chúng ta được hiệp nhất, bình đẳng và trở nên bạn hữu của nhau.Thánh Thể được ban cho, để từ một đám đông xa lạ (thậm chí thờ ơ, ích kỷ, chia rẽ và thù nghịch với nhau), chúng ta trở thành một dân tộc thật sự chia sẻ tình yêu huynh đệ trong một tình yêu duy nhất.

GIÁO LÝ VẤN ĐÁP : Tại sao phải cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi ?

GIÁO LÝ VẤN ĐÁP : 

Tại sao phải cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi ?

Kinh Mân Côi là một truyền thống sùng bái phổ biến và quan trọng của Giáo hội Công giáo Rôma. Xuất phát từ tiếng Latinh : rosarium, nghĩa là khu vườn hoa hồng. Trong tiếng Việt Kinh Mân Côi còn được gọi bằng các tên như: Văn Côi, Môi Côi, Môi Khôi, Mai Khôi.
Người Công Giáo đã quá quen thuộc với việc đọc kinh Mân Côi hay lần chuỗi Mân Côi : gồm có Kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh và chiêm ngắm các mầu nhiệm.
Theo cấu trúc chuyên biệt của mình, Kinh Mân Côi là một kinh nguyện có hai phần rõ rệt, phần khẩu nguyện và phần tâm nguyện. Phần khẩu nguyện là phần đọc các kinh nguyện, đặc biệt Kinh Kính Mừng là kinh chính yếu, kinh được lập đi lập lại 10 lần ở mỗi Mầu Nhiệm Mân Côi. Phần tâm nguyện là phần suy niệm các Mầu Nhiệm Mân Côi cũng là Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Hai phần này làm nên Kinh Mân Côi như xác với hồn làm nên bản tính con người, đến nỗi, thiếu một trong hai sẽ không còn phải là và được gọi là Kinh Mân Côi nữa.
Trong Tông Huấn Rosarium Virginis Mariae (Chuỗi Mân Côi Dâng Kính Đức Trinh Nữ Maria) của mình, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, ở đoạn 12, đã lập lại ý tưởng của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI về việc đọc Kinh Mân Côi mà không suy ngắm Mầu Nhiệm Mân Côi thì như xác không hồn (Kinh Mân Côi bao gồm hai yếu tố làm nên Kitô giáo là Mạc Khải Thần Linh và Đức Tin Đáp Ứng. Yếu tố Mạc Khải Thần Linh nơi Kinh Mân Côi được gồm tóm trong Mầu Nhiệm Mân Côi, với Lời Nhập Thể là một Chúa Kitô Giáng Sinh, Ánh Sáng, Tử Giá và Phục Sinh. Yếu tố Đức Tin Đáp Ứng nơi Kinh Mân Côi được chất chứa nơi Kinh Kính Mừng, với hình ảnh Mẹ Maria đầy ơn phúc, tuyệt đối tin tưởng vào Thiên Chúa. Nếu việc lần hạt Mân Côi bao gồm cả khẩu nguyện là tác động miệng lưỡi đọc Kinh Kính Mừng về Mẹ, lẫn tâm nguyện là tác động tâm trí chiêm ngắm Mầu Nhiệm Mân Côi về Chúa, thì Cách Thức Suy Niệm Kinh Mân Côi tuyệt hảo nhất và hiệu nghiệm nhất đó là chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô bằng ánh mắt Mẹ Maria và tưởng niệm Mầu Nhiệm Chúa Kitô bằng con tim Mẹ Maria).
Đây là “bản kinh tóm lược Phúc Âm” như Đức Cố Giáo Hoàng Phao-lô VI viết trong Tông Huấn Marialis Cultus (Việc Tôn Sùng Đức Trinh Nữ Maria), đoạn 54 ngài dạy rằng :” Đứng sau việc tham gia Phụng vụ các giờ kinh –là đỉnh cao mà việc cầu nguyện trong gia đình có thể đạt được- phải xem xâu chuỗi dâng kính Đức Trinh Nữ Maria như “kinh nguyện chung” tốt đẹp nhất và có hiệu quả nhất mà mỗi gia đình Kitô hữu được mời gọi để đọc chung với nhau.”.
ới đây là những ơn lành mà chuỗi Mân côi đã đem đến cho nhân loại.
Trường hợp thứ nhất đó là vào thế kỷ 13, bè rối Albigeois nổi lên ở miền Nam nước Pháp, thế nhưng với chuỗi Mân côi do Đức Mẹ truyền dạy, chỉ trong một thời gian ngắn, thánh Đaminh đã cảm hóa được 150.000 người theo bè rối trở về cùng Giáo Hội.
Trường hợp thứ hai đó là vào thế kỷ 16 ảnh hưởng của Tin lành trở nên mạnh mẽ và đe dọa toàn cõi Âu Châu. Nhưng dân thành Luxembourg vẫn nhất quyết trung thành với Giáo Hội. Hôm ấy toàn thể dân phố được mời tới nhà thờ để nghe giảng thuyết. Khi vị mục sư bước lên tòa giảng, thì một người giáo dân xướng kinh và tất cả nhà thờ đều lần hạt to tiếng cho đến lúc vị mục sư phải bước xuống tòa giảng và ra khỏi nhà thờ. Và như thế nhờ kinh Mân côi dân thành Luxembourg giữ vững niềm tin và sự trung thành với Giáo Hội.
Trường hp th ba đó là vào thế k 16 (Thánh Giáo Hoàng Piô V, nguyên Giáo Sĩ Dòng Ða Minh đã ấn định tiêu chuẩn 15 mầu nhiệm Kinh Mân Côi vào năm 1569), khi quân Th Nhĩ Kỳ đe da và xâm chiếm Âu Châu (1571). Ngài đã khuyến khích và phát động việc lần chuỗi Mân Côi và đặc biệt dành một năm 1572 để tôn vinh cảm tạ Mẹ Maria, vì nhờ chuỗi Mân Côi mà đạo quân Thập Tự (ô hợp và không chuyên) đã thắng quân Thổ Nhỉ Kỳ một cách lạ lùng, tại Ðịa Trung Hải trong trận chiến Lepanto vào ngày 7/10/1571 -Hi quân Th nhĩ Kỳ là lc lung mnh nht và tinh nhu nht thế gii thi by gi, chưa k quân s và chiến thuyn ca h đông hơn lc lượng ca Công giáo nhiu ln- . Thánh Giáo Hoàng Piô V cũng đã thiết lập trong lịch phụng vụ ngày Lễ Ðức Mẹ Chiến Thắng vào ngày 7/10/1573. Ngày lễ này đã được Ðức Giáo Hoàng Gregory XIII đổi lại thành Lễ Ðức Mẹ Mân Côi và còn giữ lại cho tới ngày nay.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (nay là Chân Phước Gioan Phaolô) đã ban hành Tông Huấn Rosarium Virginis Mariae (Chuỗi Mân Côi Dâng Kính Đức Trinh Nữ Maria) ngày 16-10-2002, trong đó Ngài thêm Năm Mầu Nhiệm Sự Sáng.
Trường hợp thứ tư, đó là vào thế kỷ 20. Trước năm 1917, Bồ Đào Nha ở vào một tình trạng suy thoái một cách trầm trọng về phương diện tôn giáo. Gần hai thế kỷ, óc bè phái đã gây nên những chia rẽ và những cuộc nội chiến. Giáo Hội bị bách hại bởi những kẻ theo nhóm tam điểm. Nhà thờ bị phá hủy, các linh mục và tu sĩ bị bắt bớ, khắp nơi người ta tổ chức những đoàn hội chống lại Giáo Hội. Thế nhưng kể từ năm 1917, năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, Bồ Đào Nha đã đi vào một khúc quanh mới của lịch sử. Người ta tổ chức những đoàn hội chuyên lo lần hạt Mân côi, để xin Mẹ chấm dứt những xáo trộn và ban mọi ơn lành xuống cho đất nước. Và Bồ Đào Nha đã xứng đáng với tước hiệu quê hương của kinh Mân côi.
Bởi vậy ngày Lễ Mân Côi (7/10) cũng nhắc nhở nhân loại rằng Mẹ luôn kêu gọi thế giới hoán cải. Biết bao lần Mẹ đã hiện ra ở các nơi trên thế giới, Mẹ đều mời gọi con người ăn năn, sám hối. Nhân loại có thể được cứu vãn khỏi hiểm nguy, khỏi tội lỗi, nếu họ biết hối cải. Tại Fatima, Mẹ đã lập đi lập lại nhiều lần lời này. Và phương tiện hữu hiệu nhất, tốt nhất là cầu nguyện. Cầu nguyện với Kinh Mân Côi, với chuỗi Mân Côi là phương thế tối hảo để nhân loại và con người được Chúa tha thứ và ban ơn.
“Kinh Mân Côi là “mỏ vàng”, để cho chúng ta đến nhận lãnh, và không bao giờ cạn”

GIÁO LÝ VẤN ĐÁP : Tại Sao Thiên Chúa Làm Người ?

GIÁO LÝ VẤN ĐÁP : Tại Sao Thiên Chúa Làm Người ?

Có it là bốn lý do sau đây :
1/ Thiên Chúa đã làm người cho chúng ta để cứu vớt chúng ta bằng cách hòa giải chúng ta với Thiên Chúa (do tội và hậu quả của tội chúng ta bị tách rời khỏi Thiên Chúa mãi mãi). "Chính Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta và đã sai Con Ngài xuống làm hy lễ đền bồi cho tội lỗi chúng ta" (1 Ga 4,10; 4,14); (GLGHCG 457).
2/ Thiên Chúa làm người, để chúng ta biết tình yêu của Thiên Chúa (GLGHCG 458). "...để những ai tin vào Ngài sẽ không bị hư mất, nhưng được sống đời đời" (Ga 3,16).
3/ Thiên Chúa đã làm người để trở thành khuôn mẫu sự thánh thiện của chúng ta (GLGHCG 459). Ngài đến để chỉ cho chúng ta biết kế hoạch và mục đích của đời sống chúng ta, chỉ cho chúng ta nhận ra căn tính cuối cùng của mình, để mạc khải con người với nhau cũng như mạc khải Thiên Chúa cho nhân loại.
4/ Điểm quan trọng nhất đó là Thiên Chúa làm người, để chúng ta được  "thông phần vào bản tính thần linh" (2 Pr 1,4). Ngài làm người để con người có thể trở thành {con} Thiên Chúa. Ngài biến đổi "sự sống tự nhiên" của chúng ta thành "sự sống siêu nhiên".
Nhờ Thiên Chúa làm người, chúng ta được làm  anh em của Thiên Chúa- người. Không phải anh em theo bản tính, nhưng do hồng ân của ân sủng, vì tư cách nghĩa tử này cho phép chúng ta thực sự tham dự vào sự sống của Con Một Thiên Chúa (GLGHCG 654)

GIÁO LÝ VẤN ĐÁP : Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội là thế nào ?


GIÁO LÝ VẤN ĐÁP : Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội là thế nào ?

Đây là một đặc ân của Đức Mẹ đã gây tranh cãi lâu dài và sôi nổi nhất trong tất cả các đặc ân của Mẹ Maria.
Đức Giáo Hoàng Piô thứ IX đã công bố thành tín điều ngày 08-12-1854. (được giải thích trong Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo 491và 493)
Do quyền năng của Thiên Chúa, Đức Mẹ được ban một ân sủng đặc biệt : Vô Nhiễm Nguyên Tội để làm Mẹ Thiên Chúa, nghĩa là Bà được ơn Vô Nhiễm ngay từ giây phút Bà đậu thai trong cung lòng Mẹ mình là Thánh Anna. Bà được gìn giữ cách đặc biệt đến nỗi không bao giờ phạm một tội nào dù rầt nhỏ nhặt. Dục vọng của thân xác không quấy rầy được Bà. (Bởi vậy chúng ta không ngạc nhiên khi Bà được đồng trinh trọn đời và lên trời cả hồn lẫn xác.)
Theo các Thánh Giáo Phụ Bà là người "Phụ nữ" sinh ra Đấng Cứu Thế trong sách Sáng Thế 3:15. Bà là Evà mới đem đến sự sống cho nhân loại, thay cho Evà cũ đã đem đến cái chết cho chính mình và cho nhân loại.
Luca Thánh Sử 1:28) Thiên Thần Garbriel chào Bà :"Đấng Đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà"
Bà  Elizabet được tràn đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng :"Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ..." (Lc 1:42).
http://www.dccthaingoai.com/index.php?option=com_content&view=article&id=510:c-maria-vo-nhim-nguyen-ti-la-th-nao-&catid=92:giao-ly-vn-ap&Itemid=233

ÐỨC KYTÔ, HÔM QUA, HÔM NAY VÀ MÃI MÃI


ÐỨC KYTÔ, HÔM QUA, HÔM NAY VÀ MÃI MÃI


Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

VUI HỌC THÁNH KINH ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

VUI HỌC THÁNH KINH
ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC
Tin Mừng thánh Gioan 2,1-11
Ngày 11 tháng 2




Tin Mừng

Tiệc cưới Ca-na

1 Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su.2 Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự.3 Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: "Họ hết rượu rồi."4 Đức Giê-su đáp: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến."5 Thân mẫu Người nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo."

6 Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước.7 Đức Giê-su bảo họ: "Các anh đổ đầy nước vào chum đi! " Và họ đổ đầy tới miệng.8 Rồi Người nói với họ: "Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc." Họ liền đem cho ông.9 Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại10 và nói: "Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ."11 Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.

1 On the third day there was a wedding in Cana in Galilee, and the mother of Jesus was there.

2 Jesus and his disciples were also invited to the wedding.

3 When the wine ran short, the mother of Jesus said to him, "They have no wine."

4 (And) Jesus said to her, "Woman, how does your concern affect me? My hour has not yet come."

5 His mother said to the servers, "Do whatever he tells you."

6 Now there were six stone water jars there for Jewish ceremonial washings, each holding twenty to thirty gallons.

7 Jesus told them, "Fill the jars with water." So they filled them to the brim.

8 Then he told them, "Draw some out now and take it to the headwaiter." So they took it.

9 And when the headwaiter tasted the water that had become wine, without knowing where it came from (although the servers who had drawn the water knew), the headwaiter called the bridegroom10 and said to him, "Everyone serves good wine first, and then when people have drunk freely, an inferior one; but you have kept the good wine until now."

11 Jesus did this as the beginning of his signs in Cana in Galilee and so revealed his glory, and his disciples began to believe in him.


 I. HÌNH TÔ MÀU




* Chủ đề của hình này là gì?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn hãy viết câu TM thánh Gioan 2,5
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


II. TRẮC NGHIỆM

A.
01. Tiệc cưới Cana diễn ra tại miền nào? (Ga 2, 1)
a. Miền Galilê
b. Miền Samari
c. Miền Giuđêa
d. Miền Thập tỉnh

02. Những ai đi tham dự tiệc cưới Cana? (Ga 2,1-2)
a. Đức Giêsu
b. Mẹ Maria
c. Các môn đệ
d. Cả a, b và c đúng

03. Ai pháp hiện ra tiệc cưới thiếu rượu? (Ga 2,3)
a. Ông quản tiệc
b. Đức Giêsu
c. Thân mẫu Đức Giêsu
d. Các môn đệ

04. Tại Cana, Đức Giêsu đã làm phép lạ gì? (Ga 2, 9)
a. bánh hóa ra nhiều
b. Người mù thấy được
c. Nước hóa thành rượu
d. Kẻ câm nói được

05. Đức Giêsu làm phép lạ đều tiên này để làm gì? (Ga 2, 11)
a. Các môn đệ tin vào Người
b. Bày tỏ vinh quang của Người
c. Chứng thực người là Đấng Mêsia
d. Chỉ a và b đúng.

B.
1b. Tại Lộ Đức, Đức Mẹ Maria đã hiện ra với ai?
a. Lucie
b. Bernadette
c. Phanxicô
d. Juan Diego

b2. Đức Mẹ Maria hiện ra tại Lộ Đức năm nào?
a. 1850
b. 1858
c. 1888
d. 1948

3b. Khi hiện ra tại Lộ Đức, Đức Mẹ Maria tự xưng mình là gì?
a. Ta là Mẹ Thiên Chúa
b. Ta là Nữ Vương Trời Đất
c. Ta là Đấng Vô Nhiễm
d. Ta là Đấng Đồng Trinh

4b. Sứ điệp Đức Mẹ muốn nhắn nhủ con cái loài người qua Benađette là:
a. "Hãy cầu nguyện cho kẻ có tội"
b. "Hãy nói với các linh mục xây nhà thờ kính Mẹ ở đây, và để dân chúng đến đây rước kiệu"
c. “Hãy sống yêu thương với mọi người”
d. Chỉ có a và b đúng.

b5. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đã chỉ định ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức là ngày gì?
a. Thế giới cầu cho các Bệnh Nhân.
b. Thế giới cầu cho Hòa Bình
c. Thế giới cầu cho người Di Dân
d. Ngày cầu nguyện cho Ơn Gọi.

III. Ô CHỮ 



Những gợi ý

01. Số lít trong chum đá. (Ga 2,6)

02. Trong tiệc cưới có người này. (Ga 2,1)

03. Thứ đựng nước dùng vào việc thanh tẩy. (Ga 2,6)
04. Tiệc cưới có Đức Giêsu và các môn đệ dự ở làng này. (Ga 2,1)

05. Tại Cana, Đức Giêsu làm cho nước thành gì? (Ga 2,1-11)

06. Đức Giêsu làm phép lạ đầu tiên này tại cana và bày tỏ điều gì của người? (Ga 2,11)

07. Đức Giêsu làm phép lạ đều tiên này tại Cana, thuộc miền nào? (Ga 2,11)

Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?

IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

Thân mẫu Người nói với gia nhân:
"Người bảo gì,
các anh cứ việc làm theo."
Tin Mừng thánh Gioan 2,5






Đức Mẹ Hiện Ra Tại Lộ Đức (Lourdes) Năm 1858

(Lễ Kính ngày 11 tháng 2)

            Lộ đức là một thành phố nhỏ thuộc miền tây nam nước Pháp. Lộ đức ngày nay được nhiều người trên thế giới biết đến là nhờ cuộc hiện ra của Đức Mẹ Chúa Trời với một em nhỏ cách đây 150 năm.

1. Sự tích hiện ra: Hôm đó là ngày 11 tháng 2 năm 1858,  trời mùa Đông ở miền núi, lạnh kinh khủng. Bernadette Soubirous cùng với 2 bạn  khác ra phía rừng cạnh bờ sông Gave để nhặt củi.  Bernadette lúc đó 15 tuổi mà chưa biết đọc biết viết, vì nhà nghèo, em phải làm việc để phụ vào với gia đình.

Sau khi vào tu Dòng, Benadette được học và cô tả lại như sau trong lá thư trình bề trên như sau: "Hôm ấy tôi đi kiếm củi với 2 đứa bạn ở bờ sông Gave. (Khi 2 ra tới bờ sông, em kia đi xa hơn, còn Benađette tìm củi quanh hang Massabiel. Bất ngờ) tôi nghe có tiếng động. Tôi ngoái nhìn về phía đồng cỏ. Không thấy cây cối rung động gì cả. Tôi ngẩng đầu nhìn lên hang. Tôi thấy một Bà mặc áo trắng (bà còn trẻ lắm, chừng 16, 17 tuổi, mặc áo dài trắng, thắt dây lưng xanh da trời, hai tay chắp lại, đeo tràng hạt trên cánh tay phải.  Bà đẹp vời Benadette tiến lại gần hơn và mỉm cười với em). Áo bà trắng nhưng thắt lưng lại xanh, và mỗi bên bàn chân có một bông hồng vàng. Mầu chuỗi hạt của Bà cũng vàng nữa.

Khi thấy như vậy, tôi vội chùi mắt vì tưởng mình lầm. Rồi thọc tay vào áo, tôi thấy có chuỗi hạt. Tôi muốn giơ tay làm dấu thánh giá, nhưng không đưa nổi tay lên trán. Tay tôi rớt xuống. Còn hình Bà kia thì lại làm dấu thánh giá. Tay tôi run quá. Tôi thử làm dấu lại và làm được. Tôi bắt đầu lần chuỗi. Hình kia cũng lần chuỗi của Bà, nhưng không hề máy môi. Tôi lần chuỗi xong thì hình kia cũng biến mất tức thì.

(Khi gặp lại hai đứa bạn kia )"Tôi hỏi hai đứa không thấy gì sao? Chúng bảo không. Và chúng hỏi tôi thấy gì vậy, và buộc tôi phải nói cho chúng nghe. Tôi kể rằng tôi đã thấy một Bà mặc áo trắng, nhưng tôi không biết Bà đó là gì, và không cho chúng được kể lại với ai. Chúng bảo tôi không nên trở lại đó nữa. Tôi bảo không. Đến ngày Chúa nhật, tôi trở lại đó lần thứ hai vì cảm thấy bị thúc đẩy ở trong lòng.

Đến lần thứ ba, Bà kia mới nói với tôi. Bà hỏi tôi có bằng lòng trở lại đây trong 15 ngày liên tiếp không. Tôi bằng lòng. Bà bảo tôi phải về nói với các linh mục xây một nhà thờ tại chỗ này. Rồi Bà bảo tôi phải đi uống nước ở suối. Tôi không thấy có suối nào cả, nên tôi ra đi uống nước ở sông Gave. Bà bảo tôi không phải ở đó, và Bà lấy ngón tay chỉ cho tôi chỗ suối nước. Tôi đến, nhưng chỉ thấy một chút nước dơ. Tôi thò tay xuống nhưng không múc được. Tôi liền cào đất ra, và tôi đã múc được nước, nhưng tôi lại hất đi ba lần, đến lần thứ bốn tôi mới dám uống. Thế rồi hình kia biến đi và tôi cũng ra về.

Trong 15 ngày liên tiếp, tôi đã trở lại nơi đó. Ngày nào tôi cũng thấy hình kia hiện ra, trừ ngày thứ Hai và thứ Sáu. Bà nói đi nói lại với tôi rằng:" Tôi phải thưa các linh mục xây cho Bà một đền thờ tại đây. Tôi phải đến rửa ở suối nước, và tôi phải cầu nguyện cho tội nhân trở lại.

Nhiều lần tôi đã hỏi Bà là ai? Nhưng Bà chỉ cười. Rồi bỏ tay thõng xuống, Bà ngước mắt lên trời và bảo tôi Bà là Đấng đầu thai Vô nhiễm.

Trong khoảng thời gian 15 ngày đó, Bà nói với tôi 3 điều bí mật, nhưng bắt tôi giữ kín, không được nói với ai, và cho đến nay tôi vẫn trung thành giữ như vậy".

2. Sứ điệp Đức Mẹ muốn nhắn nhủ con cái Người qua Benađette là:

"Hãy cầu nguyện cho kẻ có tội"

"Hãy nói với các linh mục xây nhà thờ kính Mẹ ở đây, và để dân chúng đến đây rước kiệu"

          

3. Ta là Đấng Vô nhiễm: Khi linh mục xứ muốn biết tên Bà, Bênađêta đã hỏi thì ngày 25 tháng 3 năm 1858, Đức Mẹ xưng mình là: "Ta là Đấng Vô nhiễm Nguyên tội". Nhưng Bênađêta không hiểu. Khi cô nói lại với cha xứ ngài mới nhận ra bà lạ đó là Đức Mẹ hiện ra.

            Để chứng tỏ Mẹ hiện ra thật,  Mẹ bảo Bênađêta bới đất chỗ cô qùy để có một giòng nước vọt ra cho cô uống và sau đó chữa mọi thứ bệnh.

            Sau này, đức giám mục giáo phận đã gửi Bênađêta đi tu tại Nevers cách xa Lộ đức cả nửa ngày đường xe. Bênađêta sống rất khiêm tốn ở đây. Cô bị nhiều xỉ nhục nơi các chị em dòng, bị nhiều bệnh đau đớn cho tới chết, nhưng lúc nào Tràng hạt Mân côi cũng là niềm an ủi  của cô. Chính kinh Mân côi đã là đường lối nên thánh của cô.(Riêng Bênađêta Đức Mẹ đã nói: " Mẹ không hứa cho con hạnh phúc đời này, nhưng là hạnh phúc đời sau.)

4. Lộ đức ngày nay đã trở nên một trung tâm hành hương lớn nhất thế giới. Hàng năm có tới 4 triệu người đến kính viếng và xin ơn Đức Mẹ.

Giáo hội đã đặt lễ kính Đức Mẹ hiện ra tại Lộ đức vào ngày 11 tháng 2 hàng năm. Từ năm 1992, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 đã chỉ định ngày lề Đức Mẹ Lộ đức là ngày Thế giới cầu cho các bệnh nhân.

(Theo tài liệu của Lm. Hồng Phúc, Mẹ Maria trang 189-208 và Dictionary of Mary p. 178)

5. Đức Thánh cha với Lộ đức: Ngày 14 và 15 tháng 8 năm 2004, Đức thánh cha Gioan Phaolô II đã viếng Đức Mẹ Lộ đức. Đây là chuyến đi để kỉ niệm 150 năm Giáo hội Công giáo tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, là chuyến đi thứ 104 ra ngoài Vatican của đức thánh cha, là lần thứ 7 ngài tới nước Pháp. Lần trước ngài tới Lô đức vào tháng 8 năm 1997 để dự Ngày giới trẻ toàn cầu. Đức thánh cha Gioan Phaolô II chủ ý viếng nơi Đức Mẹ đã hiện ra với cô thôn nữ Bênađêta, và ngày 25 tháng 3 năm 1858, Đức Mẹ xưng mình :" Ta là Đấng Vô nhiễm Nguyên tội", bốn năm sau khi Đức Thánh cha Piô thứ 9 công bố tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm. Ngày lễ kính Đức Mẹ Lên trời, đức thánh cha sẽ dâng lễ lúc 10 giờ sáng tại đền thánh. Sau trưa, ngài sẽ cầu nguyện âm thầm trước hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra. 6 giờ chiều, đức thánh cha sẽ về lại Rôma.
Theo ước lượng của các giám mục, sẽ có chừng hơn 300 ngàn người tham dự, gồm  2 ngàn nhà báo đã ghi tên tới Lộ đức trong dịp này.

http://www.kinhmungmaria.com/__LeKinh/LeMeLoDucFeb11.htm


Lời giải đáp VUI HỌC THÁNH KINH
ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC
Tin Mừng thánh Gioan 2,1-11
Ngày 11 tháng 2

I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề :
Đức Mẹ Lộ Đức

* Bạn hãy viết câu TM thánh Gioan 2,5
 Thân mẫu Người nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo."

II. TRẮC NGHIỆM

A.
01. a. Miền Galilê (Ga 2, 1)
02. d. Cả a, b và c đúng (Ga 2,1-2)
03. c. Thân mẫu Đức Giêsu (Ga 2,3)
04. c. Nước hóa thành rượu (Ga 2, 9)
05. d. Chỉ a và b đúng (Ga 2, 11)

B.
1b. b. Bernadette
b2. b. 1858
3b. c. Ta là Đấng Vô Nhiễm
4b. d. Chỉ có a và b đúng.
5. a. Thế giới cầu cho các Bệnh Nhân.

III. Ô CHỮ 

01. Tám mươi (Ga 2,6)
02. Đức Giêsu (Ga 2,1)
03. Chum đá (Ga 2,6)
04. Cana (Ga 2,1)
05. Rượu (Ga 2,1-11)
06. Vinh quang (Ga 2,11)
07. Galilê (Ga 2,11)

Hàng dọc : Mẹ Maria

NGUYỄN THÁI HÙNG
http://vuihocthanhkinh.blogspot.com/



VUI HỌC THÁNH KINH THÁNH SCHOLASTICA,

VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH SCHOLASTICA,
Trinh nữ
Ngày 10  tháng 2
Tin Mừng thánh Mátthêu 25,1-13



Tin Mừng

1 "Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể.2 Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn.3 Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo.4 Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo.5 Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả.6 Nửa đêm, có tiếng la lên: "Chú rể kia rồi, ra đón đi! "7 Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn.8 Các cô dại nói với các cô khôn rằng: "Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em tắt mất rồi! "9 Các cô khôn đáp: "Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn."10 Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại.11 Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: "Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với! "12 Nhưng Người đáp: "Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả! "13 Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.


1 1"Then 2 the kingdom of heaven will be like ten virgins who took their lamps and went out to meet the bridegroom.

2 3 Five of them were foolish and five were wise.

3 The foolish ones, when taking their lamps, brought no oil with them,4 but the wise brought flasks of oil with their lamps.

5 Since the bridegroom was long delayed, they all became drowsy and fell asleep.

6 At midnight, there was a cry, 'Behold, the bridegroom! Come out to meet him!'7 Then all those virgins got up and trimmed their lamps.

8 The foolish ones said to the wise, 'Give us some of your oil, for our lamps are going out.'9 But the wise ones replied, 'No, for there may not be enough for us and you. Go instead to the merchants and buy some for yourselves.'10 While they went off to buy it, the bridegroom came and those who were ready went into the wedding feast with him. Then the door was locked.

11 4 Afterwards the other virgins came and said, 'Lord, Lord, open the door for us!'12 But he said in reply, 'Amen, I say to you, I do not know you.'13 Therefore, stay awake, 5 for you know neither the day nor the hour.


I. HÌNH TÔ MÀU  





* Chủ đề
… … … … … … … … … … … … …

* Bạn hãy viết câu TM thánh Mátthêu 25,10b
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … …



II. TRẮC NGHIỆM

A.
a1. Có bao nhiêu cô trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể? (Mt 25,1)
a. 10
b. 7
c. 5
d. 3

a2. Những cô trinh nữ cầm đèn đi đón ai? (Mt 25,1)
a. Chú rể.
b. Đức Vua.
c. Cô dâu.
d. Quản tiệc.

a3. Chú rể đến lúc nào? (Mt 25,6)
a. Nửa đêm.
b. Giờ thứ 9.
c. Giờ thứ 11.
d. Canh tư.

a4. Những cô dại cầm đèn mà quên mang theo gì? (Mt 25,8)
a. Dầu.
b. Đèn.
c. Lửa.
d. Lồng để che.

a5. Đây là lời chú rể trả lời những cô dại (Mt 25,12)
a. Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai?
b. Tôi bảo thật các cô, cửa đã đóng rồi.
c. Tôi bảo thật các cô, cửa đã đóng rồi, các cô hãy về đi.
d. Tôi bảo thật các cô, các cô hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng.

B. Thánh Scholastica

b1. Thánh Scholastica là em gái của thánh nào?
a. Thánh Bênêđictô
b. Thánh Ignatiô
c. Thánh Augustinô
d. Thánh Phanxicô

b2.  Mỗi năm hai anh em chỉ gặp nhau có một lần, và cả hai dành thời giờ để thảo luận về các vấn đề tinh thần. Song Scholastica không được phép vào tu viện, nên 2 anh em gặp nhau ở đâu?
a. Trong một nông trại
b. Bên bờ suối
c. Trong nguyện đường
d. Trên núi cao

b3. Ai đã dạy dỗ Thánh Scholastica đường trọn lành của tu sĩ trong thống hối và yêu thương?
a. Thánh Bênêđictô
b. Thánh Ignatiô
c. Thánh Augustinô
d. Thánh Phanxicô
 
b4. Khi thánh nữ Scholastica chết năm 543, thánh Biển Đức thấy linh hồn em mình bay về thiên đàng  dưới hình gì?
a. Ánh sao
b. Chim bồ câu
c. Mặt trời
d. Mặt trăng

b5. Chúng ta biết được chút ít về đời sống của thánh nữ là do cuốn Dialogue, tập hai, của thánh nào?
a. Thánh Polycarp
b. Thánh Grêgôriô Cả
c. Thánh Augustinô
d. Thánh Tôma Aquinô
  

III.  Ô CHỮ  



Những gợi ý

01. “Anh em hãy … … … , vì anh em không biết ngày nào, giờ nào”. (Mt 25,13)

02. Đức Giêsu ví điều gì giống như chuyện Mười trinh nữ cầm đền ra đón chú rể? (Mt 25,1)

03. Có bao nhiêu trinh nữ đi đón chú rể? (Mt 25,1)

04. Những người này đi đón chú rể, họ là những ai? (Mt 25,1)

05. Mười cô trinh nữ cầm đèn đi đón ai? (Mt 25,1)
06.  Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể?

07. Các cô khôn theo chú rể vào dự việc gì? (Mt 25,10)

Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?


IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

“Vậy anh em hãy canh thức,
vì anh em không biết ngày nào, giờ nào”.
Tin Mừng thánh Mátthêu 25,13


Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
TRINH NỮ SCHOLASTICA
Tin Mừng thánh Mátthêu 25,1-13
Ngay 16 tháng 10


I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề
Thánh nữ Scholastica

* Tin Mừng thánh Mátthêu 25,10b

“Những cô đã sẵn sàng
được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới”.



II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM

A.
a1. a. 10 (Mt 25,1)
a2. a. Chú rể (Mt 25,1)
a3. a. Nửa đêm (Mt 25,6)
a4. a. Dầu (Mt 25,8)
a5. a. Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai? (Mt 25,12)

B. Thánh Scholastica

b1. a. Thánh Bênêđictô
b2. a. Trong một nông trại
b3. a. Thánh Bênêđictô
b4. b. Chim bồ câu
b5. b. Thánh Grêgôriô Cả

III. Ô CHỮ 

01. Canh thức (Mt 25,13)
02. Nước Trời (Mt 25,1)
03. Mười (Mt 25,1)
04. Trinh nữ (Mt 25,1)
05. Chú rể (Mt 25,1)
06.  Đèn (Mt 25,1)
07. Tiệc cưới (Mt 25,10)

Hàng dọc : Trinh nữ

NGUYỄN THÁI HÙNG
http://vuihocthanhkinh.blogspot.com/




Thánh Scholastica, Trinh Nữ (480-543)
Ngày 10-02

Thánh Scholastica là em gái thánh Bênêđictô, tổ phụ của những người sống đời khổ tu bên Tây phương. Ngài còn được nối kết với thánh nhân như người em sinh đôi, nhưng không chắc chắn lắm. Chúng ta biết được chút ít về đời sống của thánh nữ là do cuốn Dialogue, tập hai, của thánh Grêgôriô cả, cuốn sách ghi lại đời sống thánh Bênêđictô và các phép lạ của ngài. Như anh của ngài, thánh nữ Scholastica đã sinh ra tại quận Sabina miền Nursia và cha mẹ ngài được giả thuyết cho là những người dòng dõi quí phái tại miền quê.

Vào một lúc nào đó, có lẽ khi còn rất trẻ, Scholastica đã tu kín và trong những năm cuối cùng đời ngài, chúng ta thấy ngài sống gần Montê Cassinô, để có thể gặp được anh mình mỗi năm một lần.

Khi thánh Bênêđictô thiết lập tu viện tại Montê Cassinô, Scholastica cùng với các trinh nữ quây quần bên ngài đã đến ở bên núi, lập thành tu viện Palumbariola, ngài đặt mình dưới sự hướng dẫn của anh, vì ngài biết rằng: không có ai có thể hướng dẫn các linh hồn về trời cách chắc chắn hơn.
Nhưng ngài không hề làm rộn anh mình và chỉ gặp anh mỗi năm một lần vào trước mùa chay, trong một trang trại của tu viện ở miền núi. Một nguyện đường đã được dựng nên tại đây để ghi nhớ những giây phút khôn tả, mà thánh Bênêđictô thông cho em mình ánh sáng thần linh ngài thụ lãnh được và dạy dỗ em mình đường trọn lành của tu sĩ trong thống hối và yêu thương.

Nhưng lần ấy họ đã trải qua một ngày để khen ngợi Chúa và cầu xin hạnh phúc trên trời, bên ngoài khí trời tươi mát vì đã vào xuân, bầu trời trong sáng lạ thường, thánh Scholastica say sưa cảm nếm hương vị của câu chuyện đàm thoại trong khi màn đêm buông dần xuống... lúc đó thánh Scholastica nói với thánh Bênêđictô: - Anh ơi trời khuya rồi, làm sao anh về được. Thôi mình tiếp tục nói chuyện tới sáng về niềm vui cuộc sống trên trời đi.

Thánh Bênêdictô trả lời: - Em nói chi, anh không thể nhận lời em được. Anh không thể qua đêm ở ngoài nhà dòng được đâu.

Thánh Scholastica dấu mặt vào đôi lòng bàn tay và nức nở khóc. Ngài nói với Chúa ước muốn êm ái của lòng mình. Và Thiên Chúa là đấng đã chúc phúc cho cả một cuộc sống hiến dâng, lại sắp gọi thánh nữ về với mình, nên như người cha chiều con vậy, đã muốn ban cho ngài niềm an ủi dịu dàng cuối cùng. Một trận cuồng phong nổi lên. Mưa đổ xuống như thác lũ với sấm sét dữ dằn. Chẳng ai còn có thể nghĩ tới việc ra đi nữa.

Thánh Bênêđictô bối rối, ngài nói: - Này em, em làm gì vậy?

Thánh Scholastica êm ái trả lời: - Em đã xin anh, nhưng anh chẳng muốn nghe em. Em đã cầu xin Chúa và ngài đã nhận lời. Bây giờ nếu có thể được, anh hãy về nhà dòng đi.

Lúc ấy, thánh Bênêđictô cảm tạ lòng thương xót Chúa, ngài tiếp tục nói chuyện về hạnh phúc đang chờ đón những người Chúa chọn. Lời ngài dâng cao như những chùm ánh sáng.

Đến sáng cơn giông ngừng. Anh em mỗi người một ngả và không còn gặp nhau trên trần gian này lần nào nữa.

Ba ngày sau, khi thánh Bênêđictô đang đứng bên cửa sổ đã thấy linh hồn em mình bay lên như ánh chim câu, phủ đầy ánh sáng thiên đàng. Say mê với thị kiến này, ngài cất cao giọng hát bài thánh ca. Đó chính là lúc thánh Scholastica êm ái tắt hơi trong tu viện mình. Thánh Bênêdictô sai các tu sĩ đi tìm xác em để chôn trong ngôi mộ dọn sẵn cho mình.


Một tháng sau nhà ẩn tu vĩ đại cũng từ giã cõi thế để hợp với thánh Scholastica trong hạnh phúc của các thánh nhân mà họ đã tha thiết khơi dậy.