Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN
Để có một vụ mùa mới
Am 7,12-15; Ep 1,3-10; Mc 6,7-13
Đối diện với một thế giới đang bị tục hóa và càng ngày càng trở nên ngoại giáo, trong Tông Huấn “Niềm Vui Tin Mừng,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi các Kitô hữu “đi vào một giai đoạn mới của truyền giáo được đánh dấu bằng niềm vui” gặp gỡ Chúa Giêsu. Liên quan đến vấn đề này, Lời Chúa hôm nay làm nổi lên những câu hỏi: vậy thì, việc truyền giáo cốt ở điều gì? Đâu là sự mới mẻ phải có? Chúng ta cần phải thay đổi điều gì? Đâu là ý muốn đích thực của Chúa Giêsu khi Người sai các môn đệ tiếp tục đi loan báo Tin Mừng?
1- Bắt đầu lại từ Chúa Kitô
Tin Mừng hôm nay muốn làm sáng tỏ những câu hỏi đó khi cho rằng: Chúa Giêsu chính là nguồn mạch, là nguồn cảm hứng và là khuôn mẫu của công cuộc loan báo Tin Mừng đối với các Tông Đồ và mọi tín hữu xưa cũng như hôm nay. Chúa Giêsu đã chọn họ. Mỗi người có một nguồn gốc, lý lịch, tính tình khác nhau, nhưng họ có chung một sứ vụ được ủy thác. Mỗi người được sai đến những nơi khác nhau, nhưng họ đều có chung một lý tưởng là loan báo Tin Mừng và xây dựng Nước Trời.
Các Tông Đồ được Chúa Giêsu sai đi không phải để nhân danh mình và rao giảng về mình, nhưng là nhân danh Chúa Kitô và chỉ rao giảng Tin Mừng. Họ không có quan tâm gì khác ngoài việc hiến mình hoàn toàn cho Chúa để mở ra những con đường cho triều đại Thiên Chúa mau đến.
Bởi thế, chỉ có một con đường đưa tới “một giai đoạn mới của truyền giáo được đánh dấu bằng niềm vui” gặp gỡ Chúa Giêsu” là chúng ta cần phải thanh tẩy bản thân và sống kết hợp thân mật với Người. Sẽ không có một cuộc tân Phúc Âm hóa nếu không có những nhà truyền giáo mới. Sẽ không có những nhà truyền giáo mới nếu không có sự gặp gỡ sống động, thân mật và vui tươi với Chúa Giêsu. Không có Người, chúng ta chỉ là những nhà hoạt động xã hội, những công chức tôn giáo làm việc tôn giáo.
2- Hành trang truyền giáo
Tin Mừng Máccô cũng cho biết: Khi sai họ đi, Chúa Giêsu không bao giờ bỏ rơi các môn đệ hoạt động một mình. Chúa Giêsu ban cho họ “quyền” của Người, một thứ quyền lực không phải để điều khiển, thống trị và chi phối người khác, nhưng là quyền để “trừ nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh” (Mc 6,13); nhờ đó, họ giải phóng con người khỏi mọi thứ nô lệ, áp bức và phi nhân.
Các môn đệ ý thức rất rõ những gì Chúa Giêsu đã ủy thác cho họ. Các ông không bao giờ thấy Chúa dùng quyền để thống trị và áp đặt bất cứ ai. Họ luôn nhìn thấy Chúa đi đến đâu là thi ân giáng phúc ở đó, Người chữa lành các vết thương, làm giảm bớt nỗi đau khổ, chữa lành kẻ bệnh hoạn tật nguyền, cho kẻ chết sống lại, giải thoát người khỏi tội lỗi, loan báo Tin Mừng về Thiên Chúa. Như thế, việc “chữa lành” và “giải thoát” là những bổn phận chính yếu trong hoạt động truyền giáo của Chúa Giêsu. Đây là những cách thế mang lại sự mới mẻ và khác biệt cho sứ vụ truyền giáo của chúng ta hôm nay.
Hơn nữa, để công cuộc truyền giáo hiệu quả, Chúa Giêsu còn chỉ thị cho họ chỉ mang những gì cần thiết cho hành trình truyền giáo. Theo Máccô, “Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo” (Mc 6,8-9). Như thế, hành trang truyền giáo không gì khác ngoài sự khó nghèo Tin Mừng và lòng tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu muốn các Tông Đồ sống một cuộc sống đơn giản, thanh thoát và không dính bén vào của cải vật chất khi đi truyền giáo. Họ chỉ mang những gì là cần thiết cho cuộc sống mình. Chúa Giêsu muốn người rao giảng trở thành những người thực sự tự do và không có gì làm cản trở bước chân họ, nhờ đó họ luôn luôn sẵn sàng dấn thân và phục vụ trong sự tín thác vào quyền năng của Chúa Thánh Thần.
3- Phục hồi lại cung cách sống theo Tin Mừng
Để có thể truyền giáo cho con người hôm nay, chúng ta phải thực sự sống tinh thần khó nghèo Tin Mừng, để không rơi vào việc tìm kiếm vật chất, lợi tức khi thi hành sứ vụ, nhưng sẵn sàng dấn thân phục vụ nhưng không vì Tin Mừng và ơn cứu độ của tha nhân.
Như thế, nếu không có phục hồi lại “cung cách Tin Mừng” này, sẽ không có “một giai đoạn mới của loan báo Tin Mừng.” Điều quan trọng không phải là có những chiến lược truyền giáo mới mẻ, chi tiết và hấp dẫn, nhưng chính là việc chúng ta dám can đảm để đi ra khỏi những thói quen, lối snghĩ, khỏi những cơ cấu tổ chức và những ảnh hưởng xung quanh đang trói buộc chúng ta, không còn làm chúng ta được tự do để loan báo những giá trị Tin Mừng một cách chân thật và đơn sơ nhất.
Trong Giáo Hội hôm nay, xem ra chúng ta đang đánh mất “cung cách sống theo Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu đề nghị. Nhiều lúc chúng ta bước đi cách chậm chạp và tỏ ra mệt nhọc trong sứ vụ này. Nhiều lúc chúng ta không biết làm sao để đồng hành với những người được giao phó cho chúng ta khi họ đang bị bủa vây mọi sự khó khăn và bế tắc của cuộc sống hiện đại.
Nếu không có “cung cách sống theo Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu đề nghị, chúng ta sẽ đánh mất khả năng nhạy bén để lắng nghe những tiếng thở dài và kêu cứu của anh chị em mình; chúng ta sẽ đánh mất khả năng đồng hành và quyền năng chữa lành những vết thương cho người bị tổn thương. Rốt cuộc chúng ta chỉ là những người tuyên truyền hơn là truyền giáo. Như thế, chúng ta chỉ lo bảo tồn niềm tin và quyền lực của chúng ta, hơn là tìm kiếm lợi ích cho Nước Thiên Chúa. Chúng ta cần hoán cải; nghĩa là phải trở về với “cung cách Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu truyền dạy. Có lần, tôi đến thăm một cộng đoàn của các nữ tu của Mẹ Têrêxa Calcutta ở Orange, Australia. Điều làm tôi ấn tượng và cảm phục là cuộc sống đơn sơ, khó nghèo, giản dị, họ sống âm thầm và làm những việc không ai muốn làm: hằng ngày các sơ đi thăm viếng những ai cô đơn, bị bỏ rơi, bị bệnh tật trong vùng. Các xơ đi tìm những người vô gia cư và đưa về sống trong một ngôi nhà để các xơ chăm sóc. Các xơ có những ngôi nhà nho nhỏ để dạy giáo lý cho các trẻ em. Cách dạy giáo lý hoàn toàn khác, không bằng lý thuyết suông hay sách vở, nhưng bằng các trò chơi, cụ thể để trình bày về Chúa Giêsu, về giáo lý căn bản, về các bí tích. Đây là cách dạy vừa dễ nhớ, vừa cụ thể, làm cho các em thích thú đến học. Bí quyết của các xơ là làm những việc nhỏ bé với lòng yêu mến lớn lao; sống cuộc sống âm thầm, phó thác cho sự quan phòng của Chúa. Nhưng các sơ đã làm được rất nhiều điều lớn lao mà ngay cả các linh mục cũng không làm được như thế, các xơ đưa rất nhiều người trở về với Chúa và gia nhập đạo thông qua sứ vụ phục vụ này. Tôi nghĩ rằng đây là một bằng chứng cụ thể của “cung cách Tin Mừng” mà Chúa Giêsu đề nghị thực hiện. Chỉ như thế, giai đoạn mới cuộc công cuộc loan báo Tin Mừng thực sự được tái sinh và bắt đầu có hiệu lực. Amen.
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Để có một vụ mùa mới
Am 7,12-15; Ep 1,3-10; Mc 6,7-13
Đối diện với một thế giới đang bị tục hóa và càng ngày càng trở nên ngoại giáo, trong Tông Huấn “Niềm Vui Tin Mừng,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi các Kitô hữu “đi vào một giai đoạn mới của truyền giáo được đánh dấu bằng niềm vui” gặp gỡ Chúa Giêsu. Liên quan đến vấn đề này, Lời Chúa hôm nay làm nổi lên những câu hỏi: vậy thì, việc truyền giáo cốt ở điều gì? Đâu là sự mới mẻ phải có? Chúng ta cần phải thay đổi điều gì? Đâu là ý muốn đích thực của Chúa Giêsu khi Người sai các môn đệ tiếp tục đi loan báo Tin Mừng?
1- Bắt đầu lại từ Chúa Kitô
Tin Mừng hôm nay muốn làm sáng tỏ những câu hỏi đó khi cho rằng: Chúa Giêsu chính là nguồn mạch, là nguồn cảm hứng và là khuôn mẫu của công cuộc loan báo Tin Mừng đối với các Tông Đồ và mọi tín hữu xưa cũng như hôm nay. Chúa Giêsu đã chọn họ. Mỗi người có một nguồn gốc, lý lịch, tính tình khác nhau, nhưng họ có chung một sứ vụ được ủy thác. Mỗi người được sai đến những nơi khác nhau, nhưng họ đều có chung một lý tưởng là loan báo Tin Mừng và xây dựng Nước Trời.
Các Tông Đồ được Chúa Giêsu sai đi không phải để nhân danh mình và rao giảng về mình, nhưng là nhân danh Chúa Kitô và chỉ rao giảng Tin Mừng. Họ không có quan tâm gì khác ngoài việc hiến mình hoàn toàn cho Chúa để mở ra những con đường cho triều đại Thiên Chúa mau đến.
Bởi thế, chỉ có một con đường đưa tới “một giai đoạn mới của truyền giáo được đánh dấu bằng niềm vui” gặp gỡ Chúa Giêsu” là chúng ta cần phải thanh tẩy bản thân và sống kết hợp thân mật với Người. Sẽ không có một cuộc tân Phúc Âm hóa nếu không có những nhà truyền giáo mới. Sẽ không có những nhà truyền giáo mới nếu không có sự gặp gỡ sống động, thân mật và vui tươi với Chúa Giêsu. Không có Người, chúng ta chỉ là những nhà hoạt động xã hội, những công chức tôn giáo làm việc tôn giáo.
2- Hành trang truyền giáo
Tin Mừng Máccô cũng cho biết: Khi sai họ đi, Chúa Giêsu không bao giờ bỏ rơi các môn đệ hoạt động một mình. Chúa Giêsu ban cho họ “quyền” của Người, một thứ quyền lực không phải để điều khiển, thống trị và chi phối người khác, nhưng là quyền để “trừ nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh” (Mc 6,13); nhờ đó, họ giải phóng con người khỏi mọi thứ nô lệ, áp bức và phi nhân.
Các môn đệ ý thức rất rõ những gì Chúa Giêsu đã ủy thác cho họ. Các ông không bao giờ thấy Chúa dùng quyền để thống trị và áp đặt bất cứ ai. Họ luôn nhìn thấy Chúa đi đến đâu là thi ân giáng phúc ở đó, Người chữa lành các vết thương, làm giảm bớt nỗi đau khổ, chữa lành kẻ bệnh hoạn tật nguyền, cho kẻ chết sống lại, giải thoát người khỏi tội lỗi, loan báo Tin Mừng về Thiên Chúa. Như thế, việc “chữa lành” và “giải thoát” là những bổn phận chính yếu trong hoạt động truyền giáo của Chúa Giêsu. Đây là những cách thế mang lại sự mới mẻ và khác biệt cho sứ vụ truyền giáo của chúng ta hôm nay.
Hơn nữa, để công cuộc truyền giáo hiệu quả, Chúa Giêsu còn chỉ thị cho họ chỉ mang những gì cần thiết cho hành trình truyền giáo. Theo Máccô, “Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo” (Mc 6,8-9). Như thế, hành trang truyền giáo không gì khác ngoài sự khó nghèo Tin Mừng và lòng tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu muốn các Tông Đồ sống một cuộc sống đơn giản, thanh thoát và không dính bén vào của cải vật chất khi đi truyền giáo. Họ chỉ mang những gì là cần thiết cho cuộc sống mình. Chúa Giêsu muốn người rao giảng trở thành những người thực sự tự do và không có gì làm cản trở bước chân họ, nhờ đó họ luôn luôn sẵn sàng dấn thân và phục vụ trong sự tín thác vào quyền năng của Chúa Thánh Thần.
3- Phục hồi lại cung cách sống theo Tin Mừng
Để có thể truyền giáo cho con người hôm nay, chúng ta phải thực sự sống tinh thần khó nghèo Tin Mừng, để không rơi vào việc tìm kiếm vật chất, lợi tức khi thi hành sứ vụ, nhưng sẵn sàng dấn thân phục vụ nhưng không vì Tin Mừng và ơn cứu độ của tha nhân.
Như thế, nếu không có phục hồi lại “cung cách Tin Mừng” này, sẽ không có “một giai đoạn mới của loan báo Tin Mừng.” Điều quan trọng không phải là có những chiến lược truyền giáo mới mẻ, chi tiết và hấp dẫn, nhưng chính là việc chúng ta dám can đảm để đi ra khỏi những thói quen, lối snghĩ, khỏi những cơ cấu tổ chức và những ảnh hưởng xung quanh đang trói buộc chúng ta, không còn làm chúng ta được tự do để loan báo những giá trị Tin Mừng một cách chân thật và đơn sơ nhất.
Trong Giáo Hội hôm nay, xem ra chúng ta đang đánh mất “cung cách sống theo Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu đề nghị. Nhiều lúc chúng ta bước đi cách chậm chạp và tỏ ra mệt nhọc trong sứ vụ này. Nhiều lúc chúng ta không biết làm sao để đồng hành với những người được giao phó cho chúng ta khi họ đang bị bủa vây mọi sự khó khăn và bế tắc của cuộc sống hiện đại.
Nếu không có “cung cách sống theo Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu đề nghị, chúng ta sẽ đánh mất khả năng nhạy bén để lắng nghe những tiếng thở dài và kêu cứu của anh chị em mình; chúng ta sẽ đánh mất khả năng đồng hành và quyền năng chữa lành những vết thương cho người bị tổn thương. Rốt cuộc chúng ta chỉ là những người tuyên truyền hơn là truyền giáo. Như thế, chúng ta chỉ lo bảo tồn niềm tin và quyền lực của chúng ta, hơn là tìm kiếm lợi ích cho Nước Thiên Chúa. Chúng ta cần hoán cải; nghĩa là phải trở về với “cung cách Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu truyền dạy. Có lần, tôi đến thăm một cộng đoàn của các nữ tu của Mẹ Têrêxa Calcutta ở Orange, Australia. Điều làm tôi ấn tượng và cảm phục là cuộc sống đơn sơ, khó nghèo, giản dị, họ sống âm thầm và làm những việc không ai muốn làm: hằng ngày các sơ đi thăm viếng những ai cô đơn, bị bỏ rơi, bị bệnh tật trong vùng. Các xơ đi tìm những người vô gia cư và đưa về sống trong một ngôi nhà để các xơ chăm sóc. Các xơ có những ngôi nhà nho nhỏ để dạy giáo lý cho các trẻ em. Cách dạy giáo lý hoàn toàn khác, không bằng lý thuyết suông hay sách vở, nhưng bằng các trò chơi, cụ thể để trình bày về Chúa Giêsu, về giáo lý căn bản, về các bí tích. Đây là cách dạy vừa dễ nhớ, vừa cụ thể, làm cho các em thích thú đến học. Bí quyết của các xơ là làm những việc nhỏ bé với lòng yêu mến lớn lao; sống cuộc sống âm thầm, phó thác cho sự quan phòng của Chúa. Nhưng các sơ đã làm được rất nhiều điều lớn lao mà ngay cả các linh mục cũng không làm được như thế, các xơ đưa rất nhiều người trở về với Chúa và gia nhập đạo thông qua sứ vụ phục vụ này. Tôi nghĩ rằng đây là một bằng chứng cụ thể của “cung cách Tin Mừng” mà Chúa Giêsu đề nghị thực hiện. Chỉ như thế, giai đoạn mới cuộc công cuộc loan báo Tin Mừng thực sự được tái sinh và bắt đầu có hiệu lực. Amen.
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét