Hình ảnh biến hoá ra nhiều
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Vào những ngày tháng giữa mùa hè nơi nhiều cánh đồng bắt đầu mùa gặt hái lúa. Những nhà sống nghề nghiệp, những nhà xay bột làm bánh hy vọng trông mong một mùa gặt hái thu lượm được nhiều lúa thóc làm lương thực căn bản cất giữ vào kho chứa.
Khi một mầm nhỏ bé nẩy nở phát triển từ một hạt lúa giống được gieo vãi xuống nền đất lớn thành một cụm cây lúa cao chừng hơn kém 50 cm lá rũ xuống mềm dẻo xanh tươi cùng chung sống chen chúc với những cụm cây lúa khác mọc sát bên cạnh nhau. Và từ cụm cây lúa đó phát triển trổ sinh ra những chùm bông lúa mang lại những hạt lúa mẩy nặng trĩu cho tới khi những hạt lúa lớn chín vàng đợi mùa thu hoạch.
Một sự lạ lùng trong thiên nhiên đã âm thầm từ từ biến hóa phát triển diễn xảy ra từ một hạt lúa giống bé nhỏ thành những bông lúa mang nặng trĩu với những hạt lúa chín vàng theo cấp số nhân thành 30, 50, 100… hạt lúa khác.
Phải đó là một phép lạ nhiệm mầu của thiên nhiên cho nhu cầu lương thực nuôi sống con người cùng cả thú vật.
Tương tự như vậy cũng thấy nơi những loại cây cối loài thảo mộc mang lại bông hoa trái. Như một hạt giống táo bé nhỏ biến hóa phát triển lớn lên thành một cây táo to lớn với những cành lá chùm hoa kết nặng trĩu hàng chục trái táo to nặng thơm ngon mỗi mùa thu hoạch.
Từ một hạt hoa hướng dương bé nhỏ bằng một hạt cát cũng biến hóa nẩy sinh ra một cây hoa to cao lớn có đường kính to hơn kém gần 04 cm và chiều cao hơn kém gần hai mét vươn lên trời không gian. Có cây hướng dương tỏa ra hai ba nhánh phụ. Rồi cây hoa đơm nở bông hoa tròn to có đường kính cỡ 20 cm mầu vàng ánh sáng mặt trời và nẩy sinh không biết bao nhiêu hạt hoa nhỏ nữa mới trong lòng nhụy hoa là thực phẩm cho chim trời, làm chất liệu chế biến thực phẩm, như dầu ăn... Khu vực có cây bông hướng dương với những hoa vàng sáng mang lại không khí dáng vẻ tươi mát dịu dàng cho khu vườn thiên nhiên.
Tất cả những cây cối thảo mộc, bông hoa kết trái phát triển biến hóa thành nhiều gấp bội theo cấp số nhân trên mặt đất đều nẩy sinh từ một khởi đầu bé nhỏ âm thầm như vô hình không nhìn thấy.
Con đường hay qúa trình phát triển sự sống nơi con người cũng có tiến trình biến hóa như vậy. Một tế bào mầm sống nhỏ bé li ty nơi thân thể người mẹ được kết nối liền hoà nhập với một tế bào mầm sự sống nhỏ bé li ty nơi thân xác người cha theo con đường biến hóa tự nhiên trở thành một bào thai sự sống mới. Bào thai sự sống đó dần phát triển lớn thành một con người – em bé- với đầy đủ cơ quan chức năng.
Em bé đó sau khi đủ ngày tháng do Đấng Tạo Hóa đã ấn định đi ra khỏi cung lòng mẹ mở mắt chào đời với các cơ quan bộ phận thân xác hình hài cùng trí khôn tinh thần. Trong dòng thời gian sinh sống em bé sơ sinh phát triển thành trẻ thơ, bạn trẻ, người trưởng thành, người lớn mạnh về thể xác cũng như trí khôn tinh thần trong xã hội con người.
Em bé đó biến hóa phát triển nẩy nở thành người cao lớn khỏe mạnh làm việc xây dựng xã hội, nhưng không phải là như “ bánh hoá ra nhiều”. Mà là một biến hóa sống động với (vật thể) những cơ quan bộ phận, cùng (tinh thần) với những khả năng ý chí, trí khôn, năng khiếu do trời phú bẩm ban cho.
Đây là một tuyệt tác trong công trình sáng tạo thiên nhiên của Đấng Tạo Hóa càn khôn thực hiện nơi đời sống con người.
Đó là sự lạ lùng. Phải, đó là phép lạ sự biến hoá ra nhiều, mà chúng ta sống trải qua hằng ngày trong đời sống mà không nhìn thấy bằng con mắt thường được.
Cách đây hai ngàn năm Kinh Thánh nơi sách Phúc âm viết thuật lại Chúa Giêsu ngày xưa ở vùng Tabgha bên nước Do Thái, đã làm phép lạ biến hóa năm chiếc bánh và hai con cá ra nhiều cho hàng ngàn người lúc họ đói có đầy đủ thực phẩm ăn no đủ, và sau cùng còn dư thừa tới 12 giỏ thúng. ( Ga 6, 1-15).
Nơi địa danh Tabgha ngày nay có ngôi nhà nguyện kính nhớ phép lạ Chúa Giêsu đã thực hiện. Trên nền cung thánh phía trước bàn thờ có khắc ghép bằng đá hình Mosaic bốn chiếc bánh và hai con cá, bàn thờ kính Chúa Giêsu là chiếc bánh thứ năm, để nhớ lại biến cố ngày xưa Chúa đã làm phép lạ biến 5 chiếc bánh và hai con cá thành lương thực cho năm ngàn người ăn no đủ dư thừa tại nơi này.
Xưa nay khi đọc đoạn Kinh Thánh này thường có những thắc mắc hoài nghi về tính xác thực khả tín của bài tường thuật.
Phép lạ là điều vượt khỏi tầm suy nghĩ của trí khôn, vượt khỏi tầm nhìn con mắt con người. Nhưng đâu là những hình ảnh chất chứa ý nghĩa trong bài tường thuật phép lạ bánh biến hoá ra nhiều?
Những con số viết thuật lại mang nhiều ý nghĩa hình ảnh ý nghĩa biểu tượng: hai con cá và năm chiếc bánh, và 12 thúng.
Con số năm (5) là hình ảnh biểu tượng nói về sự hoàn thiện tròn đầy, đang khi con số hai ( 2) nói về hình ảnh biểu tượng trời và đất. Những hình ảnh biểu tượng này nói lên Chúa Giêsu, Đấng là con Thiên Chúa, cùng chung sống giữa thiên nhiên với con người.
Hai con số 5 và 2 cộng chung lại thành số bẩy ( 7) là con số thánh cũng diễn tả Thiên Chúa thực hiện cho xảy ra trong sự thánh đức.
Các Tông Đồ, sau bữa ăn của phép lạ, thu gom lại được 12 thúng giỏ dư thừa. Con số 12 là hình ảnh biểu tượng nói đến 12 chi tộc dân Do Thái. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người thuộc 12 chi tộc dân Do Thái.
Phép lạ biến hóa bánh ra nhiều do Chúa Giêsu thực hiện cho con người đang lúc họ đói khát lương thực không phải là một màn trình diễn ảo thuật. Nhưng đó là hình ảnh dấu chỉ mang đậm phẩm chất sắc thái linh thiêng thần thánh trong đời sống con người.
Thiên Chúa muốn ngay trong sinh hoạt hằng ngày gặp gỡ con người, và muốn thực hiện hình ảnh dấu chỉ thánh đức giữa con người.
Như văn hào Saint- Exupery có suy tư ” Với trái tim (tâm hồn) nhìn sự thể rõ tốt hơn!”.
Cũng vậy con người có thể nhận ra ý nghĩa ẩn chứa nơi những hình ảnh biểu tượng trong thiên nhiên, trong đời sống con người, mà Đấng Tạo Hóa luôn hằng thực hiện nơi công trình sáng tạo thiên nhiên : những sự nhỏ bé được biến hóa thành sự lạ lùng mang lại hữu ích cho đời sống hằng ngày, bằng tầm nhìn của con mắt trái tim tâm hồn.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét