Từ Miriam ở Ai Cập đến Mariam ở Bêlem
Bài ca của nữ ngôn sứ Miriam, Tranh của Luca Giordano (1632 - 1705)
TỪ MIRIAM Ở AI CẬP ĐẾN MARIAM Ở BÊLEM
Tác giả: Amy-Jill Levine
Chuyển ngữ: Linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chính
Từ: L’Osservatore Romano, 9/7/2021, no 28, tr. 6
WGPQN (21.7.2021) - Sách Thánh của người Do Thái nêu tên năm nữ “ngôn sứ”: bà Miriam (Xh 15,20), bà Đơvôra, (Tl 4,4), bà Khunđa (2 V 22,14; 2 Sbn 34,22), bà mẹ của con trai ông Isaia (Is 8,3), và bà Nôátgia (Nk 6,14). Giôen 3,1-2 và Êdêkien 13,17 đề cập đến các phụ nữ nói sấm ngôn, và sách Talmud, một bản tóm hậu Sách Thánh của Do Thái giáo, đã thêm vào bà Sara, Hanna, Abigail và Étte. Tân Ước nhắc đến vài phụ nữ nói sấm ngôn, gồm có bà Anna (Lc 2,36- 37), bốn con gái ông Philípphê (Cv 21,9), và các phụ nữ ở cộng đoàn Côrintô (1 Cr 11,5).
Các ngôn sứ trong Kinh Thánh nói lên những sứ điệp công bình: họ cung cấp một nhãn quan về điều sẽ là, và có thể là. Thường thì họ thách thức hiện trạng. Khi có sự kháng cự, họ bày tỏ sự quyết chắc và lòng can đảm.
Miriam là mẫu gương cho các nữ ngôn sứ. Dù không biết được nguồn gốc của tên bà, song truyền thống Do Thái cũng đưa ra hai khả năng. Trước hết, nó có thể xuất phát từ một từ tiếng Hípri có nghĩa là “cay đắng”, phản ánh việc Miriam sinh ra trong nô lệ (xem Xh. 1,14). Cái tên cũng có thể đến từ một từ Do Thái khác có nghĩa là ”phản loạn”.
Theo sách Xuất Hành chương 2, người cai trị Ai Cập là vua Pharaoh đã ra lệnh dìm chết các con trai của những người nô lệ Do Thái. Một bà mẹ Do Thái đã đặt con trai mình vào thúng cói thả trôi trên sông Nil với hy vọng một người Ai Cập nào đó sẽ cứu nó. Con gái của vua Pharaoh thấy đứa bé, xác định nó là người Do Thái và cải lệnh cha bà đã nuôi nấng đứa trẻ. Người chị của đứa bé, sau này được xác định là Miriam, đã nói: “Bà có muốn con đi gọi cho bà một vú nuôi người Hípri, để nuôi đứa bé cho bà không?” (Xh 2,7). Miriam, một người Do Thái nô lệ, đã bảo vệ em mình và nói rộng ra là dân tộc mình.
Rốt cuộc thì người Do Thái cũng thoát ách nô lệ, “Ông Môsê và dân Do Thái” hát một bài ca mừng được Thiên Chúa cứu thoát (Xh 15,1). Song sách Xuất Hành 15,20-21 nói, “Nữ ngôn sứ Miriam, em ông Aharon, cầm lấy trống; mọi phụ nữ theo bà đi ra, đánh trống và nhảy múa. Bà Miriam xướng lên cho họ (giống đực, số nhiều) rằng: "Anh em (giống đực, số nhiều) hãy hát mừng Đức Chúa, Đấng cao cả uy hùng, kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương". Miriam cổ vũ các ông cũng như các bà hát mừng Đức Chúa. Hơn nữa, vì các bà như Đêbôra (Tl 5), Hanna (1 Sm 2,1-10), và Giuđita (Gđ 16) — họ đều cử hành chiến thắng bằng bài ca, nên có thể bà Miriam đã sáng tác Bài ca của ông Môsê.
Cuối cùng, Miriam thậm chí còn thách thức cả ông Môsê. “Bà Miriam và ông Aharon phản đối ông Môsê về người đàn bà xứ Cút mà ông đã lấy, vì ông đã lấy một người đàn bà xứ Cút làm vợ” (Ds 12,1). Câu này không chỉ liệt kê bà Miriam trước anh mình là tư tế Aharon nhưng còn sử dụng một động từ Hípri có nghĩa là “nói” ở giống cái số ít. Khi một cú pháp Hípri sử dụng động từ số ít giống cái cho một chủ từ kép hỗn hợp (chẳng hạn Stk 33,7: “Đến lượt bà Lêa cùng với các con của bà đến gần và sụp xuống lạy. Sau đó Giuse và bà Rakhen cũng đến gần và sụp xuống lạy”) thì trọng tâm là người đàn bà.
Lời phàn nàn của Miriam không phải là một luận chứng chống lại hôn nhân hỗn hợp với một người phụ nữ xứ Cút (có thể là từ để chỉ xứ Ethiopia; một cách diễn tả khác bằng tiếng Aram của câu này đã che đậy từ “người đàn bà xứ Cút” này bằng từ “người đàn bà đẹp”). Đúng hơn, bà Miriam đang nói nhân danh người vợ này, vì ông Môsê không phải là người chồng tốt khi ông luôn giữ tinh sạch theo nghi thức vì phải thường xuyên tiếp xúc với Thiên Chúa. Khi bà (và ông Aharon) hỏi, “Đức Chúa chỉ phán với một mình Môsê sao? Người đã chẳng phán với cả chúng ta nữa ư?” (Ds 12,2). Thiên Chúa đã phạt bà Miriam bị bệnh cùi vì đã thách đố thẩm quyền ông Môsê, nhưng dân Israel chờ cho đến khi bà khỏi bệnh mới tiếp tục hành trình của họ. Ngôn sứ Mikha (6,4) xác định rằng Thiên Chúa đã sai “Môsê, Aharon, và bà Miriam” dẫn dắt dân chúng.
Hơn một thiên niên kỷ sau đó, một bà Miriam khác đã bảo vệ một con trẻ, bằng một bài ca, cũng thách thức quyền bính và cử hành chiến thắng của Thiên Chúa. Luca 1,27 xác định “một trinh nữ đính hôn với một người tên là Giuse … Tên người trinh nữ ấy là Mariam”, một từ Hy Lạp dịch từ “Miriam” trong tiếng Hípri.
Tên gọi này gợi lại bà Miriam trước kia, người đã dẫn dắt dân mình thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập. Nó cũng gợi lại bà vợ người Hasmonê của Hêrốt Đại đế là bà Mariamne, người đại diện cho Do Thái hơn là nhà cầm quyền Rôma. Khi Mariam hát, “Ngài đã đoái nhìn xuống nữ tỳ Ngài” (tiếng Hy Lạp: doule; Lc 1,48), chúng ta nhớ đến bà Miriam và dân tộc bà, bị nô lệ bên Ai Cập. Khi Mariam công bố: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52), chúng ta nhớ lại cuộc Xuất Hành. Bà Miriam và người trùng tên Mariam là những ngôn sứ mà lời và hành động của họ chống lại bất kỳ điều chi ngăn cản sự triển nở của con người.
Các ngôn sứ trong Kinh Thánh nói lên những sứ điệp công bình: họ cung cấp một nhãn quan về điều sẽ là, và có thể là. Thường thì họ thách thức hiện trạng. Khi có sự kháng cự, họ bày tỏ sự quyết chắc và lòng can đảm.
Miriam là mẫu gương cho các nữ ngôn sứ. Dù không biết được nguồn gốc của tên bà, song truyền thống Do Thái cũng đưa ra hai khả năng. Trước hết, nó có thể xuất phát từ một từ tiếng Hípri có nghĩa là “cay đắng”, phản ánh việc Miriam sinh ra trong nô lệ (xem Xh. 1,14). Cái tên cũng có thể đến từ một từ Do Thái khác có nghĩa là ”phản loạn”.
Theo sách Xuất Hành chương 2, người cai trị Ai Cập là vua Pharaoh đã ra lệnh dìm chết các con trai của những người nô lệ Do Thái. Một bà mẹ Do Thái đã đặt con trai mình vào thúng cói thả trôi trên sông Nil với hy vọng một người Ai Cập nào đó sẽ cứu nó. Con gái của vua Pharaoh thấy đứa bé, xác định nó là người Do Thái và cải lệnh cha bà đã nuôi nấng đứa trẻ. Người chị của đứa bé, sau này được xác định là Miriam, đã nói: “Bà có muốn con đi gọi cho bà một vú nuôi người Hípri, để nuôi đứa bé cho bà không?” (Xh 2,7). Miriam, một người Do Thái nô lệ, đã bảo vệ em mình và nói rộng ra là dân tộc mình.
Rốt cuộc thì người Do Thái cũng thoát ách nô lệ, “Ông Môsê và dân Do Thái” hát một bài ca mừng được Thiên Chúa cứu thoát (Xh 15,1). Song sách Xuất Hành 15,20-21 nói, “Nữ ngôn sứ Miriam, em ông Aharon, cầm lấy trống; mọi phụ nữ theo bà đi ra, đánh trống và nhảy múa. Bà Miriam xướng lên cho họ (giống đực, số nhiều) rằng: "Anh em (giống đực, số nhiều) hãy hát mừng Đức Chúa, Đấng cao cả uy hùng, kỵ binh cùng chiến mã, Người xô xuống đại dương". Miriam cổ vũ các ông cũng như các bà hát mừng Đức Chúa. Hơn nữa, vì các bà như Đêbôra (Tl 5), Hanna (1 Sm 2,1-10), và Giuđita (Gđ 16) — họ đều cử hành chiến thắng bằng bài ca, nên có thể bà Miriam đã sáng tác Bài ca của ông Môsê.
Cuối cùng, Miriam thậm chí còn thách thức cả ông Môsê. “Bà Miriam và ông Aharon phản đối ông Môsê về người đàn bà xứ Cút mà ông đã lấy, vì ông đã lấy một người đàn bà xứ Cút làm vợ” (Ds 12,1). Câu này không chỉ liệt kê bà Miriam trước anh mình là tư tế Aharon nhưng còn sử dụng một động từ Hípri có nghĩa là “nói” ở giống cái số ít. Khi một cú pháp Hípri sử dụng động từ số ít giống cái cho một chủ từ kép hỗn hợp (chẳng hạn Stk 33,7: “Đến lượt bà Lêa cùng với các con của bà đến gần và sụp xuống lạy. Sau đó Giuse và bà Rakhen cũng đến gần và sụp xuống lạy”) thì trọng tâm là người đàn bà.
Lời phàn nàn của Miriam không phải là một luận chứng chống lại hôn nhân hỗn hợp với một người phụ nữ xứ Cút (có thể là từ để chỉ xứ Ethiopia; một cách diễn tả khác bằng tiếng Aram của câu này đã che đậy từ “người đàn bà xứ Cút” này bằng từ “người đàn bà đẹp”). Đúng hơn, bà Miriam đang nói nhân danh người vợ này, vì ông Môsê không phải là người chồng tốt khi ông luôn giữ tinh sạch theo nghi thức vì phải thường xuyên tiếp xúc với Thiên Chúa. Khi bà (và ông Aharon) hỏi, “Đức Chúa chỉ phán với một mình Môsê sao? Người đã chẳng phán với cả chúng ta nữa ư?” (Ds 12,2). Thiên Chúa đã phạt bà Miriam bị bệnh cùi vì đã thách đố thẩm quyền ông Môsê, nhưng dân Israel chờ cho đến khi bà khỏi bệnh mới tiếp tục hành trình của họ. Ngôn sứ Mikha (6,4) xác định rằng Thiên Chúa đã sai “Môsê, Aharon, và bà Miriam” dẫn dắt dân chúng.
Hơn một thiên niên kỷ sau đó, một bà Miriam khác đã bảo vệ một con trẻ, bằng một bài ca, cũng thách thức quyền bính và cử hành chiến thắng của Thiên Chúa. Luca 1,27 xác định “một trinh nữ đính hôn với một người tên là Giuse … Tên người trinh nữ ấy là Mariam”, một từ Hy Lạp dịch từ “Miriam” trong tiếng Hípri.
Tên gọi này gợi lại bà Miriam trước kia, người đã dẫn dắt dân mình thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập. Nó cũng gợi lại bà vợ người Hasmonê của Hêrốt Đại đế là bà Mariamne, người đại diện cho Do Thái hơn là nhà cầm quyền Rôma. Khi Mariam hát, “Ngài đã đoái nhìn xuống nữ tỳ Ngài” (tiếng Hy Lạp: doule; Lc 1,48), chúng ta nhớ đến bà Miriam và dân tộc bà, bị nô lệ bên Ai Cập. Khi Mariam công bố: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52), chúng ta nhớ lại cuộc Xuất Hành. Bà Miriam và người trùng tên Mariam là những ngôn sứ mà lời và hành động của họ chống lại bất kỳ điều chi ngăn cản sự triển nở của con người.
Nguồn: gpquinhon.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét