Thánh Ý Ngài Là Gia Nghiệp Của Con
Êdêkien 2,8-3,4; -
Êdêkien được kêu gọi để rao giảng trong lúc sống lưu đày ở Babylon, hầu tăng cường niềm tin cho đồng bào Israel của mình. Tên riêng của ngôn sứ là Yehezek-El, trong ngôn ngữ Hippri (Hebrew) có nghĩa: ‘’ Đó là Người, Thiên Chúa ban sức mạnh’’.
Êdêkien không ngừng nói về khả năng thấp kém của mình trong sứ vụ được trao phó. ‘’Con của loài người’’ là tên đặt cho chính mình – ám chỉ con người, mang tính xác thịt, dễ sai lầm, trong thân phận lưu đày, khác với tình cảnh ngẫu nhiên biệt lập, nhưng là một dấu chỉ cho thấy, Thiên Chúa đang kêu gọi mỗi người thực tâm cải đổi. Toàn thể những kẻ lưu đày cần hoán cải, dẫn tới việc sám hối, một sự trở về với Chúa, thay đổi vĩnh viễn và thành tâm tuân phục ý Thiên Chúa.
Không có lòng can đảm của các ngôn sứ lưu đày (Giêrêmia, Êdêkiel và tác giả phần thứ hai sách Isaia) lịch sử Israel có thể khập khễnh cho đến hồi kết thúc vô cùng khốn khổ, vì các mạch nước của Babylon. Tuy nhiên, Thiên Chúa hằng muốn, qua các ngôn sứ của Người, niềm hy vọng ở tương lai sẽ thay thế cho tuyệt vọng.
Trong bài đọc hôm nay, thực tế, Thiên Chúa muốn thúc đẩy Êdêkien nói cho dân biết ý định của Người. Ngoài ra, Người không thích ngôn sứ bắt chước đồng bào của mình, dấy loạn như họ. Người muốn ngôn sứ phải có một thái độ riêng, tượng trưng một bản văn với những lời than khóc, ai ca, viết trên hai mặt cuộn giấy. Thiên Chúa mời Edekien ăn cho no bụng và nuốt cho đầy dạ cuộn sách ngọt ngào, Êdêkien được ủy nhiệm thi hành sứ vụ rao giảng. Điều này mang ý nghĩa gì đối với chúng ta trong thời đại hôm nay?
Làm theo ý Chúa, thực là một hành động vô cùng ngọt ngào, nhưng mùi vị ấy không còn nữa, nếu giá trị vai trò môn đệ và con người đã bị lu mờ! Êdêkien tuyệt đối vâng lời Thiên Chúa. Chúng ta chuẩn bị cho mình như thế nào trong việc chấp nhận việc phụng sự lời Chúa?
Phải chăng, chúng ta là những môn đệ theo nhiệt độ ‘’thời tiết’’, ‘’đi vòng vòng’’? Hay chúng ta tự xác định mình là người môn đệ ‘’dự phòng và túc trực’’ của Chúa, hoặc chúng ta là người rất khiêm nhường ngồi ở ghế cuối trong số những người dấy loạn, đôi khi buộc Chúa phải đối xử nghiêm khắc với mình? ‘’Tội’’, trong ngôn ngữ Do Thái (Hebrew) nghĩa là ‘’mất dấu’’ hay ‘’mất đích’’. Ngày nay, chúng ta đã làm mất mục tiêu của mình rồi chăng?
http://lorenttrankim.blogspot.com/2014_08_10_archive.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét