Trang

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

Đức Phanxicô, giáo hoàng từ năm năm nay (4/5): Các chỉ trích


cath.ch, Bernard Litzler, 2018-03-08
Hành trình của Đức Phanxicô không phải là hành trình của một dòng sông bình lặng. Can đảm, thậm chí là dám liều, ngài không ngần ngại đưa ra các khó khăn của Giáo hội công giáo, và đó là điều làm cho ngài bị chỉ trích về cách làm việc và đã đưa ra các rạn nứt trong hàng ngũ công giáo.
Dưới mắt các nhà quan sát, triều giáo hoàng của Đức Phanxicô có nhiều điểm mạnh, được xem là có nhiều tiến bộ trong một Giáo hội thừa hưởng di sản của Công đồng Vatican II. Nhưng cũng có một số người nói thẳng đến các khía cạnh không trong sáng trong các quyết định của triều giáo hoàng. Nêu lên các điểm yếu hay các yếu tố cần cải thiện cho triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, bốn nhân vật người Thụy Sĩ vùng nói tiếng Pháp trả lời cho báo công giáo Thụy Sĩ, cath.ch
Ký giả Christophe Büchi:
“Theo tôi, điểm yếu là: tôi có cảm tưởng như Đức Phanxicô khá đơn độc. Các điểm cần cải thiện? Tôi cố gắng trả lời: tôi là ai mà cho ngài lời khuyên? Nhưng tôi có một câu hỏi: giáo hoàng có nghe đủ những người, mà có lý hay không, họ quan tâm đến những gì họ nghĩ là có một sự thay đổi trong đường lối lãnh đạo Giáo hội không?
Tôi nghĩ khi ngài “đặt người nghèo” lên hàng đầu, khi ngài có những quan điểm mang tính ngôn sứ, rất đòi hỏi và rất kiên quyết như quan điểm của ngài về người di dân, có thể ngài chưa lường được sự lo âu trong xã hội khi kêu gọi đón nhận người di dân. Vì thế tạo ra sự bất an, sự bất an này cần được xóa tan, điều này đòi hỏi thiện chí của tất cả mọi người”.
“Giáo hoàng có nghe đủ những người quan tâm đến các thay đổi trong đường hướng lãnh đạo Giáo hội không?”
Bà Madeleine Duc-Jordan:
“Sự chậm chạp trong các việc cải cách Giáo hội đè nặng trên một số tín hữu dấn thân và làm cho họ nản chí. Các khó khăn trong mục vụ hôn nhân, các người ly dị tái hôn hay việc phong chức cho các ông đã lập gia đình là các quan tâm của Giáo hoàng Phanxicô.
Nhưng các chỉ trích cũng nhắm đến nhịp độ các cải cách và thay đổi. Các tia hy vọng đã có từ hồi đầu triều giáo hoàng của ngài về sự tiến triển của vai trò phụ nữ trong Giáo hội, về chỗ đứng của họ trong các địa vị có những quyết định. Đôi khi chúng tôi mơ có thêm một chút dân chủ, có thêm quyết tâm hơn”.
Mục sư Denis Müller:
“Nhiệm vụ này khá nặng nề và ngài không cần lời khuyên dù là lời khuyên của những người tin lành.
Tôi muốn hỏi ngài, ngài có thấy các nhà thần học công giáo quá thận trọng và kẹt cứng không và một cuộc cải cách về các nghiên cứu thần học sẽ được thực hiện ở Rôma và ở thế giới không.
Cuối cùng, tôi cũng tò mò muốn biết ý kiến của ngài về phẩm phục và lễ nghi nhà thờ, về sự tham dự của phụ nữ trong Giáo hội.
Cha xứ Pascal Desthieux:
“Thật sự tôi không thấy có điểm yếu. Vì trách nhiệm chính của ngài là thực thi đức ái, là chăm sóc sự hiệp thông trong toàn Giáo hội, tôi xin ngài lắng nghe những người không suy nghĩ giống ngài – và chắc chắn ngài đã làm – và cố gắng đến với họ để Giáo hội không bị chia rẽ”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Christophe Büchi, ký giả Thụy Sĩ nói tiếng Đức ở vùng Thụy Sĩ nói tiếng Paris, ông là tùy viên của báo Neue Zürcher Zeitung (NZZ), dịch giả và tác giả của nhiều quyển sách.
Pascal Desthieux, linh mục đại diện của Giáo hội công giáo Rôma ở Genève  (ECR)
Bà Madeleine Duc-Jordan, cựu nghị viên Đảng Kitô Xã hội Thụy Sĩ (PCS) và cựu chủ tịch Hội đồng Cố vấn hạt Fribourg
Denis Müller, mục sư, thần học gia tin lành, cựu giáo sư trường Đại học Lausanne và Neuchâtel.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét